MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀTÀI . i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀHỆTHỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ. 1
1. Khái niệm . 1
1.1. Các hệthống thanh toán điện tử. . 1
1.1.1. Hệthống chuyển tiền điện tửtrong cùng hệthống ngân hàng . 1
1.1.2. Hệthống thanh toán điện tửđa ngân hàng. 1
1.1.3. Hệthống thanh toán liên ngân hàng quốc tếqua SWIFT . 1
1.1.4. Hệthống ngân hàng điện tửvà dịch vụE-Banking . 2
1.2. Đặc điểm của hệthống thanh toán điện tử:. 3
1.3. Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử. 3
1.3.1. Ưu điểm: . 3
1.3.1.1. Đối với thương mại điện tử: . 3
1.3.1.2. Đối với ngân hàng: . 4
1.3.1.3. Đối với khách hàng: . 6
1.3.2. - Nhược điểm: . 6
2. Các phương tiên thanh toán trong thương mại điện tử. 7
2.1. Thẻthanh toán . 7
2.1.1. Đặc điểm của thẻthanh toán . 7
2.1.2. Phân loại thẻthanh toán . 8
2.1.3. Các dịch vụthanh toán bằng thẻ. 9
2.2. Séc điện tử: . 9
2.3. Ví tiền điện tử: . 10
3. Một sốmô hình TTĐT:. 11
3.1. Thanh toán bằng thẻtín dụng . 11
3.2. Thanh toán bằng thẻtruyền thống offline. . 12
3.3. Thanh toán theo dạng đặt hàng qua thư (Mail-Order) . 12
3.4. Thanh toán trực tuyến . 12
3.5. Cổng thanh toán điện tử: . 15
CHƯƠNG 2: SỰPHÁT TRIỂN HỆTHỐNG THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾGIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM . 16
1. Pháp . 16
iv
2. Mỹ. 18
3. Trung Quốc . 20
4. Việt Nam . 23
4.1. Đánh giá chung:. 23
4.2. Thực trạng:. 25
4.2.1. Tình hình phát triển thẻthanh toán từnăm 2004 - 2010: . 25
4.2.1.1. Năm 2004: . 25
4.2.1.2. Năm 2005: . 26
4.2.1.3. Năm 2006: . 27
4.2.1.4. Năm 2007 . 28
4.2.1.5. Năm 2008 . 31
4.2.1.6. Năm 2009 . 31
4.2.1.7. Năm 2010 . 32
4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check: . 33
4.2.2.1. Nguyên nhân việc thanh toán bằng séc không phổbiến tại Việt Nam: . 35
4.2.3. Tình hình phát triển thanh toán thông qua ví điện tử: . 36
4.2.4. Tình hình phát triển thanh toán thông qua cổng thanh toán điện tử: . 38
4.2.4.1. Cổng thanh toán Nganluong.vn . 38
4.2.4.2. Cổng thanh toán VNmart.vn . 40
4.2.4.3. Cổng thanh toán Payoo.vn . 41
4.2.4.4. Cổng thanh toán OnePay . 41
4.2.4.5. Cổng thanh toán Baokim.vn . 42
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆTHỐNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬTẠI VIÊT NAM . 43
1. Môi trường xã hội . 43
2. Thói quen sửdụng tiền mặt . 45
3. Vấn đềan toàn khi sửdụng thanh toán trực tuyến. 45
4. Cơ sởnhân lực . 47
5. Cơ sởcông nghệ. 48
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU WEBSITE TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐIỆN
TỬTHÀNH CÔNG TẠI NƯỚC NGOÀI (PAYPAL) VÀ VIỆT NAM
(NGANLUONG.VN), ĐỀRA CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO
NGANLUONG.VN . 50
1. Sựphát triển của Paypal . 50
v
2. Ngân lượng . 52
3. Sựhợp tác của Paypal và Nganluong.vn . 53
4. Hướng đi cho Nganluong.vn . 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6006 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam và kiến nghị giải pháp phát triển trang web Nganluongvn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhanh, trong vòng vài giây.
B4: Ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (được mã hóa theo quy định) cho
ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ.
15
B5: Sau đó thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán.
B6: Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán.
Nếu bán thì sẽ gửi email xác nhận cũng như hóa đơn và các văn bản cần thiết khác
cho người mua, đồng thời xử lý đơn hàng. Nếu không bán thì giao dịch coi như kết
thúc, người bán cũng gửi thông điệp cho người mua, nêu rõ lý do không bán.
3.5. Cổng thanh toán điện tử:
Cổng thanh toán điện tử, thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các
website thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân
hàng, nhằm cung cấp công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các
loại thẻ tín dụng có thể thực hiện các thủ tục thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngay trên
website khi mua hàng. Như vậy, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền
mặt trực tiếp, thì khách hàng chỉ cần xác nhận thanh toán là xong, tiết kiệm chi phí và
thời gian đi lại. Cổng TTĐT tương đương như một điểm bán hàng.
Cổng TTĐT gồm 2 thành phần chính:
Merchant account là một tài khoản điểm chấp nhận thanh toán, cho phép bạn
khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng
thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.
Payment gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ
liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng
để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.
Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp
thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán thương mại điện tử để
ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng người mua vào tài khoản của doanh
nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện
giao dịch.
16
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN TẠI MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1. Pháp
Từ khoảng thập niên 70, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được
hình thành từ các phương tiện truyền thống như séc, chuyển khoản đến các phương
tiện hiện đại theo công nghệ mới như thẻ thanh toán, thanh toán điện tử, mobile… đã
phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng rộng
rãi tại Pháp. Năm 2006, mỗi chủ tài khoản thực hiện trung bình 236 giao dịch không
dùng tiền mặt, tỷ lệ tăng 197% giao dịch so với năm 2000.
Trong các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thì thẻ thanh toán
chiếm tỷ trọng cao nhất (38%) bao gồm thẻ thanh toán "bốn bên" và "ba bên", kế đến
là séc và Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu. Riêng hệ thống thanh toán điện tử và mobile
chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (0,13%).
Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại pháp năm
2006 theo bảng sau
(Nguồn: Banque de France)
Phương tiện Số lượng giao dịch (tỷ) Tỷ lệ (%)
Séc 3,90 26,00
Thẻ thanh toán 5,60 38,00
Lệnh chuyển có 2,60 17,87
Lệnh chuyển nợ 2,70 18,00
Thanh toán điện tử, mobile 0,10 0,13
Tổng 14.80 100.00
17
Số lượng giao dịch năm 2006 và loại sử dụng phương tiện thanh toán Pháp
Mặt
đối
mặt
Từ
xa
Thường
xuyên
thanh
toán
Một lần
thanh
toán
Sử dụng của đối
tượng nộp ( 2 )
Số lượng
giao
dịch ( 3 )
%
Cá
nhân
Doanh
nghiệp
2006 (tỷ
USD)
Séc X X W M 3,9 26%
Thẻ
thanh
toán
4 )
X W L 5,6 38%
Chuyển
khoản
tín dụng
X X L W 2,6 18%
Ghi nợ
trực tiếp
X W L 2,7 18%
Tổng số 14,8 100%
( 2 ) W: sử dụng rộng rãi, M: vừa sử dụng, L: ít sử dụng
( 3 ) Nguồn: Banque de France
( 4 ) Hiện nay, chủ thẻ sử dụng tùy chọn chủ yếu bởi các giao tiếp số thẻ của họ.
Séc
26.00%
Thẻ thanh
toán
38.00%
Lệnh chuyển
có
17.87%
Lệnh chuyển
nợ
18.00%
Thanh toán
điện tử,
mobile
0.13%
18
Sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực đồng
Euro trong năm 2006
2. Mỹ
Tại Mỹ, những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu như séc,
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hệ thống các phương tiện thanh toán toán điện tử. Từ năm
1979, séc được sử dụng khá phổ biến kế đến là thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện
tử nhưng không đáng kể trong khi thẻ ghi nợ hoàn toàn chưa xuất hiện. Đến năm
1995, thẻ ghi nợ xuất hiện và cùng với hệ thống thanh toán điện tử được sử dụng ngày
càng phổ biến đến ngày nay.
Năm 2000, người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước thực hiện 71,5 tỷ
giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, với tổng giá trị 46,6 tỷ tỷ Dollar Mỹ xấp tỷ
bằng 4,43 lần GDP của Mỹ cùng năm.
Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Mỹ từ năm
1979 đến năm 2000 thể hiện qua bảng 1 (Nguồn Federal Reserve Bulletin Tháng 8,
2002):
19
Phương tiện Số lượng giao dịch theo
năm (tỷ)
1979
995 000
Séc 32,80
9,50 2,55
Thanh toán điện tử 0,20
,80 ,65
Thẻ ghi nợ -
,50 ,30
Thẻ tín dụng 5,30
0,40 5,00
Tổng 38,30 64,20 71,50
Biểu đồ Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm
20
Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000 tại Mỹ
(Nguồn Federal Reserve Bulletin Tháng 8/ 2002)
Loại phương tiện Sô lượng giao
dịch
Giá trị giao
dịch
Số
lượng
(tỷ)
Tỷ lệ
(%)
Giá
trị
(tỷ)
Tỷ lệ
(%)
Séc 42,55 59,51 39,30 84,33
Thanh toán điện tử 5,65 7,90 5,70 12,23
Thẻ ghi nợ 8,30 11,61 0,30 0,64
Thẻ tín dụng 15,00 20,98 1,30 2,79
Tổng 71,50 100,00 46,60 100,00
3. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, xu hướng trong những năm gần đây, các phương tiện
TTKDTM duy trì mức tăng trưởng nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc thay thế tiền mặt.
21
Trong năm 2009, khoảng 21.414 triệu giao dịch thanh toán đã được thực hiện
bằng các phương tiện TTKDTM (tăng 16,85% so với năm 2008), với tổng giá trị giao
dịch đạt 715,75 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) (tăng 13,07% so với năm 2008).
Về khối lượng giao dịch thanh toán qua thẻ ngân hàng, giấy tờ có giá và thanh
toán bằng chuyển khoản tương ứng chiếm 91,95%; 4,09% và 3,96% trong tổng số
khối lượng TTKDTM; điều này chứng tỏ thẻ ngân hàng đang vượt trội hơn trong
TTKDTM tại Trung Quốc.
Về giá trị giao dịch, thẻ ngân hàng, giấy tờ có giá và chuyển khoản tương ứng
chiếm 23,19%, 37,73% và 39,08% trong tổng giá trị TTKDTM.
Giấy tờ có giá (Bill)
Khối lượng giao dịch thanh toán bằng giấy tờ có giá truyền thống tiếp tục giảm
xuống. Trong năm 2009, khối lượng giao dịch được thanh toán bằng giấy tờ có giá tại
Trung Quốc là 876 triệu, giảm 0,76% với tổng giá trị đạt khoảng 270,03 nghìn tỷ
NDT. Khối lượng và giá trị giao dịch của giấy tờ có giá trong tổng số TTKDTM giảm
tương ứng 0,73% về khối lượng và 1,98% về giá trị giao dịch.
Trong số các hình thức thanh toán bằng giấy tờ có giá trị thì séc vẫn chiếm
phần lớn và là phương tiện thanh toán phổ biến nhất trong số những giấy tờ có giá.
Khối lượng và giá trị giao dịch bằng séc tương ứng chiếm 97,51% và 92,15% trong
tổng số các phương tiện thanh toán bằng giấy tớ có giá.
Chuyển khoản và các công cụ thanh toán khác
Trong năm 2009, tại Trung Quốc đã có 848 triệu giao dịch thanh toán với tổng
giá trị là 279,73 nghìn tỷ NDT đã được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản,
91.95%
4.09%3.96%
Tỷ lệ các hình
thức trong khối
lượng giao dịch
TTKDTM
thẻ ngân
hàng
23.19%
37.73%
39.08%
Tỷ lệ các hình thức
giao dịch trong tổng
giá trị TTKDTM.
thẻ ngân
hàng
giấy tờ có
giá
chuyển
khoản
22
ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi, với mức tăng so với năm 2008 tương ứng là 9,45% về
số lượng giao dịch và 9,92% về giá trị giao dịch.
Thanh toán điện tử
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet, hoạt động
thanh toán điện tử của Trung Quốc đã duy trì đà tăng trưởng mạnh, hỗ trợ tích cực cho
sự phát triển của thương mại điện tử. Đặc biệt, hoạt động thanh toán qua Internet phát
triển rất nhanh với mức tăng đột biến về khối lượng giao dịch. Trong năm 2009, khối
lượng giao dịch và giá trị thanh toán qua Internet, thanh toán qua điện thoại cố định và
di động đạt 5.567 triệu giao dịch với tổng giá trị là 357,45 nghìn tỷ NDT, với mức
tăng tương ứng 91,21% và 33,16% so với năm 2008, chiếm tương ứng 89,51% và
98,21% trong tổng thanh toán điển tử.
Trong tổng số khách hàng sử dụng Internet Banking, tỷ lệ khách hàng doanh
nghiệp chiếm 40,5%, tỷ lệ khách hàng cá nhân tại khu vực thành thị chiếm 20,9%.
Cùng với sự tăng lên về số lượng khách hàng sử dụng, sự hiểu biết và việc tiếp cận
với các chức năng của Internet Banking ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tần suất sử
dụng Internet Banking hàng tháng của khách hàng cá nhân tăng từ 5 lần năm 2008 lên
5,6 lần năm 2009, và khách hàng doanh nghiệp tăng từ 10,3 lần lên 11,3 lần.
Việc xử lý thanh toán qua Internet tại Trung Quốc dự kiến sẽ hiệu quả hơn sau
khi hệ thống thanh toán bù trừ và thanh toán Internet Banking liên ngân hàng của
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) được xây dựng, đưa vào hoạt động.
Thanh toán thẻ
Thẻ ngân hàng đã tăng nhanh, trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được
sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc. Đến cuối năm 2009, tổng số lượng thẻ ngân hàng
được phát hành đạt tới 2,066 tỷ thẻ (tăng 14,8% so với năm trước; đến tháng 10/2010
đã đạt mức 2,3 tỷ thẻ), trong đó thẻ ghi nợ là 1,88 tỷ thẻ chiếm 91%, thẻ tín dụng là
186 triệu thẻ. Khối lượng và giá trị giao dịch bằng thẻ ngân hàng năm 2009 là 19.691
triệu giao dịch và 165,99 nghìn tỷ NDT với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân
ngày là 53.948.500 giao dịch và 454.771 triệu NDT.
Đến cuối năm 2009, đã có tổng số 261 tổ chức phát hành thẻ tham gia vào
mạng lưới thanh toán bù trừ thẻ liên ngân hàng (CUP), trong đó có 218 tổ chức trong
nước và 43 tổ chức nước ngoài. Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, POS và
23
ATM đạt tương ứng là 1.566.500, 2.408.300 và 214.900. Sử dụng thẻ trong giao dịch
mua bán hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Tốc độ tăng của việc sử dụng thẻ
để chuyển tiền và tiêu dùng tăng nhanh hơn hoạt động gửi và rút tiền. Bên cạnh đó,
các chức năng TTKDTM của thẻ được sử dụng nhiều hơn. Năm 2009, khối lượng và
giá trị giao dịch thẻ đạt mức 19.691 triệu và 165,99 nghìn tỷ NDT; trong đó số lượng
và giá trị giao dịch mua sắm bằng thẻ là 3.491 triệu và 6,86 nghìn tỉ NDT (tăng 32%
và 73,8%). Số lượng và giá trị giao dịch thẻ chiếm tương ứng 91,95% và 23,19%
trong tổng TTKDTM; giá trị các giao dịch thanh toán mua bán hàng hóa qua thẻ đã
chiếm tới 32% tổng doanh số bán lẻ các hàng hóa tiêu dùng (không tính các giao dịch
bất động sản, mua bán ô tô và giao dịch bán buôn).
4. Việt Nam
4.1. Đánh giá chung:
Trên thế giới, các website thương mại điện tử có khả năng thanh toán trực
tuyến bằng thẻ tín dụng rất phổ biến. Tại Việt Nam – với thói quen sử dụng tiền mặt
cùng các giới hạn về hành lang pháp lý, về công nghệ, về sự hỗ trợ của các ngân hàng
thì khái niệm thanh toán trực tuyến vẫn khá xa lạ với hầu hết mọi người.
Với số dân khoảng 85 triệu người trong đó 65% dân số có độ tuổi trẻ (dưới 30)
và số người dân Việt nam sử dụng internet là 24,3 triệu người nhưng tiền mặt vẫn là
phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại
đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Nhận định này thể hiện qua
khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003, kết quả cho thấy: tại 750 doanh nghiệp Việt
Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán diễn ra
như sau:
· Các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số
giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng.
· Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%.
· Hầu hết các DNNN mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân
hàng.
24
· Đa số các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân đều sử
dụng 100% tiến mặt để trả lương.
· 82% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt.
· 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt
Những con số này cho thấy, những biến chuyển trong hoạt động thanh toán ở
Việt nam dường như vẫn chưa bắt kịp với những biến động nhanh chóng của toàn bộ
nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản vào năm 2000, đến cuối năm 2004 đã
tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2007 là trên 7 triệu tài khoản. Tốc độ
tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư. Theo Vụ
Thanh toán - NHNN, hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được
thiết lập, kết nối 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy
ATM (Automatic Teller Machine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm 2003, đến
cuối tháng 5/2010, cả nước có gần 11.000 máy ATM, hơn 37.000 các điểm chấp nhận
thẻ POS được lắp đặt và trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190
thương hiệu thẻ. Hệ thống ATM, POS đã được kết nối thành một hệ thống trong đó 3
liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối liên thông 10 thành viên là những
NHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, người dân Việt Nam sử dụng thẻ thanh
toán ngày càng tăng ở các trung tâm mua sắm và các cổng thông tin trực tuyến khác
nhau bán các hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc mang thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Tỷ trọng
25
tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ mức 23,7% năm
2001 xuống còn 14.6% năm 2008 nhưng vẫn còn ở cao so với thế giới.
4.2. Thực trạng:
4.2.1. Tình hình phát triển thẻ thanh toán từ năm 2004 - 2010:
4.2.1.1. Năm 2004:
Thanh toán điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng. Dự án "Hiện
đại hoá ngân hàng và các hệ thống thanh toán" khởi động năm 1994, thực hiện năm
1997 và hoàn thành giai đoạn I vào năm 2003. Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan
trọng trong việc ban hành các văn bản liên quan tới thanh toán điện tử như: Quyết
định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán
điện tử liên ngân hàng, Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 Ban hành
quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện
tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến như:
Dịch vụ HomeBanking của Ngân hàng Á Châu ACB cho phép kích hoạt chuyển
khoản, thanh toán hóa đơn, xem số dư tài khoản. Các ngân hàng khác cũng đã triển
khai dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công
Thương, Ngân hàng ANZ…
4.2.1.1.1. Tình hình website doanh nghiệp:
Hầu hết website chỉ mang tính giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ (92,17%):
hơn 40% website có cung cấp thông tin giá cả, và tính năng liên hệ đặt hàng; hơn 10%
website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có nhận thức cao và ứng dụng TMĐT
tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình (hàng không, ngân hàng, du lịch).
Năm 2004 cũng chứng kiến các mô hình kinh doanh siêu thị trực tuyến thành
công như: www.megabuy.vn ; www.golmart.vn. Các mặt hàng sản phẩm chiến lược
được các doanh nghiệp quan tâm khi cung cấp trên website như: sản phẩm thiết bị
điện tử viễn thông, mobile, số hóa, sản phẩm thông tin (sách, báo, tạp chí, đĩa phim,
26
nhạc). Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử khác bắt đầu phát triển như: sàn
giao dịch, cổng thông tin điện tử, rao vặt, đấu giá.
4.2.1.2. Năm 2005:
Nét chú ý của thanh toán điện tử trong năm này thể hiện qua tình hình hoạt
động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng khoảng 12.000 – 13.000 giao
dịch/ ngày, tương đương với 8.000 tỷ đồng/ ngày.
Tuy nhiên, thanh toán điện tử vẫn được coi là yếu tố khó khăn và trở ngại cho
các giao dịch thương mại điện tử. Tại thị trường TMĐT Việt Nam năm 2005 chưa
xuất hiện một cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng và với các tổ chức
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. www.chodientu.com đưa ra giải pháp phát hành
thẻ mua hàng trả trước như một giải pháp thay thế. Các hình thức thanh toán khác
như: Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua CheckOut, Thanh toán qua Western Union.
4.2.1.2.1. Tình hình phát hành thẻ:
Tính đến hết tháng 10/2005, cả nước có 1.864 máy ATM, phát hành hơn 2 triệu
thẻ, trong đó có 1.6 triệu thẻ nội địa. Có 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân
hàng phát hành thẻ quốc tế. Vấn đề khó khăn đặt ra cho các ngân hàng: hạn chế tính
năng của thẻ khi các ngân hàng chưa liên kết với nhau trở thành một hệ thống chấp
nhận thẻ đa dạng. Các liên minh thẻ bước đầu xuất hiện tại Việt Nam:
27
4.2.1.3. Năm 2006:
4.2.1.3.1. Tình hình phát hành thẻ:
4 triệu thẻ trong đó có 3.6 triệu thẻ nội địa, 0.4 triệu thẻ quốc tế, tăng 150% so
với năm 2005.
Dịch vụ cung cấp trực tuyến: Các dịch vụ thanh toán điện nước, điện thoại bắt
đầu được người tiêu dùng thanh toán qua các hệ thống ATM, thẻ ngân hàng (số lượng
các giao dịch chưa nhiều).
4.2.1.3.2. Tình hình các ngân hàng điện tử:
Kích hoạt đăng ký sử dụng dịch vụ InternetBanking chỉ xem được số tiền hiện
có, việc chuyển khoản, thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa
thực hiện được. Hai ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử hiệu quả:
DongABank (chuyển tiền qua SMS Banking), TechcomBank (thanh toán qua
FastMobiPay
Mức độ kết nối cũng như phối hợp chia sẻ nguồn lực giữa các ngân hàng trong
khi phát triển mạng lưới ATM còn rất thấp. An ninh, an toàn trong TMĐT: Nhiều vụ
lừa đảo, vi phạm liên quan đến TMĐT. Việc xử lý những vi phạm trên mạng chưa
28
thực sự nghiêm minh, các vụ tấn công điển hình như: www.vietco.com,
www.chodientu.com
Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng hệ thống liên ngân hàng và cổng thanh
toán trung gian.
4.2.1.3.3. Lượng tiền giao dịch:
Lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán có giảm tuy nhiên vẫn còn rất lớn,
chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanh toán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới
chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán. Một số phương thức thanh toán
mới như thanh toán qua điện thoại di động cũng bắt đầu xuất hiện trong năm 2006.
4.2.1.4. Năm 2007
Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010”
và định hướng đến năm 2020.
4.2.1.4.1. Tình hình phát hành thẻ:
29 ngân hàng phát hành gần 8.4 triệu thẻ thanh toán, 15 ngân hàng lắp đặt và
đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Số tài khoản cá nhân trong toàn
29
hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển nhảy vọt. Tốc độ tăng trưởng trung bình vào
khoảng 150% đối với số tài khoản cá nhân và 120% đối với số dư tài khoản.
Biểu đồ số lượng tài khoản cá nhân giai đoạn 2000-2007
4.2.1.4.2. Tình hình liên minh hệ thống ngân hàng:
Hoạt động của các liên minh đạt hiệu quả cao. Hệ thống các ngân hàng của
Smartlink (thành lập năm 2007 với 27 ngân hàng thành viên) và Banknetvn chiếm
khoảng 90% thị phần thẻ cả nước.
Hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam hiện đang tồn tại 4 liên minh thẻ. Đó là
liên minh thẻ Ngân hàng VCB, liên minh thẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) của Ngân
hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknetvn gồm 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân
hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ (Sacombank).
4.2.1.4.3. Tình hình ngân hàng điện tử:
Các ngân hàng thương mại đã đầu tư thích đáng để phát triển cơ sở hạ tầng, cải
tiến trong kỹ thuật, đa dạng hoá tiện ích nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó,
số lượng giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng ngày một cao, giúp
giảm bớt chi phí và tiết kiệm thời gian, gia tăng số tài khoản cá nhân.
30
20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và
tin nhắn di động (SMS Banking). Hai ngân hàng TechcomBank và DongABank đi đầu
trong việc ứng dụng và triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.
4.2.1.4.4. Tình hình doanh nghiệp ứng dụng thanh toán trực
tuyến:
Năm 2007 là năm đầu tiên một số website thương mại điện tử Việt Nam triển
khai cung câp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacific Airline, 123mua,
Viettravel và chợ điện tử.
4.2.1.4.5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử:
Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham
gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sang các tổ
chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấp giải pháp
thanh toán, v.v... khiến các đơn vị phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giới
thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ ngày càng
được đáp ứng tốt hơn.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử ra đời trong năm
2007: PayNet, VNPAY, Mobivi, Payoo. Các kênh thanh toán trực tuyến đa dạng:
ATM/POS, Internet, Tin nhắn SMS…
4.2.1.4.6. Lượng tiền giao dịch trên thị trường:
Đề án được phê duyệt hướng tới mục tiêu tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh
toán có thể giảm xuống không quá 18% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020. Đồng
thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán cũng tăng lên 20 triệu vào năm 2010
và 45 triệu vào năm 2020, số thẻ phát hành đạt mức 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30
triệu cho tới năm 2020.
31
4.2.1.5. Năm 2008
Thanh toán điện tử phát triển nhanh và ứng dụng rộng rãi. Ngày 8 tháng 11
năm 2008, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II.
4.2.1.5.1. Tình hình phát hành thẻ:
Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ
thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa
vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt
trên 24.000 chiếc.
4.2.1.5.2. Lượng tiền giao dịch trên thị trường:
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm
xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007.
4.2.1.6. Năm 2009
4.2.1.6.1. Tình hình phát hành thẻ:
45 ngân hàng phát hành trên 21 triệu thẻ thanh toán với doanh số 25.000 tỷ
đồng. Toàn hệ thống ngân hàng lắp đặt 9.500 máy ATM, 33.000 máy POS với năm
ngân hàng đứng đầu thị phần thẻ nội địa là Vietcombank, Agribank, Đông Á Bank,
Vietinbank và BIDV với tổng thị phần chiếm hơn 90% và 15 ngân hàng đang phát
hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB,
Techcombank, Sacombank… Đặc biệt trong thời gian này, các ngân hàng đã lần lượt
cho ra đời các loại thẻ ATM mang tính đột phá (có gắn thêm chip điện tử) như
Sacombank lần đầu tiên phát hành thẻ quà tặng Lucky Gift, thẻ ghi nợ Sacombank
PassporPlus phát hành chỉ trong 5 phút, PGBank có thẻ Flexicard, E-Partner của
Vietinbank,...
32
4.2.1.6.2. Tình hình phát triển hệ thống liên ngân hàng:
Trên thị trường có 4 liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC và ANZ. Sắp tới
hệ thống thanh toán thẻ VNBC (DongA) và ANZ sẽ được kết nối vào hệ thống
Banknet – Smartlink tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ thống nhất.
4.2.1.6.3. Cổng thanh toán điện tử:
Tháng 4/2009, Cổng thanh toán điện tử Ngân lượng được PeaceSoft đưa vào
hoạt động. Nganluong.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, được sự hỗ trợ từ các nhà
đầu tư tài chính và công nghệ hàng đầu thế giới bao gồm tập đoàn IDG (Mỹ) và tập
đoàn SoftBank (Nhật) cùng liên doanh chiến lược với tập đoàn eBay (Mỹ).
4.2.1.7. Năm 2010
4.2.1.7.1. Tình hình phát hành thẻ:
Số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ, hơn
12.000 ATM và khoảng 52.000 máy POS, doanh số sử dụng thẻ trên 600.000 tỷ VND.
Theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, sau 15 năm đi vào hoạt động đến nay đã có
36 ngân hàng thành viên, là hầu hết các ngân hàng kinh doanh thẻ ở Việt Nam, chiếm
95% thị phần thẻ. Đến cuối năm 2010 có tới 49 tổ chức phát hành thẻ với tổng cộng
gần 32 triệu thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau và khoảng 40% dân số Việt
Nam ở độ tuổi lao động đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thị trường thẻ thanh
toán ở Việt Nam sẽ tăng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 (Research
& Markets)
4.2.1.7.2. Cổng thanh toán điện tử:
Ngày 1/7/2010, Cổng thanh toán điện tử Bảo Kim được chính thức đưa vào
hoạt động. Về cơ bản, mô hình hoạt động của Bảo Kim giống mô hình thanh toán của
Ngân lượng. Năm 2010, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện
tử tăng nhanh, ước tính trên thị trường có khoảng 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến.
33
4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check:
Séc là phương tiện thanh toán có lịch sử lâu đời, phổ dụng nhất trong
TTKDTM. Ở nước ta, quy chế về thanh toán và sử dụng séc được cải tiến dần dần.
Năm 1994, Thống đốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam và kiến nghị giải pháp phát triển trang web Nganluongvn.pdf