MỤC LỤC
Trang
Mục lục
A. Nội dung báo cáo chính
Chương I. Tổng quan
1. Sơlược vềtự động hóa trong sản xuất tấm lợp.
2. Hệthống chuẩn bịliệu trong dây truyền sản xuất tấm
lợp Fibro Ximăng không Amiăng.
3. Vai trò của tự động hóa công đoạn chuẩn bịliệu trong
ngành sản xuất tấm lợp Fibro Ximăng không Amiăng.
4. Các phương pháp định lượng trong sản xuất tấm lợp
Fibro Ximăng không Amiăng.
5. Hiện trạng tình hình ứng dụng tự động hóa quá trình
chuẩn bịliệu ởnước ta.
6. Giải pháp cho tự động hóa cụm chuẩn bịliệu
6.1 Giải pháp điều khiển cho cụm chuẩn bịliệu
6.2 Giải pháp điều khiển cho hệthộng định lượng
Chương II: Thiết kế động học của hệthống
1. Định lượng Ximăng
2. Định lượng vật liệu lỏng và huyền phù
Chương III: Hệthống điều khiển và hiển thịcủa hệthống
1. Hệthống điều khiển
2. Hệthống hiển thị
B. Kết luận và hướng phát triển
1. Kết quả đạt được
2. Hướng phát triển
Tài liệu tham khảo
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống định lượng vật liệu nhiều pha điều khiển số, sử dụng trong công nghệ sản xuất tấm lợp không Amiăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm cũng có
những tính chất khác nhau. Đối với lĩnh vực sản xuất tấm lợp Fibro ximăng thì
vai trò của quá trình chuẩn bị liệu lại càng quan trọng, nó là công đoạn đầu tiên
của quy trình sản xuất ra tấm lợp, ở công đoạn này các loại vật liệu được trải
qua các công đoạn nghiền, trộn riêng liên tục trước khi chúng được đưa vào
một thùng khuấy trộn chung. Lượng huyền phù của thùng khuấy trộn chung
này tiếp tục được đưa đến một thùng khấy phân phối trước khi đưa vào xeo.
5
Đối với công nghệ sản xuất tấm lợp không Amiăng, công đoạn này có nhiều
thay đổi nhất so với công nghệ cũ, quyết định đến tính chất và chất lượng của
sản phẩm. Như chúng ta đã biết trong sản xuất tấm lợp quá trình được nhắc tới
nhiều nhất là quá trình xeo cán. Đó là một quá trình quan trọng, nhưng trước
khi liệu được xeo để tạo nên bán thành phẩm, quá trình tạo nên hỗn hợp liệu
trước đó cũng có tính quyết định đến cơ lý tính của tấm.Vì vậy, ở các cơ sở sản
xuất tấm lợp, quá trình này là mối quan ngại và cũng giành được sự quan tâm
đặc biệt của nhà sản xuất.
Quá trình chuẩn bị một mẻ liệu như sau:
Đầu tiên giấy và nước được đưa vào máy khuấy cây thông (101) để khuấy
trộn, sau đó một khoảng thời gian ( do nhà công nghệ xác định), giấy được bơm
vào thùng chứa trung gian (102), giấy từ đây được bơm qua hệ thống các máy
nghiền (103) để thực hiện các chu trình nghiền. Sau khi nghiền xong (đạt yêu
cầu công nghệ), giấy tiếp tục được bơm lên các thùng trữ giấy (104). Ở thùng trữ
giấy tiếp tục được khuấy trộn. Cùng thời gian này, phụ gia Bentonite và
Silicafume cũng được đưa vào các thùng khuấy trộn (105) cùng với nước thực
hiện quá trình khấy trộn.
Hình 1.3 : Sơ đồ công nghệ cụm chuẩn bị liệu
6
Sau một thời gian khuấy trộn, liệu từ các thùng khuấy (104) và (105) được đưa
vào thùng khuấy Turbo (106) thông qua một thùng đong định lượng. Các vật
liệu như ximăng và PVA cũng được đưa vào thùng khuấy cây thông để khuấy
trộn để tạo thành hỗn hợp nhiều thành phần. Sau một thời gian khuấy để đạt
được yêu cầu cần thiết, lượng huyền phù tạo thành sẽ được bơm lên khuấy phân
phối để từ đây cung cấp cho công đoạn xeo.
3. Vai trò của tự động hóa công đoạn chuẩn bị liệu trong ngành sản xuất tấm
lợp Fibro Ximăng không Amiăng:
Khi chúng ta đang từng bước hội nhập với thế giới, sản xuất công nghiệp cũng
đứng trước cơ hội lớn để có thể tiếp xúc với những công nghệ và thiết bị hiện
đại đến từ các nền công nghiệp phát triển ở khắp nơi trên Thế giới. Với ngành
sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất tấm lợp nói riêng thì
việc đưa tự động hóa vào sản xuất là một giải pháp tốt, được nhiều cơ sở sản
xuất ứng dụng và có xu thế phát triển rộng.
Ngày nay, với việc giá thuê nhân công tăng mạnh và khách hàng đã quan tâm
đến chất lượng của sản phẩm nhiều hơn thì những doanh nghiệp sản xuất cũng
đứng trước một bài toán khó. Họ bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư thêm trang
thiết bị cũng như con người để theo kịp nhu cầu mà thực tế đòi hỏi.
Để đáp ứng được nhưng yêu cầu thực tế đó, các doanh nghiệp đã phải nghĩ
đến các phương án nhằm tăng năng suất lao động và đặc biệt là nâng cao chất
lượng sản phẩm. Một trong những phương án mang lại hiệu quả là ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất. Tự động hóa được tính đến như là một lời giải pháp
phù hợp cho bài toán năng suất và chất lượng. Với một dây truyền sản xuất cụ
thể thì nhà công nghệ lại đặt ra một bài toán riêng cho nó. Có thể tự động hóa
toàn bộ hoặc từng phần tùy theo yêu cầu công nghệ và sự đáp ứng của thiệt bị
của dây truyền.
Với những dây truyền sản xuất tấm lợp Fibro Ximăng có sử dụng Amiăng
công đoạn chuẩn bị liệu không phức tạp, lượng thiết bị cũng ít hơn đáng kể so
với công công đoạn chuẩn bị liệu của dây truyền sản suất tấm lợp không
Amiăng. Như trình bày ở trên, liệu được trải qua nhiều công đoạn khuấy trộn
7
trước khi được đưa vào xeo. Việc kiểm soát lượng vật liệu của quá trình này
tương đối phức tạp. Mặt khác, yêu cầu đối với công đoạn này là tỷ lệ liệu phải
có độ chính xác cao. Trong công đoạn này, chủ yếu liệu được đưa vào trước khi
trộn lẫn ở 2 dạng là rắn và huyền phù (lỏng). Ngoài ra để thực hiện thao tác ở
mức độ chính xác và đồng đều nhằm đáp ứng được yêu cầu về công nghệ thì
việc sự dụng một lúc nhiều nhân công thao tác và quan sát sự hoạt động của các
thiết bị là không khả thi và gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển liên tục.
Chính sự bất hợp lý này có thể gây ra những sai sót chủ quan làm giảm năng
suất của công đoạn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như năng suất lao động
chung. Vì vậy việc lựa chọn một phương án tự động hóa cho công đoạn này
trong dây truyền sản xuất tấm lợp Fibro Ximăng không Amiăng là cần thiết và
phù hợp với yêu cầu thực tế của công nghệ.
Như vậy tự động hóa công đoạn chuẩn bị liệu chủ yếu là bài toán định lượng
vật liệu 2 pha là rắn và huyền phù. Cùng với đó là sự chuẩn xác của các thao tác
điều khiển thiết bị.
4. Các phương pháp định lượng trong sản xuất tấm lợp Fibro Ximăng không
Amiăng :
4.1 . Phương pháp định lượng vật liệu rắn:
Trên thế giới các vật liệu ở thể rắn được định lượng chủ yếu bằng phương pháp
cân. Thiết bị thực hiện phương pháp này gồm các lạo cân dưới đây:
- Cân cơ học: Cân này là loại cân đơn giản với việc lấy quả cân làm đối trọng
để xác định khối lượng vật liệu. Cân này có độ chính xác không cao và không
hiệu quả đối với liệu có khối lượng lớn. Vì vậy loại cân này ít được sử dụng
trong công nghiệp.
8
Hình 1.4 : Cân đĩa
- Cân điện tử: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại cân điện tử khác nhau,
mỗi loại cân sử dụng cho những mục đích khác nhau
Cân đếm Cân treo
9
Cân bàn
Hình 1.5 : Các loại cân điện tử
Những loại cân này có độ chính xác cao, nhưng có giới hạn về tải trọng như :
cân đếm, cân treo, cân tiểu ly. Những loại cân này thường dùng trong phòng thí
nghiệm và sử dụng trong thương mại. Cân bàn là lạo cân rất tiện lợi cho việc di
chuyển và có giới hạn tải trọng tương đối lớn nhưng để cân được một hệ thống
có kích thước lớn và phức tạp thì sử dụng cân bàn sẽ gặp hiều khó khăn.
Ngoài những loại cân trên, có một thiết bị định lượng mà được sử dụng rất
nhiều trong công nghiệp là: thiết bị định lượng cảm ứng (Loadcell). Với những
thiết bị này thì việc cân hệ thiết bị có tải trọng lớn có thể thực hiện một cách dễ
dàng. Với những ưu điểm về mặt kích thước, giới hạn tải trọng, độ chính xác của
thiết bị…Loadcell có thể đáp ứng được những điều kiện trong sản xuất công
nghiệp
Hình 1.6: Thiết bị cảm ứng ( Loadcell )
4.2 . Phương pháp định lượng vật liệu lỏng
10
Nhu cầu về những hệ thống tự động hóa xử lý tinh vi, sự nghiêm ngặt
trong điều khiển quá trình và những yêu cầu ngày càng khắt khe trong môi
trường đo mức khiến kỹ sư phải đi tìm những hệ thống đo mức tin cậy hơn,
chính xác hơn. Kết quả đo chính xác cao làm giảm thiểu những sai lệch trong
việc trộn các chất ở dạng lỏng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đầu
ra, giảm chi phí và lãng phí.
Những công nghệ đo mức:
a. Thiết bị đo mức đơn giản và cổ nhất trong công nghiệp là một loại bình
trong suốt. Là một phương pháp đo thủ công truyền thống và nó có nhiều hạn
chế: con người phải tiếp xúc trực tiếp với môi truòng đo có thể xảy ra tình
trạng rò rỉ chất lỏng qua nắp và cặn của chất lỏng có thể hạn chế tầm nhìn,
điều này càng không phù hợp khi đo dung dịch có chứa nhiều thành phần và
đặc biệt là có chứa ximăng trong đó ,đây là vật liệu dễ bám vào thành bình.
b. Phao: Phao có nguyên lý làm việc rất đơn giản . Phao là một vật nổi trên
mặt nước do trọng lực của chất lỏng và không khí phía trên tác động. Để theo
dõi mức độ dao động của chất lỏng ta gắn một thiết bị cơ khí với phao .
Những hệ thống phao đầu tiên sử dụng các thiết bị cơ khí như dây cáp , dòng
dọc và bánh răng để theo dõi mức chất lỏng. Những kiểu đo này có độ chính
xác không cao. Ngày nay một loại phao phổ dụng đó là phao từ. Những bộ
phát tín hiệu mức đầu tiên đi kèm với với phao là những thiết bị cho tín hiệu
tưong tự hoặc rời rạc, nên giá trị đo giữa các bước tín hiệu bị bỏ qua.
c. Thiết bị thủy tĩnh: Ống thủy , phương pháp đo bằng bong bóng và bộ phát
tín hiệu áp suất vi sai đều được gọi là thiết bị đo thủy tĩnh.
11
Ống thủy hoạt động dựa trên định luật Ác-si-met. Như trong hình 2 ta
thấy , ống thủy được nhúng trong chất lưu . Chất lưu trong ống thủy đậm đặc
hơn ở ngoài bình chứa. Khi chất lưu trong bình chứa dâng thì chất lưu trong
ống thủy cũng dâng tương ứng. Mức chất lưu trong ống thủy thay đổi sẽ tạo
ra một áp lực, và một bộ chuyển đổi nối với bộ phát tín hiệu làm nhiệm vụ
kiểm soát sự thay đổi áp lực đó. Qua đó ta biết được sự thay đổi mức chất
lỏng trong bình chứa.
Cảm biến kiểu mức bong bóng (hình 3) có 1 ống dẫn khí xuống đáy bình
chứa để tạo bong bóng . Khi khí được dẫn vào , áp suất trong ống sẽ tăng cho
đến khi thắng được áp suất của chất lỏng có trong bình . Một bộ chuyển đổi
được nối với ống dẫn khí để giám sát sự tăng áp suất đo được sẽ tính ra mức
chất lỏng trong bình chứa.
d. Loadcell(cầu điện trở đo áp lực). loadcell hay thước đo độ biến dạng .
loadcell đo mức bằng cách chuyển đổi trọng lực của chất lỏng tác động lên
nó thành tín hiệu điện . Khi mức chất lỏng trong bình chứa tăng , thì lực tác
dụng lên loadcell cung tăng và ngược lại. Lợi thế của loadcell là đo không
tiếp xúc với chất lỏng nên nó đựoc sử dụng khá rộng rãi. Nhưng có những
nhượ điểm là các thùng chứa nguyên liệu trong nghành sản xuất tấm lợp đều
có khuấy gây rung động nên dùng loadcell sẽ nhanh hỏng.
e. Thước đo mức từ tính:
Thước đo mức từ tính (hình 5) được lấy mẫu làm vật thay thế cho phương
pháp đo bằng bình trong suốt. Thước đo từ tính có nguyên lý giống như phao,
nhưng có điểm khác là chúng xác định mức bằng từ tính.
12
Một chiếc phao từ tính được đặt trong ống phụ gắn thông hai đầu với
bình chứa. Do vậy khi mức chất lỏng trong bình chứa tăng thì trong bình
chứa cũng tăng tương ứng hoặc ngược lại. Và phao từ tính trong ống cũng
tăng lên hoặc hạ xuống tương ứng theo mức chất lỏng trong ống phụ.
f. Cảm biến đo mức bằng điện dung.
Cảm biến đo mức điện dung (hình 6) hoạt động dựa trên sự khác biệt về
hằng số điện môi giữa chất lưu và không khí. Điều kiện đẻ áp dụng phương
pháp này là hằng số điện môi của chất lưu phải lớn hơn hằng số điện môi của
không khí thường là gấp đôi. Hằng số điện môi của nước gấp khoảng 50 lần
so với không khí.Khi mức chất lưu thay đổi thì hằng số điện môi cũng thay
đổi tưong ứng . Một loại tụ điện được gọi là cầu điện dung đo toàn bộ điện
dung và cho tín hiệu đo liên tục.
g. Cảm biến siêu âm
13
Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa công nghệ đo mức tín hiệu liên tục trứơc
đây và công nghệ bây giờ đó là thời gian cho kết quả tín hiệu đo.Những thiết
bị đo mới được trang bị công nghệ hiện đại ngày nay cho kết quả đo bằng
cách đo khoảng cách giữa chất lưu và điểm đặt cảm biến hoặc bộ truyền tín
hiệu đặt tại nóc bình chứa. Những thiết bị này phát ra một sóng xung xuyên
qua lớp không khí gặp bề mắt chất lưu và dội ngược trở lại cảm biến .Một bộ
định thời trong cảm biến đo tổng thời gian sóng xung phải di chuyển , chia
đôi và sau đó tính ra mức của chất lỏng . Đó là cảm biến siêu âm.Cảm biến
siêu âm sử dụng sóng ở dải tần số 10khz. Tốc độ truyền của sóng
(340m/giây) trong không khí.
Cảm biến này có thể lấy tín hiệu đo liên tục, nó rất phù hợp với việc pha
trộn nhiều pha chất lỏng khác nhau . Khả năng kết nối với các thiết bị điều
khiển đơn giản.
5. Tình hình ứng dụng tự động hóa quá trình chuẩn bị liệu trong sản xuất tấm
lợp ở nước ta:
Ở nước ta, việc sản xuất tấm lợp trước đây chủ yếu là sản phẩm Fibro Ximăng
có sử dụng Amiăng, hầu hết những dây truyền thiết bị này chưa đưa tự động hóa
vào sản xuất. Có một vài dây truyền sản xuất tấm lợp được trang bị thiết bị tự
động thì đều là những dây truyền ngoại nhập như : Tấm lợp Đông Anh- Hà Nội,
tấm lợp Đồng Nai. Cả 2 doanh nghiệp này đang sử dụng những dây truyền thiết
bị nhập từ Châu Âu. Với những dây truyền thiết bị này thi chỉ có những doanh
14
nghiệp lớn mới có khả năng đầu tư, chi phí cho một dây truyền nhập ngoại gấp
nhiều lần một dây truyền tương tự được chế tạo trong nước. Hiện nay, một phần
lớn những cơ sở sản xuất tấm lợp trong nước đều là những doanh nghiệp vừa và
nhỏ nên khả năng đầu tư một dây truyền ngoại hiện đại là một vấn đề rất khó
thực hiện. Những doanh nghiệp này thường sử dụng những dây truyền trong
nước chế tạo, với những dây truyền này họ cũng phần nào đáp ứng được sản
lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Theo khảo sát của nhóm đề tài, hiện nay cả nước có khoảng 50 dây truyền
sản xuất tấm lợp đang hoạt động, riêng miền Bắc có khoảng 30 dây truyền sản
xuất. Tỷ lệ ứng dụng tự động hóa vào sản suất nói chung, vào công đoạn chuẩn
bị liệu nói riêng như sau:
Về toàn bộ dây truyền sản xuất:
9 Tự động hóa toàn bộ: 0%
9 Đưa tự hóa vào trong sản xuất: ≈10%
9 Chưa ứng dụng tự động hóa : ≈90%
Về cụm chuẩn bị liệu:
9 Chưa ứng dụng tự động hóa : ≈95%
9 Đưa tự động hóa vào sản xuất: <5%
Nói chung, có một số đơn vị đã cố gắng đưa những ứng dụng khoa học vào
sản xuất, nhưng đây chỉ là phần rất nhỏ. Còn lại đều đang sự dụng một số lượng
nhân công không nhỏ cho mỗi công đoạn sản xuất. Tại miền Bắc một trong
những đơn vị sản xuất có những ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào sản
xuất, đó là công ty tấm lơp Đông Anh - Hà Nội. Đây là một dây truyền nhập
ngoại toàn bộ và giá thành của nó gấp nhiều lần một dây truyền tương tự được
chế tạo trong nước. Với dây truyền thiết bị này, những ứng dụng về tự động hóa
đã được nhà chế tạo đưa vào trong nhiều công đoạn sản xuất. Mặt khác với việc
dây truyền được nhập từ nước ngoài, ngoài việc phải đầu tư ban đầu lớn, việc
kiểm soát được thiết bị cũng gặp không ít khó khăn. Nhất là những thiết bị điều
khiển, mỗi khi thiết bị gặp hỏng hóc hoặc không ổn định thì khâu bảo dưởng và
khắc phục rất khó khăn và tốn kém.
15
Qua khảo sát tại nhà máy sản xuất tấm lợp thuộc công ty cổ phần Thuận
Cường –Tứ Kỳ-Hải Dương chúng tôi đã thu thập được những số liệu về năng
suất và cường độ lao động trong công đoạn chuẩn bị liệu như sau :
9 Số mẻ liệu trong một ca (8 giờ/ca) : 10
9 Số thiết bị làm việc trong công đoạn này: 5 máy
9 Số lao động thủ công cho công đoạn này : 4 người/ca
9 Thành phần từng vật liệu pha trộn được định lượng bằng: Cân
đĩa và bằng cảm quan (mắt thường).
Những số liệu trên là của một nhà máy cũ, với một nhà máy tấm lợp không
amiăng mới, lượng thiết bị làm việc trong công đoạn này là rất lớn (gấp khoảng
2 lần thiết bị của dây truyền cũ) . Để đảm bảo được tính thống nhất trong từng
mẻ liệu, tạo nên sự đồng đều của sản phẩm, giảm bớt chi phí nhân lực. Đòi hỏi
phải có sự đầu tư trang thiết bị phù hợp. Tuy nhiên hiện nay chưa có đơn vị sản
xuất nào trong nước nghiên cứu thiết kế chế tạo và đưa vào ứng dụng tự động
hóa cho công đoạn này. Vì vậy nhu cầu thay thế công cụ lao động và cải tiến kỹ
thuật ở công đoạn này là rất lớn, nhất là trong tương lai gần với chất lượng sản
phẩm được khách hàng đặt lên hàng đầu.
Mặt khác, trong các năm gần đây , Viện Công Nghệ- Bộ Công Thương đã chế
tạo thành công dây truyền sản xuất tấm lợp không Amiăng và đang xúc tiến xuất
khẩu sản phẩm này. Việc đưa công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trong các công
đoạn sản xuất là một điều cần thiết và càng có ý nghĩa hơn khi nó mở ra một
trang mới cho ngành sản xuất tấm lợp ở Việt Nam: Giai đoạn của chất lượng sản
phẩm, giai đoạn của khoa học kỹ thuật.
16
Hình 1.6: Một số khâu trong công đoạn chuẩn bị liệu thủ công
6. Giải pháp tự động hóa cho quá trình chuẩn bị liệu
6.1. Giải pháp tự động hóa cho cụm chuẩn bị liệu:
Với cụm khuấy và định lượng: Cụm này gồm nhiều thiết bị và có rất nhiều van
được bố trí trên các đương ống cấp liệu nên điều khiển hệ thống van là hệ thống
khí nén được bố trí như sơ đồ P$ID(Process and Intrues Diagram) như hình dưới
đây:
Đối cụm chuẩn bị liệu trên, đối tượng điều khiển là các thiết bị điện như các
động cơ điện và các van điện từ cho hệ thống xilanh khí. Số đối tượng cần điều
khiển trong cả quá trình là rất lớn đòi hỏi cần một phương án thống nhất chung
cho cả cụm. Vì vậy phương án điều khiển PLC cho điều khiển động cơ và van
điện từ là giải pháp tốt .
17
Hình 2.1 : Sơ đồ P$ID cụm khuấy
6.2. Giải pháp tự động cho hệ thống định lượng:
Với pha rắn (định lượng Ximăng): Qua phân tích ở trên, chọn thiết bị cảm
ứng (Loadcell) cho định lượng Ximăng.
Với pha lỏng (huyền phù) : Qua phân tích các hệ thống đo mức trên, phương
án sử dụng cảm biến siêu âm là phù hợp với tính chất và đáp ứng được yêu cầu
của công nghệ. Vì vậy, chọn thiết bị siêu âm cảm ứng cho định lượng huyền phù
nhiều thành phần.
18
Chương III: Thiết kế động học của hệ thống
1. Định lượng Ximăng
1.1. Cơ sở thiết kế
Với những yêu cầu công nghệ của nhà sản xuất ( Công ty Cổ Phần Phúc Đạt -
Hải Dương), lượng Ximăng cấp cho mỗi mẻ liệu nằm trong khoảng tử 400 kg
đến 600 kg. Thời gian cho mỗi lần cấp liệu là 3 phút, thời gian cấp từ Silô
Ximăng đến thùng định lượng là 10 phút. Với vít tải, có thể đáp ứng được những
yêu cầu về năng suất. Hơn nữa so với các thiết bị vận chuyển khác như băng tải,
gầu tải thì vít tải còn là phương án làm giảm bụi cho nhà máy và không gây ồn.
1.2. Yêu cầu thực tiễn
Với một nhà máy tấm lợp không Amiăng, việc cấp Ximăng không liên tục mà
mang tính thời điểm theo một chu kỳ do nhà máy xác định. Nhưng lượng
Ximăng đưa vào mỗi mẻ liệu yêu cầu phải đạt độ chính xác cao về mặt khối
lượng. Với yêu cầu và những cơ sở trên, chọn vít tải cho vận chuyển xi măng.
1.3. Vít tải Ximăng:
1.3.1: Giới thiệu về vít tải
Trong công nghiệp vi sinh vít tải được ứng dụng để di chuyển các nguyên liệu
(như bột, tinh bột, muối, chủng nấm mốc dạng khô, các sản phẩm chăn nuôi, ...)
trong hướng mặt phẳng ngang và nghiêng.
Vít tải ngang gồm máng, vít, các ống nạp và tháo liệu. Vít được quay nhờ cơ
cấu dẫn động và được tựa trên các ổ đầu mút và ổ giữa.
Nguyên liệu được vào máng qua ống nạp liệu và khi vít quay nó được chuyển
động tới ống tháo liệu nằm dưới đáy máng. Các cửa quan sát được bố trí theo
chiều dài của vít. Nguyên liệu chuyển dời không thể quay cùng với vít vì bị
trọng lực và lực ma sát ngăn cản. Số vòng quay của vít tải 0,5 ÷ 2,0 vòng/s.
Nguyên tắc tác động của vít nghiêng tương tự như vít nằm ngang.
Vít tải được làm từ những trục vít có đường kính và bước vít theo tỉ lệ sau:
19
Hình 4.1 : Sơ đồ vít tải
Đường kính vít, mm 100 125 160 200 250 320 400 500 650 800 Bước
vít, mm 80 100 125 160 200 250 320 400 500 650
Năng suất vít tải (tấn/h): Q = 0,047 D
3
n ρ K
B
K
Z
K
y
trong đó: D- đường kính vít tải, m;
ρ- mật độ xếp, kg/m
3
;
n- số vòng quay của trục vít, vòng/ph;
K
B
- hệ số phụ thuộc bước vít và đường kính trục vít (đối với
nguyên liệu hạt nhẹ K
B
= 0,75 ÷1,0; đối với nguyên liệu miếng to và nhám
K
B
= 0,5 ÷ 0,6);
K
Z
- hệ số chất đầy máng (đối với nguyên liệu nhẹ và không có tính
mài mòn (bột) K
Z
= 0,32; đối với nguyên liệu nặng và ít mài mòn (muối,
cám, xôđa,...) K
Z
= 0,25;
K
y
- hệ số phụ thuộc vào góc nghiêng của vít tải:
Góc nghiêng, độ 0 5 10 15 20
K
y
1,0 0,9 0,8 0,7 0,6
Công suất dẫn động (kW) của vít tải ngang và vít tải nghiêng:
η367
)( Zc KHLKQN
+=
trong đó: Q- năng suất vít tải, tấn/h;
20
L- chiều dài vít tải theo đường nằm ngang, m;
K
z
- hệ số dự trữ công suất (K
Z
= 1,15-1,25);
η- hiêu suất truyền động (η = 0,8 ÷ 0,85);
K
c
- hệ số cản chuyển động của nguyên liệu (đối với nguyên liệu hạt
K
c
= 1,5 ÷1,6; đối với nguyên liệu dạng bột tấm, dạng bông K
c
=1,2 ÷ 1,3;
đối với nguyên liệu miếng, thỏi có tính mài mòn K
c
= 1,8 ÷ 2,0; đối với
nguyên liệu hạt mịn K
c
= 4)
1.3.2. Tính các thông số của truyền động vít tải
Từ công thức trên, chọn : Đường kính vít tải D= 250 (mm)
Số vòng quay của trục vít là : 50 (v/ph)
K
B
= 1,0 ; K
Z
= 0,32; K
y
=1
Năng suất vít tải (tấn/h): Q = 0,047 D
3
n ρ K
B
K
Z
K
y
(T/h)
Q = 0,047 0,25
3
50 .1500 .0,32.1 =17 (T/h)
Hình 4.2 : Sơ đồ bố trí vít tải
Công suất dẫn động (kW) của vít tải ngang và vít tải nghiêng:
21
η367
)( Zc KHLKQN
+=
Thay các giá trị vào công thức trên có:
N = 17.(1,5.4 + 0,5).1,25/(367.0,8) =0,47 (Kw)
Từ công suất tính toán, với điều kiện của bài toán là gắn trực tiếp vít tải vào
thùng đong, thì truyền động vít tải phải có kết cấu phù hợp.
Vậy: Chọn động cơ dẫn động chính là động cơ liền hộp giảm tốc có công suất:
N = 1,1 kw; n= 50 (v/ph)
1.3.2. Các bản vẽ chi tiết
(Xem trong phụ lục phần 1)
2. Định lượng vật liệu lỏng và huyền phù
1. 1. Cơ sở thiết kế
Ở đây, chọn thiết bị đo là thiết bi siêu âm đang được ứng dụng rộng rãi trên
toàn thế giới. Với thiết bị này, ta có thể giải quyết bài toán đo mức một cách dễ
dàng hơn. Hãng sản suất thiêt bị điện tử OMRON đã và đang giới thiệu một số
tiết bị siêu âm sau:
Sensing Range Model
50 to 500 mm E4PA - LS50 - M1 - N
120 to 2000 mm E4PA – LS200 - M1 - N
240 to 4000 mm E4PA – LS400 - M1 - N
400 to 6000 mm E4PA – LS600 - M1 - N
1.2. Yêu cầu thực tiễn
Với yêu cầu công nghệ tại công ty cổ phần Phúc Đạt - Hải Dương, thiết bị
định lượng đo mức tại 2 thùng : Cụm nghiền và thùng đong định lượng. Thùng
nghiền với yêu cầu xác định một mức có độ cao so với mặt thùng khoảng
22
300mm đến 400mm, thùng định lượng có 3 mức đo, mức cao nhất cách mặt
thùng 800mm đến 1000mm mức thấp nhất có khoảng cách đến mặt thùng khảng
400mm đến 500mm. Với những yêu cầu thực tế trên và với những loại sensor ở
bảng trên tôi chọn loại Sensor Model E4PA – LS200 - M1 – N với giới hạn
khoảng cách là 120mm đến 2000mm là phù hợp với những điều kiện của nhà
sản xuất (công ty cổ phần Phúc Đạt –Hải Dương).
1.3. Kết cấu hệ thống định lượng và vị trí đặt đầu đo của thiết bị siêu âm.
Như đã trình bày ở trên, công đoạn đo mức của pha lỏng là đầu Sensor siêu
âm được đặt trên mặt thùng và xác định khoảng cách tới bền mặt huyền phù và
mặt nước cần đo. Khoảng cách từ siêu âm đền bề mặt huyền phù Ho
(120÷2000mm)
Hình 4.3 : Sơ đồ nguyên lý lắp sensor siêu âm trên thùng đong định lượng
23
Chương IV: Hệ thống điều khiển và hiển thị
1. Hệ thống điều khiển:
1.1. PLC Siemens S7-224
Đây là bộ điều khiển logic có khả năng lập trình linh hoạt với các giá trị điều
khiển đầu ra theo chương trình được lập trình bên trong. Chương trình ở đây có
thể là các hàm logic, bộ đếm, bộ điều khiển thời gian và ngoài ra còn có khả
năng kết nối với các thiết bị thông minh khác.
Hình 4.1:Bộ điều khiển trung tâm PLC S7-224
Chương trình điều khiển cho PLC S7-224 được viết trên máy tính bằng phần
mềm Step7-MicroWin sau đó được nạp từ máy tính vào PLC qua cổng COM.
Hình 4.2 Chương trình Step7/Microwin lập trình cho S7-224 trên máy tính
24
1.2. Sensor siêu âm đo khoảng cách E4PA-N
Các tính năng
- Dải đo rộng với độ chính xác cao.
- Cho phép đặt cấu hình lại dải đo bằng cách sử dụng thiết bị E4PA-P01.
- Thích hợp với tất cả loại bề mặt: nhẵn, nhám, lớp chất lỏng… và không
ảnh hưởng bởi mầu sắc.
Thông số kỹ thuật
Thông số Giá trị
Dải đo 120 – 2000 mm
Khoảng chết 0 – 120 mm
Kích thước vật chuẩn 100 x 100 mm phẳng
Tần số 180 kHz
Thời gian đáp ứng 195 ms
Nguồn cấp 10 – 30 VDC, 10%
Công suất tiêu thụ 1800 mW
Đầu ra 4 – 20 mA, 0 – 10 V
Độ tuyến tính Tối đa 1%
Độ chính xác lặp lại Tối đa 0,1%
25
Biến thiên theo nhiệt độ 1% ở 23oC và trong dải –10oC đến 55oC
Biến thiên theo điện áp đặt Tối đa 5%
Nhiệt độ làm việc -10oC đến 55oC (không có băng giá)
Nhiệt độ bảo quản -40oC đến 85oC (không có băng giá)
Điện trở cách điện vỏ 50Mohm
Độ cách điện vỏ 1000VAC trong 1 phút
Rung động cho phép Tối đa 1mm, 10 – 55 Hz theo mọi hướng
Chịu sốc Tối đa 3 lần 300m/s2 theo mọi hướng
Cấp bảo vệ IP65
Khối lượng 240g
1.3. Loadcell.
Là một loại giá đỡ cơ khí được trang bị một hay nhiều cảm biến đo độ
lệch/nghiêng của giá đỡ. Khi lực tác động vào loadcell thay đổi làm cho giá đỡ
cũng thay đổi theo và tạo ra tín hiệu đầu ra tương ứng. Các load-cell được thiết
kế với mọi kích cỡ thiết bị (Từ thiết bị nhỏ có trọng lượng vài gam đến thiết bị
có trọng lượng tính bằng tấn).
Loadcell đo mức bằng cách chuyển đổi trọng lực của vật cần đo thành tín hiệu
có thể đọc được. Khi khối lượng vật cần đo tăng thì lực tác động vào loadcell
tăng và ngược lại. Lợi thế của loadcell là đo không tiếp xúc nên chúng được sử
dụng rất rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau, được sử dụng rất phổ biến
trong việc cân đo những vật có khối lượng lớn, với độ chính xác rất cao.
- Sai số tổng(%FS): < 0.030.
- khoảng nhiệt độ làm viêc(C) : -35 to 65
- Khoảng điện áp ra(V) : 5 to 15V
- Trở kháng đầu vào(oh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 66.pdf