Đề tài Nghiên cứu thị trường của dự án đầu tư xây dựng siêu thị hàng tiêu dùng trên quận Hai Bà Trưng

Mục lục

I.Phân tích tổng thể hiện trạng cung- cầu hiện tại về hàng tiêu dùng 1

1. hiện trạng về cầu hàng tiêu dùng 1

2. Hiện trạng cung ứng các mặt hàng tiêu dùng 4

II. Phân tích, dự báo cung-cầu về hàng tiêu dùng 5

1. Đối tượng phục vụ của dự án 5

a. Thị trường mục tiêu của dự án 5

b. Thị trường tiềm năng của dự án 5

2. Phân tích và dự báo cầu 6

a. Phân tích cầu hàng tiêu dùng 6

b. Dự báo cầu hàng tiêu dùng 8

3. Dự báo cung hàng tiêu dùng trong tương lai 9

III .Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của dự án đầu tư siêu thị hàng tiêu dùng trên đường Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trng 9

1. Xác định đối thủ cạnh tranh 9

2. Khả năng cạnh tranh của dự án cụ thể với từng đối thủ 9

 2.1Đối thủ là các siêu thị lớn 9

2.2.Đối thủ là các siêu thị trong khu vực 11

2.3.Đối thủ là các cửa hàng bách hoá và chợ trong khu vực 13

IV.Hoạt động tiếp thị của dự án 13

 1.báo hình và báo tiếng 13

 2. Kênh báo viết 14

 3. Internet 14

 4. Tờ rơi 14

 5. Các biện pháp marketing khác 14

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu thị trường của dự án đầu tư xây dựng siêu thị hàng tiêu dùng trên quận Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê-chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2006-2009,2009-2014. Có thể thấy tỉ trọng chi tiêu cho hàng ăn và dịch vụ ăn uống rất lớn, kế đó là các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng,may mặc,mũ nón,giày dép và đồ gia dụng hàng ngày. Các nhóm này chiếm tỉ trọng khá ổn định trong tỷ trọng chi tiêu của người tiêu dùng. Cơ cấu tiêu dùng thay đổi, yêu cầu về hàng hoá,sản phẩm, dịch vụ cũng ngày một đa dạng hơn, các đòi hỏi về chất lượng hàng tiêu dùng ngày một cao hơn và thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũngcó sự thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu ở tất cả các ngành cho thấy yếu tố giá cả sản phẩm không còn giữ vị trí quan trọng khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm. Khuyến mại cũng chỉ là tiêu chí phụ. Thu nhập tăng, sức tiêu dùng tăng đã làm thay đổi quan điểm tiêu dùng. Các tiêu chí lựa chọn liên quan đến “ăn ngon, mặc đẹp” như dinh dưỡng, mẫu mã,kiểu dáng, tính năng, thương hiệu, sản phâmr… được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Đã xuất hiện một bộ phận người tiêu dùng nhận thức rằng sử dụng sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng để thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội. Lớp trẻ cho đó là cơ sở để tạo ra sự sành điệu, thời trang,..Thay vì mua sắm tại các chợ buôn bán nhỏ, người tiêu dùngđang dần chuyển sang hình thức mua sắm tại các siêu thị do những ưu điểm mà siêu thị mang lại: chất lượng đảm bảo hơn, được thông tin chi tiết về sản phẩm hơn…cũng cần chú ý rằng Việt Nam là nước có dân số trẻ, tỷ lệ dân số ở độ tuổi dưới 15 chiếm 25,51 %, tỷ lệ dân só trong độ tuổi 15-59 tuổi chiếm 65,04% trong tổng dân số. Đây là hai đối tượng mua sắm chủ yếu, điều đó cho thấy Việt Nam nói chung và các các địa phương nói riêng là một thị trường tiêu thụ hàn tiêu dùng đầy tiềm năng. Trước đây, đối với người Việt Nam thì siêu thị là một nơi mua sắm xa xỉ, chỉ có một số ít người có thu nhập cao mới có điều kiện mua sắm tại các siêu thị thì giờ đây, không chỉ những người có thu nhập cao mà còn có một số lượng khá lớn những người có thu nhập trung bình cũng tới siêu thị để mua hàng. Đó là xu thế chung tại nhiều tỉnh,thành phố lớn,do sự phát triển của hệ thống siêu thị và các siêu thị ngày càng có nhiều dịch vụ ưu đãi nhằm thu hút khách hàng như chuyển hàng tận nhà, chương trình khuyến mãi….Nhờ đó mà tổng mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ không ngừng tăng lên. bảng 4 : tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo giá thực tế của hà nội và cả nước theo giá thực tế.( đơn vị: tỷ đồng) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cả nước 398524,5 580293,5 596207,1 746159,4 983803,4 1197480 Hà nội 37045,9 44823,1 55817,7 67987,9 123949,6 138038.3 Nguồn: bộ thống kê Số lượng người có thu nhập trung bình ở Việt Nam là khá lớn. Số liệu của TNS Vietcycle cho thấy dưới 15% các hộ gia đình có thu nhập từ 3 triệu đồng trở xuống. Trong khi có trên 45% hộ gia đình có thu nhập từ 4,5 đến 20 triệu đồng/tháng.Đây là đối tượng mua sắm chủ yếu của các siêu thị. Do đó, nhu cầu mua hàng siêu thị ngày một tăng là một cơ hội cho việc đầu tư vào xây dựng các siêu thị. Đối tượng mua sắm chủ yếu ở các siêu thị thường là nhân viên văn phòng, những người đi làm ở các công sở có thu nhập từ mức trung bình khá trở lên hoặc khách du lịch. Theo thống kê của hệ thống Co.op Mart năm 2007 cho thấy 88% khách hàng của họ là nhân viên văn phòng,công nhân viên, sinh viên, nội trợ, người có nghề nghiệp chuyên môn… với mức thu nhập khoảng 6,5 triệu đồng/tháng/ hộ gia đình và mức chi tiêu từ 3,75 triệu đồng/tháng/ hộ gia đình trở lên. Mà ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… thì tỷ lệ người công chức, người làm trong các công sở,sinh viên nội trợ,….chiếm tỷ trọng khá lớn. Chỉ tính riêng ở Hà Nội năm 2008 có 214,4 nghìn người là công nhân viên chức nhà nước trong tổng số 2483,6 nghìn người, chiếm 8,6% ( theo điều tra của bộ thống kê năm 2008). Do đó, nếu biết khai thác nguồn này thì sẽ tạo được sức mua lớn đối với các siêu thị. Xét về phía cầu, có thể khẳng định rằng nhu cầu chi tiêu nói riêng và xu hưỡng mua sắm trong các siêu thị nói riêng là rất lớn và ngày một tăng lên,chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, đặc biệt là nhân dân các thành phố lớn. Xét riêng ở Hà Nội, một lượng lớn khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sắm tại các siêu thị với nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú là một cơ hội tốt cho dự án xây dựng siêu thị hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 2. Hiện trạng cung ứng các mặt hàng tiêu dùng. So với cầu thì cung hàng hoá tiêu dùng còn thiếu cả về chất lượng và số lượng. Hàng năm ngoài lương thực tự túc được, chúng ta vẫn phải nhập các loại hàng tiêu dùng khác. Các mặt hàng tiêu dùng như sữa và các sản phẩm của sữa, thuỷ hải sản,rau quả….hàng năm vẫn tăng. Hệ thống các kênh phân phối để đưa hàng tới tận tay người tiêu dùng ngày càng phát triển. Các trung tâm mua sắm ngày càng xuất hiện nhiều hơn, được cải thiện cả về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Siêu thị là một trong những trung gian bán lẻ trong kênh phân phối phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm và bán những hàng hoá ở thời gian địa điểm và theo cách thức mà các khách hàng mong muốn. Nhu cầu mua sắm tại siêu thị ngày càng tăng kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều của các siêu thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo kết quả điều tra gần đây, năm 2008 cả nước có gần 300 siêu thị, ở TP Hồ Chí Minh có tới 78 siêu thị, ở thành phố Hà Nội có hơn 90 siêu thị kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, văn phòng phẩm, sách báo, hàng gia dùng đã đi vào hoạt động. Các siêu thị ở Hà Nội chủ yếu tập chung ở các quận Ba Đình, Quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa, một số siêu thị ở quận Hai Bà Trrưng: siêu thị Hà Nội, Siêu thị Bách Khoa, siêu thị Fivi Mart Đại La, Vincom và Cty TNHH TM& XNK Đức Hiếu. Tại Hà Nội, các nhóm mặt hàng chủ yếu do các siêu thị cung cấp gồm: -nhóm hàng thực phẩm tươi sống: thịt, cá biển, rau…. -nhóm hàng đồ ăn,đồ uống: bánh kẹo, nước ngọt, bia,rượu,... -nhóm hàng đồ gia dụng: bát, đĩa, xong, nồi, dao,kéo… -nhóm hàng điện tử: tủ lạnh,đầu đĩa, ti vi,… -nhóm hàng thời trang: quần áo, giầy dép, mũ nón, dây lưng,ví da,.. -nhóm hàng mỹ phẩm: sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội đầu,… -nhóm hàng đồ chơi -nhóm hàng văn phòng phẩm, sách báo tạp chí.. Tại các siêu thị ở Hà Nội nói riêng và quận Hai Bà Trưng nói riêng, giá cả tuy so với trước đây có giảm xuống ở mức chấp nhận được nhưng vẫn cao hơn so với giá ở chợ và tư thương bên ngoài từ 5-10%. Chẳng hạn hàng hoá ở siêu thị Tràng Tiền Plaza chủ yếu là hàng hiệu như Gucci,Adidas… Và giá cả đương nhiên thuộc loại hiệu luôn, giá cả ở đây thường đắt hơn hàng cùng loại ở bên ngoài từ 50.000-100.0000 đồng trở lên. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mức thuế 10%, các chi phí như thuê mặt bằng thuê nhân công, các chi phí khác đã làm cho hàng hoá trong các siêu thị mặc dù giá mua đầu vào nhờ số lượng nhiều cũng không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá từ các chợ, các cửa hàng tạp hoá, các sạp chợ nơi không phải trả tiền nhân công, lấy công trả lãi họ sẵn sàng bán với giá vừa đủ có lời II. Phân tích, dự báo cung-cầu về hàng tiêu dùng 1. Đối tượng phục vụ của dự án thị trường mục tiêu Qua việc nghiên cứu thị trường cung cầu hàng tiêu dùng, trước mắt dự án sẽ tập chung vào các đối tượng khách hàng sau: Chủ yếu là người tiêu dùng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. + Đây là đối tượng phục vụ chủ yếu của dự án, họ có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên, chủ yếu là hàng tiêu dùng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như các sữa, đồ uống, quần áo…. không chỉ phục vụ cho nhu cầu của họ mà còn phục vụ cho nhu cầu của cả gia đình + những người có thu nhập trung bình +cần lưu ý đến nhóm khách hàng mục tiêu là trẻ em, nhóm đối tượng này có khả năng tạo ra doanh số tiêu thụ của siêu thị tăng lên đáng kể do có ảnh hưởng tới thói quen mua sắm của gia đình, lôi kéo các phụ huynh mua sắm các loại mặt hàng khác nhau -> có thể tạo ra được những khách hàng trung thành từ những đối tượng này. -khách ở các địa bàn lân cận với nhu cầu tương tự - khách là người du lịch, b. Thị trường tiềm năng Trong vòng 5-10 năm tới, cuộc sống của người dân ngày càng phát triển và hệ thống đô thị ở Hà Nội cũng được mở rộng theo quy hoạch. đồng thời dự án cũng mở rộng nhiều hoạt động mới. Khi đó ngoài những khách hàng mục tiêu nêu trên, dự án còn hướng tới những đối tượng khác: những người có mức thu nhập trung bình- thấp, khách hàng từ khu vực lân cận, khách hàng ở trên toàn thành phố Hà Nội( có thể vận chuyển hàng đến tận tay cho khách hàng),….; khách du lịch. 2. phân tích và dự báo cầu về hàng tiêu dùng a. phân tích cầu của hàng tiêu dùng. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng theo một số tiêu chí *) theo độ tuổi - đối tường từ 5-15 tuổi: ưu thích các sản phẩm đồ ăn, đồ uống như sữa, bánh kẹo,….;các sản phẩm đồ chơi, có thể chịu tác động của các nhân tố khác như phim ảnh, họ có thể cùng gia đình đi mua sắm. - đối tượng có độ tuổi từ 15-50 tuổi: đây là nhóm khách hàng chủ yếu,có nhu cầu tìm hiểu,khám phá,học tập, nghiên cứu, sản phẩm họ lựa chọn thường là sách báo, tạp chí, các sản phẩm thời trang( quần áo, giày dép,ví…), mỹ phẩm: dầu gội đầu,sữa tắm, sữa rửa mặt,…; các mặt hàng đồ gia dùng: chén đĩa,xong, nồi, bếp; các hàng thực phẩm : rau tươi, đồ hải sản,thức ăn,các thực phẩm tươi khô,đồ hộp...; hàng điện tử: ti vi, tủ lạnh,máy giặt, điều hoà,.. - đối tượng có lứa tuổi trên 50 tuổi : nhu cầu của họ là giải trí, họ ít khi tới các siêu thị mua sắm, các sản phẩm họ có nhu cầu thường là các mặt hàng phục vụ cho cho sức khoẻ như đường,sữa,.. *) theo thu nhập: là căn cứ để xác định giá cả các mặt hàng Tại Hà Nội - Đối tượng có thu nhập trung bình, thấp( từ 600 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/tháng),chi tiêu trung bình 1 tháng của họ từ 400-700 nghìn đồng/ người/tháng: đối tượng này bao gồm người lao động,cán bộ công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Trong các đối tượng này chủ yếu mua hàng tại siêu thị với mức giá vừa phải -Đối tượng có thu nhập cao: trên 2 triệu đồng/người/tháng. Chi tiêu trung bình của họ khoảng 700-1.200 nghìn đồng/người/tháng. Nhu cầu của họ đối với tiêu dùng thường là các mặt hàng cao cấp, hàng hiệu, đồng thời họ cũng thích các mặt hàng mới lạ. *) theo tính chất. Những người tiêu dùng mua hàng tại các siêu thị gồm các nhóm: -Những người có nhu cầu mua sắm thường xuyên ở các siêu thị thường là những khách hàng quá bận rộn với công việc không có đủ thời gian đi lại nhiều nơi để mua sắm nhiều thứ, nên họ vào siêu thị để có thể nhanh chóng tìm được đủ nhứng thứ hàng hoá mình cần. Những người này đặc biệt có thú đi siêu thị mua hàng một phần họ là những người có kinh tế khá giả. Hay là những khách hàng luôn tìm thấy sự thoải mái, thư giãn lúc vào đây khi mà được phục vụ chu đáo mà không bị căng thẳng do không phải mặc cả từng món hàng như ở ngoài chợ, không bị quá đắt, mua nhầm. Cũng có thể là những khách hàng luôn tin tưởng vào hàng hoá trong siêu thị được đảm bảo về chất lượng và độ an toàn vệ sinh hơn hàng ngoài chợ như thực phẩm tưới sống như cá biển, thịt…Điều này cũng giúp cho khách hàng là nam giới, người mà đi chợ là một trong những đối tượng đầu tiên để những người bán ở chợ thu lợi về chất lượng sản phẩm, giá cả, những thông tin họ không được cập do không phải là khách hàng thường xuyên nắm vững những điều đó.Bên cạnh đó, việc siêu thị trang bị các giỏ hàng,xe đẩy hàng,xe hàng tạo sự thuận tiện mua nhiều hàng, mua hàng đi cùng trẻ em và cũng khá phù hợp với những khách hàng là nam giới tránh được việc cảm thấy kỳ quặc khi phải sách giỏ hàng ra chợ, thay vào đó họ chỉ việc đẩy xe hàng và lựa chọn hàng hoá. Kinh tế ngày càng phát triển thì loại khách hàng này càng nhiều do mọi người đầu tư nhiều thời gian cho công việc cộng với tư tưởng về người phụ nữ trong gia đình đã khác, nam giới bây giờ cũng có thể làm công việc nội trợ đi mua sắm hàng ngày. -Kiểu khách hàng thứ 2 là những khách hàng đi vào siêu thị chưa chắc sẽ mua hàng hay có mua thì thỉnh thoảng mới mua. Họ thuộc tốp khách hàng mua ít xem nhiều, lượng này chiếm khá nhiều trong siêu thị,một phần do tính tò mò của họ vì loại hình kinh doanh hiện đại, mớilà ( ta cũng có thể thấy điều này khi đến Tràng Tiền Plaza) phần khác có thể họ vào để tham khảo bởi họ là những người rất nhạy cảm với giá. Giá cả trong siêu thị là hình mẫu của họ,biết được mức giá này rồi ra ngoài họ chỉ cần trả giá thấp hơn một chút. Đâylà điểm khác biệt giữa các loại hình kinh doanh như chợ, cửa hàng. ở ngoài họ có thể mặc cả sao cho mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất. Hay họ vào siêu thị xem hàng, mua hàng, sản phẩm mới rồi về kể cho người khác nghe. Việc thu hút loại khách hàng này không phải là không quan trọng do đây là khách hàng đến xem nhiều mua ít. Bởi một điều những người này có thể là khách hàng của họ trong tương lai và đây còn là nhóm truyền tin rất quan trọng cho siêu thị. Một kiểu khách hàng nữa là những người khách vãng lai, họ thỉnh thoảng mới đến siêu thị và họ đến đây trong một hoàn cảnh nào đó. Chẳng hạn, đó là những khách du lịch, người đột xuất có công việc… Họđến siêu thị mua hàng do muốn an tâm về chất lượng, không bị mua hớ trong môi trường lạ lẫm, trong một dịp quan trọng. Đội ngũ nhân viên ở một số siêu thị có khả năng ngoại ngữ khá tốt có thể đáp ứng được sự thoả mãn của những khách hàng là người nước ngoài. *) Cần chú ý rằng nhu cầu về hàng tiêu dùng trên thành phố Hà Nội nói riêng và quận Hai Bà Trưng nói riêng có tính thời vụ, tăng rất mạnh vào các dịp lễ tết nhất là những mặt hàng điện tử như ti vi, tủ lạnh… b,Dự báo cầu lượng hàng tiêu dùng tiêu thụ được dự báo căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau: -thu nhập bình quân đầu người một tháng: +trên cả nước: năm 2008, thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng đạt 995.000 đồng, tăng 56,32% so với năm 2006, bình quân tăng khoảng 28,16 %/năm. +tại thành phố Hà Nội: năm 2008, thu nhập bình quân nhân khẩu ở Hà Nội ước chừng đạt 2669.000 đồng, tăng khoản 54,19% so với năm 2006, bình quân tăng khoảng 27%/năm. -mức chi tiêu cho đời sống bình quân nhân khẩu 1 tháng:mức chi tiêu ngày càng tăng, năm 2008, tính trung bình cả nước, mỗi người dân chi 705.000 đồng/tháng, tăng 53,25% so với năm 2006, bình quân tăng 26,63%/ năm. - cơ cấu tiêu dùng của người dân có sự thay đổi: chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng chất lượng cao ngày càng tăng, người dân ngày càng chú ý đến các chỉ tiêu sức khẻo, nhu cầu về các mặt hàng đảm bảo sức khoẻ ngày càng tăng. -căn cứ vào mức tiêu thụ tại một số siêu thị tương tự,vào xu hướng tiêu dùng của người ngày càng chuộng hàng nội hơn. Căn cứ vào cơ cấu dân số và tốc độ tăng dân số."Theo thống kê của Asian Demographics (www.asiandemographics.com), 57% dân số Việt Nam hiện nay co độ tuổi dưới 30. Sau 15 năm nữa, người dưới 30 tuổi vẫn còn chiếm đến 50%. Theo đó,thì đây là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Bảng 5: dự tính nhu cầu về hàng tiêu dùng trong thời gian tới.( đơn vị: tỷ đồng) 2010 2015 2020 2025 Nhu cầu 141302,645 337196,446 678222,344 1618477,552 Có thể thấy rằng nhu cầu về hàng tiêu dùng của người dân không ngừng tăng lên. Do đó, trong tương lai, dự án vẫn có khả năng mở rộng thị trường. 3. Dự báo cung hàng tiêu dùng trong tương lai. Dựa trên nhu câu, nhiều nhà đầu tư đã có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực xây dựng siêu thị. Dựa vào xu thế chung, ngày càng có nhiều người tới mua sắm tại các siêu thị nhiều hơn, kết hợp với các điều kiện thuận lợi ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, nhiều nhà đầu tư đã nhận định rằng đây là một thị trường đầy tiềm năng, có khả năng đem lại lợi nhuận lớn nếu biết khai thác. Do đó trong những năm tới khả năng cung về cầu hàng hoá tiêu dùng sẽ tăng lên. Một số chợ và siêu thị trên địa bàn sẽ là đối thủ cạnh tranh của siêu thị “ Hàng tiêu dùng quận Hai Bà Trưng”. III. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của dự án đầu tư siêu thị hàng tiêu dùng trên đường Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trng. 1.Xác định đối thủ cạnh tranh Trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 90 công ty thương mại và siêu thị hàng tiêu dùng phân bố đều trên cả thành phố. Tuy nhiên do đặc điểm khách hàng siêu thị là những người có đặc tính khu vực cao và chịu ảnh hưởng bởi các siêu thị danh tiếng nên đối thủ cạnh tranh chủ yếu của dự án là : - Các siêu thị lớn ,lâu năm ,có uy tín gồm CITIMART , BIGC, METRO ,PICO . Đây là nhóm siêu thị có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý khách hàng khi nhắc đến một siêu thị .Khi nói đến đồ điện gia dụng và điện máy phải nói đến METRO và khi nói đến siêu thị với các mặt hàng thiết yếu thì phải nói đến BIGC , PICO ,CITIMART. - Các siêu thị trong khu vực hai quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai. Trong đó nổi bật nhất là FIVIMART ,ACE MART , ROSE . Đây là nhóm siêu thị có ảnh hởng lớn nhất đến khách hàng khi họ có nhu cầu tới một siêu thị gần nơi sinh sống . - Các chợ và cửa hàng bách hoá trong hai quận trên. Đây là nhóm cạnh tranh trực tiếp về thị phần khách hàng trong vùng, có ảnh hởng đến việc có đến siêu thị hay không của người dân . 2.Khả năng cạnh tranh của dự án cụ thể với từng đối thủ. 2.1Đối thủ là các siêu thị lớn Các siêu thị này có sức hút mạnh đối với khách hàng đặc biệt các khách hàng có nhu cầu mua sắm trong siêu thị với số lượng lớn. Do đó, họ là đối thủ quan trọng của dự án ,sự so sánh dự án với các siêu thị này là biểu hiện cho vị thế của dự án. Điểm mạnh của đối thủ : Có danh tiếng ,uy tín trên thị trường Có giá bán phải chăng , chất lượng đảm bảo và đa dạng về chủng loại sản phẩm . Có hệ thống cơ sở hạ tầng rộng rãi với đầy đủ các khu đỗ xe ,các dịch vụ như ATM … Điểm yếu của đối thủ : Dù có nhiều lợi thế nhưng các siêu thị đều có điểm yếu là không thể bao quát được toàn bộ thị trường rộng lớn , một số mặt hàng có giá bán cao hơn nhiều so với chất lượng và chất lượng hàng hoá của họ đều có thể bị đuổi kịp bởi bất kì một siêu thị khác. *)Hướng cạnh tranh đối với các đối thủ này. Khai thác mặt mạnh của bản thân dự án cùng với những yếu điểm của đối thủ thì dự án hoàn toàn có thể vơn lên ngang bằng hoặc xếp trên đối thủ .Cụ thể : Gía cả : siêu thị trong dự án sẽ có hàng hoá bán với mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn đối thủ . Điều này hoàn toàn có thể thực hiện đợc khi dự án và đối thủ hầu như có cùng kênh phân phối là từ nhà sản xuất bán xỉ lại cho siêu thị với giá chiết khấu cho số lợng lớn.Ngoài ra dự án cũng quan tâm đến việc tìm các đối tác cung cấp hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm giảm thiểu chi phí vận tải. Việc cung cấp hàng cũng ổn định giúp giá ít biến động nhờ vào các hợp đồng mà siêu thị Hai Bà Trng ký kết với đối tác.Tất nhiên, hệ thống giá sẽ đợc xác định dựa trên mối quan hệ với chi phí và lợi nhuận. Để đảm bảo về giá siêu thị cũng hướng đến việc lưu kho với tỷ lệ nhất định. Gía bán sẽ đựơc dán nhãn công khai trên mỗi hàng hoá. Gía bán cũng sẽ đa dạng từ thấp đến cao cấp phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Chất lượng : dự án hướng đến một chất lượng tốt nhất . Siêu thị sẽ cam kết trớc truyền thông và khách hàng về một chất lượng tốt nhất với mỗi mặt hàng như sự đảm bảo uy tín trên thị truờng . Việc xây dựng đội ngũ nhân viên kiểm định chất lượng có trình độ là điều bắt buộc .Chất lượng hàng hoá còn đựơc đảm bảo từ sự ràng buộc hợp đồng với các bên cung cấp hàng . Hàng hoá được kiểm tra từ khâu sản xuất đến khi tới tay khách hàng là điều kiện đảm bảo cho chất lượng tốt nhất .Đây là điều mà mọi siêu thị thực hiệ, nên dự án hoàn toàn cạnh tranh được trên thị trường về vấn đề chất lượng. Nhãn hiệu : bên cạnh giá cả và chất lợng thì nhãn hiệu là yếu tố đảm bảo đựơc cả hai yếu tố trên .Dự án sẽ hướng đến một hệ thống nhãn hiệu đa dạng trên từng mặt hàng từ nhãn hiệu phổ thông đến cao cấp . Dự án cũng ưu tiên cho những nhẵn hiệu có uy tín và những nhãn hiệu độc quyền.Đặc biệt, dự án sẽ khai thác các nhãn hiệu độc quyền nhằm tạo ra sự khác biệt cũng như tạo sức hút của dự án. Cạnh tranh thị phần : với giá cả và chất lượng tương đương hướng đến sự vượt trội, dự án có chính sách cạnh tranh thị phần với các siêu thị lớn và có uy tín trên toàn địa bàn Hà Nội và toàn quốc nhất là khi dịch vụ chuyển phát nhanh đã phát triển rồi thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường khu vực lân cận siêu thị mới là chiến lược phát triển trớc mắt và lâu dài của dự án .Tức là dự án sẽ tận dụng ưu thế về khoảng cách để cạnh tranh. Với mức gía và chất lượng tương đương thì một người ở Hoàng Mai sẽ chọn sản phẩm của dự án chứ không bao giờ lên tới tận Cầu Giấy để mua ở BIGC cả. Về hỗ trợ khách hàng : dự án hướng đến một môi trường thân thiện nhất đối với khách hàng . Việc tạo ra sự thuận tiện nhất đối với khách hàng bắt đầu từ chỗ gửi xe đến việc bài trí thiết kế gian hàng .Đặc biệt, dự án sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn ,lắp đặt ,bán hàng nhiệt tình ,thân thiện nhất . Công tác hỗ trợ được thực hiện ngay khi khách hàng tới siêu thị ,trong lúc mua hàng và sau bán hàng. Việc giao hàng đến tận nhà khách hàng cũng được áp dụng đối với các mặt hàng cồng kềnh ,có giá trị lớn. Tóm lại với đối thủ là các siêu thị lớn có uy tín , dự án vẫn duy trì ,đảm bảo được vị thế của mình bằng hàng loạt các chính sách khả thi như trên .Dự án hướng đến sự cạnh tranh ngang bằng và tận dụng ưu thế riêng của mình để vượt lên trên đối thủ. 2.2.Đối thủ là các siêu thị trong khu vực. Đây là nhóm cạnh tranh gay gắt đối với dự án khi có chung một đối tượng khách hàng là những người gần siêu thị. Các siêu thị đó là : ACE MART Định Công ở CT6 khu đô thị Định Công ,Hoàng Mai. ROSE ở khu đô thị Linh Đàm. Siêu thị Bách Khoa ở E7 Bách Khoa FAMILYMART ở 152A Lạc Trưng ,Hai Bà Trưng. FIVIMART Đại La Siêu thị Hà Nội ở 51 Lê Đại Hành , Hai Bà Trưng Siêu thị Bắc Linh Đàm ở khu đô thị Linh Đàm Siêu thị Thanh Hà ở khu đô thị Linh Đàm Siêu thị 33 Phố Huế Siêu thị Trung Thành số 2 Lĩnh Nam , Hoàng Mai. Điểm mạnh của đối thủ : Hệ thống các siêu thị này xuất hiện trớc và chiếm đợc một lượng khách hàng nhất định. Khách hàng của họ chủ yếu là người dân trong khu vực nên thị trường bị chia sẻ nhiều . Các siêu thị này còn nằm ở những vị trí thuận lợi nhất trong khu vực như các nút giao thông quan trọng. VD như  FIVIMART ở Đại La, các khu đô thị vốn có sức mua siêu thị lớn như ROSE ở khu đô thị Linh Đàm , ACE MART ở Định Công. Điểm mạnh khác của họ nằm ở hệ thống giá cả bình dân có thể nói là xấp xỉ giá thị trường .Các mặt hàng mà các siêu thị này bán có giá trị thấp chủ yếu dưới 1.500.000đồng, phù hợp với đa số sức mua của khách hàng. Nếu như điểm mạnh của các siêu thị trong khu vực chủ yếu từ vị trí địa lý và hệ thống giá phải chăng thì cũng có những điểm yếu được bộc lộ : Về vị trí một số siêu thị lớn trong khu vực nằm ở những điểm nóng giao thông như FIVIMART ,ACE MART trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng không tốt như bãi đỗ xe chật hẹp . Về chất lợng hàng hoá các siêu thị này chưa thực sự nổi bật trong khi chủng loại hàng hoá thì hạn chế ,các sản phẩm điện tử ,điện gia dụng ,điện lạnh hầu như không có. FIVIMART từng bị điều tra ra việc bán hoa quả hỏng cho khách hàng cho thấy chất lượng không phải là điểm mạnh của các siêu thị này. Về khả năng bảo hành ,sửa chữa các siêu thị này cũng chưa phải là điểm đến của những khách hàng mua đồ kỹ thuật cao. *>Hướng cạnh tranh của dự án : Với lợi thế xuất hiện sau, dự án có đủ điều kiện xây dựng các yếu tố cạnh tranh để chiến thắng trước đối thủ. Về vị trí :dự án sẽ tận dụng các ưu điểm của mình về khả năng lưu thông dễ dàng tới các vùng khác và ngược lại. Đường Trần Đại Nghĩa có diện tích mặt đường lớn, chưa bao giờ là điểm nóng giao thông, lại giao với Đại La và Lê Thanh Nghị , là những con đường bắt vào Trờng Chinh và Giải Phóng đi tới vùng trung tâm thành phố .Ngoài ra, việc di chuyển từ các tuyến đường huyết mạch trong vùng như Minh Khai, Trương Định ,Bạch Mai cũng thuận tiện. Dự án sẽ tiến hành xây dựng một khu đỗ xe rộng, đủ phục vụ trong nhiều năm sau khi siêu thị ra đời, cùng với các dịch vụ khác như ATM, trạm xe buýt… Khu ngoại cảnh được thiết kế phù hợp với kiến trúc của siêu thị nhằm hướng đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Nếu như khách hàng đến một số siêu thị khác trong khu vực mà không mua được đủ số hàng hoá mà mình mong muốn thì khi đến với siêu thị Hai Bà Trưng, nhu cầu đó sẽ đợc thoả mãn. Khách hàng đến siêu thị thường có nhu cầu mua nhiều mặt hàng một lúc hoặc muốn tham khảo về mẫu mã, chất lượng của mặt hàng sẽ mua trong tương lai nên dự án luôn hướng đến việc đa dạng mẫu mã và chủng loại hàng hoá. Ngoài các mặt hàng thực phẩm .đồ gia dụng,dự án còn có các mặt hàng điện tử ,điện lạnh ,điện gia dụng những thứ mà hầu hết các siêu thị trong vùng không có. Ngoài ra cũng như khi cạnh tranh với các siêu thị lớn, dự án còn hướng đến chất lượng bảo hành ,sửa chữa ,vận chuyển tốt nhất. Hoạt động quảng bá ,khuyến mại và tiếp thị cũng được quan tâm đúng mức khi các siêu thị trong vùng không mấy quan tâm đến lĩnh vực này .Đối thủ là các cửa hàng bách hoá và chợ trong khu vực. Đây là đối thủ quyết định đến việc khách hàng có đến siêu thị hay không cũng có những mặt mạnh và yếu điểm riêng. Lợi thế của các cửa hàng bách hoá và chợ trong khu vực : Các cửa hàng bách hoá và c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25710.doc
Tài liệu liên quan