Đề tài Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005

Lời nói đầu 1

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kết quả hoạt động du lịch và hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch 3

I. Khái niệm về du lịch và ngành du lịch 3

1. Khái niệm và phân loại về du lịch 3

2. Khái niệm và đặc điểm ngành du lịch 9

2.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch 9

2.2. Đặc điểm ngành du lịch 11

3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế 13

II. Những vấn đề lý luận chung về kết quả hoạt động du lịch. 16

1. Quan diểm về kết quả hoạt động du lịch. 16

2. Ý nghĩa, nhiệm vụ nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch. 17

III. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. 19

1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. 19

2. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch. 19

3. Các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch. 20

3.1. Nhóm chỉ tiêu khách du lịch. 20

3.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê doanh thu du lịch. 23

3.3. Chỉ tiêu lợi nhuận du lịch. 24

3.4. Chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành du lịch. 24

3.5. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm ngành du lịch. 25

3.6. Chỉ tiêu thu nhập xã hội từ du lịch. Error! Bookmark not defined.

 

doc123 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm vi tính toán gồm + Chỉ số đơn (chỉ số cá thể): phản ánh biến động của từng đơn vị cá biệt của hiện tượng + Chỉ số tổng hợp: Phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị cá biệt của một hiện tượng phức tạp. Loại chỉ số này thường được dùng phổ biến trong nghiên cứu thống kê. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, bao gồm: + Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng như giá cả, năng suất lao động,… + Chỉ số của chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu khối lượng như: số lượng khách du lịch, tổng doanh thu, tổng giá trị sản xuất,… Như vậy, phương pháp chỉ số có tác dụng và ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở bất kỳ phạm vi nào. So với phương pháp dãy số thời gian thì phương pháp này đỡ phức tạp hơn, dễ tính toán hơn. 4.2. Đặc điểm vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động du lịch. Có nhiều loại chỉ `số gồm: chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy vậy do đặc điểm của ngành du lịch, do kết quả hoạt động du lịch được tổng hợp là các số liệu có tính chất tổng hợp theo quy mô khối lượng hoặc quy mô giá trị, tức là được quy về cùng đơn vị có thể cộng được nên để có kết quả tính toán chính xác và có hiệu quả thì thường dùng chỉ số tổng hợp. Vì vậy, ở đây tác giả chỉ trình bày nội dung vận dụng chỉ số tổng hợp và hệ thống chỉ số cho việc nghiên cứu. *Chỉ số tổng hợp - Nếu mục đích nghiên cứu biến động qua thời gian thì chỉ số này phản ánh biến động chung của kết quả du lịch ở thời kỳ nghiên cứu so với kỳ chọn làm gốc so sánh. Công thức tính: I =(lần,%) Trong đó I là chỉ số tổng hợp của chỉ tiêu kết qủa nào đó là tổng quy mô kết quả ở chu kỳ nghiên cứu có thể là quy mô số khách, doanh thu,….. là tổng quy mô kết quả ở kỳ chọn làm gốc so sánh Trong trường hợp đối với doanh thu du lịch ta có: Trong đó p, q được hiểu cụ thể như sau: +p là giá bán sản phẩm dịch vụ du lịch. + q là số lượng sản phẩm dịch vụ du lịch thực hiện Hoặc+p là chi tiêu bình quân 1 khách từng loại khách cho du lịch +q là số khách từng loại khách Hoặc+p là chi tiêu bình quân 1 ngày khách +q là số ngày khách … song p và q trong thực tế thường rất khó được tổng hợp - Nếu mục đích là nghiên cứu biến động của kết quả hoạt động du lịch theo không gian thì chỉ số này phản ánh quan hệ so sánh kết quả hoạt động du lịch giữa hai vùng,hai địa phương hoặc hai quốc gia với nhau công thức tính (lần,%) trong đó là chỉ số so sánh giữa không gian A so với không gian B là kết quả hoạt động du lịch ở không gian A là kết quả hoạt động du lịch ở không gian B Qua đó ta thấy chỉ số này có tác dụng rất lớn. Nó cho phép nêu lên sự biến động chung của các kết quả hoạt động du lịch của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của không gian này so với không gian kia gấp bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). *Hệ thống chỉ số nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động kết quả hoạt động du lịch. Hệ thống chỉ số phân tích kết quả hoạt động du lịch bao gồm các chỉ số có mối liên hệ với nhau được cấu thành từ các chỉ số nhân tố phản ánh tác động đến sự thay đổi của kết quả hoạt động du lịch. Hệ thống chỉ số trong thống kê thường được xây dựng theo ba loại là: hệ thống chỉ số của chỉ số phát triển, hệ thống chỉ số kế hoạch và hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ nhau. Trong thống kê phân tích kết quả hoạt động du lịch thường sử dụng hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ nhau để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động du lịch. Sự biến động của số lượng khách, doanh thu, lợi nhuận du lịch…do những nhân tố có mối liên hệ nhau tạo thành hệ thống chỉ số bao gồm các chỉ số có mối liên hệ chặt chẽ. Trong đó,có các mô hình cơ bản như sau: gọi Di là doanh thu từng loại khách i Ni là số ngày lưu tru từng loại khách i Ki là số khách của từng loại khách i Doanh thu bình quân 1 khách là: Doanh thu bình quân chung 1 ngày khách: Số ngày lưu trú bình quân 1 khách: *Mô hình 1: Xuất phát từ mối quan hệ Doanh thu = Doanh thu bình quân chung 1 khách *Số khách Ta có hệ thống chỉ số: (*) + Biến động tuyệt đối: +Biến động tương đối: - Mô hình này cho phép nghiên cứu biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của hai nhân tố: doanh thu bình quân chung 1 ngày khách và tổng số khách. *Mô hình 2: Từ mô hình (*) ta có thể phân tích như sau: + Biến động tuyệt đối: + Biến động tương đối: - Mô hình này cho phép nghiên cứu biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của ba nhân tố: doanh thu bình quân 1 khách của từng loại khách (tk), kết cấu khách của từng loại khách (d k) và tổng số khách (). *Mô hình 3: Xuất phát từ mối quan hệ Doanh thu = Doanh thu bình quân chung 1 ngày khách *Số ngày khách Ta có hệ thống chỉ số : +Biến động tuyệt đối: +Biến động tương đối: - Mô hình này cho phép nghiên cứu biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của hai nhân tố: doanh thu bình quân chung 1 ngày khách và tổng số ngày khách. *Mô hình 4: Xuất phát từ mối quan hệ Doanh thu = Doanh thu bình quân *Kết cấu số ngày khách *Tổng số ngày 1 ngày khách của của từng loại khách khách từng loại khách Ta có hệ thống chỉ số: +Biến động tuyệt đối : +Biến động tương đối : -Mô hình này cho phép nghiên cứu biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của ba nhân tố : doanh thu bình quân 1 ngày khách của từng loại khách , kết cấu ngày khách của từng loại khách và tổng số ngày khách. *Mô hình 5: Xuất phát từ mối quan hệ Doanh thu = Doanh thu bình quân *Số ngày lưu trú bình quân *Số khách chung 1 ngày khách chung 1 khách Ta có hệ thống chỉ số : - +Biến động tuyệt đối : +Biến động tương đối : -Mô hình này cho phép nghiên cứu biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so kỳ gốc do ảnh hưởng của ba nhân tố : doanh thu bình quân chung 1 khách , số ngày lưu trú bình quân chung 1 khách và tổng số khách. *Mô hình 6: +Biến động tuyệt đối : +Biến động tương đối: - Mô hình này cho phép nghiên cứu sự biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so kỳ gốc do ảnh hưởng của bốn nhân tố : doanh thu bình quân 1 ngày khách của từng loại khách, kết cấu ngày khách của từng loại khách, số ngày lưu trú bình quân chung 1 ngày khách và tổng số khách. * Ngoài ra còn có các mô hình phân tích biến động doanh thu từng bộ phận hoạt động kinh doanh như: + Biến động tổng doanh thu khách sạn: Doanh thu khách sạn = Doanh thu bq 1 ngày buồng * Số ngày buồng Doanh thu khách sạn = Doanh thu bq 1 ngày buồng * Số ngày buồng bq 1 khách * Số khách Doanh thu bq 1 ngày buồng = Doanh thu bq 1 ngày buồng từng loại buồng * Số ngày buồng từng loại buồng Số ngày buồng bq 1 khách = Số ngày buồng bq 1 khách từng loại khách * Số khách từng loại khách + Biến động doanh thu bữa ăn + Biến động doanh thu giải khát… Tuy vậy các hệ thống chỉ tiêu phân tích biến động từng bộ phận hầu hết rất ít dùng trong thực tế việc thống kê về từng chỉ tiêu này rất khó. Do đó chúng ta chỉ thường dùng các hệ thống chỉ tiêu tổng thể toàn ngành, hoặc cả một địa phương, một vùng nào đó. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. 1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp dự đoán thống kê kết quả hoạt động du lịch. Dự đoán thống kê theo nghĩa chung nhất là xác định các thông tin chưa biết ở tương lai của hiện tượng nghiên cứu. Dự đoán là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị xã hội,…với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục đích nghiên cứu. Căn cứ vào độ dài thời gian dự đoán người ta phân ra 3 loại dự đoán chính: dự đoán ngắn hạn, dự đoán trung hạn và dự đoán dài hạn. Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin và phương pháp thống kê thích hợp. Dự đoán thống kê trung hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian xa hơn so với dự đoán ngắn hạn (khoảng 10 – 15 năm) bằng việc sử dụng những thông tin và phương pháp thống kê thích hợp. Dự đoán thống kê dài hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian (vài chục, hàng chục năm), bằng việc sử dụng những thông tin và phương pháp thống kê thích hợp. Trong thực tế, do điều kiện về thu thập tài liệu, dựa vào đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm phản ánh đúng thực tế quy luật biến động của hiện tượng và xây dựng các kế hoạch ngắn hạn tạo điều kiện cho công tác quản lý có hiệu quả, người ta thường dùng phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn (DĐTKNH). Phương pháp DĐTKNH có vai trò và nhiều ý nghĩa đối với các nghiên cứu những hiện tượng kinh tế xã hội nói chung và đối với ngành du lịch nói riêng, đặc biệt là nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. Chúng ta có thể dự đoán kết quả hoạt động du lịch cho một doanh nghiệp, một địa phương một vùng hoặc của 1 quốc gia hay cho toàn thế giới. DĐTKNH có thể áp dụng với khoảng thời gian là ngày, tuần, quý, năm. Tài liệu thường được sử dụng là dãy số thời gian, DĐTKNH là việc dựa vào quy luật biến động của hiện tượng ở hiện tại để suy đoán các mức độ của hiện tượng ở các thời gian kế tiếp đó. Để thực hiện phương pháp này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tài liệu của dãy số thời gian phải chính xác, bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Dãy số thời gian nghiên cứu phải có số lượng các mức độ thích hợp phục vụ cho việc có thể dự đoán được. Không nên có quá nhiều mức độ vì như thế sẽ làm giảm tác dụng của phương pháp dự đoán dẫn đến mô hình dự đoán sẽ không phản ánh được đầy đủ sự biến động của hiện tượng. DĐTKNH dựa vào dãy số thời gian có nhiều thuận lợi, việc xây dựng mô hình dự đoán đơn giản, tính toán dễ dàng, không phức tạp về số liệu trong dãy số. Như vậy, sau khi nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch bằng phương pháp dãy số thời gian, từ các chỉ tiêu phân tích dãy số, từ mô hình xu thế, theo thời gian chúng ta sẽ xây dựng các mô hình dự đoán rất đơn giản. DĐTKNH trong việc nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch sẽ cho phép chúng ta xác định mức độ của kết quả đạt được, bản chất quy luật trong tương lai. Từ đó có thể phát hiện ra những nhân tố mới hoặc sự mất cân đối của kết quả. Trên cơ sở giúp các nhà quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phát triển trong thời gian kế tiếp đó đồng thời tiến hành điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, các mức độ dự đoán còn cho phép trình bày một số phương pháp thường dùng đó là: Dự đoán dựa vào hàm xu thế Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Dự đoán dựa vào phương pháp san bằng mũ. Mỗi phương pháp này có một cách dự đoán khác nhau nhưng chênh lệch giữa chúng không nhiều. Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để biết được kết quả nào chính xác nhất. Vì vậy nên chúng ta cần phải lựa chọn phương pháp tốt nhất. 2. Đặc điểm vận dụng một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn để dự đoán kết quả hoạt động du lịch. * Dự đoán kết quả hoạt động du lịch dựa vào hàm xu thế. Phương pháp dãy số thời gian đã cho phép biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của kết quả hoạt động du lịch bằng hàm hồi quy theo thời gian. Hàm có dạng: = f(t, bo, b1,… bn) Trong đó có thể là hàm tuyến tính, hàm parabol, hàm bậc 3, hàm mũ,… và phải là hàm đã được chọn bằng các tiêu chuẩn khác nhau Dựa vào hàm hồi quy có thể dự đoán kết quả hoạt động du lịch ở thời gian l theo phương trình: = f(t+l, bo, b1, …, bn) Trong đó: l=1, 2, 3,…gọi là tầm dự đoán là mức độ dự đoán ở thời gian (t+l) Tầm dự đoán thoả mãn l n/3 * Dự đoán dựa vào phương pháp lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Ở phương pháp dãy số thời gian, chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo: Từ đó có thể dự đoán mức độ ở thời gian l, ta sử dụng mô hình sau: = yn +. (l= 1, 2, 3…) Trong đó: yn là mức độ cuối cùng của dãy số. .l là lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau thời gian l * Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình Phương pháp dãy số thời gian chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình được tính theo: Trong đó: là mức độ đầu tiên của dãy số. là mức độ cuối cùng của dãy số. Từ đó, để dự đoán mức độ ở thời gian l ta dùng mô hình sau: = . l l= (1, 2, 3…) Trong đó: l là tốc độ phát triển sau thời gian l là mức độ dự đoán thời gian)t+l) là mức độ cuối cùng của dãy số. Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Mô hình trên chỉ vận dụng dự đoán theo năm, ngoài ra có thể mở rộng cho những khoảng thời gian dưới 1 năm, chẳng hạn đối tài liệu quý của từng năm, ta dùng mô hình dự đoán sau: Trong đó: là mức độ dự đoán của quý i năm j là tổng các mức độ của các quý i các năm 2 3…(n-1) Mô hình này có tác dụng rất lớn, đặc biệt đối với các hiện tượng mang tính thời vụ cao như du lịch. Tính thời vụ trong du lịch thường được biểu hiện nhiều ở sự biến động về số lượng khách du lịch. Vì vậy, khi dự đoán về số lượng khách theo tháng hoặc theo quý của các năm thường dùng mô hình này để dự đoán. * Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. Các phương pháp dự đoán nêu ở trên là phương pháp đơn giản nhất của phương pháp dự doán thống kê ngắn hạn và các mô hình dự đoán được xây dựng trên cơ sở xem các mức độ trong dãy số là như nhau. Vì vậy, các mô hình này chưa thực sự phản ánh đúng bản chất sự biến động của hiện tượng. Phương pháp san bằng mũ là phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn phức tạp hơn, nó đã hạn chế được nhược điểm của 3 phương pháp trên. Tức là, phương pháp nàu có mô hình dự đoán các mức độ càng ở cuối dãy số càng cần được chú trọng hơn và do đó phản ánh đúng bản chất sự biến động của hiện tượng. Giả sử gọi là mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t. là mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian (t+1) ta có mô hình dự đoán như sau: Trong đó là mức độ dự đoán ở thời gian t và với điều kiện:=1, và gọi là cá tham số san bằng. Từ mô hình ta thấy thực chất của là trung bình cộng gia quyền của các mức độ thực tế và mức độ dự đoán , trong đó = nếu ta thay vào công thức trên sẽ được: Từ đó có công thức tổng quát là: Vấn đề ở đây là phải chọn tham số tốt nhất, càng nhỏ hay càng lớn thì tốt. Để giải quyết vấn đề này cần phải phân tích kỹ đặc điểm biến động của hiện tượng. Thực tế chứng minh rằng, lấy trong khoảng từ 0,1 đến 0,4 là tốt nhất. Trong mô hình trên, giá trị ban đầu có thể là mức độ đầu tiên trong dãy số, hoặc là số trung bình của một số giá trị đầu tiên hoặc tham số của hàm xu thế,…nhưng thông thường người ta chọn mức độ đầu tiên của dãy số. Tuỳ theo đặc điểm biến động của hiện tượng mà có các mô hình san bằng mũ khác nhau và chọn mô hình thích hợp. Để dự đoán bằng phương pháp này, thống kê sử dụng 4 mô hình sau: Mô hình không có xu thế và không có biến động thời vụ = (Mô hình Simple) tiêu chuẩn để chọn tham số tốt nhất là giá trị của mà làm cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất (SSE min) Mô hình với dãy số nghiên cứu có biến động xu thế nhưng không có biến động thời vụ (hay gọi là mô hình Holt) Với: > 0 và <1, , là các tham số. Tiêu chuẩn chọn , là giá trị của chúng mà làm cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất (SSE min) Mô hình xu thế kết hợp nhân với biến động thời vụ (hay gọi là mô hình Winter) Mô hình này có 3 tham số , , . Tiêu chuẩn chọn , , tương tự như trên Mô hình xu thế kết hợp cộng biến động thời vụ (hay gọi là mô hình custom – addtive) Mô hình này có 3 tham số , , , Tiêu chuẩn để chọn , , tương tự ở trên Để tiến hành các mô hình san bằng mũ này, trong thực tế cần thiết phải dùng đến công cụ thống kê máy. Với chương trình này sẽ cho phép chúng ta xác định được cụ thể từng mô hình từ đó có thể phản ánh chính xác đặc điểm biến động đồng thời cho ta các kết quả dự đoán nhanh chóng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, cho phép lựa chọn mô hình san bằng mũ tốt nhất để dự đoán. Mô hình san bằng mũ tốt nhất là mô hình có tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất bằng việc so sánh giữa các mô hình san bằng mũ với nhau. Từ mô hình dự đoán tốt nhất của 3 mô hình đơn giản nêu ở trên là: dựa vào hàm xu thế, dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân, dựa vào tốc độ phát triển trung bình mà tiêu chuẩn chọn là bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất và từ mô hình tốt nhất bằng cách san bằng mũ chúng ta chọn mô hình tốt hơn cả bằng cách chọn SSE min. Nhưng trong thực tế, chương trình thống kê máy cho thấy dự đoán chỉ thực hiện bằng phương pháp hàm xu thế và phương pháp san bằng mũ. Từ hai phương pháp này chúng ta so sánh các sai số chuẩn của mô hình dự đoán với nhau và chọn mô hình có sai số chuẩn của mô hình dự đoán là nhỏ nhất (SEmin = Standart Errrormin). CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ 1995- 2002 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM 1. Hoạt động du lịch Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ năm1960 đến năm 1990) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế nhiều nước trên thế giới được khôi phục và phát triển mau lẹ, đời sống người dân được cải thiện hoạt động du lịch giữa các nước, giữa các châu lục cũng phát triển mạnh. Cùng thời gian này nhiều tổ chức du lịch quốc tế đã ra đời và du lịch trở thành nhu cầu tất yếu khách quan của con người của xã hội. Ngày 23/11/1959, Việt Nam đón được 20 lượt khách Liên Xô, và đón thêm 120 khách, mở đầu cho sự ra đời ngành du lịch ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 16/2/1960 Chính phủ ra chỉ thị 2/CP về việc tổ chức cho khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và ngày 9/7/1960, theo nghị định số 26/CP của hội đồng Chính phủ thì công ty du lịch ra đời. Trong thời gian này, du lịch Việt Nam hoạt động một cách nhạy bén, trong môi trường pháp lý thực sự. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của năm 1960, ngành du lịch Việt Nam hầu như phải tự mình tạo ra toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, chủ yếu tập trung ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Số lượng khách sạn còn rất ít, chỉ mới có 9 khách sạn với 152 buồng trong cả nước, trong đó ở Hải Phòng có 4 khách sạn (khách sạn Hồng Bàng, khách sạn Hữu Nghị, khách sạn Hòa Bình và khách sạn Cát Bi với tổng cộng là 70 buồng); ở Quảng Ninh có 3 khách sạn (khách sạn Hạ Long có 24 buồng, khách sạn Giao Tế Trà Cổ có 65 buồng) ở Hà Nội có 2 khách sạn (khách sạn Hoàn Kiếm, khách sạn Bờ Hồ với tổng 17 buồng). Mặt khác, hoạt động du lịch còn nhiều lúng túng số lượng khác quốc tế vào Việt Nam chưa nhiều, chỉ trao đổi khách với khách Trung Quốc còn chủ yếu là phục vụ khách trong nước và khách quốc tế của Đảng, Nhà nước, khách mới của Bác Hồ, … Trong thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, hoạt động của ngành du lịch phải thu hẹp lại, giai đoạn này chỉ còn 1 phòng trong Bộ Ngoại thương phục vụ cho một lượng khách của Đảng và Nhà nước, … Sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh thì ngành du lịch Việt Nam nhanh chóng phục hồi, mở rộng tầm nhìn mới trong kinh doanh và ngày 18/8/1969 hoạt động của ngành chịu sự quản lý của Phủ Thủ tướng. Trong giai đoạn 1970- 1978 du lịch Việt Nam được củng cố và mở rộng các hoạt động trong phạm vi cả nước. Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có thêm nhiều khách sạn hơn, thị trường du lịch được mở rộng đồng thời tăng cường tuyên truyền, giới thiệu đất nước, con người, dân tộc nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Cùng với việc mở rộng thị trường khác du lịch quốc tế, ngành đã mở nhiều trường đào tạo nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng những kiến thức và nâng cao trình độ phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực khách sạn. Đồng thời, hàng loạt các công ty du lịch đã ra đời và tập trung chủ yếu là ở các khu vực Nhà nước do hai hệ thống quản lý đó là Công ty du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân địa phương. Trong giai đoạn 1960- 1978 hoạt động du lịch đã đạt được những kết quả nhất định về số khách quốc tế như sau: Bảng 3.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1960- 1975 Đơn vị:lượt khách Năm Số lượng khách quốc tế Năm Số lượng khách quốc tế 1960 6130 1970 18160 1961 7630 1971 12080 1962 8070 1972 15860 1963 8790 1973 19320 1964 10780 1974 26820 1965 11850 1975 36910 Nguồn: Tổng cục Thống kê Như vậy, giai đoạn này, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có chiều hướng gia tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu cho xu hướng phát triển của ngành du lịch trong những năm tiếp theo. Kết quả của quá trình hoạt động du lịch trong thời gian qua (1960- 1978) là sự ra đời của Tổng cục Du lịch Việt Nam vào ngày 23/01/1979 theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ. Tổng cục du lịch trong cả nước. Thời gian này, hoạt động du lịch mới chỉ trong khối xã hội chủ nghĩa, chính sách kinh tế các nước còn cứng nhắc, thị trường khách du lịch quốc tế chưa ổn định đặc biệt là du khách từ các nước tư bản chủ nghĩa. Mặt khác lượng khách du lịch từ các nước xã hội chủ nghĩa cũng ít dần đặc biệt là khách Trung Quốc. Do đó lượng khách quốc tế vào không đủ để duy trì cơ sở vật chất, khách nội địa chưa phát triển, … làm cho ngành trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy lượng khách quốc tế trong thời kỳ này có nhiều biến động như sau: Bảng 3.2: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1997 – 1980 Đơn vị: lượt khách 1997 1978 1979 1980 1. Các đơn vị thuộc Tổng cục - Khách du lịch xã hội chủ nghĩa 3968 4366 1695 4134 - Khách du lịch tư bản chủ nghĩa 1593 1116 228 631 - Khách quốc tế khác 8571 4841 4803 5652 2. Toàn ngành 29. 000 31. 500 23700 30. 000 Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam Mặt khác, do cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp mà việc quản lý về Du lịch của Tổng cục Du lịch đã có nhiều hạn chế, điều này thể hiện rất rõ đó là: chỉ quản lý các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch; quản lý chủ yếu bằng kinh doanh tổng hợp, kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc được ấn định mang tính chủ quan, môi trường kinh tế không ổn định do lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng,… Chính vì những điều này, nó đã tác động tiêu cực rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp. Giai đoạn này, hình thức kinh doanh phục vụ hết sức đơn điệu, nghèo nàn, hoạt động kinh doanh chủ yếu để nhằm xây dựng cơ sở vật chất mà chưa tính đến lợi nhuận. Sự tăng trưởng về khách, doanh thu, lợi nhuận đều không ổn định. Có thể đánh giá qua số liệu sau: Bảng 3.3: Kết quả hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1980 đến 1990 Chỉ tiêu Năm Du lịch quốc tế Du lịch nội địa Tổng doanh thu (triệu đồng) Số khách (lượt khách) Doanh thu (triệu đồng) Số khách (lượt khách) Doanh thu (triệu đồng) 1980 41110 - - - - 1985 50830 - - - - 1986 54353 170 280 40 215 1987 73283 280 400 60 365 1988 110390 340 480 100 470 1989 187573 420 540 135 607 Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam * Về số ngày khách: - Thời kỳ 1981- 1985: + Ngày khách quốc tế: 2,5 triệu (ngày khách) + Ngày khách trong nước: 3,6 triệu (ngày khách) - Thời kỳ 1986- 1988: + Ngày khách quốc tế: 2,6 triệu (ngày khách) + Ngày khách trong nước: 5 triệu (ngày khách) 2. Hoạt động du lịch ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Từ 1990 đến nay) Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: nền kinh tế tăng trưởng cao, và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng bắt đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế đối ngoại phát triển trên nhiều mặt, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, … Những kết quả này đã tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam phát triển. Thời kỳ này, Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch. Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993/ Chính phủ đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển phát triển xã hội của đất nước” và chỉ thị 46/CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam xác định “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,… góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước”. Nhận thức này đã tạo điều kiện cho ngành bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, có mức tăng trưởng cao 30 – 40%/năm, mở cửa ra nước ngoài nhằm đuổi kịp với sự phát triển du lịch trên thế giới. Cùng với việc thành lập lại Tổng cục Du lịch Việt Nam, kiện toàn về công tác tổ chức quản lý du lịch trong cả nước, ngành đã thành lập 14 Sở du lịch tại các trung tâm chủ yếu: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có thêm các Sở Thương mại – Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tạp chí du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch và báo tuần Du lịch và 2 trường du lịch Hà Nội và Vũng Tàu, Tổng cục Du lịch đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, tham gia các Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội du lịch châu Á -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37144.doc
Tài liệu liên quan