Đề tài: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản.
1. Lý thuyết:
1.1. Năng lực cạnh tranh
1.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
2. Thực trạng xuất khẩu gỗ và năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản:
2.1. Thực trạng xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản
2.1.1. Tổng quan xuất khẩu gỗ của Viêt Nam: ( Tình hình xuất khẩu đồ gỗ, và các đối tác của Việt Nam )
2.1.2. Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản( giá trị, cơ cấu mặt hang)
2.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh và thị phần đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
2.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam (đánh giá ưu nhược điểm về đồ gỗ nội thất của Việt Nam)
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam
2.3.1. Các yếu tố bên trong quốc gia
2.3.1.1. Các nguồn lực ( nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân công, vốn, công nghệ)
2.3.1.2. Các chính sách phát triển chế biến đồ gỗ của Việt Nam
2.3.1.3. Các thuận lợi do mối quan hệ tốt đẹp của hai nước đem lại ( các cam kết song phương, hợp tác, ưu đãi cho hàng đồ gỗ Việt Nam)
2.3.2. Các yếu tố xuất phát từ phía thị trường Nhật Bản.
qui mô thị trường
thị hiếu người tiêu dung
tiêu chuẩn môi trường, chất lượng đối với đồ gỗ
hệ thống phân phối nhiều tầng
3. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam
3.1. Triển vọng
3.2. Phương hướng
3.3. Các biện pháp chủ yếu
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí thứ 3 trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu của đồ gỗ nội thất Việt Nam, nhường vị trí dẫn đầu cho Mỹ và các nước EU.
Bảng : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam.
Năm
Tổng KNXK đồ gỗ nội thất của Việt Nam ( triệu USD)
KNXK đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản ( triệu USD)
Tỷ trọng KNXK đồ gỗ nội thất sang Nhật Bản trong tổng KNXK đồ gỗ nội thất Việt Nam (%)
1996
172
49
28.5
1997
182
57
31.4
1998
157
56
35.8
1999
163
57.7
35.4
2000
204
69.3
33.9
2001
266
98.8
37.2
2002
361
116.8
32.4
2003
463
122.5
26.5
2004
867
187
21.6
2005
1264
257
20.3
2006
2007
( Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam các năm và số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam )
2.2.2. Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đồ gỗ nội thất gồm 5 nhóm mặt hàng cơ bản sau ( phân chia theo mã HS: ghế gỗ, đồ gỗ nội thất văn phòng, đồ gỗ nội thất nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách và phòng ăn). Cả 5 nhóm mặt hàng này, các sản phẩm của Việt Nam đều có mặt đều đặn trên thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu giữa các nhóm mặt hàng này vẫn chưa có sự đồng đều và rất cần phải có sự nỗ lực điều chỉnh để đạt sự cân bằng hơn trong thời gian tới.
Bảng: Cơ cấu xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản.
Năm
KNXK ghế gỗ
đồ gỗ nội thất văn phòng
đồ gỗ nội thất nhà bếp
đồ gỗ nội thất phòng ngủ
đồ gỗ nội thất phòng khách, phòng ăn
KN (triệu USD)
tỷ trọng (%)
KN (triệu USD)
tỷ trọng (%)
KN (triệu USD)
tỷ trọng (%)
KN (triệu USD)
tỷ trọng (%)
KN (triệu USD)
tỷ trọng (%)
1996
0.22
0.4
0.002
0.004
1.17
2.4
0.66
1.3
46.95
95.8
1997
0.25
0.4
0.003
0.01
1.25
2.2
3.03
5.3
52.39
92
1998
0.43
0.8
0.04
0.07
0.41
0.7
2.61
4.7
52.45
93.8
1999
0.77
1.3
0.27
0.47
0.49
0.8
4.65
8.1
51.51
89.3
2000
1.67
2.4
0.05
0.07
1.75
2.5
4.5
6.5
61.3
88.5
2001
2.84
2.9
0.09
0.09
4.68
4.7
9.67
9.8
81.52
82.5
2002
3.83
3.3
0.18
0.15
6.25
5.4
15.99
13.7
90.55
77.8
2003
6.15
5.0
0.14
0.11
6.49
5.3
16.86
13.8
92.86
75.8
2004
18.35
9.8
0.07
0.04
9.83
5.3
27.85
14.9
130.9
70
2005
29.1
11.3
0.18
0.07
15.68
6.1
38.85
15.1
173.2
67.4
2006
2007
TB
(Nguồn: Hải quan Nhật Bản -www.customs.go.jp)
Trong cơ cấu đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản những năm gần đây, nhóm hàng đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn luôn có kim ngạch dẫn đầu. Thậm chí đã có những thời điểm nhóm hàng này chiểm tỷ trọng gần như chủ yếu trong cơ cấu đồ gỗ nội thất Việt Nam tại Nhật Bản. Đó là những năm 1996,1997,và 1998 với tỷ trọng từ 92 - 95,8 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản. Con số này giảm dần trong những năm tiếp theo, xuống đến khoảng 86,8 % trong giai đoạn (1999-2001) và trong những năm (2002-2005) là khoảng 72,7%. Điều đó chứng tỏ ngày càng có xu hướng cân bằng hơn, đa dạng hơn về mặt hàng, giảm dần tình trạng thiên về một nhóm mặt hàng nào đó.
Đứng thứ hai sau là đồ gỗ nội thất phòng ngủ, nhóm hàng này luôn đứng vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngoại trừ năm 1996. Tỷ trọng đồ gỗ nội thất phòng ngủ trong tổng kim ngạch đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng có xu hướng tăng lên. Từ 1.3 % năm 1996 lên 5,3 % năm 1997, tiếp theo đó là 8.1 % năm 1999. Sang năm 2002, giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất phòng ngủ của Việt Nam đã vươn lên chiếm 13.7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường Nhật Bản. Mức tỷ trọng này tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo nhưng với tốc độ tăng trưởng không lơn và hiện nay đang dừng lại ở con số 15.1% năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng như thế, tỷ trọng bình quân của nhóm hàng đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn trong 10 năm qua đạt 9.3 %/
Tiếp theo đó là mặt hàng ghế gỗ và đồ gỗ nội thất nhà bếp, có tỷ trọng gần như xấp xỉ nhau qua các năm( tỷ trọng bình quân của ghế gỗ là 3.8% còn của mặt hàng đồ gỗ nội thất nhà bếp là 3.5%). Nhờ nỗ lực đa dạng hoá mặt hàng trên thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp trong nước, cả hai nhóm hàng này đều đang có xu hướng tăng lên cả về giá trị xuất khẩu, cả về tỷ trọng trong cơ cấu các nhóm hàng đồ gỗ nội thất xuất khẩu sang Nhật Bản, Đặc biệt, ghế gỗ ngày càng được ưa chuộng và là mặt hàng hứa hẹn sẽ có những tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới.
Đồ gỗ nội thất văn phòng là nhóm hàng có tỷ trọng thấp nhất với kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ, hầu như không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Nhật Bản hàng năm của nước ta. Tỷ trọng bình quân thời gian qua chỉ đạt 0.1%. Đây là nhóm hàng thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam cần chú ý phát triển để ngày càng đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng trên thị trường đầy tiềm năng này.
Biểu đồ: Cơ cấu hàng đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn (1997-2007) ( theo tỷ trọng bình quân).
2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
2.3.1. Vị trí của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Trên thị trường Nhật Bản, đồ gỗ nội thất của Việt Nam phải cạnh tranh chủ yếu với các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Đài Loan…
Xét về thị phần, Trung Quốc là nước có thị phần lớn nhất vào tại Nhật Bản và từ năm 2000, Trung Quốc trở thành nước đứng đầu trong số các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Nhật. Kim ngạch và thị phần của nước này liên tục tăng lên, tỷ trọng bình quân của lượng đồ gỗ nội thất của nước này sang Nhật Bản giai đoạn 2001-2005 đạt 36.32 %. Đồ gỗ nội thất của Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm có giá trị thấp và thuộc dạng “ mặt hàng nhập khẩu phát triển” của Nhật Bản. Đây quả là đối thủ lớn đối với bất kỳ nước nào muốn cạnh tranh trên thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản.
Sau đối thủ khổng lồ Trung Quốc, đồ gỗ nội thất của Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm của Thái Lan- hiện đứng thứ hai về thị phần tại Nhật Bản. Đồ gỗ của nước này chủ yếu là hàng đại trà từ gỗ cao su. Trong giai đoạn 2001-2005, tuy vẫn luôn giữ được vị trí thứ 2, nhưng thị phần của đồ gỗ nội thất Thái Lan tại Nhật đã giảm đáng kể. Năm 2001 là 18%, nhưng đến thời điểm năm 2005 đã giảm xuống còn 14.5% , tỷ trọng binh quân đạt 15.94%.
Tình trạng giảm sút về thị phần cũng là tình trạng chung đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất của Malaixia, Inđônêxia hay Đài Loan. Các nước này đang ngày càng mất dần vị trí ưu thế trên thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản và đang dần nhường chỗ cho các sản phẩm của Việt Nam.
Bảng: Thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008*
TB
Việt Nam
Kim ngạch ( triệu USD)
98.8
116.8
122.5
187
257
Tỷ trọng (%)
5.7
6.8
7.2
10.9
13.8
8.88
Trung Quốc
Kim ngạch ( triệu USD)
29.9
593.4
638.3
675.2
754.7
Tỷ trọng (%)
18
34.5
37.5
39.3
40.4
36.32
Thái Lan
Kim ngạch ( triệu USD)
186.6
297.6
255.3
256
270.9
Tỷ trọng (%)
10.8
17.3
15
14.9
14.5
15.94
Malaixia
Kim ngạch ( triệu USD)
162.4
166.8
143
140.9
134.5
Tỷ trọng (%)
9.4
9.7
8.4
8.2
7.2
8.86
Inđônêxia
Kim ngạch ( triệu USD)
452.7
139.3
122.5
122
117.7
Tỷ trọng (%)
26.2
8.1
7.2
7.1
6.3
7.62
Các nước khác
Kim ngạch ( triệu USD)
405.9
42420.
336.7
333
Tỷ trọng (%)
23.6
24.7
19.6
17.8
22.38
( Nguồn: Hải quan Nhật Bản -www.customs.go.jp)
Trong những năm qua, kim ngạch và thị phần đồ gỗ nội thất Việt Nam liên tục tăng lên. Từ vị trí thứ 6 những năm 1996-2000 lên vị trí thứ 5 trong những năm 2001,2002,2003 cuối cùng vươn lên vị trí thứ 3 trong năm 2004 và 2005. Tuy rằng so với Trung Quốc, thị phần của đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn là con số quá nhỏ bé( 13.8% trong năm 2005, chỉ bằng 1/3 so với tỷ trọng của Trung Quốc), nhưng đây lại là bước tiến đáng kể của ngành chế biến đồ gỗ nội thất Việt Nam và điều này cũng chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang ngày càng được nâng cao, các sản phẩm của nước ta đang dần chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm của các nước khác.
Biểu đồ: Tỷ trọng bình quân của các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản giai đoạn.
Thị phần của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Tuy trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng cao, so với các đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan, tỷ trọng của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Xét trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản, tỷ trọng của Việt Nam dao động trong biên độ từ 4% (năm 1996) đến 13,8% ( năm 2005). Tỷ trọng bình quân giai đoạn 1996-2005 là 6,6%, nhỏ hơn nhiều so với các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất khác vào thị trường Nhật (như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan). Tuy nhiên, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng thị phần của Việt Nam sẽ còn tăng lên troang giai đoạn tới vì tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều lần so với tôc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường khác.
Bảng: Thị phần đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Năm
KNNK đồ gỗ nội thất Việt Nam của Nhật Bản (Triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
KNNK đồ gỗ nội thất của Nhật Bản
(Triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tỷ trọng KNNK đồ gỗ nội thất Việt Nam trong tổng KNNK đồ gỗ nội thất của Nhật Bản (%)
1996
49
-
1997
57
16.3
1998
56
-1.8
1999
57.7
3.0
2000
69.3
20.1
2001
98.8
42.6
2002
116.8
18.2
2003
122.5
4.9
2004
187
52.7
2005
257
37.4
2006
2007
Trung bình
( Nguồn: Hải quan Nhật Bản- www.customs.go.jp)
2.3.1.2 So sánh về giá cả hàng đồ gỗ nội thất trên thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
2.3.2. Những mặt mạnh và mặt yếu về sản phẩm đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Chất lượng đồ gỗ nội thất của Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh
Việc đồ gỗ nội thất của Việt Nam được tiêu thị ngày càng nhiêu trên thị trường Nhật Bản và việc thị phần của Việt Nam tăng từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 3 trong thời gian qua chứng tỏ người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng ưa chuộng các sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời, điều này cũng đã chứng tỏ rằng chất lượng đồ gỗ nội thất của nước ta đang dần được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng Nhật Bản.
Thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu của nước ta đang không ngừng đầu tư nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, công tác tìm tòi,sáng tạo những kiểu dáng, mẫu mã mới cũng dã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là so với sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan, đồ gỗ nội thất của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm của nước ta có chất lượng và độ bền chưa thực sự cao do mới có ít doanh nghiệp đầu tư được dây chuyền xử lý gỗ chống ẩm mốc, nứt, cong, vênh hay biến dạng để phù hợp với điều kiện khí hậu của Nhật Bản. Không những thế, phần lớn đồ gỗ nội thất của Việt Nam còn rất thụ động trong công tác thiết kế kiểu dáng mà chủ yếu được sản xuất theo mẫu mã do phía nhập khẩu đặt hàng.
Theo các chuyên gia đồ gỗ Nhật bản, hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước XK sản phẩm gỗ nội thất vào Nhật bản (sau Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia). Đạt được điều này là do thừoi gian qua chúng ta tăng cường năng lực cạnh tranh tại thị trường này nhừo chi phí nguyên liệu thấp, giá lao động rẻ, thợ thủ công có tay nghề cao. Hơn nữa, sản phẩm đồ gỗ nội thất của ta có ấn tượng khá tốt với người tiêu dùng Nhật Bản. Những sản phẩm này của ta khi XK vào thị trường Nhật Bản được hưởng thuế suất bằng 0%, chi phí vận chuyển không lớn trong khi một số nước phải chịu mức thuế chống bán phá giá nên càng khuyến khích nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam, làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên, ta cũng có một số khó khăn, đó là: hầu hết các DN của ta phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu NK (tới 80%), thiếu vốn kinh doanh, không có mẫu mã riêng (đa phần là làm gia công), tiếp thị nghèo nàn. Mặt khác, Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá nên sẽ đổ dồn sang thị trường Nhật Bản; đồng thời đang xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mới tịa thị trường Nhật Bản như Myanma, Campuchia...
Theo chế độ thuế quan của Nhật Bản, thuế suất cơ bản là mức thuế suất cao nhất được áp dụng cho các nước không được hưởng thuế MFN và GSP. Thuế MFN với mức thấp hơn dành cho hàng hoá đến từ cá nước có thoả thuận thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO hoặc thoả thuận song phương. Thuế GSP thường thấp hơn thuế MFN từ 10-100%. Phần lớn thuế NK tính theo giá trị chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các mặt hàng tính thuế theo trọng lượng, số lượng hay mức thuế cố định. Mặt khác, tất cả các hàng hoá bán trên thị trường Nhật Bản hiện nay đều phải chịu thuế tiêu thụ là 5%, hàng NK cũng phải chịu chung quy định này.
Để tăng cường XK sang thị trường Nhật Bản, các DN cần chú trọng đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Người dân nước này đòi hỏi cao hơn về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Nhu cầu đối với sản phẩm có tính sáng tạo, có chất lượng tốt với giá cao. Mặt khác, các DN cần quan tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm và thông qua các phương tiện thông tin khác.
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
2.4.1. Các yếu tố bên trong quốc gia
( nguồn cung cấp nguyên liệu; chính sách phát triển của quốc gia; trình độ công nghệ chế biến….)môi trường kinh doanh quốc gia.
2.4.1.1. Nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu:
Mặt hàng gỗ đứng trong Top 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, nhưng sự tăng trưởng của mặt hàng này được đánh giá là thiếu bền vững và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 2,34 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2006. Dự kiến, năm 2008 đạt 3 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2007. Tuy nhiên, đây là mặt hàng xuất khẩu thiếu bền vững và giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa cao. Năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu còn hạn chế từ quy mô của các doanh nghiệp, trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và tay nghề yếu của đội ngũ lao động ngành gỗ và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Theo Bộ Công Thương, để có thể phát triển bền vững, trong thời gian tới ngành gỗ cần tăng cường đầu tư, tạo năng lượng mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu, tăng cường thu hút FDI. Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định.
Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ trồng rừng; Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hóa một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm.
Bên cạnh đó là quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp giấy chứng chỉ rừng; Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Ngoài các sản phẩm đơn thuần làm từ gỗ, cần phát triển các mặt hàng nội thất làm từ các chất liệu khác hoặc kết hợp nhiều chất liệu trong một sản phẩm nội thất. Việc đa dạng hóa sản phẩm không những giúp thâm nhập thị trường dễ hơn mà còn tránh khả năng bị kiện bán phá giá. Mở rộng các thị trường xuất khẩu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và những thị trường tiềm năng như Canada, Nga và các nước Đông Âu…
- Những thành tựu đạt được:
Năng lực chế biến và cung ứng sản phẩm gỗ phục vụ xuất khẩu đã được nâng lên rõ rệt, bước đầu đã xuất hiện những yếu tố của liên kết theo chuỗi gía trị toàn cầu đối với sản phẩm gỗ: Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ trong nước đã có xu hướng hợp tác, liên kết với nhau, hình thành lên các cụm công nghiệp để giữ vững thị trường, đáp ứng những đơn hàng lớn từ phía bạn hàng quốc tế. Cả nước đã có 3 cụm công nghiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương; Bình Định - Tây Nguyên và Hà Nội - Bắc Ninh.
Trong khi việc tổ chức nguồn nguyên liệu để phục vụ chế biến xuất khẩu ngày càng được quan tâm cho mục tiêu phát triển bền vững: Bên cạnh việc xúc tiến và nhanh chóng triển khai thành lập 3 trung tâm chuyên nhập khẩu gỗ ở 3 miền đất nước, sự liên kết giữa các lâm trường, các chủ rừng với các công ty chế biến gỗ trong nước đang được thắt chặt trên cơ sở lợi ích của cả hai phía sẽ là những bảo đảm quan trọng cho sự phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ trong những năm tới. Các yếu tố môi trường cũng ngày càng được quan tâm trong ngành công nghiệp gỗ với ý thức ngày càng cao của các doanh nghiệp về tham gia mạng lưới kinh doanh gỗ toàn cầu (VFTN) và tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chứng chỉ rừng của Hội đồng quản lý rừng FSC
Những thành tựu về phát triển và đa dạng hoá thị trường, marketing xuất khẩu cũng rất đáng khích lệ với sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ xuất khẩu ngày càng được chú trọng ...
Tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra:
Tuy đạt được những thành tựu ngoạn mục như vậy nhưng xuất khẩu sản phẩm gố của Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố của tăng trường xuất khẩu thiếu bền vững dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài và giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm gỗ chưa cao.
Năng lực cung ứng sản phẩm gỗ cho xuất khẩu còn hạn chế từ quy mô của các doanh nghiệp, trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và tay nghề yếu của đội ngũ lao động ngành gỗ và sự phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Quy mô c ác doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở mức nhỏ và vừa, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí.Nh ìn chung, quy mô của các doanh nghiệp
Quy mô các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vẫn ở mức nhỏ và vừa, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Mức độ đầu tư vào công nghệ chế biến sản phẩm gỗ chưa cao.
Tính chất bấp bênh về nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu: hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phải nhập khẩu 80% nguyên liệu (từ 250.000 - 300.000 m3/năm) với giá liên tục tăng. Hạn chế này đã làm giá thành sản phẩm của Việt Nam thường cao hơn các nước xuất khẩu chính như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Inđônêxia và thậm chí còn cao hơn cả sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu như Nhật Bản. Ngoài ra, việc nhập khẩu gỗ trong tương lai sẽ khó khăn hơn khi nhận thức và hành động bảo vệ môi trường được nâng lên ở tất cả các nước. Do vậy, muốn đạt được kết quả xuất khẩu tốt, Việt Nam cần phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, thực hiện liên kết nội ngành tốt mới có thể đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững thời gian tới.
Chất lượng sản phẩm gỗ chưa cao và việc thiếu các thương hiệu có uy tín cũng là một cản trở lớn của ngành xuất khẩu đồ gỗ. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phải "nhờ" những thương hiệu của nước ngoài mới đưa được sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới chỉ đảm bảo chất lượng ở mức trung bình, rất ít sản phẩm có các chứng chỉ ISO. Hơn nữa, trong xu hướng toàn cầu hoá về chất lượng, ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu yêu cầu sản phẩm đồ gỗ phải có chứng nhận hệ thống quản lý nguồn gốc gỗ theo Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp và Chứng chỉ Rừng (FSC) do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF ban hành. Tuy nhiên, ở nước ta mới chỉ có 4 DN được cấp Tiêu chuẩn và Chứng chỉ này.
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm gỗ còn thấp, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗxuất khẩu còn hạn chế: Do các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là có nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, kỹ thuật tinh xảo và sản phẩm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngoài, giá bán thấp hơn 20% so với hàng hóa cùng loại của nước ngoài vẫn khó cạnh tranh vì khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp đồng. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam do ít vốn nên khó có đủ chi phí để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu của mình ra thị trường nước ngoài, việc tham quan, khảo sát nắm bắt cơ cấu sản phẩm và nhu cầu, sở thích về đồ gỗ của thị trường nước ngoài bị hạn chế nhiều nên khả năng cạnh tranh thấp.
- Việc đa dạng hoá và phát triển thị trường, đa dạng hoá và phát triển mặt hàng mới cho xuất khẩu và các hoạt động marketing xuất khẩu khác tuy đã đạt được những thành tựu lớn nhưng cũng còn không ít khó khăn có thể tổn hại đến xuất khẩu sản phẩm gỗ về lâu dài như sự phụ thuộc quá lớn vào 3 khu vực thị trường chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản (70% XK gỗ của Việt Nam), việc thiếu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, thiếu các thương hiệu gỗ uy tín…
2.4.2. Đặc điểm thị trường Nhật Bản.
Thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản
Với số dân khoảng 127.8 triệu người (năm 2006) có mức sống khá cao (GDP theo đầu người là 35994 USD), Nhật Bản là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 350-450 tỷ USD. Trong nền kinh tế Nhật Bản, dịch vụ có vai trò quan trọng nhất, hàng năm, các ngành dịch vụ chiếm lên tới trên 60% GDP của Nhật Bản, tiếp theo là ngành công nghiệp khoảng trên 30% GDP, còn lại là nền nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ nhất trong nền kinh tế của Nhật Bản, hàng năm chiếm không đến 2 % GDP.
Nhật Bản trải qua thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ trong suốt 2 thập kỷ ( từ khoảng những năm 1953- 1973, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng). Đến nhứng năm 90, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh của mức đầu tư thái quá trong những năm cuối của thập kỷ 80 và những chính sách trong nước nhằm hạn chế sự tăng vọt của giá cổ phiếu và thị trường địa ốc. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do quá trình tái cơ cấu của tập đoàn. Các cố gắng của Chính phủ nhằm vực lại sự tăng trưởng trong những thập kỷ 90 đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy còn chịu ảnh hưởng của sự chững lại của nền kinh tế Hoa Kỳ và khủng hoảng kinh tế Châu Á. Mức độ tập trung dân cư và tuổi thọ trung bình đã trở thành hai vấn đề chính trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhật Bản. Năm 1992, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 3.87 triệuJPY/người, năm 2002 tăng lên 3.94 triệu JPY/người và năm 2004 là 4,5 triệu JPY/người, tăng 16.28% so với năm 1992.
Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Thành tựu kinh tế của Nhật Bản chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, xe máy và là một trong những nước hàng đầu về đóng tàu, sản xuất sắt thé, sợi tổng hợp, hoá chất, xi măng, đồ điện và các thiết bị điện tử… NHững tiến bộ nhanh chóng trong nghiên cứu và công nghệ đã giúp Nhật Bản mở rộng kinh tế hướng vào xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là các loại thiết bị điện, điện tử, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
Trong khi xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng công nghiệp trên thì đồng thời Nhật Bản cũng phải nhập khẩu một lượng lớn các nguyên liệu và các mặt hàng tiêu dùng(do có đặc điểm về địa lý rất hiếm tài nguyên thiên nhiên). Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: nguyên liệu, thực phẩm, hoá chất, hàng dệt may, các sản phẩm gia dụng, trang trí nội ngoại thất…Trong đó, sản phẩm đồ gỗ nội thất là mặt hàng được nhập khẩu ngày càng nhiều do những nhu cầu trong nước không ngừng tăng lên, và thị trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất trên thế giới.
Nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nội thất của người Nhật Bản.
Xu hướng tiêu dùng đồ ngoại người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này là rất lớn, vào khoảng 3000 tỷ JPY, bao gồm cả hàng gia dụng trong đó hàng đồ gỗ nội thất chiếm khoảng 37% thị phần tại thị trường Nhật. Có thể khẳng định rằng, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới, hàng năm tiêu dùng cho đồ gỗ tại nước này xấp xỉ 1000 USD/ tháng /hộ. Trong xã hội công nghiệp với mức độ rất ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KDQT2 (2).docx