MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM. 3
1) Quảng cáo. 3
1.1: Khái niệm: 3
1.2: Các phương tiện quảng cáo: 3
1.3: Vai trò và ý nghĩa của quảng cáo: Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt quảng cáo đang và sẽ vẫn là vũ khí đắc lực trong hoạt động Mar – Mix. 4
2) Quảng cáo trên truyền hình: 4
2.1: Các chức năng cơ bản của quảng cáo 4
2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quảng cáo trên truyền hình : 5
2.3: Đối tượng của quảng cáo trên truyền hình: 6
2.4: Các hình thức quảng cáo trên truyền hình: 6
2.5: Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình: 7
3) Khái quát chung về hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam 8
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VỚI THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH. 12
1) Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi. 12
2) Vài nét về người tiêu dùng tại Hà Nội. 13
3) Kết quả nghiên cứu: 14
PHẦN3: KIẾN NGHỊ ĐƯA RA NHẰM THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH. 21
KẾT LUẬN CHUNG. 24
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thái độ người tiêu dùng trước tần suất phát sóng quảng cáo trên đài truyên hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố kinh tế xã hội thể hiện ở các yếu tố: mức thu nhập bình quân cá nhân, mức thu nhập của hộ gia đình, sự phân bố dân cư, trình độ học vấn của người tiêu dùng…
Vấn đề văn hóa, tôn giáo.
Do các dân tộc khác nhau có nền văn hóa, tôn giáo khác nhau nên khi triển khai một chương trình quảng cáo thì doanh nghiệp phải tính đến yếu tố văn hóa tôn giáo. Có thể, chương trình quảng cáo của doanh nghiệp áp dụng ở nước này đối với dân tộc này là thành công nhưng đối với nước khác, dân tộc khác lại là một quảng cáo vô duyên ngớ ngẩn và rất có thể sẽ thất bại không ngờ đến.
Trình độ kỹ thuật.
Trình độ kỹ thuật giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều sáng tạo cho quảng cáo trên truyền hình nhằm thu hút sự chú ý của khan giả. Tuy nhiên do trình độ kỹ thuật ở các nước khác nhau nên có thể hiệu quả quảng cáo ở các nước sẽ rất khác nhau.
Đặc tính của sản phẩm.
Các nhóm sản phẩm khác nhau tất nhiên sẽ có các đặc tính riêng khác nhau. Đối với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà cần sử dụng nhiều lần sẽ được quảng cáo nhiều lần hơn so với các sản phẩm chỉ mang tính chất thời vụ.
Chi phí, giá thành.
Chi phí giá thành luôn là yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào là đều tính đến việc tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp luôn muốn đạt hiệu quả tốt nhất khi đầu tư vào hoạt động quảng cáo cho doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp thấy rằng quảng cáo trên truyền hình là rất quan trọng, rất hiệu quả nhưng lại không đủ chi phí để đáp ứng khoản phí mà đài truyền hình thu khi muốn có một chương trình quảng cáo, hoặc khoản tiền thu được khi tiến hành quảng cáo trên truyền hình lại không đủ bù đắp cho chi phí quảng cáo và chi phí khác. Do đó, có thể nói chi phí và giá thành có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quảng cáo trên truyền hình.
2.3: Đối tượng của quảng cáo trên truyền hình:
Bên thuê quảng cáo trên truyền hình: Là các cá nhân hay tổ chức tìm cách bán sản phẩm của mình hoặc ít ảnh hưởng đến khách hàng thông qua hoạt động quảng cáo trên truyền hình.
Công ty quảng cáo: Là một tổ chức độc lập chuyên hoạch định, phát triển và thực hiện chiến dịch quảng cáo nói chung và chiên sdichj quảng cáo trên truyền hình nói riêng thay mặt cho bên thuê quảng cáo.
Các đài truyền hình: Là kênh thông tin mà qua đó thông điệp cần được quảng cáo sẽ tiếp cận đến đối tượng mà bên thuê quảng cáo cần nhằm tới.
Các dịch vụ hỗ trợ: Là các cá nhân hay tổ chức tham gia trong quá trình sản xuất mẫu quảng cáo trên truyền hình. Các dịch vụ này có thể độc lập hoặc là một bộ phận trong công ty quảng cáo.
2.4: Các hình thức quảng cáo trên truyền hình:
- Bảo trợ: Là hành động một doanh nghiệp bỏ chi phí ra để tiến hành sản xuất hoặc mua phát một hay nhiều chương trình có bản quyền nào đó trên truyền hình. Ví dụ như bảo trợ các chương trình phim truyện có bản quyền hoặc tiến hành bảo trợ các chương trình giải trí.
- Tự giới thiệu: Là hành động doanh nghiệp mời phóng viên của đài truyền hình đến quay và giới thiệu về hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp mình như một đoạn phóng sự ngắn.
- Mua Spot: Mỗi spot có thời gian bằng với thời gian một phim quảng cáo dao động trong khoảng 15 – 30 giây.
2.5: Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình:
Quảng cáo trên truyền hình có phạm vi truyền thông tin quảng cáo rộng, khả năng tiếp cận được thị trường lớn. Có thể nhận thấy rằng, truyền hình là thuộc về mọi người, truyền hình hầu như không có tính chọn lọc khan giả như những phương tiện truyền thông khác như trên báo, tạp chí – phương tiện truyền thông cho mà những người có thu nhập ổn định có thể tiếp cận. Và quảng cáo trên truyền hình chiếm được lượng khán giả theo dõi nhiều nhất trong số các phương tiện truyền thông khác.
Quảng cáo trên truyền hình tạo sức hút mạnh mẽ nhất trong số các loại phương tiện truyền thông do quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp giữa hình ảnh của quảng cáo ấn phẩm và quảng cáo ngoài trời, âm thanh của quảng cáo trên radio, cử động, các kỹ xảo truyền hình, do đó tạo sự chú ý, cuốn hút, kích thích trí tò mò của người xem để đạt được mục tiêu quảng cáo.
Các mẫu quảng cáo trên truyền hình có thể dễ dàng chuyển sang các phương tiện truyền thông khác. Chẳng hạn quảng cáo trên truyền hình có thể dễ dàng chuyển các hình ảnh sang pano, báo hoặc âm thanh quảng cáo trên truyền hình có thể chuyển sang quảng cáo trên radio dễ dàng.
Truyền hình là một phương tiện quảng cáo để giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Do đó các mẫu quảng cáo ở nước này có thể sử dụng để mang sang nước khác để quảng cáo.
Khái quát chung về hoạt động quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam luôn dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo truyền
Khi đời sống ngày càng phát triển, thì nhu cầu về thông tin giải trí ngày càng lớn. Theo số liệu thống kê ở Tayor Nelson Sofres Việt Nam, thì hiện có khoảng gần 90% số hộ gia đình có sở hữu ít nhất một chiếc ti vi. Nếu đem so sánh tỷ lệ này của nước ta so với các nước trong khu vực thì có thể nói là cao thậm chí còn vượt cả Trung Quốc ( tỷ lệ sở hữu Tivi ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 75% ). Các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình thường xem các chương trình truyền hình nhiều hơn các gia đình có thu nhập cao hoặc thấp hoặc tương đối thấp.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS, trong năm 2007, lần đầu tiên số lượng người xem truyền hình cáp vượt qua sô lượng khán giả của các kênh truyền hình miễn phí tại bốn thành phố lớn ở Việt Nam là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tổng lượng thời gian xem các kênh truyền hình miễn phí cũng đang giảm dần xuống trên phạm vi cả nước, trong khi đó con số này ở các kênh truyền hình cáp lại không ngừng tăng lên.
Từ năm 2000 trở lại đây, đã có nhiều chiến dịch quảng cáo trên truyền hình khác nhau được tung ra để khẳng định các nhãn hiệu cũng như thương hiệu của các doanh nghiệp. Bằng việc xuất hiện nhiều lần trên truyền hình mà tên của một số nhãn hiệu đã được người tiêu dùng sử dụng để thay thế cho tên một mặt hàng nào đó.
Nhãn hiệu bột giặt Omo được Unilever cho xuất hiện trên truyền hình với số lần phát sóng nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây với hơn 3000 lần, và nhãn hiệu khác của Unilever là dầu gội đầu Sunsilk cũng được xuất hiện với số lần trên 2000 lần. Trong năm 2000, nhãn hiệu dầu gội đầu Clear của Unilever Việt Nam đứng sô 1 về quảng cáo trên truyền hình. Số lần quảng cáo trên truyền hình của nhãn hiệu này trong năm 2000 là 2010 vượt xa nhãn hiệu kem đánh răng P/s với 1609 lần phát sóng.
Bảng 1: Các nhãn hiệu được xuất hiện nhiều nhất trên truyền hình năm 2003.
Nhãn hiệu
Chi phí quảng cáo trên truyền hình năm 2003 (1000USD)
Số lần xuất hiện trên truyền hình.
Bia Tiger
1197
1803
Nước mềm vải Comfort
849
1602
Nước tăng lực Number 1
368
1585
Bột giặt Viso
616
1084
Toshiba
572
952
Nguồn:Tổng hợp số liệu của Tayor Nelson Sofres Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2003.
Năm 2006 được coi là một năm thành công của quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam, nhiều mẫu quảng cáo với ý tưởng đẹp đã thành công, điển hình như “Cười lên Việt Nam ơi” của P/s, Vinaphone với “Không ngừng vươn xa”, Mobiphone với “ Mọi lúc, mọi nơi”,…
Về các chương trình quảng cáo nổi bật trong một số năm hiện nay trước hết phải kể đến quảng cáo của nhãn bia Heineken. Bền bỉ và sáng tạo các chương trình quảng cáo của Heineken hầu như loại bỏ đi những lời thuyết minh, tập trung đưa ra những hình ảnh hấp dẫn và luôn kết thúc với hình ảnh một chai bia Heineken bên cạnh là dòng chữ “Chỉ có thể là Heineken” đã gây được ấn tượng tốt với người tiêu dùng Việt Nam, đăc biệt với giới trẻ Việt Nam.
Bên cạnh những mặt tốt đạt được của quảng cáo trên truyền hình: quảng cóa gây ấn tượng sâu sắc,có chất lượng thì vẫn còn một số bất cập. Đó là hiện tượng quảng cáo phóng đại, lừa bịp, gây nhầm lẫn, bực bội cho người xem. Không những thế quảng cáo trong thời gian 3 năm trở lại đây còn có phần vô duyên, lố bịch. Bạn đang xem một chương trình yêu thích, đột nhiên dòng chữ hiện ra, đoạn phim quảng cáo bắt đầu với hình ảnh một cô gái đưa cái nhíp cho người yêu rồi nói: “Anh ơi giúp em với!” và phần kết của quảng cáo là một loại kem tẩy lông nào đó. Chưa dừng lại ở đó, khi chuyển sang kênh khác bạn lại nghe thấy : “Nam thận bảo. bổ thận nam. Một người khỏe, hai người vui”. Hoặc trong một lúc bnaj đnag thưởng thức ngon miệng bữa cơm cùng gia đình loạt hình ảnh quảng cáo về thuốc đăc trị bệnh trĩ, hay nước vệ sinh bồn cầu làm nghẹn miếng cơm của bạn. đây là tình trạng xảy ra không chỉ ngày một ngày hai mà nó đã và vân còn đang tiếp tục trở thành một đề tài mà người ta đề cập hàng ngày, đó là sự vô duyên của quảng cáo.
Đánh giá trên của TNS Vietnam, một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, được công bố chiều ngày 28/10/2010, tại TP.HCM.
Truyền hình vẫn là kênh quảng cáo truyền thống đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Chi phí trong hầu hết các ngành hàng tiêu dùng tiếp tục tăng, nhưng sự tăng trưởng đã giảm từ 15% đến 50% so với 2008. Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, song các doanh nghiệp lại tăng cường quảng cáo nhằm gia tăng thị phần.
Nghiên cứu của TNS Vietnam cho thấy, tổng chi phí quảng cáo cho đến thời điểm này tăng 23% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó truyền hình tăng khoảng 26% và trên báo tăng 12%... Góp vào sự tăng trưởng này đứng đầu là ngành hàng nước giải khát, tiếp đến là viễn thông, thực phẩm, chăm sóc sắc đẹp…
Trong khi truyền hình vẫn là kênh hút quảng cáo hàng đầu với 75%, thì internet là kênh hút quảng cáo “lẹt đẹt” nhất với tỷ lệ 0,4%.
Ngoài ra, hiện đang có một hiện tượng không được hay lắm trên đài truyền hình Việt Nam, đó là phim nào trở nên “hot” được nhiều người quan tâm là y như rằng quảng cáo lũ lượt kéo tới. Mỗi tập phim chỉ khoảng 45 phút mà quảng cáo chiếm thời gian lấy gần một nửa khiến mạch phim bị đứt đoạn liên tục, khán giả mới xem được bộ phim chưa đến 15 phút thì đã lại chen ngang quảng cáo tầm 7–8phút. Nhất là những lúc phim đang đến hồi gay cấn, nhà đài lại cắt đi chen ngang quảng cáo.
Nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho việc quảng bá thương hiệu, các doanh nghiệp đang đổ xô vào mua quảng cáo đặc biệt trên các phim truyền hình. Và với những bộ phim có lượng người xem (rating) cao, quảng cáo luôn được lồng ghép khá nhiều vào thời gian phát sóng. Những đài lớn như Truyền hình Việt Nam VTV, Truyền hình Hà Nội, Truyền hình TP HCM... đạt doanh thu quảng cáo cao ngất ngưởng. Trước đây thời lượng quảng cáo của VTV phân bố rộng khắp nhưng nay được chọn lọc dồn vào những giờ nhất định, tập trung nhất là vào giờ vàng trên kênh VTV1 và VTV3.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VỚI THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH.
Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi.
Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm kiếm thông tin trên báo, Internet.
Phương pháp phỏng nhóm tập trung:
Tiến hành nghiên cứu định tính.
Tiến hành điều tra với 01 nhóm gồm 06 người, theo tiêu thức:
+ Giới tính: nữ.
+ Độ tuổi: 20 – 40 tuổi.
+ Đặc điểm: là những người nội trợ thường xuyên xem các chương trình truyền hình.
+ Thời gian: ngày 11 tháng 03 năm 2010, thời gian phỏng vấn: 30 phút.
Thảo luận với mục đích kiểm tra lại tính hợp lý của các thông tin thu được sau điều tra định lượng; thu thập thêm một số thông tin khó điều tra.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: thiết kế bảng hỏi, phát phiếu điều tra, thống kê, xử lý dữ liệu.
Tiến hành nghiên cứu định lượng. Số liệu thu thập được sẽ được làm sạch mã hóa. Số liệu thu thập được sẽ được phân tích sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố hoặc phân tích độ tin cậy để nhóm các biến; các chỉ tiêu tần số và số bình quân để đánh giá chung về nhận thức, thái độ của người tiêu dùng; sử dụng bảng chéo và so sánh số bình quân sẽ được sử dụng để xem xét sự khác nhau trong thái độ và hành vi của những nhóm người tiêu dùng khác nhau đối với quảng cáo trên truyền hình. Số liệu được phân tích xong sẽ được trình bày dưới dạng bảng số liệu và đồ thị.
Điều tra khách hàng được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng phiếu điều tra.
Bảng hỏi trong cuộc điều tra này gồm 2 phần:
Phần 1: thông tin cá nhân của người tham gia trả lời: Họ và tên; Tuổi; Giới tính; Nghề nghiệp; Địa chỉ liên lạc.
Phần 2: Phần nội dung gồm 2 mục lớn: Mục 1 là hỏi về các thói quen của người tiêu dùng; Mục 2 là hỏi về thái độ của người tiêu dùng về quảng cáo trên truyền hình.
Đối tượng phỏng vấn được gạn lọc là những người đang hoặc đã từng thường xuyên xem các chương trình của đài truyền hình Việt Nam.
Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hà Nội.
Mẫu nghiên cứu gồm 40 người, với 13 người hiện đang là học sinh sinh viên, 16 người là người hiện đang đi làm, 11 người đang làm công việc nội trợ ở nhà hoặc đã về hưu.
Thời điểm tiến hành điều tra: 26/02/2010 đến 07/03/2010.
Vài nét về người tiêu dùng tại Hà Nội.
Hà Nội là nơi hội tụ và đỉnh cao của nền văn hóa dân tộc, nên vùng đất và con người Thăng Long cũng là nơi có tinh thần ham học và quý trọng tri thức.
Trong số lượng khán giả xem truyền hình thì phần lớn là nữ giới chiếm khoảng 54 – 58 %, người xem truyền hình là nam giới chiếm khoảng 42 – 46 %. Nếu xét về độ tuổi xem truyền hình thì độ tuổi từ 35 đến 49 tuổi chiếm tỷ kệ cao nhất cới mức 24 % trong khi đó số lượng người xem ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất ở mức 18%. Còn các độ tuổi từ 15 đến 34 có mức độ xem tương đối hơn so với các nhóm tuổi khác chiếm 40% lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình ( tuổi từ 15 – 24 chiếm 20%, 25 – 34 tuổi chiếm 20% lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình).
Biểu 1: Số lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình chia theo lứa tuổi.
Nguồn Công ty Tayor Nelson Việt Nam năm 2003.
Kết quả nghiên cứu:
Trong số 40 người tham gia phỏng vấn thì thời gian xem truyền hình được lựa chọn nhiều nhất là khoảng thời gian từ 17h – 21h chiếm 67,5% tổng số phiếu trả lời, tiếp đến là khoảng thời gian 21h – 24h chiếm 25%, khoảng thời gian 12h -17h có 8 phiếu lựa chọn chiếm 20% tổng số phiếu tham gia phỏng vấn. Như vậy có thể nhận thấy rằng tầm khoảng thời gian từ 17h -21h là thời gian mà các nhà đầu tư nên chú ý khi muốn hình ảnh của doanh nghiệp mình được biết đến nhiều hơn.
Bảng 2 : Khoảng thời gian trong ngày mà bạn thường hay xem ?
Thời gian xem truyền hình trong ngày.
Số người trả lời
%
0h – 6h.
2
5%
6h – 8h.
7
17,5%
8h – 12h.
4
10%
12h – 17h.
8
20%
17h – 21h.
27
67,5%
21h – 24h
10
25%
Chị Mai Anh, nhà ở Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khi được hỏi về quảng cáo trên truyền hình cho biết : “Nhà tôi thường dùng cơm tối vào lúc 8h, vừa ăn vừa xem phim. Điều này đã thành thói quen cho cả gia đình. Nhưng nhiều khi đang giữa bữa cơm, các quảng cáo về băng vệ sinh thậm chí là sản phẩm tẩy rửa với hình toilet bẩn và các con vi khuẩn xuất hiện khiến cả nhà ăn mất ngon. Chuyển sang kênh khác hoặc tắt tivi cho qua phần quảng cáo thì sợ bị lỡ mất phần tiếp theo của phim”.
Trên đài truyền hình hiện nay, hàng ngày các chương trình truyền hình được phân bố theo các chủ để như tin tức, thời sự, giải trí, phim truyện, giáo dục, khoa học kỹ thuật… với thời lượng phát sóng khác nhau. Với 40 người tham gia phỏng vấn thì các chương trình mà họ thường hay xem là các chương trình giải trí ( 25 lựa chọn) các chương trình thời sự tin tức trong ngày ( 24 lựa chọn). Kết hợp với câu trả lời trong câu trả lời này và câu hỏi : “Chương trình bạn hay xem có bị chen ngang quảng cáo không?” thì được bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tần suất quảng cáo trên các chương trình truyền hình.
Chương trình bạn thường xem
Total
Chương trình thời sự tin tức trong ngày
Chương trình giải trí
Chương trình liên quan đến khoa học kỹ thuật.
Chương trình khác
Chương trình có hay bị chen ngang quảng cáo không
Ít bị chen ngang
4
2
4
2
Thỉnh thoảng chen ngang
10
6
2
2
Rất hay chen ngang
8
18
9
4
Total
Thông tin mà quảng cáo đem lại cũng được rất nhiều người chú ý, có thể nói có thể các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến quảng cáo, quảng bá thương hiệu, và các nhà quảng cáo đã thành công khi quảng cáo của họ được hầu hết khán giá quan tâm.
Biểu 4: Độ chú ý của người xem truyền hình tới quảng cáo.
Qua kết quả này có thể nói quảng cáo đang phát triển về chiều rộng, bao trùm nhiều thông tin để người tiêu dùng có thể nắm bắt thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mà họ cần quan tâm.
Với những chương trình đang xem mà lại bị chen ngang quảng cáo thì 26 phiếu trong tổng số 40 phiếu trả lời là khó chịu khi có hiện tượng chèn mang quảng cáo vào chương trình, còn lại 14 phiếu trả lời là không vấn đề gì thì có lý do là rất thích xem quảng cáo.
Bảng 5: Thái độ và phản ứng của người xem khi bị chèn quảng cáo vào chương trình.
Quảng cáo chen ngang bạn sẽ
Tổng
Xem tiếp vì không muốn bỏ lỡ chương trình
Xem tiếp vì thích xem quảng cáo
Chuyển sang kênh khác
Không trả lời
Cảm giác khi chương trình bị chèn quảng cáo.
Khó chịu
15
1
9
1
26
Không vấn đề gì
4
7
2
1
14
Tổng
19
8
11
2
40
Và cuối cùng là 100% số người được hỏi là có nhớ quảng cáo nào trên đài truyền hình không thì đã trả lời là có nhớ nhưng lý do nhớ một vài quảng cáo đó của họ lại là khác nhau.
Bảng 6: Lý do bạn nhớ một vài quảng cáo trên truyền hình.
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Quảng cáo đó xuất hiện quá nhiều.
13
32.5
32.5
32.5
Quảng cáo đó hay, sáng tạo
21
52.5
52.5
85
Quảng cáo quá vô duyên
3
7.5
7.5
92.5
Không trả lời
3
7.5
7.5
100.0
Total
40
100.0
100.0
Và cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về quảng cáo trên truyền hình. Một số lượng người cho rằng rất thích xem quảng cáo trên truyền hình, và với họ các chương trình quảng cáo trên truyền hình rất ấn tượng, rất đáng để họ bỏ thời gian ra xem. Nhưng một số người lại cho rằng quảng cáo trên truyền hình hiện nay đang ngày càng kém hiệu quả. Nguyễn Văn Luận, một bạn sinh viên theo học khối kinh tế đã có ý kiến của mình: “ Tôi là một sinh viên ngành kinh tế, do đó tôi hiểu được việc quảng cáo là quan trọng như thế nào đối với sản phẩm của một công ty. Nhất là hiện nay, khi khán giả được xem phim mà không phải trả tiền vì các kênh truyền hình của nước ta hầu hết là chưa thu phí, do đó quảng cáo là rất quan trọng đối với việc sống còn của một bộ phim. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nhà đài cũng như các công ty lại quá “lạm dụng” quảng cáo, đặc biệt là đối với vài bộ phim gây được sự chú ý của khán giả. Bởi nếu tình trạng này cứ liên tục kéo dài thì, theo tôi nghĩ: thứ nhất, uy tín của nhà đài cũng bị mất, thứ hai các spot quảng cáo cũng không mang lại hiệu quả đối với công ty, khán giả sẽ chuyển kênh khác khi quảng cáo ồ ạt “ tấn công” họ, vì họ sẽ có đủ thời gian để xem một thứ gì đó trước khi bộ phim được tiếp tục (do quảng cáo cũng phải mất 10 – 15 phút). Như vậy doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí nhiều hơn để được quảng cáo vào giờ vàng mà lại không truyền được thông tin mà họ muốn gửi đến khách hàng của mình. Quảng cáo là một phần tất yếu của truyền hình hiện nay, tuy nhiên để quảng cáo sao cho hiệu quả, vừa đảm bảo nhà làm phim có lời vừa là công cụ Marketing hiệu quả của các công ty, vừa tạo được sự chú ý từ phía người xem, đó là một bài toán, mà với khán giả như hiện nay của các đài truyền hình, luôn mất nhiều thời gian mà không mang lại một hiệu quả nào cả.” ( Nguồn ).
Có thể thấy rằng có rất nhiều người yêu thích các chương trình quảng cáo trên đài truyền hình nhưng họ đang dần dần bỏ qua và không thích xem các chương trình truyền hình hơn do các kênh truyền hình đang tận dụng việc tận thu việc “ quảng cáo một cách vô tội vạ và xem thường khán giả”, một vài người được phỏng vấn còn thấy khó có thể chấp nhận được khi nhà làm truyền hình lại “coi thường khán giả như thế”. Mặc dù ý thức được các kênh của đài truyền hình Việt Nam là các kênh truyền hình miễn phí phục vụ cho nhu cầu giả trí của người dân Việt Nam, nhưng họ vẫn có những bức xúc muốn có một vài ý kiến đóng góp cho đài truyền hình. Bạn Nguyễn Văn Bình có ý kiến về việc cần có thêm một kênh quảng cáo riêng: “Quảng cáo là một dịch vụ không thể thiếu của công nghệ truyền hình. Đồng thời, đây cũng là một nguồn thu tài chính không nhỏ để nhà đài đầu tư vào tái sản xuất, mua bản quyền các chương trình truyền hình, mục đích cũng là để phục vụ khán giả. Dẫu biết vậy nhưng chúng ta vẫn không khỏi khó chịu bởi nhà đài phát các spot quảng cáo chen giữa các bộ phim hiện đang "hot" hiện nay… Kinh nghiệm ở các nước có công nghệ truyền hình phát triển cho thấy họ sắp xếp, qui hoạch quảng cáo rất bài bản, giờ giấc hợp lý, thậm chí có cả một kênh quảng cáo riêng. Ở kênh này chỉ chuyên phát quảng cáo. Như thế thể hiện được mức độ văn minh, hiện đại của công nghệ truyền hình. Khán giả không phải bị bắt xem quảng cáo mà họ không muốn, tiết kiệm được thời gian. Chúng ta đã có nhiều kênh truyền hình với các nội dung phù hợp, bổ ích, thiết thực; hình thức thể hiện đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, để truyền hình trở thành một công nghệ giải trí hiện đại, được khán giả ái mộ, đón nhận thì nên chăng đã đến lúc nhà đài cần có kế hoạch phát triển thêm kênh truyền hình chuyên dành cho quảng cáo?! Điều này với các đài địa phương thì có thể nói là hơi khó thực hiện, nhưng đối với các đài truyền hình lớn như VTV, HTV đây không phải là việc bất khả thi”. ( Nguồn ).
Do quảng cáo trên Đài truyền hình Việt Nam quá nhiều như hiện nay mà một số người dã nói rằng: chỉ bật ti vi lên để xem chương trình thời sự do thời sự không có chen ngang quảng cáo.
Nhưng đôi khi quảng cáo trên truyền hình lại có cái hay khi trẻ con lại rất thích xem quảng cáo trên truyền hình, nhiều vị phụ huynh đã lợi dụng điều này để dỗ trẻ, cho trẻ ăn. Chị Bích Ngà, giám đốc một công ty dược phẩm cũng có chung suy nghĩ Mai Anh ở trên khi cho rằng quảng cáo chen ngang đang xem dở đoạn phim đang gay cấn là làm mất mạch cảm xúc, nhưng cô con gái 2 tuổi của chị lại có vẻ rất háo hức với những phần quảng có bắt mắt sôi động, để lợi dụng điều này chị đã tranh thủ những lúc chiếu quảng cáo thi chị để cho con ăn cháo. Chị nói rằng: “Coi như học cách sống chung với lũ”.
Như vậy sau quá trình nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận nhỏ cho vấn đề tần suất quảng cáo trên truyền hình ảnh hưởng như thế nào đối với người tiêu dùng:
- Quảng cáo trên truyền hình đang ngày càng bão hòa, và khán giả xem các chương trình truyền hình thì đang bị bội thực bởi tần suất phát sóng của các chương trình quá lớn.
- Một lý do mà người tiêu dùng đang ngày càng mất thiện cảm đối với quảng cáo trên truyền hình là tần suát quảng cáo trên truyền hình quá lớn.
- Phần lớn khán giả xem truyền hình không thích chương trình họ đang xem bị chèn quảng cáo.
PHẦN3: KIẾN NGHỊ ĐƯA RA NHẰM THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH.
Qua kết quả điều tra trên có thể thấy người tiêu dùng đang ngày càng mất thiện cảm với quảng cáo trên truyền. Nhưng khi được hỏi về việc tại sao có quá nhiều quảng cáo trên truyền hình, đạo diến Khải Hưng khẳng định đây là một điều hợp lý: "Chúng ta phải thấy thực tế rằng quảng cáo trong phim truyền hình ở nước nào cũng thế. Nó là thước đo cho tính ăn khách của một chương trình. Có thể nói, quảng cáo không thể thiếu được với truyền hình. Người xem ở VN hay kêu ca về việc có quá nhiều quảng cáo trong phim mà không ý thức được rằng mình đang xem miễn phí. Đài truyền hình hiện nay không còn nhận được sự bao cấp của nhà nước, quảng cáo là nguồn thu chính đáng để đài có thể duy trì, phát triển, tổ chức sản xuất những bộ phim mới phục vụ công chúng xem truyền hình. Ngày xưa, khi là đạo diễn tôi cũng rất bực mình vì những bộ phim của tôi bị chèn vào quá nhiều quảng cáo. Bây giờ tôi thấy đây là chuyện hợp lý và cần được khán giả thông cảm", nguyên Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam cho biết. Ông Hoàng Mạnh Cường, Đài Truyền hình Hà Nội, cũng đưa ra nhận định tương tự: “Khán giả nên mừng cho những người làm truyền hình chúng tôi, vì nhiều quảng cáo chứng tỏ chương trình giá trị. Và nhờ thu được quảng cáo, đời sống cán bộ công nhân viên chúng tôi tốt hơn, có nhiều kinh phí dành thực hiện những chương trình khác”(Theo Ngọc Trần, báo VnExpress).
Từng có một quan niệm thế này: “Truyền hình ra đời sẽ giết chết báo in, và Internet sẽ giết chết truyền hình.” Thực tế, sau bao năm, truyền hình không thể giết chết báo in, nhưng chính nó đang bị cơn bão Internet dồn đến bờ vực, lý do có phải một phần là do việc quảng cáo đang dần dần trở nên vô duyên, có mặt không đúng lúc, nội dung thì có một số thô thiển???
Là một người sau này sẽ làm Marketing, em xin có một vài ý kiến về vấn đề này.
Đối với đài truyền hình.
Hiện nay dài truyền hình Việt Nam chưa có một kênh quảng cáo riêng, vì thế Đài truyền hình nên xem xét về ý kiến nên có một kênh quảng cáo riêng tách biệt với các chương trình khác. Có thể khi có một kênh quảng cáo sẽ làm tăng phần lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên truyền hình, và người tiêu dùng cũng đỡ bức xúc do quảng cáo chen vào quá nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110776.doc