LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
I.Những vấn đề chung về hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1. Hiệu quả kinh tế - xã hội 3
1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội 3
1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế - xã hội 4
1.3. Biểu hiện hiệu quả kinh tế - xã hội 4
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 5
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6
2.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6
2.2. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.3. Biểu hiện của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
2.5. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13
2.6. Các điểm cần chú ý khi phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14
II. Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
1. Sự cần thiết của việc phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17
2.1. Yêu cầu và nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh của doanh nghiệp 17
2.2. Các chỉ tiêu cụ thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 18
3. Các phương pháp thống kê dùng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh . 24
3.1. Phương pháp dãy số thời gian 26
3.2. Phương pháp chỉ số 28
Chương II 30
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HOÁ HÀ NỘI 30
I.Khái quát chung về công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội 30
1. Quá trình hình thành và phát triển 30
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 31
3. Cơ cấu tổ chức quản lý 32
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 32
3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 33
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội 36
II.Hướng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 37
III.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Vận Tải và Dịch Vụ Hàng Hoá Hà Nội: 39
1. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động. 43
2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định. 46
3. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 48
4. Phân tích thống kê hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động sản xuất kinh doanh. 50
5. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động tài chính 56
Chương III 58
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HOÁ HÀ NỘI 58
1. Mặt được về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 58
2. Mặt chưa được về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 62
II. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội 64
2.1. Công tác tổ chức cán bộ 65
2.2. Công tác quản lý nghiệp vụ 66
2.3. Công tác đầu tư đổi mới, nâng cấp máy móc thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh 67
2.4. Công tác Marketing 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội qua hai năm 2001 – 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tổng hợp thống kê. Tài liệu điều tra phải phong phú, chính xác, kết quả tổng hợp phải thực sự khoa học thì phân tích thống kê mới có khả năng rút ra những kết luận đúng đắn. Phân tích thống kê nói chung sử dụng rất nhiều các phương pháp như: Phân tổ, dãy số thời gian, hồi quy tương quan, chỉ số, phương pháp đồ thị... Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ xác định mức độ biến động của các hiện tượng, vai trò, ảnh hưởng của các nhân tố thông qua các chỉ tiêu hiệu quả. Do vậy trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp dãy số thời gian
+ Phương pháp chỉ số
+ Phương pháp đồ thị
+ Phương pháp hồi quy tương quan
Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, do đó, để lựa chọn được phương pháp thống kê nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục đích nghiên cứu phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính định hướng: Đối tượng nghiên cứu của thống kê là những hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Vì thế, nghiên cứu thống kê phải sử dụng các phương pháp một cách có khoa học và hiệu quả. Tức là phương pháp đưa ra phải nêu lên một cách tổng hợp về bản chất và tính quy luật của hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Nêu được nội dung và đặc điểm của phương pháp thống kê phù hợp với mục đích nghiên cứu. Mỗi phương pháp đều bộc lộ những mặt ưu và nhược điểm khác nhau, cho nên khi sử dụng các phương pháp phải quan tâm đến thông tin thu thập được, đến thời gian nghiên cứu và đặc biệt phải phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích của hiện tượng.
- Đảm bảo tính khả thi: Phương pháp đưa ra để vận dụng phải phổ biến và phù hợp với điều kiện nghiên cứu (nhân lực, tài lực và vật lực của doanh nghiệp). Đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu trong công tác nghiên cứu.
- Đảm bảo tính hệ thống: Giữa phương pháp sử dụng với hiện tượng nghiên cứu phải có mối quan hệ lẫn nhau. Phải phân tích thông tin trên cơ sở mối liên hệ đó. Căn cứ vào đặc điểm của từng hiện tượng và đặc điểm của từng phương pháp để có thể kết hợp các phương pháp lại với nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp cho phép phân tích đánh giá đúng bản chất của hiện tượng.
Thực tập tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội, có đặc điểm là sản xuất kinh doanh rất nhiều ngành nghề. Ngoài kinh doanh vận tải (là một ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, bao gồm các hoạt động vận tải hành khách và hàng hoá bằng các loại phương tiện khác nhau và bao gồm cả hoạt động phụ như bốc dỡ hàng hoá, hoạt động kho bãi, cho thuê phương tiện vận tải kèm người điều khiển) công ty còn hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác như xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị, phương tiện; xây dựng dân dụng; kinh doanh bất động sản; lắp ráp ôtô, xe máy Từ đặc điểm này, kết hợp với số liệu thu thập được thì hai phương pháp dãy số thời gian và phương pháp chỉ số là hai phương pháp thích hợp nhất để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội.
3.1. Phương pháp dãy số thời gian
Phương pháp này cho phép nghiên cứu sự biến động của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đối tượng và mức độ biến động của nó(được đánh giá thông qua lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển và tốc độ tăng) đồng thời nêu ra được xu hướng và tính quy luật của sự phát triển. Qua đó có thể dự đoán các mức độ của hiệu quả SXKD qua thời gian của doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích hiệu quả SXKD bằng phương pháp dãy số thời gian, tức là đi phân tích các dãy số tuyệt đối và các dãy số tương đối thời kỳ. Trong đó dãy số tuyệt đối thời kỳ của hiệu quả SXKD là dãy số giá trị gia tăng, dãy số về lợi nhuận và dãy số tương đối thời kì gồm có dãy số tương đối kết cấu của giá trị gia tăng, lợi nhuận. Dãy số tương đối cường độ của năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn. Dãy số tốc độ.
Đặc điểm vận dụng dãy số tuyệt đối:
Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số VA, LN qua các năm, qua từng năm và bình quân của các năm. Để phân tích nhiệm vụ này cần tính các chỉ số sau:
- Lượng tăng(giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này gồm có lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng(giảm) tuyệt đối dịnh gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ của giá trị gia tăng, lợi nhuận của năm sau so với năm trước hay nghiên cứu nó trong một khoảng thời gian dài để xem các mức độ của dãy số đó tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả chung như thế nào.
- Tốc độ phát triển: gồm có tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân. Chỉ tiêu này để so sánh tốc độ tăng (giảm) của lợi nhuận năm sau so sánh với năm trước hay tốc độ trong một thời gian dài là lần hay %
Ngoài ra mức độ biến động của dãy số về VA, LN còn được xác định bằng các chỉ tiêu tốc độ tăng ( giảm) hay giá trị tăng (giảm) 1%, để biết 1% tăng (giảm) của VA,LN là bao nhiêu.
Đặc điểm vận dụng dãy số tương đối:
Dãy số tương đối là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số là số tương đối. Dãy số này được xây dựng trên cơ sở của dãy số tuyệt đối thời kỳ VA, LN. Do đó, dãy số tương đối cho phép các quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh và cơ cấu của dãy số tương đối kết cấu, dãy số tương đối cường độ, dãy số tốc độ.
Dãy số tương đối kết cấu: Dãy số tương đối kết cấu thời kì là các dãy số kết cấu giá trị VA, LN. Các mức độ trong dãy số tương đối kết cấu của VA, LN được xác nhận trên cơ sở so sánh giá trị VA, LN của từng bộ phận với VA LN của toàn công ty. Với dãy số này của các bộ phận cấu thành trong tổng thể. Do đó, nó cho phép:
* Cho phép tìm ra quy luật về xu thế phát triển của dãy số tương đối kết cấu. Với nhiệm vụ này, có thể vận dụng phương pháp mở rộng phương pháp thời gian, phương pháp trung bình trượt và hàm xu thế.
* Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số tương đối kết cấu vủa VA, LN qua các năm qua từng năm và bình quân của các năm thông qua các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, định gốc, bình quân; tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, bình quân;Tốc độ tăng giảm và giá trị 1% tăng giảm.
Dãy số tương đối cường độ: Là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số là kết quả so sánh chỉ tiêu thời kì (chỉ tiêu kết quả) với chỉ tiêu bình quân (chỉ tiêu chi phí sản xuất). Dãy số này cho phép:
* Tìm quy luật của xu thế phát triển của dãy số
* Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số tương đối cường độ qua các năm, qua từng năm và bình quân của các năm.
3.2. Phương pháp chỉ số
Là một phương pháp, không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này như phân tích biến động của năng suất lao động bình quân chịu ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt và kết cấu lao động. Thực chất đây cũng là việc phân tích mối quan hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp, tính toán cụ thể ảnh hưởng của những nguyên nhân này.
Khi vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích hiệu quả SXKD có nhiều nhân tố tham gia vào phân tích phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, các nhân tố còn lại là không đổi. Khi đó, mới tạo ra khả năng loại trừ sự biến động của các nhân tố lên kết quả so sánh.
Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số:
Dùng chỉ số thống kê để phân tích các chỉ tiêu tuyệt đối thời kì như VA, LN và các chỉ tiêu tương đối cường độnăng xuất lao động, hiệu quả sử dụng vốn.của hiệu quả SXKD qua hai kì nghiên cứu.
Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động qua không gian của các chỉ tiêu tuyệt dối thời kì (VA, LN) và các chỉ tiêu tương đối cường độ năng suất lao động, hiệu quả SXKD.
Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu ảnh hưởng.
Chương II
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội
I.Khái quát chung về công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội là công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước. Được thành lập từ năm 1966 với tên gọi là công ty vận tải hàng hoá Hà Nội (trên cơ sở sáp nhập công ty vận tải số 1 và số 3). Quá trình phát triển ban đầu gồm một số phương tiện vận tải nhỏ của các nước Pháp, Mỹ... Sau này được trang bị các loại xe của Liên Xô, Trung Quốc. Lúc cao điểm công ty có khoảng 400 phương tiện vận tải và 1200 lao động. Biên chế thành 8 đội xe ( mỗi đội 50 xe) và một bộ máy quản lý gồm 200 cán bộ công nhân viên với 11 phòng ban. Có chức năng nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá (chủ yếu là lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng) cho nhân dân thủ đô và vận chuyển hàng hoá tiếp tế cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Từ năm 1990 nhà nước xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, Công ty tự hạch toán thu chi. Công việc sản xuất kinh doanh giảm do không còn độc quyền vận chuyển hàng hoá.Mặt khác các phương tiện vận tải ngày càng cũ nát, lạc hậu, kinh doanh không còn có hiệu quả nên công ty giảm bộ máy quản lý từ 11 phòng ban với 200 lao động thành 06 phòng ban nghiệp vụ với trên 100 lao động.
Năm 1992 để tổ chức lại sản xuất, công ty một lần nữa tổ chức lại khối quản lý gồm 05 phòng nghiệp vụ và giảm bộ máy xuống còn gần 40 lao động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh đơn thuần vận tải kém hiệu quả nên công ty chuyển dần sang kinh doanh vận tải đa dạng
- Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ hàng hoá
- Khai thác đại lý vận tải hàng hoá, phục vụ vận chuyển Bắc Nam
- Phục vụ nhu cầu sửa chữa, ăn, nghỉ...
Kiểu kinh doanh này đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt với quyết định số 2942/QĐ-UB ra ngày 07/09/1996.
Căn cứ quyết định số 2480/QĐ-UB ngày 16/06/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội thành công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội . Kể từ ngày 01/11/2000 công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội chính thức đi vào hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần, luật doanh nghiệp.
+ Tên giao dịch quốc tế: Ha noi goods servies and transport joint stock company
+ Trụ sở chính: Ngã ba đuôi cá, phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ Vốn điều lệ: 7.200.000.000
+ Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm giám đốc công ty: Kỹ sư Nguyễn Đức Bình
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội có chức năng nhiệm vụ: Cung ứng vận chuyển và đại lý vận chuyển hàng hoá, vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch, taxi tải và taxi chở khách san lấp mặt bằng, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp phương tiện vận tải. Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị, phương tiện, nhiên liệu, phụ tùng, kinh doanh kho bãi, xếp dỡ hàng hoá , khai thác bến đỗ và trông giữ xe, hàng hoá. Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, karaoke, sát hạch xe cơ giới đường bộ, thể dục thể thao vui chơi giải trí. Xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản, lắp ráp ôtô, xe máy và các phương tiện vận tải khác. Đầu tư xây dựng bến xe ôtô khách.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
KhĐt
Phòng
kttk
Phòng
TCHC
Phòng
BV
Tồ kiểm tra
Quy chế
Các đơn vị
Sản xuất kinh doanh
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội
Mối quan hệ chỉ huy
Mối quan hệ làm việc
- Với sơ đồ trên bộ máy quản lý gồm 03 phòng nghiệp vụ
+ Phòng kế hoạch đầu tư
+ Phòng kế toán thống kê
+ Phòng tổ chức hành chính
01 phòng chức năng: Phòng bảo vệ
01 tổ kiểm tra thực hiện quy chế công ty
Các đơn vị sản xuất kinh doanh gồm có:
+ 02 bến xe vận tải
*Bến 1: Ngã ba đuôi cá, phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
*Bến 2: 292 Bạch Đằng, Hà Nội
+ 02 đoàn xe: Xe khách
Xe taxi
+ 02 trung tâm môi giới vận chuyển hàng hoá
+ 01 trung tâm kinh doanh vận tải
+ 02 đơn vị độc lập: Xưởng sửa chữa ôtô
Trung tâm kinh doanh kho xưởng
3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
3.2.1. Phòng kế hoạch đầu tư
a) Chức năng
Là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý các trang thiết bị, hệ thống điện và các phương tiện có trong toàn công ty.
b) Nhiệm vụ
Lập kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn). Cuối kỳ có báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm.
Chủ động phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất kinh doanh để xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, áp dụng cho các mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có.
Tham mưu cho lãnh đạo công ty giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị. Theo dõi, đôn đốc và quyết toán trong từng kỳ kế hoạch.
Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với tổ chức cá nhân có nhu cầu. Theo dõi việc thực hiện và quyết toán các hợp đồng đã ký, phù hợp với pháp lệnh hợp đồng kinh tế nhà nước đã ban hành.
Nghiên cứu xây dựng và trình lãnh đạo công ty các phương án mở rộng sản xuất cho phù hợp trong từng thời kỳ kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Quản lý theo dõi tình trạng kỹ thuật của thiết bị và phương tiện công ty có. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và phương tiện này.
Xây dựng và hướng dẫn các quy trình, quy phạm về sử dụng và an toàn thiết bị. Tuyên truyền lái xe chấp hành tốt kỷ luật, luật giao thông đường bộ và các quy định khác của nhà nước có liên quan đến an toàn giao thông đường bộ. Phối kết hợp với đơn vị quản lý phương tiện để giải quyết tai nạn giao thông nếu có.
Thực hiện hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật và kiểm tra đánh giá kết quả nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân trực tiếp sản xuất, trình độ tay nghề của công nhân có nguyện vọng vào làm việc tại công ty khi có yêu cầu.
3.2.2. Phòng tổ chức hành chính
a) Chức năng
Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực hiện các công tác về tổ chức sản xuất, nhân sự, hành chính và thực hiện chính sách đối với người lao động.
b) Nhiệm vụ
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động.
Tổ chức thực hiện các chế độ về tiền lương, nâng bậc nương hàng năm công ty người lao động.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.
Tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ và các chế độ liên quan khác.
Lập hồ sơ và trình hội đồng kỷ luật công ty xét xử với những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế công ty đã ban hành.
Quản lý lực lượng dân quân tự vệ, quân dự bị và công tác thăm hỏi các gia đình chính sách.
Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng và theo dõi thực hiện thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế khác khi có yêu cầu.
Làm công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, kiến thiết cơ bản nhỏ trong công ty.
Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc cho người lao động.
3.2.3. Phòng Kế toán thống kê
a) Chức năng
Là phòng tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong công tác quản lý tài chính, tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thống kê kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán sản xuất trong công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao.
b) Nhiệm vụ
Lập và đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính trong từng kỳ kế hoạch, cuối kỳ có quyết toán.
Tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến các quy định về tài chính. Ghi chép các chứng từ, sổ sách theo quy định hiện hành. Luôn phản ánh đầy đủ và kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ tài chính cho các đơn vị hạch toán nội bộ trong công ty, tiến hành phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề xuất phương án sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
Căn cư vào các quy định hiện hành về tài chính giúp các phòng ban xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng với các loại hình sản xuất,công ty có đảm bảo nguyên tắc kinh doanh có tích luỹ .
Làm nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản,vật tư, tiền vốn của công ty, việc thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế và các chế độ tài chính tín dụng v v...
3.2.4. Phòng bảo vệ
a) Chức năng
Là phòng chuyên trách công tác tuần tra canh gác bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trong phạm vi toàn công ty.
b) Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuần tra canh gác bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh chính trị trật tự xã hội trong phạm vi toàn công ty .
Xây dựng kế hoạch và đôn đốc thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong phạm vi toàn công ty. Có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong từng kỳ kế hoạch.
3.2.5.Tổ kiểm tra thực hiện quy chế công ty
a)Chức năng
Giúp việc ban lãnh đạo công ty trong việc thực hiện các nội quy , quy chế, các quy định khác công ty đã ban hành.
b)Nhiệm vụ
Căn cứ nội quy, quy chế và các quy định khác công ty đã ban hành để tiến hành kiểm tra việc thực hiện tại các đơn vị trong toàn công ty.
Khi phát hiện vi phạm nội quy, quy chế các quy dịnh và pháp luật Nhà nước phải thông báo ngay cho đơn vị đó biết đồng thời kiến nghị với giám đốc công ty biện pháp khắc phục, xử lý.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hoá Hà Nội
Do đặc thù của công ty là có địa thế đặt ở phía Nam Thủ Đô, rộng. Thêm vào đó công ty lại thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, nơi ăn, nghỉ, có hệ thống nhà xưởng sửa chữa phương tiện tốt, có hệ thống nhà kho rộng rãi, an toàn. Tất cả những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ vận tải, tạo nên đặc điểm sản xuất của công ty là chủ yếu kinh doanh dịch vụ vận tải, một loại hình kinh doanh cần ít vốn nhưng an toàn và đem lại hiệu quả cao.
II.Hướng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu và vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải phân biệt danh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là những đại lượng có thể cân đo đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần... và cũng có thể chỉ là các đại lượng phản ánh mặt chất hoàn toàn không có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm... như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta có thể sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vất phải khó khăn là giữa "đầu vào" và "đầu ra" không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng các đơn vị giá trị luôn đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường (tiền tệ). Vấn đề đặt ra là: hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết "khả năng" tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
Mặt khác, khi nghiên cứu hiệu quả phải nói tới mức chuẩn hiệu quả. Đã từ lâu khi bàn tới hiệu quả kinh doanh, nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập tới mức chuẩn hiệu quả (hay còn gọi là tiêu chuẩn hiệu quả). Từ công thức và định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỷ lệ giữa "đầu ra" và "đầu vào" sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề đạt ra là tổng các giá trị đạt được thì giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào phản ánh tính hiệu quả cao, cũng như giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn, là thước đo, là căn cứ, là một cái "mốc" xác định ranh giới có hiệu quả hay không hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xét.
Xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các giả thiết đều thừa nhận về bản chất khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố sản xuất, song trong công thức khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chưa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. ở các doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cụ thể. Chẳng hạn với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên, nguời ta so sánh các chỉ tiêu như doanh thu biên bằng và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên (tổng hợp cũng như cho từng yếu tố sản xuất). Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình, có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, kết hợp với đặc điểm sản xuất của công ty ta đưa ra hướng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Dịch Vụ Hàng Hoá Hà Nội. Nghiên cứu quy mô, cơ cấu từ đó ta xác định xu hướng hoạt động của công ty đồng thời phân tích và tìm nguyên nhân ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tính các chỉ tiêu hiệu quả so sánh với kỳ trước để đưa ra kết luận tính hiệu quả.
III.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Vận Tải và Dịch Vụ Hàng Hoá Hà Nội:
Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau xunh quanh vấn đề mục tiêu của doanh nghiệp, song có thể nói trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...) đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt mục tiêu này trước hết mỗi doanh nghiệp phải đạt cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với những biến động của thị trường, phải tiến hành có hiệu quả các hoạt động quản trị nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào và trong quá trình đó phải luôn kiểm tra xem liệu phương án kinh doanh đang tiến hành là có hiệu quả? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như của từng lĩnh vực, từng bộ phận công tác nói riêng, doanh nghiệp không thể không chú ý tới việc tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ở phần này ta phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Vận Tải và Dịch Vụ Hàng Hoá Hà Nội.
Các kí hiệu được sử dụng trong chương này
DT : Doanh thu (đv: nghìn đồng)
LN : Lợi nhuận (đv: nghìn đồng)
Vcđ : Vốn cố định bình quân năm (đv: nghìn đồng)
Vlđ : Vốn lưu động bình quân năm (đv: nghìn đồng)
V : Tổng vốn bình quân năm (đv: nghìn đồng)
F : Tổng quỹ lương (đv: nghìn đồng)
T : Số lao động bình quân năm (đv: người)
N : Số ngày theo lịch năm nghiên cứu (đv: ngày)
C : Tổng chi phí (đv: nghìn đồng)
d : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
t : Tốc độ phát triển liên hoàn
a : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
0 : Kì gốc (Năm 2001)
1 : Kì n.c (năm 2002)
Các chỉ tiêu hiệu quả được tính qua các bảng dưới đây.
Bảng 01: Các chỉ tiêu NSLĐ
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
DT (Nghìn đồng)
14.508.931
14.870.144
LN (Nghìn đồng)
249.919
678.613
Vcđ(Nghìn đồng)
4.821.754
8.838.238
Vlđ(Nghìn đồng)
4.789.930
4.548.485
V (Nghìn đồng)
9.611.684
13.386.723
T (người)
182
190
1. DT/T
79.719,40
78.263,92
2. LN/T
1.373,18
3.571,65
3. Vcđ/T
26.493,15
46.517,04
4. Vlđ/T
26.318,30
23.939,39
5. V/T
52.811,45
70.456,44
6. T/DT
0,0000125
0,0000128
7. T/LN
0,000728
0,000279
Bảng 02: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
DT (Nghìn đồng)
14.508.931
14.870.144
LN (Nghìn đồng)
249.919
678.613
Vcđ(Nghìn đồng)
4.821.754
8.838.238
T (người)
182
190
1. DT/ Vcđ
3.009
1,682
2. LN/ Vcđ
0,052
0,077
3. Vcđ/T
26.493,15
46.517,04
4. Vcđ/DT
0,332
0,594
5. Vcđ/LN
19,293
13,024
Bảng 03: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
DT (Nghìn đồng)
14.508.931
14.870.144
LN (Nghìn đồng)
249.919
678.613
Vlđ (Nghìn đồng)
4.789.930
4.548.485
1. DT/ Vlđ
3,029
3,269
2. LN/ Vlđ
0,052
0,149
3. Vlđ/DT
0,330
0,306
4. Vlđ/LN
19,166
6,703
Bảng 04: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
DT (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0022.doc