Nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư là hết sức cần thiết, song cũng rất phức tạp. Vấn đề thu nhập và tiêu dùng của dân cư vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, các vấn đề liên quan đến thu nhập và tiêu dùng ở một địa phương cụ thể cũng như trên phạm vi rộng hơn cần được tiếp tục nghiên cứu. Luận án này đã góp phần làm sáng tỏ và giải quyết một số vấn đề.
1. Khẳng định ý nghĩa của việc phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư không chỉ trong nghiên cứu về mức sống mà còn trong nghiên cứu các mặt phát triển kinh tế và xã hội.
2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê thu nhập và tiêu dùng của dân cư, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Để phân tích đánh giá đúng đắn thu nhập và tiêu dùng, cần có chế độ điều tra định kỳ với sự tinh thông nghiệp vụ, thống nhất cao của điều tra viên, kết hợp sử dụng khai thác tối đa các thông tin khác.
3. Phân tích làm rõ khái niệm giàu nghèo và vận dụng nghiên cứu trong thực tế.
4. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để thực hiện các nhiệm vụ.
- Phân tích biến động thu nhập - tiêu dùng theo thời gian, không gian.
- Phân tích đo lường sự chênh lệch thu nhập và tiêu dùng, chú trọng các phương pháp dùng đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số Elteto - Frigyes.
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu thức nghiên cứu đến cơ cấu tiêu dùng.
2.3.1.3. Hướng phân tích kết hợp thu nhập - tiêu dùng:
- Phân tích cân bằng thu nhập - tiêu dùng: trên cơ sở tỷ trọng các loại hộ có thu nhập vượt tiêu dùng, thu nhập cân bằng tiêu dùng và thu nhập ít hơn tiêu dùng, phân tích về khả năng tích luỹ và đảm bảo tiêu dùng của dân cư, từ đó đánh giá đời sống của dân cư được cải thiện và tích luỹ để phát triển sản xuất như thế nào.
- Phân tích sự phụ thuộc của tiêu dùng vào thu nhập: làm rõ mối quan hệ chi phối của thu nhập đối với quy mô và cơ cấu tiêu dùng thông qua phân tích quy mô thu nhập và cơ cấu, quy mô tiêu dùng của các nhóm hộ nghèo, trung bình và giàu.
2.4. Một số phương pháp thống kê phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư.
Thống kê học có khá nhiều phương pháp phân tích kinh tế - xã hội, mỗi loại có tác dụng riêng cho mục tiêu nhiệm vụ thích hợp; vì vậy cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp với nhiệm vụ phân tích. Nguyên tắc của việc lựa chọn đó như sau: phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích của phân tích thu nhập và tiêu dùng, cũng như từ đặc điểm của thu nhập và tiêu dùng. Ngoài ra, phải căn cứ vào đặc điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp để lựa chọn.
Dựa vào các nguyên tắc lựa chọn đó, để phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân sự, có các phương pháp sau đây:
2.4.1. Các phương pháp của thống kê truyền thống.
2.4.1.1. Phân tổ thống kê:
Phân tổ thống kê là việc sắp xếp các thông tin thống kê theo một, hai hoặc ba tiêu thức để từ những thông tin "thô" ban đầu, ta thu được những thông tin mới tổng quát, rõ ràng hơn đáp ứng mục đích nghiên cứu.
Phân bổ thống kê còn có thể được sử dụng trong trường hợp phân tổ lại những tài liệu đã có, nhất là trong những trường hợp tài liệu bị hạn chế.
Trong phân tích thu nhập và tiêu dùng, phân tổ thống kê giúp ta phân loại thu nhập của dân cư theo 5 nhóm thu nhập, hoặc phân tổ thu nhập của các hộ nông - lâm nghiệp theo diện tích đất họ được quyền sử dụng, hoặc phân tổ hộ nghèo đói, hoặc phân tổ tiêu dùng của dân cư theo vùng thành thị hoặc nông thôn v.v...
Phân tổ thống kê dễ hiểu, đơn giản được áp dụng khá rộng rãi, khắc phục được sự hạn chế về số liệu, và là tiền đề để vận dụng, sử dụng các công cụ thống kê khác.
2.4.1.2. Các số đo thống kê truyền thống:
Trong nghiên cứu thống kê thu nhập và tiêu dùng của dân cư, các thông tin (số liệu) về thu nhập và tiêu dùng qua điều tra thu được có độ chênh lệch khá lớn về các trị số thu được, tức là chúng có độ phân tán. Để đo độ phân tán này có thể dùng các tham số đo độ phân tán.
+ Đo khoảng cách phân tích: sử dụng chỉ tiêu khoảng biến thiên, đo độ chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất với lượng biến nhỏ nhất.
(4)
R = Xmax - Xmin
Trong đó: R : khoảng biến thiên
Xmax: lượng biến lớn nhất.
Xmin: lượng biến nhỏ nhất.
Dùng R, ta có thể đo độ chênh lệch về tiền lương, tiền công, thu nhập, mức tiêu dùng của các nhóm dân cư.
Chỉ tiêu này tính toán dễ dàng và có độ khái quát cao. Nhưng cũng chính vì thếe mà nó đã bỏ qua sự biến động bên trong của tổng thể và không thể áp dụng cho dãy số có khoảng cách mở. Mặt khác, nó cũng kém tính thuyết phục khi hai tập hợp hoàn toàn khác nhau lại có cùng một độ biến thiên R (trường hợp Xmax của hai tập hợp hơn nhau một lượng K và tương ứng của hai tập hợp cũng như hơn nhau đúng bằng một lượng K thì hai tập hợp này đều có cùng một trị số R).
+ Độ lệch trung bình:
Độ lệch trung bình đo độ phân tán của các lượng biên so với trung bình của tổng thể, gồm có các chỉ tiêu:
1/ Độ lệch tuyệt đối trung bình:
(5)
Trong đó: : độ lệch tuyệt đối trung bình.
: trung bình cộng của các lượng biến xi.
xi : các lượng biến .
fi : các tần số tương ứng của xi .
Độ lệch tuyệt đối trung bình đo độ phân tán tốt hơn khoảng biến thiên R vì nó đo tất cả độ lệch từng lượng biến xi so với trung bình .
2/ Phương sai: phương sai là trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa lượng biến với số trung bình của các lượng biến đó.
(6)
Trong đó: : phương sai
xi : các lượng biến
: trung bình cộng của các lượng biến xi
fi : các tần số tương ứng của xi .
3/ Độ lệch chuẩn: độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai:
(7)
(Các giải thích như ở công thức phương sai).
Các tham số , đo độ lệch của lượng biến trong tổng thể so với trung bình cộng tốt hơn so với R vì chúng đã tổng hợp tất cả các độ lệch của tất cả các lượng biến chứ không chỉ đo độ lệch của lượng biến lớn nhất và nhỏ nhất như R. Chúng được vận cụng để đo độ lệnh của thu nhập và tiêu dùng của dân cư trong một tổng thể (cùng địa phương, cùng một thời gian).
Nhược điểm chung của , của các tập hợp khác nhau đó lại đều như nhau vì:
D () = D (+ c) trong đó c là hằng số.
+ Các hệ số biến thiên đo độ phân tán tương đối: các số đo độ phân tán (khoảng cách phân tán R, độ lệch trung bình , ) đều sử dụng số tuyệt đối của lượng biến thiên. Do vậy, chúng không thể so sánh độ phân tán của các tổng thể khác nhau, hoặc giữa các tổng thể cùng loại nhưng có số trung bình không bằng nhau.
Thí dụ: thu nhập của dân cư ở cùng một địa phương trong hai thời kỳ cách nhau 5 năm cả hai kỳ đều có độ lệch chuẩn là 10 nhưng thu nhập của dân cư ở hai thời kỳ này có số trung bình rất khác nhau, thời kỳ thứ nhất có số trung bình là 50, thời kỳ thứ hai có số trùnh bình là 200 thì sự biến đổi của độ lệch chuẩn so với số trung bình của hai tổng thể là rất khác nhau. Vì vậy để so sánh độ chênh lệch giữa hai thời kỳ ta sử dụng hệ số biến thiên đo độ phân tán tương đối.
(8)
(9)
Trong đó: và là các hệ số biến thiên.
: độ lệch tuyệt đối trung bình.
: độ lệch chuẩn.
: trung bình cộng của tổng thể.
(Chú ý: kết quả tính và là khác nhau).
Các hệ số biến thiên được vận dụng để đo sự biến động của thu nhập và tiêu dùng của của dân cư ở cùng một địa phương trong hai thời kỳ khác nhau hoặc của hai địa phương khác nhau trong cùng một thời kỳ, hoặc giữa hai địa phương khác nhau trong hai thời kỳ khác nhau.
2.4.2. Đường cong Lorenz và hệ số Gini:
Các tham số đo độ phân tán R, , cho phép ta nghiên cứu về tần số phân bố, về độ phân tán tuyệt đối và tương đối của thu nhập và tiêu dùng của dân cư. Một vấn đề quan trọng các tầng lớp dân cư, tức là toàn bộ tổng sản phẩm trong nước phân phối cho tổng thể dân cư như thế nào. Thông thường tầng lớp dân cư nghèo chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư lại có thu nhập ít ỏi trong tổng thu nhập của xã hội, ngược lại thiểu số người giầu có chiếm số ít trong dân cư lại có số thu nhập nhiều lần hơn số thu nhập của đông đảo dân cư nghèo. Nói một cách hình ảnh, phần "cái bánh kinh tế" dành cho số đông dân cư nghèo lúc thua nhiều lần "cái bánh kinh tế" của số ít người giàu.
Các số đo truyền thống và phân tổ dùng nghiên cứu sự chênh lệch về thu nhập của các tầng lớp dân cư mới chỉ nói lên được một phần của vấn đề. Để đo lường, phân tích sự chênh lệch về phân phối thu nhập của dân cư, thống kê hiện đại dùng đường cong Lorenz và hệ số Gini.
Thu nhập (%)
100 y
I
80
60
a
40
P
20 b
0 20 40 60 80 100 (%) Dân số
Hình 1. Đường cong Lorenz
Phương pháp đường cong Lorenz dùng đồ thị và hệ tọa độ vuông góc để biểu diễn dân số và thu nhập tương ứng cuả dân số (hình 1.2). Điều này cần chú ý là dân số và thu nhập biểu diễn trên hai hệ trục là tỷ trọng dân số (%) cộng dồn và tỷ trọng thu nhập (%) tương ứng của dân số cộng dồn. Nếu trong xã hội phân phối thu nhập là tuyệt đối công bằng có nghĩa là:
10% dân số được hưởng 10% thu nhập
20% dân số được hưởng 20% thu nhập
40% dân số được hưởng 40% thu nhập
80% dân số được hưởng 80% thu nhập
v.v...
thì đồ thị đường phân phối thu nhập sẽ là đường phân giác Oy. Các điểm trên đường Oy có tọa độ số % dân số và số % thu nhập là bằng nhau. Đó là đường phân phối tuyệt đối công bằng.
Trong thực tế phân phối thu nhập không diễn ra như điều lý tưởng đó, mà sự phân phối đó rất chênh lệch. Thông thường 10% số lượng dân số nghèo khổ nhất chỉ có thu nhập là từ 2% đến 3% tổng thu nhập cuả xã hội, ngược lại 10% dân số giầu có nhất lại có số thu nhập 20% đến 30% số thu nhập của xã hội.
Nếu ta biểu diễn trên hệ tọa độ vuông góc, trục hoành là tỷ trọng (%) dân số cộng dồn sắp xếp từ nhóm có thu nhập thấp nhất (rất nghèo) đến nghèo, trung bình khá, giàu và rất giàu, cộng dồn tất cả là 100% dân số; trên trục tung là tỷ trọng (%) thu nhập (trong tổng thu nhập toàn xã hội) cộng dồn tương ứng thì ta xác định được các điểm có tọa độ là % dân số cộng dồn và % thu nhập cộng dồn tương ứng. Nối vào các điểm có tọa độ được xác định này lại ta có đường gấp khúc được gọi là đường cong Lorenz thực nghiệm (hình 2.2.).
Thu nhập 100
100
80
60
40
y
P
20
0 20 40 60 80 100 (%) Dân số
Hình 2. Đường cong Lorenz thực nghiệm
Đường cong Lorenz không bao giờ trung với đường Oy ; vì đường Oy là đường phân phối tuyệt đối công bằng nên đường con Lorenz càng sát đường Oy thì phân phối thu nhập càng tiến gần đến công bằng. Khoảng cách giữa đường cong Lorenz với đường Oy được gọi là độ võng của đường cong Lorenz; độ võng càng tăng tức đường cong Lorenz càng xa đường Oy thì sự bình đẳng trong phân phối thu nhập càng tăng lên
Đường cong Lorenz mới chỉ cho phép ta nhận biết bằng trực giác sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, chưa lượng hóa được sự bất bình đẳng ấy ở mức độ nào. Để đo lường sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, người ta dùng hệ số Gini.
Hệ số Gini: Trong hình 1.2. đường cong Lorenz chia tam giác OPI thành hai phần:
- Phần a giới hạn bởi đường cong Lorenz Oy.
- Phần b là phần còn lại của tam giác OPI sau khi lấy đi phần a.
Để lượng hóa độ võng của đường cong Lorenz người ta tính tỷ số giữa diện tích vùng a với tổng diện tichs vùn a và vùng b. Tỷ số đó được gọi là hệ số Gini (HG). Công thức tính hệ số HG như sau:
(10))
=
HG =
Diện tích vùng a
Diện tích vùng a
Diện tích vùng a + DT vùng b
Diện tích tam giác OPI
Bằng cách phân tích diện tích vùng b dưới đường cong thực nghiệm thành các hình thanh nhỏ (hình 2,2), người ta tính được diện tích vùng b dựa vào các hoành độ và tung độ trên đồ thị, và đi đến công thức tính HG như sau:
HG = 1 =
Trong đó: HG : hệ số Gini.
pi : tỷ trọng dân số của nhóm có mức thu nhập i
Qi: % thu nhập tính cộng dồn đến nhóm có mức thu nhập i.
Qi - 1: thu nhập tính cộng dồn đến nhóm có mức thu nhập i - 1.
(Chú ý: theo cách tính như trên thì: 0 < HG < 1).
Ví dụ minh họa tính HG : có tài liệu về thu nhập của một tỉnh như sau:
Bảng 1. Số liệu ví dụ để minh họa
TN BQ người/tháng (1000đ)
70-80
80-100
100-150
150-250
250-400
400-800
Cộng
Tỷ lệ % DS
22
20
17
15
14
12
100
TL % T.nhập
8
11
15
18
22
260
100
Ta lập bảng tính.
Bảng 2. Tính hệ số HG số liệu ở bảng 1.2
TT dòng
Mức TN BQ (1000đ)
% dân số (pi)
% thu nhập (qi)
Cộng dồn thu nhập (Qi)
Qi + Qi - 1
pi (Qi+Qi -1)
1
75
22
8
8
8
176
2
90
20
11
19
27
540
3
125
17
15
34
53
901
4
200
15
18
52
86
1290
5
325
14
22
74
126
1764
6
600
12
26
100
174
2088
6759
(Cách tính cột Qi + Q i - 1 :
Dòng 2 cột Qi + Qi - 1 : 19 + 8 = 27
Dòng 3 34 + 19 = 53
Dòng 4 52 + 34 = 86 v.v...).
HG = 1 -
Hệ số HG lượng hóa độ võng của đường cong Lorenz nên trị số của HG càng gần tới 0 thì sự phân phối thu nhập càng công bằng và HG càng lớn thì phân phối bât bình đẳng càng tăng lên.
Đường cong Lorenz và hệ số Gini được vận dụng chủ yếu vào đo độ chênh lệch trong phân phối thu nhập của dân cư. Vì dùng số tương đối (%) để tính toán nên chúng không phụ thuộc vào biên độ biến động của số tuyệt đối. Vì thế chúng có phạm vi ứng dụng rộng rãi.
2.4.3. Hệ số Elteto - Frigyes:
Hệ số Elteto - Frigyes được dùng để nghiên cứu sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng nhóm nghèo và không nghèo (giàu).
Nội dung chủ yếu của hệ số Elteto - Frigyes là so sánh mức thu nhập bình quân đầu người của những người nghèo dưới mức thu nhập bình quân chung và của những người giàu, có mức thu nhập trên mức thu nhập bình quân chung:
Hệ số Elteto - Frigyes gồm 3 hệ số sau:
Nếu mặt là thu nhập bình quân đầu người của một địa phương, là thu nhập bình quân đầu người của những người có mức thu nhập dưới ; và là thu nhập bình quân đầu người của những người có mức thu nhập trên :
(12)
- Hệ số đo mức độ chênh lệch giữa bình quân chung với bình quân nhóm nghèo: u =
- Hệ số đo mức chênh lệch giữa bình quân chung nhóm giàu bình quân chung:
(13)
- Hệ số đo mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo:
(14)
2.4.4. Phương pháp hồi quy tương quan.
Thu nhập của dân cư chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có một số dân cư chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có một số nhân tố có tác động chi phối mạnh, trực tiếp thu nhập như vốn đầu tư, số lượng lao động, diện tích đất đai. Mối liên hệ tác động này không hoàn toàn chặt chẽ như mối liên hệ hàm số. (Mối liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, được biểu diễn dưới dạng hàm số như y = f (x); khi đạt được x biến đổi thì ta có thể xác định được giá trị chính xác của đại lượng y theo một quy tắc nào đó).
Liên hệ tương quan không hoàn toàn chặt chẽ như liên hệ hàm số, khi một hiện tượng (nhân tố) biến đổi thì làm cho hiện tượng liên quan biến đổi theo, nhưng sự biến đổi này không chịu ảnh hưởng hoàn toàn của hiện tượng biến đổi ban đầu. Ngoài yếu tố đang nghiên cứu tác động đều sự biến động của yếu tố liên quan, còn có sự tác động của một vài yếu tố khác đến sự biến động ucả nó (yếu tố liên quan). Để phản ánh mối liên hệ tương quan một cách đúng đắn, phải nghiên cứu hiện tượng trên nhiều đơn vị, tức là phải nghiên cứu hiện tượng số lớn.
Phương pháp hồi quy và tương quan là phương pháp được dùng để nghiên cứu mối liên hệ tương quan. Nó cho phép giải quyết hai nhiệm vụ:
- Một là: xác định mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi quy, qua việc phân tích đặc điểm và bản chất mối liên hệ để chọn dạng hàm số phù hợp, và căn cứ vào các giá trị lượng biến quan sát được, tính giá trị các phương trình hồi quy, mà thực chất là lượng hóa sự tác động của các yếu tố có liên quan với nhau.
- Hai là: đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ, bằng cách thông qua các giá trị lượng biến quan sát được, và các giá trị của tham số phương trình hồi quy, tính các hệ số tương quan (r) hoặc tỷ số tương quan (), thực chất cũng là lượng hóa trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan.
Để minh họa, xin nêu trường hợp đơn giản nhất là nghiên cứu sự liên heej tương quan giữa hai tiêu thức: một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả.
Để chọn dụng hàm số phù hợp, người ta dùng đồ thị (trên hệ tọa độ vuông góc). Căn cứ vào các cặp giá trị nguyên nhân và kết quả, xác định các điểm có tọa độ là giá trị tương ứng đã có (trục hoành biểu thị các trị số nguyên nhân, trục tung biểu thị các trị số kết quả).
Nối các điểm đã được xác định tọa độ, ta có đường hồi quy thực nghiệm. Căn cứ vào dạng của đường hòi quy thực nghiệm để chọn dạng hàm lý thuyết, phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng. Giả thử đường hồi quy lý thuyết là dạng đường thẳng, phương trình hồi quy sẽ chọn là:
Trong đó: là trị số tiêu thức kết quả được điều chỉnh.
x là trị số tiêu thức nguyên nhân.
a và b là các tham số.
Các tham số a và b của phươn trình hồi quy được tính bằng phương pháp bình phương bé nhất, tức là:
S =
Hay thay vào ta có: S =
Lấy đạo hàm bậc nhất của biến thiên trên theo a rồi theo b, cho hai đạo hàm này bằng 0 rồi rút gọn lại, ta sẽ được hệ 2 phương trình chuẩn tắc để tính 2 tham số a và b như sau:
(15)
Trong đó n là số các quan sát.
Giải hệ phương trình này có giá trị cụ thể của tham số a và b.
Hệ số tương quan (ký hiệu r) đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính công thức tính r như sau:
(16)
Trong đó và là giá trị trung bình cộng của các giá trị x và y.
Hệ số r có giá trị trong khoảng - 1 ≥ r ≥ 1.
Khi r càng gần 1 (hoặc - 1) thì liên hệ tương quan càng chặt chẽ.
Trong nghiên cứu thu nhập của dân cư, hồi quy và tương quan được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa tiêu thức kết quả là thu nhập của dân cư với sự tác động của một hoặc hai tiêu thức nguyên nhân như lượng vốn đầu tư và quy mô đất đai (trong nông - lâm nghiệp) v.v...
Chương 3
Vận dụng một số phương pháp thống kê
để phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư
tỉnh Yên Bái thời kỳ 1991 - 1996
3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Yên Bái.
Tỉnh Yên Bái thuộc miền phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.882, dân số đến cuối năm 1996 có trên 70 vạn người, mật độ dân số 102 người/km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện thị và 180 đơn vị hành chính cấp xã phường, thị trấn. Dân cư của tỉnh bao gồm trên 20 dân tộc, trong đó các dân tộc ít người chiếm gần 60% dân số của tỉnh.
Yên Bái là tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, nhưng ruộng đất canh tác bình quân đầu người ít (930 m2/ người), lương thực tự sản xuất chưa đảm bảo đủ ăn. Toàn tỉnh có 72 xã vùng cao (40% số xã toàn tỉnh) độc canh nương rẫy sản xuất lúa, kỹ thuật sản xuất hết sức thô sơ, thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.
Kết cấu hạ tầng của tỉnh lạc hậu, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh có diện tích gần 700 km2 nhưng chỉ có 497 km đường ô tô (trên 1 km2 diện tích tự nhiên có 72 m đường ô tô), phương tiện vận tải đường bộ cuối năm 1996 cả tỉnh có 390 xe ô tô. Đường thuỷ có 90 km với 230 tàu thuyền gắn máy. Đường sắt qua tỉnh là 88 km.
Thông tin liên lạc chưa phát triển, đến cuối năm 1996 thời kỳ phát triển mạnh của viễn thông, tỉnh mới đạt mức 0,54 máy điện thoại/ 100 dân, số này tập trung hầu hết ở thị xã, thị trấn lớn, còn 76% số cơ sở vùng cao chưa có điện thoại.
Cơ sở y tế tuy có nhiều cố gắng vượt bậc song cũng mới đạt mức 0,46 bác sĩ và 0,97 giường bệnh trên 1000 người dân vào cuối năm 1996.
Trình độ học vấn của dân cư thấp, những năm gần đây giáo dục phát triển mạnh nhưng số học sinh còn ít: cứ 5 người dân có 1 học sinh các cấp, và cứ 80 người dân có 1 học sinh trung học.
Điện lưới quốc gia đã đến được các thị xã và một số huyện. Có 40% số hộ được dùng điện lưới, song hầu hết tập trung ở thị xã, thị trấn, ở nông thôn trên 70% số hộ chưa được dùng điện.
Hệ thống ngân hàng: tỉnh mới có ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư, chưa có ngân hàng công thương.
Tình hình lạc hậu, thiếu thốn kết cấu hạ tầng có nhiều ảnh hưởng làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong thời kỳ 1991 - 1996, cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái nhờ thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế nên kinh tế của tỉnh, đã có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân thời kỳ này là 6,21%/ năm. Sản xuất lương thực tăng bình quân 4,52% một năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tốt: nhóm ngành nông lâm nghiệp giảm dần, nhóm ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ tăng dần.
Đời sống dân cư được cải thiện rõ nét: thu nhập và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư đều tăng.
3.2. Vật tư một số phương pháp thống kê để phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư Yên Bái thời kỳ 1991 - 1996.
Thời kỳ 1991-1996 là thời kỳ ở Yên Bái cũng như trong cả nước, kinh tế hộ đã được trở thành đơn vị kinh tế tự chủ (sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 6 BCHTW (Khóa VI) năm 1998), có bước phát triển mạnh mẽ, làm tăng thu nhập và tiêu dùng của dân cư. Nhờ có các ưu thế về quản lý lao động, về sở hữu phân phối trong hộ mà ở thời kỳ hợp tác hóa không thể có nên mức thu nhập của các hộ tăng. Do thu nhập tăng nên tiêu dùng của các hộ cũng được nâng lên. Song không phải có kinh tế hộ tự chủ tất cả các hộ đều tăng thu nhập, mà tình hình đó diễn ra không đều, làm cho khoảng cách về thu nhập tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối.
3.2.1. Biến động thu nhập theo thời gian.
Từ năm 1989 đến năm 1996 thu nhập của dân cư Yên Bái theo bảng sau đây:
Bảng 3: Thu nhập bình quân nhân khẩu tỉnh Yên Bái (giá hiện hành)
Đơn vị: ngàn đồng/ ngàn đồng/ tháng
Năm
1989
1993
1994
1996
Thu nhập BQ nhân khẩu
18,79
85,07
126,25
175,5
(Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 - TCTK - Điều tra giàu nghèo 1993
Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994 - 1996
Thu nhập bình quân nhân khẩu các năm trên là thu nhập cuối cùng (thu nhập danh nghĩa) theo giá hiện hành:
Thu nhập của dân cư gồm có phần thu bằng hiện vật và bằng tiền (như tiền lương, tiền công, lãi ngân hàng ...) đặc điểm này không cho phép áp dụng giá so sánh (giá cố định) để phân tích biến động thu nhập của dân cư theo thời gian. Vì vậy sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chọn năm đầu của thời kỳ nghiên cứu làm năm gốc để tính thu nhập cuối cùng (thu nhập dánh nghĩa) của các năm về thu nhập thực tế năm gốc theo công thức (1)
Thu nhập cuối cùng
Thu nhập thực tế =
CPI
là thích hợp hơn cả.
Bảng 4: Chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Yên Bái 1990 - 1996.
Đơn vị: %
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Chỉ số giá (%)
140,84
210,22
123,47
104,98
113,18
125,68
107,63
(Năm trước = 100% ; nguồn: Niên giám Thống kê Yên Bái
các năm 1994 - 1995 - 1996)
Đây là các chỉ số liên hoàn nên nếu lấy năm 1989 làm năm gốc (=100%) thì chỉ số giá và thu nhập thực tế các năm sau năm 1989 như trong bảng 5.
Bảng 5: Chỉ số giá tiêu dùng và thu nhập thực tế tỉnh Yên Bái
các năm 1989 đến 1996, lấy năm 1989 làm gốc.
Năm
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Chỉ số giá (%)
100
140,84
241,41
296,08
383,77
434,35
545,89
587,54
Thu nhập thực tế (1000đ)
18,79
22,17
29,06
29,97
Như vậy, tính theo thu nhập thực tế năm gốc, thu nhập thực tế bình quân đầu người của dân cư Yên Bái sau 7 năm bằng 158,96% thu nhập thực tế năm gốc, bình quân thu nhập thực tế mỗi năm tăng 6,84%.
Thu nhập thực tế của dân cư Yên Bái tăng phản ánh đúng tình hình của địa phương, là bằng chứng có sức thuyết phục nhất về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng.
3.2.2. Phân tích chênh lệch thu nhập trong dân cư.
Chênh lệch thu nhập trong dân cư là một thực tế khách quan, có tác động nhiều mặt đến phân hóa giàu nghèo, đều ổn định xã hội, đến việc thúc đẩy tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh v.v...
Phân tích chênh lệch trong thu nhập của dân cư cần phải đo lường được mức chênh lệch đó, xem xét biến động của nó theo thời gian như thế nào.
3.2.2.1. Để phần tích cụ thể chênh lệch trong thu nhập của dân cư Yên Bái, trước hết cần tính các số đo truyền thống.
Tài liệu điều tra năm 1989 và năm 1996 cho ở bảng 4.3.
Bảng 6: Bình quân thu nhập đầu người phân theo nhóm thu nhập
năm 1989 và năm 1996 tỉnh Yên Bái.
Đơn vị tính: người; thu nhập BQ; ngàn đồng/ người/ tháng
Năm 1989
Năm 1996
Số nhân khẩu
Thu nhập BQ 1 NK
Số nhân khẩu
Thu nhập BQ 1 NK
1017
7,882
879
92,30
3008
14,319
817
127,40
1241
23,905
752
159,35
454
33,635
655
206,01
331
53,368
607
347,79
Cộng 6051
18,788
3710
175,50
(Nguồn: Điều tra nông thôn - TCKT 1989 và điều tra mục tiêu
1996 - Cục Thống kê Yên Bái)
Từ tài liệu điều tra, áp dụng các công thức tính số đo thống kê truyền thống, ta có kết quả như sau:
Bảng 7: Các tham số đo độ phân tán của thu nhập của dân cư
Yên Bái hai năm 1989 và 1996.
Chỉ tiêu
R
(ngàn đồng)
(ngàn đồng)
Năm 1989
45,486
8,10
117,23
10,82
43,1
57,6
Năm 1996
255,49
67,15
7223,3
84,98
38,2
48,4
Các số đo thống kê truyền thống tại hai thời kỳ phản ánh mức chênh lệch thu nhập trong dân cư đều khá lớn, đáng chú ý nhất là hệ số biến thiên độ lệch chuẩn gần 50 đến 60%. Tuy nhiên theo cách tính các số đo này, sự chênh lệch thu nhập của dân cư từ năm 1989 đến năm 1996 là giảm dần: hệ số biến thiên độ lệch tuyệt đối trung bình giảm từ 43,1% xuống 38,2%, hệ số biến thiên độ lệch chuẩn giảm: từ 57,6% xuống 48,4%.
3.2.2.2. Dùng hệ số Elteto - Frigyes tính cho hai năm trên: sử dụng số liệu điều tra ở bảng 4.3 tính được:
Đơn vị: ngàn đồng/ người/ tháng
Năm 1989
Năm 1996
Bình quân thu nhập chung nhân khẩu/tháng
18,788
175,50
Bình quân thu nhập nhóm nghèo
12,69
124,61
Bình quân thu nhập nhóm giàu
30,89
274,20
Kết quả tính cho hai năm như sau:
Bảng 8: Hệ số Elteto - Frigyes tính cho 2 năm 1989 và 1996.
Đơn vị: lần
Năm 1989
Năm 1996
Hệ số đo mức độ chênh lệch giữa bình quân chung với nhóm nghèo u =
Hệ số đo mức chênh lệch giữa nhóm giàu so với mức bình quân chung w =
Hệ số đo mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo:
V =
Hệ số Elteto - Frigyes tính được cho hai năm 1969 và năm 1996 đều phản ánh mức chênh lệch thu nhập của dân cư đã thu hẹp lại, tuy mức giảm là rất chậm (tốc độ giảm 1,44% một năm).
Hệ số Elteto - Frigyes cho nhận định khác, bổ sung cho cách so sánh hai nhóm cao nhất và thấp nhất gấp nhau bao nhiêu lần. Cách so sánh giữa hai nhóm như vậy ở năm 1989 là 6,77 lần và năm 1996 là 3,76 lần.
3.2.2.3. Sử dụng đường cong Lorenz và hệ số Gini:
Tuy nhiên như đã phân tích ở chương II, các số đo truyền thống và hệ số Elteto - Frigyes chưa lượng hóa đầy đủ được sự phân bố thu nhập của dân cư. Cho nên cần dùng đường cong Lorenz và hệ số Gini để khảo sát thu nhập của dân cư. Nguồn số liệu ở bảng 4.3 chưa đáp ứng yêu cầu cho việc vẽ đường cong Lorenz và tính hệ số Gini, vì vậy cần được tính thêm chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập và tỷ trọng dân cư.
Bảng 9: Bảng tính bổ sung số liệu năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0023.doc