Đề tài Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997 - 2005

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HOÀ BÌNH VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 2

1. Khái quát chung về tỉnh Hoà Bình 2

1.1.Về vị trí địa lí 2

1.2.Về điều kiện tự nhiên 2

1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 3

2. Khái quát chung về ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình 6

2.1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp Hoà Bình 6

2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Hoà Bình 7

2.3. Một số kết quả của công nghiệp Hoà Bình 9

PHẦN HAI: PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP 12

1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp. 12

1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp hiện đang được sử dụng tại cục thống kê Hoà Bình. 12

1.2. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp 31

1.2.1.Nguyên tắc lựa chọn 31

1.2.2. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình. 32

2. Các phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp 37

2.1 Phương pháp phân tổ thống kê 37

2.2 Phương pháp đồ thị 40

2.3 Phương pháp dãy số thời gian 41

2.4. Phương pháp chỉ số 44

2.5. Phương pháp hồi quy tương quan 44

PHẦN 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 1997- 2005 45

1. Hướng phân tích 45

2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 45

2.1. Phân tích số đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 45

2.2. Phân tích số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 51

2.3. Phân tích nguồn vốn dành cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) 55

2.4. Phân tích tổng tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) 56

2.5. Phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tính theo giá cố định (giai đoạn 1997- 2005) 57

2.6. Phân tích giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) 68

2.7. Phân tích doanh thu công nghiệp Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 73

2.8. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 77

2.9. Phân tích một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình 78

3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình trong thời gian tới 79

3.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình. 79

3.2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới 81

3.3. Kiến nghị và giải pháp phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới 83

3.3.1. Tổ chức sắp xếp lại sản xuất 83

3.3.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng 84

3.3.3. Giải pháp về vốn 85

3.3.4. Giải pháp về công nghệ 85

3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu 87

3.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực 88

3.3.7. Về cơ chế chính sách 88

3.4. Kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê công nghiệp 89

KẾT LUẬN 91

 

 

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, theo trình độ văn hoá * Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước: Nhà nước và địa phương + giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp + giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác + giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến + giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước * Chỉ tiêu giá trị tăng thêm được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + giá trị tăng thêm công nghiệp nhà nước: Nhà nước và địa phương + giá trị tăng thêm công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp + giá trị tăng thêm công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + giá trị tăng thêm công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác + giá trị tăng thêm công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến + giá trị tăng thêm công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước * Chỉ tiêu doanh thu công nghiệp được phân tổ dựa trên các tiêu thức: - theo thành phần kinh tế chia thành: + doanh thu công nghiệp nhà nước: nhà nước và địa phương + doanh thu công nghiệp ngoài nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể và hỗ hợp + doanh thu công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - theo ngành công nghiệp chia thành: + doanh thu công nghiệp của ngành công nghiệp khai thác + doanh thu công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến + doanh thu công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 2.2 Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích số liệu thống kê bằng biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê trên cơ sở sử dụng kết hợp giữa số liệu với hình vẽ, đường nét, màu sắc và mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho người đọc nhận thức được những nét khái quát về đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đồ thị thống kê có thể biểu thị kết cấu và thay đổi kết cấu của hiện tượng, sự phát triển của hiện tượng theo theo thời gian, tình hình thực hiện kế hoạch, mối liên hệ giữa các hiện tượng, so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Căn cứ theo nội dung phản ánh, có thể chia đồ thị thống kê thành các loại sau: đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức, đồ thị so sánh và đồ thị phân phối. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể chia đồ thị thống kê thành các loại như sau: biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích, đồ thị đường gấp khúc. Vận dụng phương pháp đồ thị trình bày đồ thị phát triển và đồ thị kết cấu của các chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp, số lao động công nghiệp, tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp 2.3 Phương pháp dãy số thời gian Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Dãy số thời gian cho phép nghiên cứu mức độ biến động của hiện tượng qua thời gian, biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng và dự báo. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Hoà Bình theo các hướng: *Xác định đặc điểm biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp thông qua biến động các chỉ tiêu: số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005; số lao động tham gia sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1997- 2005; nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005; tài sản cố định trang bị cho sản xuất công nghiệp trên đại bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1997- 2005 theo giá cố định; giá trị tăng thêm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 1997- 2005 theo giá cố định; doanh thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 theo giá cố định theo thời gian Xác định đặc điểm biến động của hiện tượng thông qua các chỉ tiêu sau: a, Lượng tăng tuyệt đối: Lượng tăng tuyệt đối là hiệu số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi mức độ của hiện tượng qua hai thời gian khác nhau. Nếu hướng phát triển của hiện tượng tăng thì lượng tăng tuyệt đối mang dấu dương và ngược lại. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các lượng tăng tuyệt đối sau: *Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (δi) Công thức tính như sau: δi = yi - yi-1 * Lượng tăng tuyệt đối định gốc (Δi) Công thức tính: Δi = yi – y1 * Lượng tăng tuyệt đối bình quân() Công thức tính: b, Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển còn gọi là chỉ số phát triển, là chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ/ thời điểm khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Tốc độ phát triển được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức được chọn làm gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ phát triển sau: * Tốc độ phát triển liên hoàn (ti) Công thức tính: * Tốc độ phát triển định gốc (Ti) Công thức tính: Giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn có mối quan hệ với nhau: tốc độ phát triển định gốc bằng tích số các tốc độ phát triển liên hoàn, được thể hiện qua công thức sau: * Tốc độ phát triển bình quân () Công thức tính như sau: c, Tốc độ tăng Tốc độ tăng là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng / giảm của hiện tượng qua thời gian và biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm. Tốc độ tăng được tính bằng cách so sánh lượng tăng tuyệt đối giữa hai thời kỳ với mức độ của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể tính các loại tốc độ tăng sau: * Tốc độ tăng liên hoàn * Tốc độ tăng định gốc Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển và tốc độ tăng như sau: Nếu tính bằng số lần: tốc độ tăng = tốc độ phát triển – 1 Nếu tính bằng phần trăm: tốc độ tăng = tốc độ phát triển – 100 * Tốc độ tăng bình quân () phản ánh nhịp độ tăng điển hình của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian dài. d, Giá trị tuyệt đối của 1 % tăng lên (gi) Công thức tính: *Xác định xu hướng phát triển của hiện tượng và dự báo cho các chỉ tiêu kết quả sản xuất: giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2995 theo giá cố định, giá trị tăng thêm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 theo giá cố định, doanh thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 theo giá cố định, hiện nay đã có phần mền thống kê SPSS hỗ trợ sẽ giúp đưa ra một mô hình phù hợp nhất có thể cho một dãy số thời kỳ. 2.4. Phương pháp chỉ số Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp chỉ số có tác dụng biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian; biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau; biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu; phân tích vài trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Phương pháp chỉ số được sử dụng nhằm biểu hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp theo thời gian. Ngoài ra, phương pháp chỉ số còn được sử dụng để phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động các nhân tố điều kiện sản xuất và năng suất tới kết quả sản xuất kinh doanh công nghiệp. Ví dụ: phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của hai nhân tố là số lao động và năng suất lao động theo GO tới kết quả sản xuất kinh doanh GO 2.5. Phương pháp hồi quy tương quan Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan là phương pháp thường dùng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng. Phương pháp hồi quy tương quan được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất: lao động, vốn, tài sản cố định với kết quả sản xuất: giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp. PHẦN 3 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 1997- 2005 1. Hướng phân tích * Phân tích qui mô của các chỉ tiêu: số cơ sở sản xuất công nghiệp, số lao động công nghiệp, tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp cho thấy tình hình thực tế của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian nghiên cứu, bước đầu đánh giá sơ lược về tình hình của chỉ tiêu qua các năm. * Phân tích theo kết cấu của chỉ tiêu:số cơ sở sản xuất công nghiệp, số lao động công nghiệp, tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp cho ta nắm được vai trò của từng bộ phận trong chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá được bộ phận nào là quan trọng, ảnh hưởng của bộ phận nào là lớn nhất. * Phân tích biến động của các chỉ tiêu cho ta thấy được sự thay đổi của chỉ tiêu trong thời kỳ nghiên cứu. * Tiến hành dự báo đối với các chỉ tiêu: giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp 2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 2.1. Phân tích số đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng qua 9 năm, tạo việc làm mới cho nhiều lao động trong tỉnh, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội trong tỉnh. Bảng 3.1: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 1997-2005) Đơn vị: Cơ sở Năm Toàn ngành Chia ra Quốc doanh Chia ra Ngoài Q. doanh Chia ra KV Có vốn ĐTNN TW ĐP Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp A 1=2+5+10 2=3+4 3 4 5=6+7 +8+9 6 7 8 9 10 1997 3129 20 6 14 3107 1 1 3103 2 2 1998 3636 17 4 13 3617 1 1 3614 1 2 1999 4199 15 3 12 4182 2 1 4175 4 2 2000 4849 15 3 12 4832 2 1 4825 4 2 2001 5008 15 3 12 4990 8 1 4972 9 3 2002 5173 16 3 13 5154 9 4 5123 18 3 2003 5258 17 5 12 5237 8 9 5184 36 4 2004 5528 13 6 7 5509 8 11 5440 50 6 2005 5612 11 6 5 5595 10 13 5515 57 6 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Theo số liệu qua bảng 1 cho thấy, trong 3.129 cơ sở sản xuất công nghiệp năm 1997 có 20 cơ sở quốc doanh, 3.107 cơ sở ngoài quốc doanh,và 2 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 2005, trong 5.612 cơ sở sản xuất công nghiệp có 11 cơ sở quốc doanh, 5.595 cơ sở ngoài quốc doanh và 6 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 3.2 : Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp Hoà Bình chia theo thành phần kinh tế (thời kỳ 1997-2005) Đơn vị: % Năm Toàn ngành Chia ra Quốc doanh Ngoài Q. doanh Chia ra KV Có vốn ĐTNN Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp A 1=2+5+10 2=3+4 5=6+7+8+9 6 7 8 9 10 1997 100 0,64 99,30 0,03 0,03 99,17 0,06 0,06 1998 100 0,47 99,48 0,03 0,03 99,39 0,03 0,06 1999 100 0,36 99,60 0,05 0,02 99,43 0,10 0,05 2000 100 0,31 99,65 0,04 0,02 99,51 0,08 0,04 2001 100 0,30 99,64 0,16 0,02 99,28 0,18 0,06 2002 100 0,31 99,63 0,17 0,08 99,03 0,35 0,06 2003 100 0,32 99,60 0,15 0,17 98,59 0,68 0,08 2004 100 0,24 99,66 0,14 0,20 98,41 0,90 0,11 2005 100 0,20 99,70 0,18 0,23 98,27 1,02 0,11 Số cơ sở công nghiệp trong tỉnh theo các thành phần kinh tế có nhiều thay đổi qua các năm. Tỷ trọng thành phần kinh tế quốc doanh qua các năm có xu hướng giảm xuống, năm 1997 có tỷ trọng so với tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp là 0,64 %, thì đến 2005 chỉ còn 0,2 %. Tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 1997 là 99,3%, đến năm 2005 là 99,7 %. Tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 1997 là 0,06 %, đến 2005 là 0,11 %. Như vậy, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp qua 9 năm qua đã có nhiều thay đổi: Số cơ sở quốc doanh giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân, nguyên nhân của vấn đề này là do trong những năm qua một số đơn vị quốc doanh đã tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước. Tuy số lượng các cơ sở chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng các doanh nghiệp quốc doanh đều là những doanh nghiệp lớn, với những sản phẩm mũi nhọn chất lượng tốt có khả năng tiêu thụ ra ngoại tỉnh; Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các cơ sở kinh doanh cá thể. Năm 1997 số đơn vị ở khu vực kinh tế này là 3.107 cơ sở , chiếm tỷ trọng 99,3%, trong đó số cơ sở sản xuất cá thể là 99,17 %. Năm 2005 số đơn vị ngoài quốc doanh đã lên tới 5.595 cơ sở, chiếm tỷ trọng 99,69 % trong đó số cơ sở sản xuất cá thể là 98,27 %. Tuy số lượng các đơn vị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng qui mô của các doanh nghiệp lại nhỏ, vốn ít, chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm thủ công phục vụ cho tiêu dùng và đời sống nhân dân trong tỉnh; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có chuyển biến nhưng còn chậm, năm 1997 có hai cơ sở, đến 2005 cũng chỉ mới có 6 cơ sở. Cần thiết phải có những chính sách thích hợp để khu vực này có thể phát triển, vì đây là một trong những nguồn vốn dồi dào và rất cần thiết để phát triển công nghiệp của tỉnh. Bảng 3.3: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997- 2005) Đơn vị: Cơ sở Năm Tổng số Chia ra CN Khai thác CN chế biến CNSX và phân phối điên nước 1997 3129 113 3015 1 1998 3636 115 3520 1 1999 4199 127 4071 1 2000 4849 144 4704 1 2001 5008 163 4844 1 2002 5173 193 4978 1 2003 5258 184 5072 1 2004 5528 177 5348 2 2005 5612 183 5426 2 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Theo số liệu bảng 3.3 cho thấy số lượng cơ sở công nghiệp Hoà Bình chủ yếu là trong ngành công nghiệp chế biến. Trong năm 1997, có 3.129 cơ sở sản xuất công nghiệp thì có 113 cơ sở công nghiệp khai thác, 3015 cơ sở công nghiệp chế biến và 1 cơ sở sản xuất và phân phối điện nước. Đến năm 2005 có 5.612 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 183 cơ sở công nghiệp khai thác, 5426 cơ sở công nghiệp chế biến và 2 cơ sở sản xuất và phân phối điện nước. Như vậy, trong 9 năm ngành công nghiệp khai thác tăng thêm 70 cơ sở, trong khi ngành công nghiệp chế biến tăng 2.597 cơ sở và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước có thêm 1 cơ sở mới. Bảng 3.4: Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Hoà Bình phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997- 2005) Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và phân phối điên nước 1997 100 3,61 96,36 0,03 1998 100 3,16 96,81 0,03 1999 100 3,02 96,95 0,03 2000 100 2,97 97,01 0,02 2001 100 3,25 96,73 0,02 2002 100 3,73 96,23 0,04 2003 100 3,50 96,46 0,04 2004 100 3,20 96,74 0,06 2005 100 3,25 96,69 0,06 Theo bảng 3.4 cho thấy số cơ sở ngành công nghiệp chế biến chiếm đại đa số, năm 1997 là 96,36%, đến năm 2005 là 96,69%; tiếp đó là ngành công nghiệp khai thác, năm 1997 là 3,61%, đến năm 2005 là 3,25%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước năm 1997 là 0,03%, đến năm 2005 là 0,06%. Bảng 3.5: Biến động số cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Năm Cơ sở sản xuất công nghiệp Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 3129 1998 3636 507 507 1.162 1.162 0.162 0.162 31.29 1999 4199 563 1070 1.1548 1.342 0.1548 0.342 36.36 2000 4849 650 1720 1.1548 1.5497 0.1548 0.5497 41.99 2001 5008 159 1879 1.0328 1.6005 0.0328 0.6005 48.49 2002 5173 165 2044 1.0329 1.6532 0.0329 0.6532 50.08 2003 5258 85 2129 1.0164 1.6804 0.0164 0.6804 51.73 2004 5528 270 2399 1.0514 1.7667 0.0514 0.7667 52.58 2005 5612 84 2483 1.0152 1.7935 0.0152 0.7935 55.28 TB 311 1.0757 0.0757 Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy số cơ sở sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, mặc dù tới năm 2001 số cơ sở tăng thêm tăng chậm lại nhưng số cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2005 là 5.612 cơ sở so với năm 1997 là 3.129 cơ sở đã tăng lên 2.483 cơ sở. Bình quân trong giai đoạn này tăng 311 cơ sở/ năm, đến năm 2005 tốc độ phát triển số cơ sở sản xuất công nghiệp đạt 1,79 lần so với năm 1997. Trong giai đoạn 1997- 2000, số cơ sở sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng cao (15, 16%), đến giai đoạn 2001- 2005, số cơ sở sản xuất công nghiệp có tăng nhưng với tốc độ tăng chậm. Bình quân giai đoạn 1997- 2005 số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng 7,57 %/năm. 2.2. Phân tích số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997- 2005 Ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn này đã có sự khởi sắc nhất định, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động trong tỉnh, từng bước thu hút nguồn lao động có chất lượng cao tham gia lao động, sản xuất trong các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bảng 3.6: Lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 1997- 2005) Đơn vị: Người Năm Toàn ngành Chia ra Quốc doanh Chia ra Ngoài quốc doanh Chia ra KV Có vốn ĐTNN TW ĐP Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp A 1=2+5+10 2=3+4 3 4 5=6+7 +8+9 6 7 8 9 10 1997 10310 3408 1265 2143 6205 20 12 6117 56 697 1998 10289 2871 755 2116 6734 14 5 6695 20 684 1999 11403 2693 664 2029 7979 16 5 7789 169 731 2000 12325 2635 649 1986 9690 23 5 8674 185 803 2001 15291 2668 638 2030 12623 202 50 11204 292 875 2002 16440 3271 1038 2233 13169 274 23 11393 546 933 2003 18377 3849 1721 2128 14528 334 185 11002 1925 1082 2004 18380 3680 1816 1864 14700 301 194 10795 2040 1370 2005 19491 3448 1823 1625 16043 351 236 11256 2825 1375 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Bảng 3.7: Cơ cấu lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phân theo thành phần kinh tế (giai đoạn 1997- 2005) Đơn vị: % Năm Toàn ngành Chia ra Quốc doanh Ngoài Q. doanh Chia ra KV Có vốn ĐTNN Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp A 1=2+3+8 2 3=4+5 +6+7 4 5 6 7 8 1997 100 33,06 60,18 0,19 0,12 59,33 0,54 6,76 1998 100 27,90 65,45 0,14 0,05 65,07 0,19 6,65 1999 100 23,62 69,97 0,14 0,04 68,31 1,48 6,41 2000 100 21,38 78,62 0,19 0,04 70,38 1,50 6,52 2001 100 17,45 82,55 1,32 0,33 73,27 1,91 5,72 2002 100 19,90 80,10 1,67 0,14 69,30 3,32 5,68 2003 100 20,94 79,06 1,82 1,01 59,87 10,48 5,89 2004 100 20,02 79,98 1,64 1,06 58,73 11,10 7,45 2005 100 17,69 82,31 1,80 1,21 57,75 14,49 7,05 Theo số liệu bảng 3.6 và bảng 3.7 cho thấy, trong 10.310 lao động tham gia sản xuất công nghiệp năm 1997 thì có 3.108 lao động thuộc khu vực quốc doanh (chiếm 33.06%), có 6.205 lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh (chiếm 60,18 %) và có 697 lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 6,76 %). Đến năm 2005 số lao động tham gia sản xuất công nghiệp đã lên đến 19.491 lao động .Trong đó, số lao động thuộc khu vực quốc doanh là 3.448 người (chiếm 17,69 %), số lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh là 14.668 người (chiếm 75,26 %), số lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.357 người (chiếm 7,05 %). Như vậy, trong giai đoạn này số lao động làm việc trong khu vực quốc doanh có tăng lên nhưng rất ít, chỉ có 340 người so với 9.181 người tăng lên trong toàn ngành. Số lao động trong khu vực ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, tăng 8.463 người so với 9.181 người tăng trong toàn ngành. Trong khu vực ngoài quốc doanh có 11.256 lao động tham gia sản xuất trong các đơn vị cá thể (chiếm 57,75%). Bảng 3.8: Lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997- 2005) Đơn vị: người Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và PP điện nước 1997 10310 802 9320 188 1998 10289 715 9384 190 1999 11403 772 10431 200 2000 12325 1019 11086 220 2001 15291 1548 13504 239 2002 16671 2326 14118 227 2003 18377 2764 15390 223 2004 18380 2681 15472 227 2005 19491 2795 16466 230 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Bảng 3.9: Cơ cấu lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phân theo ngành công nghiệp (giai đoạn 1997- 2005) Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra CN khai thác CN chế biến CNSX và phân phối điên nước 1997 100 7,78 90,40 1,82 1998 100 6,95 91,20 1,85 1999 100 6,77 91,48 1,75 2000 100 8,27 89,95 1,78 2001 100 10,12 88,31 1,56 2002 100 13,95 84,69 1,36 2003 100 15,04 83,75 1,21 2004 100 14,59 84,18 1,24 2005 100 14,34 84,48 1,18 Theo số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy, năm 1997 trong 10.310 lao động sản xuất công nghiệp có 802 lao động tham gia công nghiệp khai thác (chiếm 7,78%), có 9.320 lao động tham gia công nghiệp chế biến (chiếm 90,4%) và 188 lao động tham gia công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước (chiếm 1,82%). Đến năm 2005 có 19.491 lao động, trong đó có 2.795 lao động tham gia công nghiệp khai thác (chiếm 14,34%), 16.466 lao động tham gia công nghiệp chế biến (chiếm 84,48%) và 230 lao động tham gia công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước (chiếm 1,18%). Như vậy, trong giai đoạn này công nghiệp khai thác tăng 1.993 lao động, ngành công nghiệp chế biến tăng 7.146 lao động, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng 42 lao động. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp khai thác tăng nhanh, trong khi tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước giảm xuống. Bảng 3.10: Biến động số lao động công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997-2005 Năm Số lao động Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 10310 1998 10289 -21 -21 0.998 0.998 -0.002 -0.002 103.1 1999 11403 1114 1093 1.1083 1.106 0.1083 0.106 102.89 2000 12325 922 2015 1.0809 1.1954 0.0809 0.1954 114.03 2001 15291 2966 4981 1.2406 1.4831 0.2406 0.4831 123.25 2002 16671 1380 6361 1.0902 1.617 0.0902 0.617 152.91 2003 18377 1706 8067 1.1023 1.7824 0.1023 0.7824 166.71 2004 18380 3 8070 1.0002 1.7827 0.0002 0.7827 183.77 2005 19491 1111 9181 1.0604 1.8905 0.0604 0.8905 183.8 Trung bình 1148 1.0829 0.0829 Theo số liệu bảng 3.10 cho thấy, số lao động tham gia sản xuất công nghiệp năm 1997 có 10.310 người, đến năm 2005 số lao động tăng lên có 19.491 người, tăng 9.181 người. Bình quân trong giai đoạn này số lao động tăng lên 1.148 người/năm. Số lao động sản xuất công nghiệp của Hoà Bình tăng tương đối đều qua các năm, đặc biệt có năm 1998 số lao động sản xuất công nghiệp giảm so với năm 1997 giảm 0,2 % và năm 2001 có tốc độ tăng lớn nhất đạt 24,06 %. Đến năm 2005 số lao động sản xuất công nghiệp tăng 89,05% so với năm 1997. Bình quân trong giai đoạn này số lao động sản xuất công nghiệp tăng 8,29 %. 2.3. Phân tích nguồn vốn dành cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình (giai đoạn 1997- 2005) Nguồn vốn dành cho sản xuất công nghiệp Hoà Bình trong những năm qua được thể hiện qua bảng 25. Bảng 3.11: Biến động nguồn vốn sản xuất công nghiệp của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 Nguồn vốn sản xuất CN Biến động lượng tăng tuyệt đối tốc độ phát triển tốc độ tăng gi δi Δi ti Ti ai Ai 1997 302574 1998 307753 5179 5179 1.0171 1.0171 0.0171 0.0171 3025.7 1999 405815 98062 103241 1.3186 1.3412 0.3186 0.3412 3077.5 2000 343801 -62014 41227 0.8472 1.1363 -0.153 0.1363 4058.2 2001 378181 34380 75607 1.1 1.2499 0.1 0.2499 3438 2002 415276 37095 112702 1.0981 1.3725 0.0981 0.3725 3781.8 2003 524146 108870 221572 1.2622 1.7323 0.2622 0.7323 4152.8 2004 602768 78622 300194 1.15 1.9921 0.15 0.9921 5241.5 2005 684446 81678 381872 1.1355 2.2621 0.1355 1.2621 6027.7 Trung bình 47734 1.1074 0.1074 Nguồn: Niên giám thống kê Hoà Bình Theo số liệu bảng 3.11 cho thấy, nguồn vốn dùng cho sản xuất công nghiệp của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn này có biến động không đều qua các năm. Năm tăng nhiều nhất là năm 2005 tăng 160.300 triệu đồng, cá biệt năm 2000 nguồn vốn còn giảm so với năm 1999 là 62.014 triệu đồng. Trong 9 năm từ 1997- 2005 nguồn vốn dùng cho sản xuất công nghiệp tăng 381.872 triệu đồng, bình quân một năm tăng 47.734 triệu đồng, trong đó năm 1999 có tốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5530.doc
Tài liệu liên quan