Đề tài Nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng số 3 thời kỳ 1997 - 2002

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có các giải pháp thích hợp để thực hiện các giải pháp kinh doanh và khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số 3 vừa phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ Tổng công ty giao cho . Tìm ra những giải pháp để sử dụng tốt nhất những nguồn lực và phát huy những lợi thế là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty với các kiến thức thống kê phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn SXKD của Công ty từ đó đề ra một số kiến nghị trong luận văn này em hy vọng góp phần nhỏ bé thúc đẩy công tác quản lý và sử dụng vốn trong Công ty đạt hiệu quả cao hơn.

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng số 3 thời kỳ 1997 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KD có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp đó. Ngược lại, kết quả SXKD của doanh nghiệp tác động trở lại tới hiệu quả sử dụng vốn và công tác bảo toản vốn. Để nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại này ta sử dụng phương pháp chỉ số trong thống kê, từ đó tìm ra những yếu tố tác động tích cực, tác động tiêu cực, tác động chủ yếu và thứ yếu... và tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời trong công tác sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Một số phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn SXKD và kết quả SXKD với các nhân tố về sử dụng vốn. -Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố + Doanh lợi vốn cố định RVC =RDT * HVC Phương trình cho phép phân tích hai nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi vốn cố định: v Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu v Hiệu suất sử dụng vốn cố định + Doanh lợi vốn lưu động RVL = RDT * HVL Phương trình cho phép phân tích hai nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi vốn lưu động: v Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu v Hiệu suất sử dụng vốn lưu động + Doanh lợi tổng vốn SXKD: Phương trình (1): RTV = RDT * HTV Phương trình cho phép phân tích hai nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi tổng vốn : v Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu v Hiệu suất sử dụng vốn SXKD Phương trình (2): RTV = RDT * HVC * dVC Phương trình cho phép phân tích ba nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi tổng vốn: v Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu v Hiệu suất sử dụng vốn cố định v Tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn SXKD - Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả SXKD với các nhân tố về sử dụng vốn. ( Kết quả SXKD của một doanh nghiệp được phản ánh qua các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, sản lượng, lợi nhuận... nhưng trong bài viết này ta chỉ sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu để phân tích là Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ) +Phương trình phân tích ảnh hưởng của vốn cố định đến kết quả SXKD: v. Phương trình phân tích ảnh hưởng của ba nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, Tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn và vốn SXKD bình quân đến doanh thu thuần: DT = HVC *dVC * TV v. Phương trình phân tích 3 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn cố định bình quân ảnh hưởng đến lợi nhuận: M = RDT * HVC * VC + Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả SXKD với các nhân tố về sử dụng vốn lưu động v. Phương trình phân tích hai nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn lưu động bình quân: DT = HVL * VL v. Phương trình phân tích hai nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận: Mức doanh lợi vốn lưu động và vốn lưu động bình quân: M = RVL * VL v. Phương trình phân tích ba nhân tố : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay vốn lưu động và vốn lưu động bình quân: M = RDT * LVL * VL + Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả SXKD với các yếu tố về sử dụng tổng vốn SXKD: a. Các phương trình phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu: DT = HTV * TV DT = HVC * dVC * TV a Các phương trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận: M = RDT * TV M = RDT * LTV * TV 3.4 Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng những phương pháp thích hợp. Với một dãy số về quy mô vốn va bằng phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn ta sẽ có được thông tin về vốn SXKD trong tương lai, kết quả dự đoán này là kết quả để doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động SXKD và đồng thơì là cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nhằm sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tiến hành lập kế hoạch sản xuất trong tương lai. Các phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn về vốn SXKD + Dựa vào phương trình hồi quy: Với một dãy số thời gian về vốn SXKD phản ánh xu hướng biến động của vốn theo thời gian ta xác định được phương trình hồi quy của vốn SXKD theo thời gian: Yt = F(t) Trong đó Yt : Vốn SXKD bình quân năm thứ t Dựa vào phương trình hồi quy ta sẽ dự đoán đựơc quy mô vốn SXKD của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó trong tương lai. + Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp dự đoán này được sử dụng khi các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán : Yn + h = Yn + d * h (h = 1,2,3..) Trong đó: d :lượng tăng (giảm ) tuyệt đối bình quân. Yn + h :Quy mô vốn dự đoán trong năm n + h Yn : Quy mô vốn năm cuối cùng của dãy số về vốn. + Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình: Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán: Yn + h = Yn *( t )h Trong đó: t : tốc độ phát triển trung bình Yn + h : Quy mô vốn dự đoán cho năm n+h Yn : Quy mô vốn năm cuối cùng của dãy số. Chương II. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích vốn SXKD Của công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ) thời kỳ 1997 – 2002. I>Khái quát chung về Công ty cổ phần xây dựng số 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ) thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam _ Vinaconex, là đơn vị chuyên ngành xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp , hạ tầng kỹ thuật cùng các công trình thuỷ lợi,... Tiền thân là Xí nghiệp xây dựng số 5, được thành lập theo quyết định số 918 / BXD – TCLD ngày 29.12.1990 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở tập hợp, chuyển lực lượng cán bộ, công nhân đi hợp tác lao động tại các đơn vị xây dựng của Bộ xây dựng ở nước ngoài về nước. Đến năm 1991 theo quyết định số 417 / BXD _ TCLĐ ngày 6.8.1991 của Bộ trưởng Bộ xây dựng đổi tên Xí nghiệp thành Công ty xây dựng Số 5, với tên giao dịch là VINAFICO. Năm 1995, theo quyết định số 702 / BXD _ TCLĐ ngày 19.7.1995 của Bộ xây dựng , công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 3, tên giao dịch:VINACONCO 3. Năm 2002, theo Quyết định số 1049 QĐ/ BXD ngày 07.8.2002 của Bộ xây dựng chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần: Công ty Cổ phần xây dựng số 3. Công ty Cổ phần xây dựng số 3 có: > Tên tiếng Việt: Công ty Ccổ phần Xây dựng số 3. > Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM CONSTUCTION JOINT STOCK COMPANY No 3 . > Tên viết tắt: VINACONEX 3. > Trụ sở chính: Số 249- đường Hoàng Quốc Việt – phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. > Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. 2. Tổ chức bộ máy. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, đặc điểm của sản phẩm của sản phẩm xây dựng và là công ty cổ phần nên bộ máy tổ chức quản lý cũng có những đặc điểm riêng. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 3: Phòng Kinh Doanh BĐS Ban Vật Tư Thiết Bị Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch Kỹ thuật thuâ Phòng Kế toán Thống kê Đội XD số1 Đội XD số2 Đội XD số 3 Đội XD số ... Đội XD số10 Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám đốc Các Phó Giám Đốc v - Hội đồng quản trị: Là bộ máy lãnh đạo cao nhất của Công ty, có chức năng quản lý hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước chính phủ về sự phát triển của công ty theo các nhiệm vụ Nhà nước giao. Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ qyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của Công ty trước hội đồng quản trị và tổng công ty. - Phó Giám đốc: Do đặc thù sản xuất nên công ty có hai phó giám đốc phụ trách về sản xuất và kỹ thuật. Các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, thực hiện quản lý điều hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách. Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước toàn bộ công ty về những nhiệm vụ mà mình được giao. Để phục vụ đắc lực cho việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất, đảm bảo sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa các đơn vị, công ty tổ chức các phòng ban chức năng sau: - Phòng kinh doanh bất động sản: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản . Phòng kinh doanh bất động sản có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: Nghiên cứu tiếp thị trường về nhà ở,nhà cho thuê, đất dự án để tìm kiếm cơ hội kinh doanh; chủ trì các dự án kinh doanh nhà đất; Thực hiện các dự án khả thi đã được phê duyệt theo đúng qui định của nhà nước... - Ban vật tư thiết bị Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty thực hiệh nhiệm vụ quản lý công cụ sản xuất, máy móc thiết bị thi công phục vụ kịp thời cho sản xuất thi công các công trình đạt hiệu quả cao. Ban vật tư thiết bị có các nhiệm vụ sau: Điều động thiết bị thi công theo sự chỉ đạo của lãnh đạo của công ty; Chịu trách nhiệm cho thuê, thuê mượn trang thiết bị thi công đảm bảo đáp ứng được nhu cầu; Đối chiếu thanh lý hợp đồng kinh tế, thuê thiết bị trong và ngoài công ty; Mua sắm vật tư thiết bị; Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản kho tàng vật tư... - Phòng tổ chức hành chính Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối, sắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý. Xây dựng chế độ tiền lương, tièn thưởng, BHXH một cách hợp lý... và thực hiện công tác hành chính quản trị trong công ty (như căn cứ nhiệm vụ SXKD, xây dựng mô hình tổ chức quản lý và tổ chức SXKD ...) -Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kế hoạch kỹ thuật tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty trong công tác Marketing, dự báo, lập và báo cáo kế hoạch quản lý kỹ thuật và công nghệ; Lập hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ đấu thầu; Quản lý kỹ thuật thi công và chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; Hoạch định xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mơí, kỹ thuật mới trong toàn công ty. - Phòng kế toán thống kê: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kế toán nội bộ nhà máy có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, theo dõi hoạt động của công ty dưới hình thái giá trị để phản ánh chi phí và kết quả, đấnh giá chất lượng hoạt động của CB -CNV, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm, sau đó phân phối lại nguồn thu nhập. Đồng thời cung cấp thông tin cho BGĐ để nâng cao chất lượng quản trị cũng như cung cấp thông tin theo quy định của cấp trên. Phòng kế toán thống kê của công ty gồm 6 người đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau. Gồm kế toán trưởng và 5 kế toán nghiệp vụ. - Các đội xây dựng: Mỗi đội có đội trưởng thi công có trách nhiệm tổ chức thi công theo kỹ thuật của phòng kế hoạch – kỹ thuật, đồng thời mỗi đội còn có kế toán làm nhiệm vụ thanh quyết toán với Công ty theo từng khối lượng xây lắp hoàn thành. 3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 3.1. Chức năng : Là một công ty cổ phần chuyên ngành về xây dựng, Công ty có các chức năng chủ yếu sau: - Nhận thầu, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông đường bộ các cấp, các công trình hạ tầng kỹ thuật và khu công nghiệp, trang trí nội ngoại thất... - Xây dựng và kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản, khách sạn và du lịch... - Lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình, các loại máy móc thiết bị... Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng dùng trong nghành xây dựng, sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Tư vấn đầu tư xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư. Dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng xe, kinh doanh thiết bị xây dựng. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật. 3.2.Nhiệm vụ của Công ty: - Có nghĩa vụ quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể: + Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước được Bộ Xây dựng giao cho công ty quản lý bao gồm cả phần vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. + Trả các khoản nợ mà công ty trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng được Bộ Xây dựng bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khánh hàng và pháp luật về sản phẩm do công ty sản xuất. Chấp hành các điều lệ, quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Xây dựng và Nhà nước. Hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của Bộ Xây dựng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động, đảm bảo người lao động tham gia quản lý công ty. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và Bộ Xây dựng, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo trước pháp luật. 4. Đặc điểm tổ chức SXKD của công ty: Công ty được Nhà nước cho phép xây dựng các công trình Thể thao văn hoá, các công trình Công nghiệp – dân dụng - đường bộ, các công trình thuỷ lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở Trong thời gian qua, lĩnh vực chuyên ngành Xây dựng mà Công ty có rất nhiều thế mạnh trên phạm vi cả nước, điển hình là các công trình: Trụ sở và nhà ở: Tru sở hội nhà báo 59- lý Thái Tổ – Hà nội, Trụ sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Giang Các công trình bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Hà Tây Các công trình Công nghiệp: Nhà máy xi măng Hà Giang, Nhà máy sản xuất phân vi sinh Cầu Diễn Các công trình hạ tầng có qui mô lớn: Cụm các trường đại học Xây dựng – Bách Khoa – Kinh tế quốc dân, Các công trình giao thông: Đường quốc lộ 14 Đắc Lắc – Buôn Ma Thuột, Đường Xuân Hoà - Đại Lải – Vĩnh Phúc Để xây dựng hoàn thành một công trình phải được thực hiện qua một số bước biểu hiện qua một sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động Tổ chức thi công Nghiệm thu công trình Thanh qyết toán Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư thuật với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đội ngũ công nhân lành nghề, hầu hết được đào tạo chính qui và trưởng thành từ thực tế xây dựng công trình. Bên cạnh đó Công ty còn có hệ thống thiết bị xe, máy thi công đầy đủ, hiện đại và luôn được sự hỗ trợ kịp thời của Tổng Công ty khi cần thiết. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Công ty. Công ty có thể đáp ứng nhu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ của các công trình với giá cả hợp lý nhất. II. Một số đặc điểm về sản phẩm sản xuất và nguồn lực ảnh hưởng tới công tác sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3. Trong nền kinh tế thị trường công tác sử dụng vốn của các doanh nghiệp đều chịu tác động của các nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong chuyên đề không nghiên cứu việc phân chia các nhân tố ảnh hưởng theo cách thức trên mà đi sâu nghiên cứu những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng số 3 theo đặc trưng riêng của ngành xây dựng. 1. Đặc điểm về sản phẩm Lĩnh vực kinh doanh của công ty là xây dựng cơ bản, do đó sản phẩm của công ty có các đặc điểm khác biệt ảnh hưởng tới công tác sử dụng vốn như: - Là đơn vị nhận thầu thi công các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài và ở nhiều địa điểm khác nhau. Chính vì vậy, công ty rất khó khăn trong việc xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh ổn định, vững chắc và lâu dài. - Sản phẩm chính của công ty là các công trình có giá trị lớn. Trong khi công ty (Bên B) sau khi ký kết hợp đồng không được bên A cấp vốn hoặc cấp rất ít để tiến hành thi công công trình mà phải tự lo vốn để thi công. Điều này dẫn tới việc công ty phải đi vay vốn, chịu chi phí vốn vay và rủi ro do sử dụng vốn vay. Do vậy, ảnh hưởng không tốt tới công tác sử dụng vốn của công ty. - Sản phẩm xây dựng tiêu hao một lượng lớn về vật tư, vật liệu không chỉ về số lượng mà cả về chủng loại, do vậy rất khó chọn nhà cung ứng cố định nhằm tận dụng các lợi thế trong cạnh tranh. Mặt khác, chu kỳ SXKD dài vòng quay vốn chậm dẫn tới thường xuyên thiếu vốn kinh doanh, điều này cũng tác động không tôt tới công tác sử dụng vốn của công ty. - Sản phẩm của công ty chủ yếu được thi công ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, khí hậu thời tiết nên khó tránh khỏi rủi ro trong thời gian thi công công trình, làm giảm hiệu quả của công tác sử dụng vốn do tiến độ thi công kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu. - Sản phẩm hoàn thành được sử dụng phục vụ nhiều mục đích của con người có liên quan trực tiếp tới sự an toàn của người sử dụng. Do việc đảm bảo chất lượng thông qua bảo đảm độ an toàn cho người sử dụng đòi hỏi công ty phải thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình hết sức cẩn thận và phức tạp. Điều này làm cho công ty tăng thêm nhiều chi phí, kéo dài thời gian thu hồi vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Sản phẩm của công ty được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một thơì điểm nên vốn của công ty bị phân tán dẫn tới việc thu hồi vốn chậm tác động xấu tới công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. 2 . Đặc điểm về máy móc thiết bị - Do đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi sử dụng nhiều máy móc thiết bị cả về số lượng và chủng loại, thiết bị máy móc có giá trị lớn, kỹ thuật cao phải nhập chủ yếu từ nước ngoài... Để thực hiện quá trình đổi mới này đòi hỏi công ty phải bỏ ra lượng vốn rất lớn. Địa bàn hoạt động của công ty trải dài từ Bắc vào Nam với các công trình được thực hiện ở nhiều địa điểm, sản xuất thường xuyên di động nên đòi hỏi phải vận chuyển máy móc thiết bị từ công trình này tới công trình khác làm tăng chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm tăng nên hiệu quả sử dụng vốn bị hạn chế. 3 .Đặc điểm về lao động - Về tính chất lao động: lao động của công ty làm việc trong môi trường chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, rất nặng nhọc và cũng rất nguy hiểm đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ và sự thành thạo trong thi công nhằm bảo đảm hoàn thành công việc, đồng thời đòi hỏi công ty phải đảm bảo chế độ an toàn lao động cho người lao động. Hàng năm công ty đã bỏ ra một lượng tiền khá lớn để nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho công nhân viên, cho nên công ty đã có đội ngũ cán bộ lãnh đaọ, kỹ sư cùng lực lượng công nhân lao động lành nghề... Điều này có tác dụng tốt trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. III. Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích vốn SXKD của công ty cổ phần xây dựng số 3 thời kỳ 1997 – 2002. 1.Phân tích qui mô vốn SXKD của công ty giai đoạn 1997 – 2002. Bảng Bảng phân tích biến động vốn SXKD của công ty thời kỳ 1997 – 2002 Năm Tổng vốn SXKD ( Trđ ) Lượng vốn SXKD tăng (giảm) tuyệt đối. (Trđ) Tốc độ phát triển vốn SXKD ( % ) Tốc độ tăng vốn SXKD (%) Giá trị tuyệt đối1% tăng (giảm) LH ĐG LH ĐG LH ĐG 1997 11404 11370 -34 -34 99,70 99,70 -3 -3 114,04 14728 +3358 +3324 129,53 129,15 +29,53 +29,15 113,7 16977 +2249 +5573 115,27 148,87 +15,27 +48,87 147,28 37031 +20054 +25672 218,12 324,72 +118,12 +224,72 169,77 51309 +14278 +39905 138,56 449,92 +38,56 +349,92 370,31 23803 +7981 135,09 +35,09 Biểu đồ 1. biến động vốn sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng số 3 thời kì 1996 – 2002 . Qua số liệu bảng 1 cho thấy: qui mô vốn SXKD của công ty thời kỳ 1997 – 2002 có xu hướng tăng và tương đối ổn định. Năm 1998 nguồn vốn SXKD giảm 3% so với năm 1997 tương ứng với lượng tiền giảm là 34 Trđ. Thị trường xây dựng những năm 1997, 1998 phát triển mạnh mẽ xuất hiện ngày càng nhiều các công ty xây dựng mới, do chưa thật sự nắm bất được thị trường cộng với sự hạn chế về tiềm lực, số lượng công trình trúng thầu của công ty không nhiều nên qui mô vốn SXKD của Công ty có phần giảm. Trước tình trạng đó, Công ty đã đánh giá lại mọi hoạt động của mình và đề ra các giải pháp phù hợp nhằm kinh doanh phát triển vốn SXKD. Từ năm 1998 đến nay, vốn SXKD của công đã không ngừng tăng lên, đặc biệt năm 2001, 2002 nguồn vốn của công ty tăng lên rất mạnh. Năm 2001 so với năm 2000, vốn SXKD của công ty đã tăng từ 16977 lên 37031 Trđ tức là tăng 118.12 % hay tăng 20054 Trđ, thật vậy trong năm 2001 Công ty đã trúng thầu rất nhiều công trình có qui mô lớn ( trong đó có nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia ) đòi hỏi Công ty bỏ ra một lượng vốn lớn để tiến hành thi công. Nên qui mô vốn SXKD của Công ty tăng. Năm 2002 nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn , chỉ tăng 38.56 % tương ứng 14270 Trđ so với năm 2001. Còn nếu so sánh với năm 1997, năm 2002 có tốc độ phát triển là 449.92 % tương ứng tăng 39905 Trđ, chỉ trong vòng 5 năm thì đây đúng là một kết quả khá lớn, chắc chắn phải có một sự cố gắng rất lỗ lực của toàn thể Công ty. Và tốc độ tăng trung bình hàng năm trong thời kỳ 1997 – 2002 đạt mức 35.09%. Với những kết quả đạt được, cho thấy Công ty đã có những giải pháp rất kịp thời như: Công ty tập trung đào tạo lại để nâng cao tay nghề cho toàn bộ cán bộ công nhân viên,thay đổi công nghệ mới..., nâng cao chất lượng thi công tạo sự uy tín trong thị trường xây dựng, tăng số lượng công trình nhận thầu ( đặc biệt năm 2001, 2002 các công trình công ty thi công phát triển phạm vi toàn quốc gia, kéo dài từ Bắc vào Nam...). 2. Phân tích cơ cấu vốn SXKD của công ty cổ phần xây dựng số 3. Phân tích cơ cấu vốn SXKD có vai trò quan trọng đối với Công ty, cho phép nghiên cứu nguồn hình thành vốn của Công ty và nghiên cứu mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành vốn SXKD. 2.1. Cơ cấu vốn SXKD của Công ty. a Cơ cấu vốn SXKD theo mức độ chu chuyển vốn. bảng 2. Cơ cấu vốn SXKD của công ty theo mức độ chu chuyển vốn thời kỳ 1997 – 2002. Năm Tổng vốn SXKD ( Trđ ) Vốn lưu động Vốn cố định Giá trị ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) Giá trị ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) 1997 11404 9684 84,92 1720 15,08 1998 11370 9914 87,19 1456 12,81 1999 14728 12468 84,66 2260 15,34 2000 16977 15778 92,94 1199 7,06 2001 37031 28822 77,83 8209 22,17 2002 51309 44700 87,12 6609 12,88 BQ 23803 20228 3575 Bảng trên đã phản ánh rất rõ một đặc điểm trong cơ cấu vốn của công ty đó là tỷ trọng vốn lưu động trên tổng vốn rất cao. Tỷ trọng vốn lưu động ở mức thấp nhất cũng đạt 77.83 % năm 2001(tương ứng số tiền là 28822 Trđ. Và mức cao nhất vào năm 2000 tỷ trọng vốn lưu động của công ty lên tới 92.94 % với số tuyệt đối là 15778 Trđ, năm 2002 tỷ trọng vốn lưu động chỉ đạt 87.12 % nhưng số tuyệt đối lại đạt mức 44700 Trđ. Như vậy trong công ty xây dựng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng, thật vậy với một công ty xây dựng: giá trị sản phẩm rất lớn, nguyên nhiên vật liệu sử dụng nhiều, chu kỳ sản xuất dài..nên vốn lưu động rất lớn. Với vốn cố định tuy có tỷ trọng thấp trong tổng vốn nhưng nó lại có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 1997 vốn cố định chỉ đạt 1720 Trđ chiếm 15.08 %, đến năm 2001 lượng vốn này tăng lên đạt mức 8209 Trđ chiếm 22.17 %. Sự gia tăng này do công ty đã tăng cường đầu tư mua sắm đổi mới máy móc trang thiết bị, mà các thiết bị chuyên dùng trong ngành xây dựng có giá trị lớn, đòi hỏi tính kỹ thuật cao, chủ yếu phải nhập từ nước ngoài, giá cả cao, mặt khác nhu cầu đổi mới mang tính chất đồng loạt... Nên vốn cố định tăng mạnh cả về qui mô lẫn tỷ trọng. Sự gia tăng về vốn cố định này coi như là một chiến lược kinh doanh của công ty nhằm tăng năng suất thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cao hiệu quả, nhưng để đem lại hiệu quả lớn nhất về sử dụng vốn đòi hỏi công ty phải sử dụng tối đa công suất của máy tránh tình trạng máybị dư thừa, hoạt động không hết công suất kỹ thuật. Công tác sử dụng vốn được phản ánh bởi kết quả của cả vốn lưu động và vốn cố định, hai nguồn này đều có những vai trò nhất định. Do đó để đạt hiệu quả cao trong công tác sử dụng vốn thì công ty phải xác định một cơ cấu vốn thật hợp lý và phù hợp . a Cơ cấu vốn SXKD theo nguồn hình thành vốn. bảng 3. Cơ cấu vốn SXKD của công ty theo nguồn hình thành vốn thời kỳ 1997 – 2002. Năm Tổng vốn SXKD ( Trđ ) Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Giá trị ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) Giá trị ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) 1997 11404 8954 78,52 2450 21,48 1998 11370 8541 75,12 2829 24,88 1999 14728 11424 77,54 3304 22,43 2000 16977 13879 81,75 3098 18,25 2001 37031 33398 90,19 3633 9,81 2002 51309 47267 92,12 4042 7,88 BQ 23803 20577 3226 Theo nguồn hình thành, vốn SXKD của công ty gồm: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Theo như đặc điểm của ngành xây dựng nhu cầu về vốn rất lớn mới có thể tiến hành thi công, trong khi đó, sau khi ký kết hợp đồng công ty chưa được nhận vốn hoặc là nhận rất ít vốn từ Bên A, nên công ty phải tự lo lo vốn để tiến hành hoạt độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0025.doc
Tài liệu liên quan