Đề tài Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHI ÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2

1.1. Các khái niệm cơ bản: 2

1.2. Quy trình nghiên cứu thị trường: 4

1.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: 5

1.2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: 5

1.2.3. Thực hiện việc nghiên cứu: 9

1.2.4 Trình bày các kết quả thu được: 10

1.3. Nội dung nghiên cứu thị trường: 10

1.3.1.Nghiên cứu thị trường nhằm thăm dò thị trường: các nghiên cứu này có mục tiêu thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề: 10

1.3.2 Với dự án nghiên cứu thị trường nhằm thử nghiệm thị trường: 11

1.3.3. Nghiên cứu thị trường nhằm dự báo thị trường: 12

1.3.4. Nghiên cứu thị trường nhằm phân đoạn thị trường: 122

1.4. Một số bài học kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường ở một số doanh nghiệp trên thế giới: 13

Phần 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VN TRONG THỜI GIAN QUA. 16

2.1 Tình hình phát triển của ngành cà phê Việt Nam thời gian qua: 16

2.1.1. Khái quát tình hình ngành cà phê thế giới những năm gần đây: 16

2.1.2 Tình hình phát triển ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây: 19

2.2. Công tác nghiên cứu thị trường với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam. 23

2.2.1. Sự cần thiết của nghiên cứu thị trường với ngành cà phê Việt Nam: 23

2.2.2. Bộ máy tổ chức Nghiên cứu thị trường ở DN cà phê Việt Nam: 26

2.2.2.1. Tổ chức theo quy trình nghiệp vụ 26

2.2.2.2. Tổ chức theo chủng loại sản phẩm 26

2.2.2.3. Theo khu vực thị trường 26

2.2.2.4. Tổ chức theo mô hình truyền thống 27

2.2.3. Nội dung nghiên cứu thị trường của các DN ngành cà phê VN 28

2.2.3.1. Với thị trường nội địa 28

2.2.3.2. Với thị trường xuất khẩu 30

2.3 Đánh giá chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp ngành cà phê Việt nam. 34

2.3.1. Nhận định chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam thời kì hội nhập. 35

2.3.2. Tình hình nghiên cứu thị trường ngành cà phê Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 41

Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 47

3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn tới. 47

 3.1.2. Những khó khăn ngành cà phê phải đối mặt khi gia nhập WTO 47

3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn mới 49

3.2. Giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 52

3.2.1. Về phía doanh nghiệp: 52

3.2.2. Về phía Nhà nước: 56

KẾT LUẬN: 58

PHỤ LỤC: 59

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 66

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên viên Quảng cáo 2.2.3. Nội dung nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp ngành cà phê VN Trên cơ sở lí thuyết ở Phần 1, có thể đưa ra các nội dung nghiên cứu thị trường của ngành cà phê Việt nam bao gồm như sau: 2.2.3.1. Với thị trường nội địa: Nghiên cứu thị trường bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu về mức tiêu thụ cà phê: bao gồm: + Số lượng tiêu thụ cà phê mỗi năm: theo từng khu vực thị trường (Bắc- Trung-Nam chẳng hạn) là bao nhiêu, tỉ lệ giữa các thị trường là bao nhiêu? (Theo nghiên cứu của Hiệp hội cà phê thế giới ICO, tiêu dùng cà phê nội địa Việt Nam chỉ đạt mức gần 4% trên tổng số thu hoạch được, quá ít so với các nước sản xuất cà phê khác.) + Ai tiêu thụ? Người lao động, tầng lớp trí thức, người già, thanh thiếu niên, người đi làm, nữ giới, nam giới... + Tiêu thụ ở đâu? Theo cả nước, theo vùng miền, thành thị, nông thôn... + Việc tiêu thụ, hay mua hàng có thường xuyên không? + Cà phê được sử dụng như thế nào? Sử dụng cà phê thường xuyên, trung bình hay thi thoảng (Dùng hàng ngày, dùng vài lần một tuần, vài lần một ngày, hay khi có việc mới dùng...) + Việc tiêu thụ của các sản phẩm cà phê khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh? Số lượng tiêu thụ, tần suất tiêu thụ..., các số liệu này được so sánh với thông tin của doanh nghiệp. (Đặc biệt là các sản phẩm cà phê hoà tan đang được thị trường nội địa đón nhận hiện nay, DN cà phê Việt Nam như Vinacafe, Trung Nguyên gặp phải các đối thủ mạnh như Nestcafe, các sản phẩm hoà tan nhập khẩu hoàn toàn rất được ưa chuộng đến từ Singapo, Thái Lan) + Các yếu tố làm tăng tỉ lệ tiêu thụ cà phê của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh, như xu hướng tiêu dùng mới, do sự du nhập của văn hoá nước ngoài, do uy tín của đối thủ cạnh tranh bị giảm sút làm cho lượng tiêu thụ của DN tăng.... - Nghiên cứu về cung cà phê: + Tổng lượng cung cà phê trên thị trường nội địa? Nguồn cung từ doanh nghiệp, từ các đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê khác.... + Tổng sản lượng cà phê sản xuất trong nước hàng năm. Trong đó, bao nhiêu là cung cấp cho thị trường nội địa, bao nhiêu là dành cho xuất khẩu? Ví dụ như một DN cà phê tại Pleiku cho biết 2/3 trong số 300.000 tấn cà phê bột hàng năm DN này sản xuất là dành cho xuất khẩu. + Tổng lượng cà phê nhập khẩu? + Các nguồn cung sản phẩm đến từ đâu?... - Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước về khuyến khích sản xuất, tiêu dùng cà phê. Như thuế quan hạn chế nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu cà phê, các quy định tiêu chuẩn về cà phê, các chính sách về hỗ trợ vay vốnCụ thể: + Hiện nay, các DN cà phê trong nước cũng như xuất khẩu đều phải quan tâm tới tiêu chuẩn TCVN 4193-2005 đã được Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT đề ra từ năm 2005, nhưng việc áp dụng bắt buộc hay không lại chưa rõ ràng và ổn định. Và chưa hề có hướng dẫn đi kèm. Điều này có thể gây khó khăn cho các DN trong khâu sản xuất cà phê. + Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ... Tuy nhiên, tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Như những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay - Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh trong thị trường nội địa: + Số lượng đối thủ cạnh tranh hiện nay, trên từng khu vực thị trường. + Đối thủ cạnh tranh đến từ đâu? Đâu là đối thủ mạnh nhất trên những thị trường cơ bản mà DN đang tham gia hoặc hướng tới? + Các chiến lược, sách lược của đối thủ cạnh tranh. + Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. + Khả năng cung ứng cà phê cùng những dịch vụ đi kèm tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh? So sánh với DN? ... - Dự báo về thị trường cà phê nội địa: + Dự báo về xu hướng tiêu thụ cà phê trong tương lai: lượng tiêu thụ tăng hay giảm? Vì những lí do nào? Xu hướng người tiêu dùng tiêu thụ cà phê "nội"- "ngoại" tăng giảm ra sao? Vì sao?... + Dự báo về khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong tương lai? Của bản thân DN, và của đối thủ cạnh tranh? + Dự báo về tốc độ tăng trưởng của thị trường cà phê nội địa? Khả năng thu hút các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào từng khu vực thị trường như thế nào? Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?... Với thị trường cà phê nội địa Việt Nam, dường như các nội dung trên mới chỉ được các nhà lãnh đạo của các DN cà phê Việt Nam nhận thức được, nhưng chưa có sự đầu tư thích đáng. Bởi sự thiếu quan tâm tới thị trường nội địa, và nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu đối với đa phần doanh nghiệp là lớn hơn. 2.2.2.2. Với thị trường xuất khẩu: Đây là thị trường đòi hỏi nhiều thông tin hơn hẳn, bởi lẽ các thị trường nhập khẩu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức hơn thị trường trong nước rất nhiều. a- Các quyết định Thương Mại về xuất khẩu cà phê của nước ta: đây là thông tin bản, trước nhất cần tìm hiểu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Vì đó là điều kiện tiên quyết ngăn cản hoặc mở rộng con đường xuất khẩu cà phê sang các nước khác. b- Thông tin tiếp cận thị trường: Trên thực tế, với phần lớn các DN xuất khẩu nói chung và DN cà phê nói riêng, thì hàng rào nhập khẩu của các nước nhập khẩu quan trọng hơn là hàng rào xuất khẩu của nước ta. Các hàng rào đó có thể kể đến như - Thuế quan và hạn ngạch: đa phần các nước nhập khẩu đều sử dụng hạn ngạch dưới nhiều hình thức vì hạn ngạch có đối tượng điều chỉnh thông dụng hơn, do đó hạn chế hữu hiệu thị phần của thị trường cà phê mà các DN xuất khẩu của ta có thể tiếp cận được. DN cần xác định diễn biến của các chính sách thuế quan và hạn ngạch này trong hiện tại cũng như tương lai. Các chính sách này có thể thay đổi do tư cách hội viên cộg đồng Thương mại đa quốc gia, do đàm phán thương mại đa phương khiến cho bên nước nhập khẩu bỏ hạn ngạch nhập khẩu chẳng hạn. Và DN cần nắm rõ ít nhất 3 lí do để DN phải quan tâm nghiên cứu tới vấn đề này: + Do thuế quan, hạn ngạch có thể gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm cà phê của DN với DN cà phê bản xứ do bị đánh thuế nhập khẩu. + Ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của cà phê DN với cà phê đến từ nước thứ 3, do tỉ lệ thuế quan khác nhau, do chế độ ưu đãi thuế (như giữa các thành viên của AFTA, NAFTA, EU) + Ảnh hưởng tới tính toán gía bán thích hợp. Hiện nay, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. - Sắc thuế nội địa: Điều này ảnh hưởng tới việc hình thành tương quan chi phí- giá cả và ảnh hưởng trực tiếp tới việc bán cà phê tại các thị trường nhập khẩu. Các sắc thuế nội địa được áp dụng nhằm đối xử chống lại các sản phẩm nước ngoài, có hiệu quả như một thứ thuế quan nhập cảng. Nhiều nước đã sử dụng hàng rào phi thuế quan như một cách để bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. - Hạn chế về hối đoái tại các thị trường nhập khẩu: Nhiều chính quyền đã hạn chế, kiểm soát việc thanh toán bằng ngoại tệ với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. Ví dụ như nhà nhập khẩu mua ngoại tệ trả tiền các sản phẩm lương thực như lúa gạo với tỉ giá thấp hơn 20% so với việc nhập khẩu các sản phẩm như cà phê, đồ điện tử chẳng hạn. Hoặc như DN kí quỹ nhập cảng với số tiền cao đối với một số hàng hoá, 1 số nước mà sản phẩm xuất xứ. (phân biệt đối xử với quốc gia xuất khẩu). Do đó, nếu hạn chế tiền tệ vẫn tồn tại tại các quốc gia nhập khẩu, thì DN phải nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề này, xem xét việc áp dụng các hạn chế này là thường xuyên hay chỉ trong một thời gian ngắn. Sau đó, DN phải xác định ảnh hưởng của các hạn chế này: + Khiến sản phẩm (cà phê) không thể bán được, bán ít, hay bán không đều? + Làm giới hạn số lượng cà phê bán ra là bao nhiêu? + Các hạn chế này có đi kèm các chế độ hạn ngạch khác hay không?... - Nghiên cứu các quy định liên quan đến sức khoẻ và an toàn: Kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng khác như thuỷ hải sản, may mặc, đã cho ngành cà phê nhiều bài học gián tiếp về việc nghiên cứu, nắm bắt các quy định liên quan đến sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu. Đặc biệt ngày càng trở nên quan trọng hơn bởi cà phê là ngành hàng liên quan đến thực phẩm trực tiếp tiếp xúc với miệng. Công việc này đỏi hỏi các DN nghiệp xuất khẩu phải nắm rõ các quy định vè nguyên liệu cà phê sử dụng, công thức chế biến (nếu là sản phẩm chế biến sẵn), bao bì, nhãn hiệu...Không ít trường hợp, vì thiếu thông tin mà sản phẩm không thích nghi được với thị trường nhập khẩu và bị loại khỏi thị trường, không những thế còn làm mất danh tiếng của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường. Ở nội dung này, đòi hỏi DN cà phê xuất khẩu phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: + Các quy định đó là gì? Các DN cà phê nên quan tâm tới các quy định về sức khoẻ an toàn đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, thực phẩm của EU, các qui định về môi trường đối với các giải pháp bắt buộc nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và tái chế bao bì + Phải tốn kém bao nhiêu để DN có thể thích ứng được với những quy định đó? - Ngoài ra, DN xuất khẩu còn phải quan tâm tới các yếu tố chính trị tại thị trường nhập khẩu: Như việc thay đổi hàng rào mậu dịch, thay đổi vị trí liên hệ giữa các nước cung cấp cạnh tranh... Điều này sẽ dẫn tới hàng loạt tác động làm thay đổi các chính sách ưu đãi, đối thủ cạnh tranh c- Quy mô cơ cấu tăng trưởng thị trường cà phê nhập khẩu: - Trước hết là tìm hiểu về việc nhập khẩu ở các nước mà DN đang hướng tới, các thông tin cần thiết là: + Khối lượng cà phê nhập khẩu tại các nước này là bao nhiểu? + Cà phê xuất xứ từ đâu? + Thành phần các nhà cung cấp cà phê tại thị trường nước này thay đổi, phát triển thế nào? + Giá cả cà phê nhập khẩu từ các nguồn khác nhau? - Các thông tin về mức tiêu thụ cà phê tại thị trường nhập khẩu: Cung bao gồm các thông tin tương tự như thông tin mà DN cần nắm rõ như với thị trường nội địa nhắm xác định quy mô, tiềm năng thực sự của thị trường mà DN đang hướng đến. - Tìm hiểu về các phân khúc thị trường liên quan đến sản phẩm cà phê của DN Việc này nhằm ước đoán chính xác khả năng tiêu thụ, doanh số bán, ảnh hưởng đến việc ra quyết định Marketing sản phẩm của DN như thế nào? Độ thích nghi của sản phẩm với thị trường ra sao? nhằm gia tăng cơ hội thành công cho DN. Việc này đòi hỏi DN chú trọng tới các thông tin: + Về sản phẩm cà phê được tiêu thụ trên từng thị trường + Thông tin về các nhà trung gian (nhà phân phối, nhà bán lẻ lớn) + Thông tin về các nhà nhập khẩu các sản phẩm cà phê thô (chưa qua chế biến): Quy mô, nguồn cung cấp hiện có, cách quyết định mua hàng, những người lãnh đạo có trách nhiệm quyết định vấn đề nhập hàng hay không nhập hàng của các doanh nghiệp đó, các nhu cầu đặc biệt khác Các thông tin này còn giúp cho DN lập được các hồ sơ về người tiêu dùng, về các nhà nhập khẩu, tập hợp các đặc điểm liên hệ tới người tiêu dùng "điển hình" d- Các yếu tố tác động đến mức cầu: - Các yếu tố kinh tế: tốc độ tăng trưởng, mức thu nhập bình quân đầu người. Thông thường, khi kinh tế phát triển, mức tiêu thụ sản phẩm cà phê sẽ tăng cao hơn. - Các yếu tố khí hậu, địa lý: như giao thông vận tải, sự mất cân đối về tự nhiênRõ ràng là một nước kém về nông nghiệp, sẽ chấp nhận nhập khẩu cà phê từ các nước khác dễ dàng hơn. Ví dụ như thu thập và nghiên cứu các thông tin về thời tiết, đặc biệt là ở Brazil, nơi có nguồn cung và cũng là nơi có sức tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Từ đó góp phần dự báo xu hướng tiêu thụ, sản xuất của thị trường cà phê trong và ngoài nước. - Các yếu tố văn hoá, xã hội: + Phong tục tập quán, thói quen, sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng cà phê tại các nước này. + Mức độ hiểu biết, đánh giá, suy nghĩ của người tiêu dùng cà phê nước này về sản phẩm của DN, hoặc sản phẩm của một DN nào đó của Việt Nam đã tham gia thị trường này trước đó e-Nghiên cứu vấn đề cạnh tranh: DN phải xác định được: - Cơ cấu, lực lượng cạnh tranh: bao gồm + Đối thủ cạnh tranh trực tiếp? Gián tiếp? + Thị phần của những nhà cung cấp cà phê quan trọng là bao nhiêu? Diễn biến tăng giảm thị phần của họ như thế nào? + Các bất lợi về chi phí của các đối thủ đó? + Sự gia tăng sản xuất, cung cấp cà phê của các nhà cung cấp quan trong trên thị trường thế nào? Khả năng cung ứng hiện tại của họ? Kế hoạch bành trướng của họ như thế nào? + Thị trường bị thống trị bởi 1 hay nhiều nhà cung cấp? + Các nhà cung cấp có được hưởng thuế ưu đãi hoặc các lợi ích tương tự hay không? + Liệu có còn có phân khúc thị trường cà phê nào mà hiện không được các nhà cung cấp hiện có chưa khai thác hiệu quả không?... - Nghiên cứu các lý do thành công của đối thủ cạnh tranh chính: + Thành công vì điều gì? Vì chất lượng sản phẩm, giá cả, chi phí, vị trí nơi cung cấp, đặc tính sản phẩm, quy mô sức mạnh công ty đó, mạng lưới phân phối của họ, hay do quảng cáo, khuyếch trương? + Nếu họ bị mất chỗ đứng, thì tìm hiểu tại sao? - Nghiên cứu cơ hội cạnh tranh: DN thường quan tâm tới các vấn đề: + Giá người tiêu dùng phải trả? + Mức lợi nhuận của các thương gia? + Chi phí vận chuyển 2.3 Đánh giá chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp ngành cà phê Việt nam. 2.3.1. Nhận định chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam thời kì hội nhập. *Nhận định chung: Theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS - Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp; không chỉ so sánh với các nước kinh tế phát triển mà chi phí này của Việt Nam còn thua nhiều nước trong khu vực. Chi phí cho nghiên cứu thị trường quá ít: Cụ thể, tổng chi nghiên cứu thị trường của Việt Nam tính trên đầu người chỉ đạt 0,12 USD; đây là mức thấp nhất trong 60 quốc gia được điều tra. Điều tra cũng cho thấy tổng chi quảng cáo trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 2,4 USD thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước. Dẫn đầu về chi phí nghiên cứu thị trường là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ, Canada; Nhật Bản đứng thứ 7 và thứ nhất châu Á. So với các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển thì Malaysia dẫn đầu với chi phí nghiên cứu thị trường bình quân đạt 1,25 USD/người/năm, Thái Lan 0,6USD, Philippines 0,38USD và Trung Quốc là 0,3USD. Theo điều tra, tổng doanh số nghiên cứu thị trường riêng tại châu Á đã lên tới khoảng 2,6 tỷ USD trong đó Nhật Bản đã chiếm tới 45%, Trung Quốc và Úc chiếm 30%, 17 nước còn lại có cả Việt Nam tổng chi chưa đến 400 triệu USD; trong đó Việt Nam chiếm chưa đến 2,5% trong số đó. Các con số cho thấy chi phí nghiên cứu thị trường ở Châu Âu (42%) và Bắc Mỹ (36%) đã chiếm hơn ¾ tổng chi phí của toàn cầu. Hoa Kỳ, tiếp theo đó là Đức, Anh và Pháp nằm trong danh sách các nước hàng đầu về nghiên cứu thị trường. Tuy nhiện tại những nước này mức tăng của nghiên cứu thị trường rất chậm, bình quân mỗi năm chỉ đạt khoảng 5%. Nghiên cứu thị trường tăng trưởng chủ yếu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ Latin, khu vực đang chiếm phần lớn về tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Tại Châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản chiếm khoảng 45% tổng chi phí cho nghiên cứu thị trường. Trung Quốc và Úc chiếm 30% trong tổng số 2,6 tỷ USD trong năm 2005. Điều đáng ngạch nhiên là các nước còn lại trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lại bỏ ra số tiền thấp đến mức không thể tin được cho các dịch vụ vố giá (400 triệu USD), đặc biệt ở các nước có dân số đông và tiềm năng kinh tế rất cao như Ấn Độ, Inđônêsia và Việt Nam. Mức chi ở Inđônêsia và Ấn Độ (17%) có được là do có nền tảng cơ bản và sức chi này đang tăng đều đặn, nhưng ở Việt Nam, mức chi cho nghiên cứu thị trường chủ yếu là do các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, còn DN Việt Nam thực sự ở ngoài cuộc khi chỉ chiếm 5% trong tổng chi mối năm. Trong một cuộc hội thảo mới đây, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thừa nhận, ít doanh nghiệp Việt Nam có thói quen thu thập và xử lý thông tin trước khi ra quyết định. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng ít quan tâm đầu tư cho hoạt động thông tin cả về con người và phương tiện. Việc thu thập thông tin về phía nước ngoài và đối tác là doanh nghiệp nước ngoài thường rất khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, các hệ thống thông tin do các cơ quan nhà nước thiết lập thường không tới được và không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một thực trạng đáng cảnh báo, từ trước tới nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công nhờ các yếu tố giá nhân công rẻ, sự hỗ trợ của chính phủ, thị trường còn chưa mở cửa hết... nhưng đến nay những lợi thế này đang mất dần. Giá nhân công đã tăng lên 20% kể từ năm 2003, việc hỗ trợ của chính phủ sẽ dần được cắt giảm theo các cam kết quốc tế, mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng lên do phải mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo sức cạnh tranh mới thông qua xây dựng và quảng bá thương hiệu. *Những vấn đề còn tồn tại của công tác nghiên cứu thị trường hiện nay tại Việt Nam: Hoạt động nghiên cứu thị trường ở Việt Nam có một thuận lợi lớn, đó là sự sẵn sàng hợp tác của người tiêu dùng trong trả lời phỏng vấn, điều tra. So với các nơi khác như Hồng Kông, Singapore, người tiêu dùng Việt Nam vui vẻ trả lời một bảng khảo sát dài. Tuy nhiên, đây cũng là một đặc điểm gây nghi ngờ về tính chính xác của các hoạt động nghiên cứu thị trường ở Việt Nam. Nhận một món quà dù tượng trưng, người trả lời phỏng vấn thường thích làm hài lòng người đi phỏng vấn nên các câu trả lời của họ thường theo hướng tích cực - chưa thích cũng gắng nói là thích. Người dân Việt Nam thường có thói quen trả lời "Vâng", "Có" cho hầu hết các câu hỏi, bất kể ý kiền thật của họ như thế nào. Có lẽ chuyện gật đầu nói "Vâng", "Có" chỉ là một cách biểu hiện thái độ hiểu ý người nói, chứ chưa phải là trả lời vào câu hỏi. Người dân Việt Nam thường có thói quen trả lời "Vâng", "Có" cho hầu hết các câu hỏi, bất kể ý kiền thật của họ như thế nào. Việc sử dụng sinh viên làm người thực hiện phỏng vấn bán thời gian, tuy tiết kiệm chi phí cho công ty nghiên cứu nhưng độ chính xác của thông tin không cao. Kiểm soát sao cho người thực hiện phỏng vấn không bịa ra các cuộc hỏi đáp không có trong thực tế cũng là một chuyện gây đau đầu cho các công ty nghiên cứu. Ngoài ra các công ty Việt Nam đã có một số điều kiện thuận lợi nhất định, ví dụ như giá cả cạnh tranh, thuế khích lệ, được bao cấp và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Hơn nữa, các công ty này được lợi rất lớn từ nguồn lao động rẻ, mặt bằng giá nhân công và sản xuất thấp. Nhờ vào nhưng yêú tố và yêú tố các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đều là vật dụng cần thiết, các công ty Việt Nam đã không cần đến nghiên cứu thị trường hay quảng cáo cho vấn đề này để xây dựng một thế cạnh tranh. Với việc gia nhập WTO, những lợi thế này hầu hết sẽ không còn, điều này buộc Việt Nam phải đầu tư hơn vào quảng cáo và nghiên cứu thị trường. Một đặc điểm nữa của nghiên cứu thị trường ở Việt Nam liên quan đến thông tin thị trường. Một mặt, doanh nghiệp trong nước thường chưa ý thức được tầm quan trọng của thông tin từ bên trong công ty để nghiên cứu thị trường. Có lẽ trong đội ngũ nhân viên, ít có người có chuyên môn để phân tích hóa đơn bán hàng, chẳng hạn, nhằm tìm hiểu về xu hướng tiêu thụ sản phẩm. Các công ty Việt Nam khó lòng chen chân được vào thị trường này vì mắc phải rào cản lớn - mức độ tin cậy của dịch vụ cung ứng. Mặt khác, thông tin từ bên ngoài thường khó kiếm, độ chính xác không cao hay không được cập nhật thường xuyên. Dù tự làm hay thuê dịch vụ, doanh nghiệp nào cũng biết mình cần phải có những thông tin thô, căn bản về thị trường đang muốn nhắm đến. Thêm một vấn đề nữa là nhiều công ty Việt Nam sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa cho rằng, họ không cần đến dịch vụ nghiên cứu thị trường vì họ là người Việt Nam, và hiểu được người tiêu dùng cần gì. Đây là sai lầm nghiêm trọng, vì hầu hết thị phần các thương hiệu hàng tiêu dùng đều do các công ty nước ngoài thống trị, và các công ty này đã sử dụng nghiên cứu thị trường để giữ lợi thế cho mình. Mặt khác nếu có, công ty trong nước chỉ chú trọng nghiên cứu thị trường khi có ý tưởng làm ăn, khi muốn mở rộng sang địa bàn mới. Thăm dò để tìm hiểu vì sao một sản phẩm thất bại hay đo lường ý kiến người tiêu dùng đối với một sản phẩm đang có là chuyện hiếm hoi. Công ty trong nước cũng thường muốn tự mình làm nghiên cứu thị trường vì nghĩ mình nắm rõ những ngóc ngách trong lĩnh vực đang hoạt động, chứ công ty nghiên cứu có biết gì đâu mà nhờ. Vì thế, hoạt động nghiên cứu của họ thường mới dừng phương pháp thăm dò chứ ít khi được tiến hành theo quy mô lớn hay mang tính khoa học. Một phần cũng bởi chi phí cho công tác này trên thị trường trong nước còn rất cao. Cụ thể như giá một dự án nghiên cứu thị trường bình quân do AC Nielsen tiến hành tại Việt Nam khoảng 15.000 đô-la Mỹ, thấp nhất cũng 5.000 đô-la Mỹ và cao nhất là 150.000 đô-la Mỹ. Với giá này chẳng lạ gì hầu hết khách hàng của hãng nghiên cứu thị trường lớn nhất Việt Nam này là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cần phải có khả năng cạnh tranh ở thế cân bằng hơn, phải nghiêm chỉnh cải tổ sắp xếp lại để có thể tồn tại và phát triển hơn. Thử thách lớn nhất cho DN Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, là phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài ở một sân chơi cân bằng. Điều này đòi hỏi công ty Việt Nam phải học hỏi các chiến lược tiếp thị và các phương thức quảng cáo của các công ty nước ngoài thành công trên thế giới. Khi xem xét con số 160.000 công ty Việt Nam và chỉ khoảng 5.000 công ty nước ngoài, người xem sẽ thấy “sốc” khi biết rằng các DN Việt Nam chỉ chi ít hơn 5% trong tổng chi cho nghiên cứu thị trường ở trong và ngoài nước. Trong khi thực tế cho thấy thực hiện nhiều dịch vụ  nghiên cứu và làm các chương trình quảng cáo hiệu quả rất cần thiết cho thành công của các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, vì đây là con đường duy nhất cho các công ty này có được vị trí tốt hơn để chắc chắn rằng, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cả trong và ngoài nước. *Tổng quan ngành nghiên cứu thị trường tại Việt Nam: Nghiên cứu thị trường hiện được coi là một ngành còn non trẻ và đang bắt đầu phát triển ở VN. Tuy công nghiệp nghiên cứu thị trường đang gia tăng mỗi năm xấp xỉ 20% nhưng nó còn quá mới mẻ tại Việt Nam, chỉ 14 năm. Bời vậy, kinh phí Việt Nam dành cho nghiên cứu thị trường này có một khởi đầu khiêm tốn. Ngành nghiên cứu thị trường ở VN hiện đang có tổng chi chừng 25 triệu USD, được đánh giá là thấp so với các nước trong khu vực. Đây là một ngành trong những năm gần đây có sự tăng trưởng khá mạnh, và dự kiến sẽ tăng đến 50 triệu USD vào năm 2012. Hiện cả nước có khoảng 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực này với tổng doanh thu trên 25 triệu USD, nhưng cũng như các ngành khác, đây là một thị trường rất tập trung - với ba "đại gia" chiếm đến 70% thị phần là AC Nielsen, Taylor Nelson Sofres (TNS) và Cimigo. Riêng điều tra trực tuyến bắt đầu phát triển từ năm 2006 do Vinalink Media triển khai. (ĐTTT). Từ nay đến năm 2012, phần lớn tăng trưởng kinh tế sẽ đều xuất phát từ các công ty tại Việt Nam. Các công ty khi đặt mục tiêu tăng trưởng và mở rộng đầu tư (dưới các hình thức liên doanh, hay mua cổ phần), dần dần phải đặt sự quan tâm nhiều hơn vào việc đánh giá các lợi thế của mình, trên cơ sở đó đề ra chiến lược phát triển và kế hoạch Marketing để đạt được mục tiêu đó. Nhu cầu về dịch vụ nghiên cứu thị trường đang tăng cao với mức tăng trưởng hàng năm dao động trong khoảng 20%. Trong hai năm qua, số công ty VN hoạt động trong lĩnh vực này cũng đã tăng lên đáng kể. Theo nhận định của Richard Burrage, GĐ Khu vực công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo, sau hai năm nữa, chắc chắn sẽ còn có thêm rất nhiều công ty cả nội lẫn ngoại gia nhập thị trường Các công ty nước ngoài có lợi thế về quy mô, trình độ kiến thức quốc tế, nguồn lực đầu tư vào các dịch vụ nghiên cứu tổng thể lớn, và các mối quan hệ khách hàng toàn cầu. Ngoài ra các công ty nước ngoài có các lợi thế cung cấp các định hướng mang tính chiến lược hơn cho khách hàng. Trong khi đó thì các công ty trong nước có được lợi thế cạnh tranh tốt hơn về chi phí, tuy nhiên về năng lực thì còn chưa đạt được đến chuẩn mực quốc tế trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Theo đánh giá chung, trong mười năm tới, số các công ty trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại do yêu cầu về chất lượng dịch vụ sẽ cần đạt đến mức toàn cầu - khách hàng cần sự chuyên nghiệp và dịch vụ ở tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Một số sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở mức độ cung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6176.doc
Tài liệu liên quan