Đề tài Nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội - Những giải pháp về xúc tiến và quản lý

Từ năm 1987 các chính sách đổi mới kinh tế mới bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ, trong đó việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là từ năm 1988, chúng ta đã bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng đã có những bước chuyển biến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1987 - 1995 đạt xấp xỉ 7% một năm (thời kỳ 1991 - 1995 đạt mức tăng GDP trung bình 8.2% một năm). Đạt được kết quả tăng hàng năm GDP khá cao như trên phải kể đến phần đóng góp hết sức có ý nghĩa quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đánh giá của các nhà chuyên gia kinh tế, mức tăng GDP năm 1995 là 9.5 % (riêng Hà nội là 11.5%), nhưng nếu không có đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mức tăng trưởng chỉ đạt 5.2% một năm, tức là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra mức tăng GDP là 4.3% (Hà nội là 5.8%). Ước tính năm 1996 (trên phạm vi toàn quốc), nếu không có đầu tư nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng chung chỉ đạt khoảng 5.9% thấp hơn 3.6% so với mức 9.5% như dự kiến sẽ đạt được vào khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 13% trong tổng GDP năm 1996.

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội - Những giải pháp về xúc tiến và quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng lao động và nhịp độ gia tăng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua các năm được mô tả. Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000 Số lao động 200 600 950 1200 1950 2900 3300 3100 2800 1200 So sánh (năm) 90/89 91/90 92/91 93/92 94/93 95/94 96/95 97/96 20/99 Hệ số tăng giảm 3 1.5 1.3 1.6 1.5 1.1 0.9 0.9 0,8 6. Về thu ngân sách (nộp thuế): Một trong những lợi ích quan trọng của Nhà nước Việt Nam đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là các khoản nộp thuế. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm (1989-2000) thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Hà Nội số thuế nộp vào ngân sách đạt 455 triệu USD, cụ thể được phân theo các năm như sau: Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000 Số lượng (triệu USD) 0,5 2,5 4 9 14 26 39 50 88 105 III. ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế: 1. Góp phần tăng trưởng GDP: Suốt vài thập kỷ trước năm 1986, nền kinh tế Việt nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng ở vào tình trạng kém phát triển, mức tăng trưởng kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1976 -1980 bình quân mỗi năm là 1.4% và thu nhập quốc dân chỉ đạt mức tăng là 0.4% một năm, định hướng chiến lược phát triển kinh tế theo cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá nền kinh tế. Tính chung từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội cũng chỉ tăng trung bình là 4.6% một năm. Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên chi phí vật chất cao và không ngừng tăng lên, năm 1980 chi phí vật chất chiếm 41.9% tổng sản phẩm xã hội, năm 1985 tăng lên 44.1%. Trong khi đó mức tăng dân số trung bình của giai đoạn này là 2.3% để đảm bảo cho đời sống của nhân dân không bị giảm thì nền kinh tế ít nhất cũng phải đạt mức tăng trưởng trung bình 7% một năm (riêng Hà nội 11%). Trên thực tế thì sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư, thời kỳ từ 1976 - 1985 chỉ cung cấp được khoảng 80% thu nhập quốc dân sử dụng. Như vậy, toàn bộ tích luỹ (tuy rất nhỏ bé) và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài đặc biệt là các nước XHCN. Bảng tham khảo - Thu nhập quốc dân sử dụng (Giai đoạn 1976 - 1985) Đơn vị tính: % năm thu nhập với nguồn nước ngoài trong thu nhập quốc dân sử dụng quốc dân sx so tổng số trong đó sử dụng tích luỹ bù tiêu dùng 1976 78.5 21.5 15.7 5.4 1977 79.1 20.9 16.4 3.8 1978 82.6 17.4 13.5 2.7 1979 81.2 18.8 11.4 1.1 1980 82.8 17.2 10 4.0 1981 89.3 10.7 7.8 0.5 1982 88.4 11.6 7.3 1.7 1983 92.1 7.9 8.0 - 1984 88.1 11.9 8.9 0.5 1985 89.8 10.2 11.5 - Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ năm 1987 các chính sách đổi mới kinh tế mới bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ, trong đó việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là từ năm 1988, chúng ta đã bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng đã có những bước chuyển biến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1987 - 1995 đạt xấp xỉ 7% một năm (thời kỳ 1991 - 1995 đạt mức tăng GDP trung bình 8.2% một năm). Đạt được kết quả tăng hàng năm GDP khá cao như trên phải kể đến phần đóng góp hết sức có ý nghĩa quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đánh giá của các nhà chuyên gia kinh tế, mức tăng GDP năm 1995 là 9.5 % (riêng Hà nội là 11.5%), nhưng nếu không có đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mức tăng trưởng chỉ đạt 5.2% một năm, tức là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra mức tăng GDP là 4.3% (Hà nội là 5.8%). Ước tính năm 1996 (trên phạm vi toàn quốc), nếu không có đầu tư nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng chung chỉ đạt khoảng 5.9% thấp hơn 3.6% so với mức 9.5% như dự kiến sẽ đạt được vào khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 13% trong tổng GDP năm 1996. GDP tính theo đầu người ở Hà nội ngày càng được nâng cao: Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000 GDP/đầu người 100 120 150 200 250 320 400 500 650 900 Nguồn: Cục Thống kê Hà nội 2. FDI cùng với các nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế: Tỷ lệ vốn tích luỹ từ trong nước còn ở mức thấp là một trở ngại lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Hơn thế nữa, đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn có những ưu thế hơn so với các hình thức huy động vốn khác. Nhưng việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi suất nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Hoặc như các khoản viện trợ thường đi kèm với các điều kiện về chính trị can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Thực hiện liên doanh với nước ngoài là một hình thức khả dĩ nhất, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính. Bởi vì khi liên doanh với một đối tác nước ngoài thì thứ nhất là đối tác nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên hạn chế và ngăn ngừa được rủi ro, thứ hai là trong tình huống xí nghiệp liên doanh giữa đối tác nước ngoài với chúng ta có nguy cơ đe doạ rủi ro thì các công ty mẹ sẽ có biện pháp cứu giúp như hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trợ giúp tài chính... để ít nhất họ phải thu về được vốn đã bỏ ra. Trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài cũng sẽ là người chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại. Đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài vào Việt nam sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác trong nước cũng như các nguồn ODA, NGO ... Nó tạo ra một hình ảnh đẹp, đáng tin cậy về Việt nam trong các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Mặt khác, ngay trong quan hệ đối nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác dụng kích thích đối với việc thu hút vốn đầu tư trong nước. cơ cấu các nguồn vốn đầu tư xã hội ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của thành phố hà nội (Nguồn Sở KHĐT Hà Nội) Chỉ tiêu Đơn vị TH 1996 TH 1997 (13%) (12,5%) GDP Tổng đầu tư xã hội Tỷ trọng ĐTXH/GDP (%) I/ Vốn trong nước % so tổng vốn đầu tư a. Vốn NS Nhà nước - NSTƯ đầu tư qua ĐT - NSTƯ đầu tư qua bộ, ngành - Vốn sự nghiệp có tính chất XD - NSĐP được để lại b. Vốn tín dụng - Vốn tín dụng Nhà nước - Vốn vay ngân hàng c. Vốn ĐT của DNNN d. Vốn huy động trong dân & DN khác II/ Vốn nước ngoài % so tổng vốn đầu tư - ODA - FDI tỷ đồng 17292 10880 62.92 4880 44.85% 1138 223 600 208 107 890 32 858 1680 1172 6000 55.15% 320 (3.15%) 5680 (52%) 20306 11397 56.13 4817 42.27% 1633 223 900 260 250 1020 100 920 1150 1014 6580 57.73% 260 (1.73% 6374 (56%) Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội 3.Chuyển giao công nghệ mới: Khoảng cách về phát triển khoa học công nghệ giữa các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn. Trong khi phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát từ những nước công nghiệp phát triển, do đó để "đuổi kịp" các nước công nghiệp phát triển, các nước đang phát triển cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới này. Tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước phải đối mặt và tìm ra cách đi riêng để vượt qua những thách thức trong nước và quốc tế trong bối cảnh luôn thay đổi theo thời gian. Đối với những nước đã ở trình độ công nghệ cao hơn, thể hiện năng lực công nghệ nội sinh đã khá mạnh và đang chuyển từ kỹ thuật cải tiến sang công nghệ tiên tiến, thậm chí chuyển từ bắt kịp công nghệ sang đột phá công nghệ trong một số lĩnh vực công nghệ có lợi thế. Các nước khác còn đang ở mức thang công nghệ thấp, do năng lực công nghệ trong nước còn nhỏ bé thì phải dựa nhiều vào nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi đó là nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu. Các cơ chế, hình thức chuyển tải, chuyển giao công nghệ chính thức như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Chế tạo thiết bị mang nhãn hiệu nước ngoài (Original Equipment Manufacturing - OEM); Hợp đồng (Licence); Tự thiết kế và sản xuất (Own Design And Manufacturing - ODM) theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cung cấp (thường là do các công ty Đa quốc gia - MNC - Multinational Company). Ngoài ra cung tồn tại nhiều kênh chuyển giao phi chính thức, bao gồm việc thuê các kỹ sư nước ngoài và thu hút các nhân viên bản xứ đã từng được đào tạo trong các MNC ở nước ngoài. Trên thực tế, các kênh chuyển giao công nghệ chủ yếu vẫn là đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhập khẩu máy móc thiết bị (patent licence), các thoả thuận trợ giúp kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn, các liên doanh nhãn hiệu hàng hoá và các hợp đồng "chìa khoá trao tay" ... Trong điều kiện hiện nay của Việt nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh chuyển giao công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua hợp tác với nước ngoài thời gian qua chúng ta đã tiếp nhận được một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, thăm dò dầu khí, xi măng, sắt thép điện tử, sản xuất ôtô, hóa chất, nông nghiệp (Chế biến, đường, trồng chuối, nấm, rau theo phương pháp công nghệ sinh học tiên tiến ...), xây dựng khách sạn quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng chế biến thực phẩm ... Đặc biệt các công nghệ viễn thông, khai thác dầu khí, sản xuất lắp ráp thiết bị điện tự, hệ thống dịch vụ khách sạn đã vươn lên ở mức tiên tiến sánh ngang cùng các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới . Biểu: So sánh trình độ các công nghệ chính đang sử dụng tại Việt nam với thế Bảng: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị chính đang sử dụng tại Việt nam (so với cùng loại trên thế giới) Đơn vị tính: % Thành phần khu vực kinh tế Tổng số Trình độ công nghệ Hiện đại Trung bình Lạc hậu Tổng số 100 10 38.0 52.0 Quốc doanh 100 11.4 53.1 35.5 Trung ương 100 10.6 60.6 28.8 Địa phương 100 11.9 48.6 39.5 Ngoài quốc doanh 100 6.7 27.0 66.3 Cổ phần & TNHH 100 19.4 54.8 25.8 DN Tư nhân 100 30.0 30.0 40.0 HTX tiểu TCN 100 16.7 33.3 50.0 Tổ hợp cá thể 100 3.6 22.8 73.6 Đầu tư nước ngoài 100 44.4 55.6 - Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Bảng: Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà nội (Tính theo giá trị) TT Chỉ tiêu % 1 công nghệ tiên tiến 85 2 Công nghệ Trung bình 15 3 Công nghệ lạc hậu - 4 Thiết bị mới 78 5 Thiết bị đã qua sử dụng (trên 70%) 17 6 Thiết bị cũ 5 7 Thiết bị lạc hậu - 4. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Trong điều kiện nền kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực mạnh mẽ có ý nghĩa to lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Về cơ cấu ngành kinh tế, trước hết được thể hiện ở tỷ trọng của các ngành trong GDP. Tỷ trọng này của Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng trong thời gian từ 1990 đến nay đã có sự thay đổi đáng kể, nếu chia nền kinh tế quốc dân thành 3 nhóm ngành lớn là nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng) và dịch vụ (bao gồm các ngành còn lại). Tuy nhiên để điều tiết cho phù hợp với nền kinh tế hội nhập với khu vực và xác định chính xác sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nguồn vốn FDI được phân định theo các ngành cơ cấu như sau: Ngành Tỷ trọng% 1996 1997 2000 * Công nghiệp 16 28 34 * Phát triển đô thị 79 35 4,8 * Giao thông, Bưu điện 0.5 11 21 * Bất động sản 3.2 20 29 * Nông Lâm nghiệp 0.02 2 0,2 * Khác 1.3 4 11 IV. đánh giá quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (1989-2000) 1. Số dự án công nghiệp được đầu tư nhiều (198 dự án, chiếm 45%) song quy mô vốn đầu tư không lớn, mức vốn bình quân cho một dự án khoảng 3 triệu USD, nhỏ hơn nhiều so với các dự án bất động sản như khách sạn, văn phòng, căn hộ... có mức vốn bình quân cho một dự án khoảng 20 triệu USD. tuy nhiên, tỷ trọng gía trị vốn đầu tư công nghiệp trong cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm có tăng trưởng: 16% năm 1996, 28% năm 1997, 32% năm 1998 và 34% năm 2000. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn đầu tư đăng ký (triệuUSD) 2641 931 673 345 100 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn đầu tư thực hiện (triệuUSD) 605 750 525 182 80 2. Nhìn chung khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội có xu hướng tăng trưởng cao (từ năm 1989-2000) hệ số tăng trưởng bình quân năm là 2,1, đặc biệt năm 1995 (1059 triệu USD) và năm 1996 (2461 triệu USD) là hai năm đạt số vốn đầu tư đăng ký cao nhất. Tuy nhiên, từ năm 1996 đến năm 2000 dự báo nguồn vốn FDI vào Việt nam nói chung và vào Hà Nội nói riêng sẽ giảm nhiều do các nguyên nhân sau: - Luật đầu tư nước ngoài mới có sửa đổi làm cho các chủ đầu tư nước ngoài phải nghiên cứu và cân nhắc kỹ càng hơn trong việc đầu tư vốn để đạt lợi nhuận khả dĩ ở Việt nam. - Sự cạnh tranh và điều tiết của thị trường nội địa làm cho các chủ đầu tư nước ngoài mất cơ hội đầu tư, nhất là các lĩnh vực đầu tư đạt lợi nhuận cao như: Khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê... - Quy hoạch tổng thể thủ đô chưa được Chính phủ thông qua, các qui hoạch chi tiết, khu vực, các ngành chưa được phên chuẩn do vậy làm cho các chủ đầu tư nước ngoài khó khăn trong việc lựa chọn khu vực đầu tư (đặc biệt đối với các dự án có qui mô xây dựng lớn, cao tầng). - Tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, tiền tệ của các nước Châu á, đặc biệt là các nước khu vực ASEAN đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng, một số nước đã có chính sách hạn chế và không cho xuất ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, số dự án gặp khó khăn về tài chính để thực hiện công trình sẽ gia tăng lên nhiều trong năm 1998. - Ngay tại Việt nam cũng như trong khu vực đã và đang hình thành rõ nét các thị rường cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo nên sự phân định mất tập trung và lôi kéo nguồn vốn đầu tư vào những thị trường có sức hấp dẫn lớn (đặc biệt là giá đất, chính sách thuế, giá lao động, các thủ tục cấp phép...) - Một số qui định chưa mang tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như chương trình nội địa hoá đối với sản phẩm của các dự án công nghiệp nặng điểm xuất phát phải đạt 25%, qui định xuất khẩu trên 80% sản phẩm đối với lĩnh vực đầu tư vào Việt nam . - Thị trường xuất khẩu truyền thống bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tiền tệ, tài chính (đặc biệt là các thị trường Đông Nam á, Nhật, Hàn Quốc, ấn Độ...) 3. Giá trị vốn đầu tư thực sự đã đưa vào thực hiện của các dự án trong giai đoạn 1989-2000 có xu hướng giảm mạnh, hệ số giảm bình quân là 0,5. Đặc biệt cuối năm 2000 dự kiến sẽ hoàn thành 25 công trình của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có qui mô vốn từ 10-70 triệu USD, ước vốn đầu tư thực hiện trong năm 2000 đạt từ 80-150 triệu USD. Dự báo giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư thực hiện sẽ giảm sút do các nguyên nhân sau: - Nhiều dự án không có khả năng về tài chính (đặc biệt là vốn vay) gặp nhiều ở các đối tác nước ngoài là các công ty nhỏ không có uy tín lớn đối với các ngân hàng vay, hoặc các công ty mẹ không nhận bảo lãnh vay, do tình hình suy thoái và khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực dẫn đến hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn bị phá sản làm cho môt số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, giảm lực lượng lao động, giảm giờ làm, giảm lương...) - Không có khả năng tài chính cũng như không có kinh nghiệm qủan lý để hực hiện đề bù và giải phóng mặt bằng. - Do tiến hành triển khai dự án chậm, bị ảnh hưởng điều tiết của thị trường làm cho mục tiêu của dự án bị mất cơ hôi đầu tư, đang phải tìm cách xoay sở chuyển mục tiêu của dự án. - Một số dự án do bị ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, muốn kinh doanh có hiệu quả đã tự ý thay đổi thiết kế xây dựng đã được duyệt, sai giấy phép, phải tạm đình chỉ xây dựng. - Những quy định thay đổi về quy hoạch và kiến trúc (nhất là xung quanh hồ Hoàn kiếm và các khu vực nội đô) có tác động không nhỏ tới kế hoạch thực hiện thi công xây dựng của doanh nghiệp, đặc biệt là thay đổi kiến trúc, quy mô, độ cao của dự án. 4. Trong tình hình bối cảnh kinh tế suy giảm ở các nước Đông Bắc á và Đông Nam á (ASEAN) đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên sự suy giảm kinh tế đã và đang nhanh chóng được Chính phủ các quốc gia cố gắng khắc phục để tạo hành trang vững chắc cùng nhau bước vào thế kỷ 21. Cùng với cả nước Hà Nội đã có kế hoạch khai thác tổng thể các nguồn vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế xã hội trong tương lai trong đó FDI là nguồn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, định hướng kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn FDI từ 8-10 tỷ USD (2005-2010). Những giải pháp tích cực nhằm kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: a. Đề nghị Chính phủ cho mở rộng một số chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Hà Nội như: - Miễn giá thuê đất trong 2 năm đầu và giảm 50% giá thuê đất trong 2 năm tiếp theo cho các Dự án đầu tư vào Hà nội. - Cho áp dụng hình thức đầu tư 100% đối với các lĩnh vực trước đây không được như: khách sạn, thương mại, văn phòng, căn hộ, vui chơi giải trí - Có kế hoạch cân đối nguồn vốn ngân sách để xây dựng hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật (như: đường điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, đường giao thông ...) đến chân hàng rào của các Dự án Đầu tư Trực tiếp của nước ngoài. b. Đối với các Dự án tồn đọng lâu, khả năng thực hiện xấu, ảnh hưởng đến hiệu lực của Giấy phép Đầu tư, đề nghị Chính phủ cho áp dụng biện pháp: - Chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài khác hoặc các Công ty cổ phần Việt nam có khả năng tài chính để đền bù và xây dựng Dự án với tiến độ nhanh hơn. - Cho áp dụng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài (trước đây không được), đặc biệt là các Dự án k/s, văn phòng, căn hộ .... để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tự chủ, gắn bó, có trách nhiệm cao trong việc thực thi dự án. - Cho phép các dự án bị mất cơ hội đầu tư do ảnh hưởng điều tiết của thị trường được chuyển đổi mục tiêu hoạt động phù hợp với các điều kiện kinh doanh trong thị trường phát triển. - Cần thiết phải thay đổi nhân sự không có khả năng quản lý và trình độ điều hành cũng như không tạo nên được hạt nhân đoàn kết của bên Việt nam đối với bên Nước ngoài trong Công ty Liên doanh. c. Xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở chuẩn bị thật tốt danh mục các dự án đầu tư của thành phố theo các chương trình đầu tư trọng điểm, có phân định các Dự án được ưu tiên, khuyến khích và các Dự án đặc biệt khuyến khích. Hướng dẫn và tạo các cơ hội đầu tư có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để tạo môi trường đầu tư thật hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài có ý tưởng đầu tư vào Hà nội, công bố rõ danh mục định hướng kêu gọi đầu tư nước ngoài gồm: - Các Dự án khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư - Danh mục lĩnh vực đầu tư khuyến khích và có điều kiện hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư (đặc biệt xây dựng từ cấp quận, huyện) - Danh mục lĩnh vực không cấp phép hoặc không được khuyến khích đầu tư. d. Khai thác tốt hơn nữa về ưu thế của Hà nội để tạo nhiều cơ hội thuận lợi kêu gọi đầu tư với nước ngoài như: tiềm năng ưu đãi, quỹ đất, lực lượng chất xám, vị trí địa lý, các chính sách khuyến khích và các điều kiện hấp dẫn khác. e. Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực quản lý và sự phối hợp của các cơ quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, kế hoạch về công tác cán bộ và lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI nhằm làm tốt việc bố trí nhân sự, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; bồi dưỡng tay nghề cho người lao động; tổ chức công tác Đảng, Công đoàn trong các Doanh nghiệp có vốn FDI. f. Sớm triển khai các qui hoạch ngành, giao thông, cấp nước, môi trường, cây xanh và các Khu phố cổ, Khu phố cũ, Khu phụ cận thành phố, Khu ven các hồ, các Khu Công nghiệp, các Khu Đô thị Mới, các Trung tâm Văn hoá Thể thao, Khu vui chơi giải trí phù hợp với qui hoạch tổng thể của Hà Nội đang trình Chính phủ phê duyệt. g. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thẩm định, duyệt Dự án hợp tác đầu tư, giao đất, cấp phép xây dựng cho các Dự án, cấp phép Xuất Nhập khẩu và xây dựng một số qui định cụ thể về đền bù, giải phóng mặt bằng, huy động vốn, ưu tiên giao đất, cho thuê đất, xây dựng hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào đối với các Dự án đầu tư của Nước ngoài. phần iii những định hướng cơ bản của đầu tư trực tiếp nước Ngoài vào hà nội đến năm 2020 I. Những định hướng chung về phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư trực tiếp nước ngoài Thành phố Hà Nội là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn để phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế. Thể hiện ở vị trí, đặc điểm là Thủ đô, là địa bàn kinh tế có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của vùng tam giác kinh tế đồng bằng Bắc Bộ (Hà nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Thành phố Hà Nội đang trong quá trình cải tạo và xây dựng các chùm khu đô thị, khu công nghiệp mới. Nhiều tiềm năng về lao động, đất đai chưa được khai thác triệt để, nhất là ở khu vực ngoại thành. Một số lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như: Du lịch, thị trường chứng khoán, tiền tệ, môi giới giao dịch thương mại, tư vấn đầu tư, tài chính ... có khả năng phát triển mạnh. Căn cứ vào tình hình và những đặc diểm nêu trên; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 12 đã xác định 5 mục tiêu định hướng phát triển cơ bản của Thành phố Hà Nội đến năm 2000 và các năm tiếp theo với các chỉ tiêu chủ yếu như sau: - Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm: 15% - GDP bình quân đầu người tăng: 11%/năm + Đến năm 2000 đạt: 1.100 USD/người - Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp: 19- 20%/năm - Tốc độ tăng gía trị sản xuất nông nghiệp: 4- 4,5%/năm - Tổng doanh số bán lẻ thị trường xã hội : 14- 15%/năm - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2000: 1,3% Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những nội dung cơ bản của nhiệm vụ này được nêu trong Nghị quyết là những căn cứ quan trọng, định hướng cho mục tiêu, nhiệm vụ phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại của Thành phố nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. Trong những năm cuối của thập kỷ 90 và những năm tiếp theo để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ 21, thành phố Hà nội đã có định hướng các chỉ tiêu cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Chỉ tiêu cơ bản Đơn vị 1997 2000 2010 Số dự án Dự án 300 444 1000 Vốn đầu tư đăng ký 1000 USD 7 289 000 8 300 000 25 000 000 Vốn đầu tư thực hiện 1000 USD 2 435 000 3 200 000 12 000 000 - Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được định hướng phát triển theo mô hình sau: Ngành Tỷ trọng% 2000 2010 * Công nghiệp 34 41.0 * Phát triển đô thị 4,8 9.0 * Giao thông, Bưu điện 21 18.0 * Bất động sản 29 15 * Tài chính - ngân hàng 4 6.0 * Nông Lâm nghiệp 0,2 4.0 * Khác 7 7.0 - Tập trung khuyến khích, phát triển mạnh các Dự án đầu tư vào các Khu Công nghiệp tập trung, sẽ hình thành thêm 4 Dự án lớn có tầm chiến lược là: 2 Khu Công nghiệp tập trung (Thanh trì và Nam Thăng Long); 2 Khu Đô thị Mới là (Đô thị Giao lưu và Đô thị Cánh đồng xa Từ Liêm tiến tới hình thành Khu đô thị lớn Bắc sông Hồng - Đông Anh). Hiện tại Thành phố Hà Nội đã thành lập được 5 Khu công nghiệp tập trung có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là: * Khu CN Nội Bài - Sóc Sơn 100 ha * Khu CN Sài Đồng A 420 ha * Khu CN Sài Đồng B 96 ha * Khu CN Đài Tư 40 ha * Khu CN Bắc Thăng Long 128 ha và 3 khu đô thị mới là: * Khu Đô thị Bắc Thăng Long: 273 ha * Khu Đô thị Nam Thăng Long: 392 ha * Khu Đô thị Sông Hồng CITY: 6 ha - Thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) phải được tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ. Ưu tiên cho những Dự án sản xuất có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, thu hút nhiều lao động; những Dự án lớn đầu tư tập trung như các trung tâm thương mại, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí cũng như những Dự án kinh doanh dịch vụ có hiệu quả cao; những Dự án giao thông công cộng, xây mới cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở Đô thị như: đường xá, cầu vượt, bến cảng hoặc những dự án góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân Thủ đô. - Định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà nội đến năm 2005 sẽ tăng từ 8 - 10 tỷ USD và năm 2010 sẽ là 25 tỷ USD. Cơ cấu vốn đầu tư sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đô thị. Hình thành được 8 Khu Công nghiệp tập trung: Sóc Sơn; Bắc Thăng Long; Sài Đồng A; Sài Đồng B; Ô Cách - Gia Lâm; Đài Tư; Thanh Trì; Nam Thăng Long. Tạo được một số chùm Đô thị mới như: Đô thị Nam Thăng Long; Đô thị Bắc Thăng Long; Đô thị Trung Yên; Đô thị Từ Liêm (Cánh Đồng xa); Làng giao lưu văn hoá Thuỵ sĩ; Thành phố Bắc sông Hồng ... Hình thành các Khu vui chơi giải trí: Công viên Lê nin, Công viên Mễ Trì, Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69769.doc
Tài liệu liên quan