Đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển các loại thẻ của ngân hàng Á Châu (asia commercial bank)

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 3

Phần 1: Giới thiệu các loại thẻ của ngân hàng Á Châu và chính sách phát triển 6

I – Giới thiệu các loại thẻ của ngân hàng Á Châu 6

1- Thẻ tín dụng 6

1.1- ACB Visa Platinum 6

1.2-Thẻ tín dụng quốc tế ACB visa và ACB mastercard 7

2- Thẻ trả trước 9

2.1-Thẻ ACB visa preaid và ACB mastercard dynamic 9

2.2- Thẻ ACB vía electron và ACB master card electronic 11

3- Thẻ ghi nợ 12

3.1- Thẻ ghi nợ quốc tế visa debit 12

3.2- Thẻ ghi nợ nội địa 365 styles 12

3.3 Thẻ ATM 14

II- Chính sách phát triển các loại thẻ 15

1. Dịch vụ thanh toán chấp nhận thẻ 15

2. Tăng tiện ích khi sử dụng thẻ 15

3 . Tặng bảo hiểm cho các chủ thẻ 16

3.1 - Bảo hiểm rút tiền ATM 16

3.2- Bảo hiểm tư trang trong chuyến đi 16

3.3- Bảo hiểm giao dịch thẻ 16

3.4- Bảo hiểm thất lạc ví 17

3.5- Bảo hiểm mua sắm 17

3.6- Bảo hiểm trách nhiệm trong chuyến đi 17

3.7- Bảo hiểm gia sản khi vắng nhà 17

Phần 2: Ý nghĩa và vai trò và hiệu quả của việc sử dụng thẻ thanh toán trong nền kinh tế 18

I- Ý nghĩa của việc thanh toán bằng thẻ 18

1. Đối với khách hàng là cá nhân: 18

2. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: 18

3. Đối với ngân hàng: 18

II – Vai trò và hiệu quả của việc thanh toán bằng thẻ 18

1. Vai trò của hình thức thanh toán thẻ: 18

2. Hiệu quả của việc áp dụng thẻ thanh toán: 20

Phần 3: Thực trạng và hiệu quả sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng Á Châu 22

I- Sự ra đời và phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam 22

II – Thực trạng sử dụng thẻ qua 3 năm 23

Phần 4: Một số giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ 28

I- Thuận lợi và khó khăn trong quá trinh phát triển thẻ 28

1 - Môi trường vĩ mô: 28

1.1 Nền kinh tế: 28

1.2. Môi trường pháp lý 29

1.3. Công nghệ kỹ thuật: 30

1.4 Tâm lý người dân 30

1.5 Tính an toàn và bảo mật của sản phẩm thẻ chưa thực sự cao. 30

2 Môi trường vi mô: 31

2.1 Chính sách quản lý chất lượng: 31

2.2 Ứng dụng công nghệ kỹ thuật: 31

2.3 Thẻ thanh toán của ACB có nhiều chủng loại và nhiều tiện ích: 32

2.4 Hoạt động marketing cho sản phẩm thẻ còn yếu 32

II- Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng ACB 32

1. Tăng khả năng sẵn sàng, tăng cường tiện ích cho thẻ: 32

2. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro: 33

3 Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin: 33

4 Hoàn thiện chức năng marketing, hệ thống marketing của ngân hàng: 33

Phần 5: Kết luận và kiến nghị 34

I – Kết luận 34

II- Kiến nghị 34

1 - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: 34

2 - Phát huy vai trò của hiệp hội thẻ ngân hàng (HHTNH): 35

3 - Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức và ngân hàng: 35

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển các loại thẻ của ngân hàng Á Châu (asia commercial bank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động hơn trong chi tiêu. Tiền chưa sử dụng vẫn hưởng lãi không kỳ hạn. Xem thông tin giao dịch trên mạng. In liệt kê 10 giao dịch gần nhất tại máy ATM của ACB Tính năng an toàn của thẻ cao. Thời gian xử lý giao dịch nhanh. II- Chính sách phát triển các loại thẻ Ngân hàng ACB đã có những bước phát triển thần tốc để trở thành ngân hàng uy tín và hàng đầu tại Việt Nam nhờ các chính sách phát triển hợp lý như là cung cấp các dịch vụ thanh toán thẻ hợp lý và tặng bảo hiểm cho khách hàng làm tăng sự an toàn và tiện dụng khi dung thẻ. 1. Dịch vụ thanh toán chấp nhận thẻ Dịch vụ chấp nhận thẻ của ACB chấp nhận thanh toán 3 loại thẻ quốc tế là Visa, MasterCard, JCB và các loại thẻ tín dụng, thanh toán nội địa của ACB mang lại nhiều tiện ích cho chủ thể như: Miễn phí lắp đặt máy chấp nhận thẻ ở các địa điểm kinh doanh Quý khách hàng có thể nhận lại tiền thanh toán hóa đơn ngay trong ngày qua dịch vụ thanh toán ngay Có thể thực hiện lệnh chuyển khoản trong và ngoài hệ thống ACB linh hoạt, không cần phải đến các Chi nhánh ngân hàng qua dịch vụ ACB online 2. Tăng tiện ích khi sử dụng thẻ Ngân hàng Á Châu (ACB) gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ ACB như đăng ký chế độ VIP khi sử dụng thẻ, tăng hạn mức chuyển khoản tại ATM, kích hoạt thẻ mà không cần phải đến ngân hàng...   Theo đó, chủ thẻ ACB sẽ được hưởng thêm các tiện ích sau: Đăng ký chế độ VIP khi sử dụng thẻ: dịch vụ này sẽ giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán có giá trị lớn trong một thời gian nhất định, mà không phải lo lắng về hạn mức giao dịch, hay phải gọi đến trung tâm thẻ để kiểm tra, xác nhận mỗi khi thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể đăng ký sử dụng chế độ VIP tại bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch của ACB trên toàn quốc. Tăng hạn mức chuyển khoản tại ATM: Khách hàng có thể chuyển khoản tại hệ thống máy ATM của ACB, với hạn mức chuyển khoản lên đến 30 triệu đồng một ngày và 30 triệu đồng một lần. Số lần chuyển khoản tối đa trong một ngày là 10 lần (dành cho các thẻ ghi nợ: thẻ ATM2+, thẻ 365 Styles, thẻ Visa Debit). Kích hoạt thẻ mà không cần phải đến ngân hàng: Khi làm thẻ mới, gia hạn thẻ hay thay thế thẻ, khách hàng chỉ cần gọi điện thoại đến call center 247 theo số (08) 38 247 247 hoặc 1800 577 775 (miễn phí cuộc gọi) để kích hoạt thẻ mà không cần phải đến ngân hàng. Phát hành thẻ nhanh trong vòng 15 phút: Khi đăng ký làm thẻ ghi nợ và thẻ trả trước tại bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch của ACB, khách hàng sẽ nhận được thẻ chỉ trong vòng 15 phút mà không cần tốn nhiều thời gian như trước kia. 3 . Tặng bảo hiểm cho các chủ thẻ 3.1 - Bảo hiểm rút tiền ATM Khi rút tiền từ bất kỳ máy ATM trên toàn cầu bằng thẻ ACB và nếu bị cướp giật xảy ra trong vòng 15 phút kể từ thời điểm rút tiền, Chủ thẻ sẽ được bồi thường số tiền rút tại máy ATM. Ngoài ra, Chủ thẻ còn  được bồi thường các chi phí cấp cứu hợp lý trong vụ tấn công tại máy ATM (đối với các thương tật thân thể). 3.2- Bảo hiểm tư trang trong chuyến đi Khi toàn bộ chi phí về vé của một chuyến đi cá nhân được tính vào thẻ tín dụng của Chủ thẻ trong thời hạn bảo hiểm hiệu lực, Chủ thẻ sẽ được bồi hoàn trong toàn trình chuyến đi cá nhân đối với: Thất lạc, mất cắp hoặc tổn thất bất ngờ cho hành lý, giấy tờ cá nhân, vật dụng cá nhân của Chủ thẻ; bao gồm máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, và máy nghe nhạc MP3; Thất lạc, mất cắp tiền và séc của Chủ thẻ; Các chi phí ăn ở và du lịch hợp lý phát sinh thêm mà cần thiết cho việc làm lại hộ chiếu bị thất lạc hoặc bị mất cắp khi ở nước ngoài. 3.3- Bảo hiểm giao dịch thẻ Nếu thẻ của Chủ thẻ bị thất lạc hoặc bị mất cắp, Chủ thẻ sẽ được bồi hoàn các chi phí bị tính trái phép mà Chủ thẻ phải chịu trách nhiệm cho thẻ bị thất lạc hoặc mất cắp, tối đa trong vòng 12 tiếng trước và sau lần báo cáo đầu tiên của Chủ thẻ về sự việc với ACB; hoặc Nếu thẻ của Chủ thẻ không bị thất lạc hoặc mất cắp, nhưng có các chi phí bị tính trái phép thông qua việc rút tiền từ máy ATM, mua hàng tại cửa hàng hay mua hàng trực tuyến bằng các thông tin thẻ của Chủ thẻ, Chủ thẻ sẽ được bồi hoàn các chi phí bị tính trái phép nói trên tối đa trong vòng 02 tháng (60 ngày) trước lần báo cáo đầu tiên của Chủ thẻ về sự việc với ACB, hoặc ACB thông báo với Chủ thẻ về sự cố (tùy sự việc nào đến trước) 3.4- Bảo hiểm thất lạc ví Chủ thẻ sẽ được bảo hiểm những khoản sau khi ví của Chủ thẻ bị thất lạc hoặc mất cắp: Các chi phí thay thế ví bị thất lạc hoặc mất cắp cũng như các giấy tờ cá nhân và thẻ tín dụng trong ví đó;  Chi phí nộp đơn để xin lại các giấy tờ cá nhân và/hoặc thẻ mới. 3.5- Bảo hiểm mua sắm Chủ thẻ sẽ được bảo hiểm những vật dụng Chủ thẻ mua hoàn toàn bằng thẻ tín dụng của Chủ thẻ mà bị mất cắp và bị tổn thất bất ngờ trong vòng 90 ngày kể từ ngày mua hàng.    3.6- Bảo hiểm trách nhiệm trong chuyến đi Khi toàn bộ chí phí vé hành khách được tính vào thẻ tín dụng của Chủ thẻ trong thời gian hiệu lực của bảo hiểm, Chủ thẻ sẽ được trả các chi phí mà Chủ thẻ phải chịu trách nhiệm liên quan đến thương tật và tổn thất về tài sản bất ngờ đối với bên thứ ba trong suốt thời gian của chuyến du lịch cá nhân của Chủ thẻ. 3.7- Bảo hiểm gia sản khi vắng nhà Khi toàn bộ chi phí vé hành khách của chuyến đi cá nhân được tính vào thẻ tín dụng của Chủ thẻ trong thời gian bảo hiểm hiệu lực, Chủ thẻ sẽ được bồi thường những tổn thất, mất tích hoặc hư hại của những đồ vật sau do trộm cắp ở nhà của Chủ thẻ trong khi Chủ thẻ đi du lịch : Đồ đạc, quần áo, thiết bị điện và âm thanh (ti vi, đầu đĩa CD/DVD, cát -set, máy vi tính, tủ lạnh, máy vi tính xách tay) của Chủ thẻ Tiền và séc của Chủ thẻ Phần 2: Ý nghĩa và vai trò và hiệu quả của việc sử dụng thẻ thanh toán trong nền kinh tế I- Ý nghĩa của việc thanh toán bằng thẻ 1. Đối với khách hàng là cá nhân: Có được một cách thức sử dụng đồng tiền an toàn, tiện lợi văn minh và hiệu quả vì không phải mang theo tiền trong người giúp khách hàng đảm bảo an toàn tài sản , tránh được phiền hà và rủi ro khi phải mang theo tiền mặt trong người, khi nào cần sử dụng chỉ việc tới máy gần nhất rút ra số tiền mà mình cần mà không phải trả thêm phí, số tiền còn lại vẫn để trong tài khoản và được khoản lãi suất theo lãi suất tiền gởi không kỳ hạn. 2. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Với xu hướng tinh gọn biên chế hiện nay, việc sử dụng dịch vụ trả lương qua ngân hàng thông qua tài khoản của cán bộ công nhân viên để họ rút tiền từ máy ATM là rất kinh tế và hiệu quả, nhờ vậy doanh nghiệp tiết kiệm được nhân sự và chi phí quản lý cũng như giờ công của doanh nghiệp. 3. Đối với ngân hàng: Ngân hàng nhà nước: Tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành tiền vào lưu thông Ngân hàng thương mại: Mở rộng được mạng lưới cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí như mở chi nhánh, các quầy, phòng giao dịch, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm, rủi ro về mất mát tiền… vì những máy ATM với khả năng cung cấp một số dịch vụ đa năng được xem như là một ngân hàng tự động, nhanh chóng, mọi luc, mọi nơi. Khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ qua ngân hàng, từ đó huy động được nguồn tiền nhàn rỗi để phát triển kinh tế. II – Vai trò và hiệu quả của việc thanh toán bằng thẻ 1. Vai trò của hình thức thanh toán thẻ: Trong thời gian qua hình thức thanh toán thẻ đang phát triển ngày càng nhanh chóng, nó dần dần thay thế các hình thức thanh toán truyền thống khác trong lưu thông tiền tệ như lệnh chi, tiền mặt… Hình thức thanh toán thẻ góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa – công nghiệp hóa đất nước do việc xây dựng và phát triển hình thức thanh toán thẻ là một biện pháp hiện đại hóa công nghệ thanh toán, công nghệ ngân hàng và hội nhập quốc tế. Thẻ góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường sử dụng tài khoản ngân hàng. Cùng với các phương tiện thanh toán khác như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec… thẻ thanh toán đang góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm đáng kể các chi phí ngân hàng phải gánh chịu khi đưa tiền mặt ra lưu thông như in tiền, đếm tiền, bảo quản tiền…. Đồng thời cũng giảm thời gian nộp tiền lãnh tiền của khách hàng Phát triển các hình thức thanh toán thẻ sẽ góp phần nâng cao dân trí, giúp chúng ta có cơ hội hội nhập với quốc tế, với nền công nghệ hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho du khách thuận tiện trong việc không dùng tiền mặt trong thanh toán và nhất là khách du lịch nước ngoài đến nước ta. Việc cung cấp dịch vụ thẻ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ, đây là bộ phận thu nhập có tính ổn định so với hoạt động dịch vụ khác thường có mức độ rủi ro cao ( ví dụ: dịch vụ tín dụng, dịch vụ kinh doanh ngoại hối…). Có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại, quá trình ứng dụng công nghệ điện tử, tin học trong hoạt động kinh doanh. * Đối với nền kinh tế nói chung: Phát triển nghiệp vụ thẻ là một trong những công cụ kích cầu do nó kích thích tiêu dùng do tâm lý của những người sử dụng thẻ, cũng như tác động của những chương trình khuyến mãi, các dịch vụ thanh toán thuận tiện và nhanh chóng. Bên cạnh đó, phát triển thẻ còn là một trong những công cụ của việc huy động, tập trung vốn từ dân cư vào ngân hàng. * Đối với chủ thẻ sử dụng có những ưu điểm sau: Thuận tiện: + Thẻ có thể dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…. chuyển tiền cho thân nhân trong phạm vi toàn quốc và quốc tế. + Rút tiền mọi lúc, mọi nơi qua máy rút tiền tự động. + Tiết kiệm thời gian cho chủ thẻ và người giao dịch với chủ thẻ. An toàn: + Có mã số cá nhân riêng biệt để sử dụng thẻ, mã số này chỉ duy nhất chủ thẻ biết và có thể thanh đổi bất cứ lúc nào chủ thẻ muốn để đảm bảo bí mật. + Khách hàng bị mất thẻ chỉ cần thông báo ngay cho ngân hàng hoặc các chi nhánh của ngân hàng gần nhất để phong tỏa tài khoản lại khách hàng sẽ không bị mất tiền, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng. Hiệu quả: + Việc thanh toán nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi + Tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản và kiểm đếm tiền mặt. + Tăng hiệu quả sử dụng vốn do việc gửi tiền hưởng lãi tại ngân hàng cho đến khi sử dụng từng lần. Văn minh: + Thẻ có thẻ sử dụng trên phạm vi trên toàn quốc và quốc tế với hình thức nhanh gọn chính xác. + Tạo cơ sở cho tiến trình hội nhập quốc tế, tránh được những rủi ro về người và tài sản. * Đối với chủ thẻ sử dụng có những nhược điểm sau: Thường chỉ sử dụng ở những tỉnh, thành phố lớn và những nơi có lắp đặt máy rút tiền Việc rút tiền không được thông suốt từ ngân hàng này với ngân hàng khác (nếu có cũng còn rất hạn chế). 2. Hiệu quả của việc áp dụng thẻ thanh toán: Việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng có nghĩa là sự kiểm soát về ngoại thương được nới lỏng, điều này đã làm tăng số lượng những nhà kinh doanh nước ngoài đến Việt Nam. Khi họ đến Việt Nam họ sẽ có nhu cầu sử dụng những thẻ thanh toán quốc tế như VISA, MASTERCARD… để trả các loại chi phí khi đến ở và làm việc tại Việt Nam. Đồng thời khi những người Việt Nam đến các nước khác và nhu cầu thanh toán các chi phí bằng card thanh toán quốc tế ở nước ngoài là tất yếu. Ngoài ra , du lịch đang phát triển ở Việt Nam , do đó khách du lịch cũng có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán đối với nhu cầu thanh toán của họ. Mở rộng và phát triển khả năng công cụ thanh toán này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách du lịch, những người tới thăm và công tác tại Việt Nam, từ đó làm tăng khối lượng tiêu dùng và thanh toán của họ. Việc phát hành thẻ thanh toán là điều rất cần thiết trong nền kinh tế vì khi nền kinh tế phát triển mạnh thì nhu cầu đối với một hệ thống thanh toán khác với tiền mặt sẽ trở thành hiển nhiệm, hiện nay ở Việt Nam người dân chỉ quen dùng tiền mặt để thanh toán các khoản chi phí như: chi tiền lương, thuê nhà, trả tiền các loại dịch vụ…, điều này sẽ làm cho lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường lớn, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế và không hiệu quả. Công chúng sẽ yêu cầu một phương thức thanh toán khác và một hệ thống chuyển tiền điện tử sẽ làm tăng rất nhanh chóng lượng tiền giữ ở các ngân hàng. Do đó, việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán thay tiền mặt là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Nếu việc thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng làm tốt sẽ thu hút các thành phần kinh tế và dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng, từ đó làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm lạm phát, tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành, lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô có ý nghĩa kinh tế xã hội cao, nó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khai thác tốt chức năng trung tâm thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay ở nước ta tuy thanh toán không dùng tiền mặt đã được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, công chức, sinh viên nhưng do ở nước ta thu nhập người dân còn thấp, công nghệ ngân hàng chưa phát triển, giao dịch ngân hàng chưa thuận tiện, ý thức của người dân trong hoạt động thanh toán này còn khá nhiều mới mẻ, vì vậy người dân vẫn chưa thực sự từ bỏ thói quen dùng tiền mặt trong mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Do đó tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua hình thức này chiếm tỷ lệ khá cao trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này rất nhỏ. Phần 3: Thực trạng và hiệu quả sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng Á Châu I- Sự ra đời và phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam Hoạt động thanh toán thẻ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước và cho đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thật vậy nếu trong những năm đầu hoạt động số lượng ngân hàng Việt Nam tham gia lĩnh vực này rất khiêm tốn thì đến nay thị trường thẻ đã sôi động hẳn lên bởi sự phong phú, đa dạng của các loại thẻ từ nhiều ngân hàng khác nhau và doanh số thanh toán thẻ không ngừng tăng qua các năm, bên cạnh đó nhiều tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia và các ngân hàng trong khu vực thiết lập chi nhánh hoạt động ở nước ta. theo số liệu của CTCP Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn), cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 11.000 máy ATM, 42.000 điểm chấp nhận thẻ (POS); hơn 40 ngân hàng phát hành thẻ, với trên 27 triệu thẻ thanh toán được phát hànhHiện nay với xu thế mở cửa, hội nhập nền kinh tế các ngân hàng Việt Nam từng bước đưa công nghệ vào hoạt động của mình. Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh việc hoàn thành dự án hiện đại hóa ngân hàng đã và đang tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mở rộng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại trong đó có các dịch vụ thẻ. Xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại là phải có đơn vị chuyên trách đảm nhiệm hoạt động kinh doanh thẻ. Đây là yêu cầu đầu tiên để có thể tập trung sự đầu tư về nhân lực, vật lực… cho sự phát triển của một loại hình dịch vụ rất có tiềm năng ở Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, 150-300%/năm. Thống kê cho thấy thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng trưởng tới 2,5 lần so với năm 2006. Tính đến cuối năm 2007, số lượng thẻ các ngân hàng đã phát hành gần 8,3 triệu thẻ, so với 3,5 triệu thẻ của năm 2006 và 2,1 triệu thẻ của năm 2005. Bên cạnh đó cả nước đã có 4.300 máy ATM, hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS, so với năm 2006, các con số trên là 2.500 ATM và 14.000 POS.   Hiện tại, tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số các giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.  Ngày 1 tháng 1 năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp danh sách 10 ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM nhiều nhất nước. CÁC NGÂN HÀNG CÓ SỐ LƯỢNG MÁY ATM NHIẾU NHẤT NƯỚC TÊN NGÂN HÀNG SỐ LƯỢNG MÁY ATM ( ĐVT: Máy) TỶ TRỌNG (%) NH ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 890 20.7 NH đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 682 15.86 NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) 621 14.44 NH Công thương (Incombank) 492 11.44 NH Đông Á (Đông Á Bank) 595 13.84 NH Sài Gòn thương tín (Sacombank) 178 4.1 NH Kỹ thương (Techcombank) 156 3.6 NH các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) 118 2.7 NH Á Châu (ACB) 102 2.37 NH Quân đội (MB) 90 2.09 (Nguồn: www.vnba.org.vn) Trong số các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (với tên gọi phổ thông là thẻ ATM) chiếm 93,87%, tiếp theo là thẻ ghi nợ (debit card) quốc tế  với 3,65%, thẻ tín dụng (credit card) quốc tế chiếm 2,22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0,31%. II – Thực trạng sử dụng thẻ qua 3 năm Số liệu về thẻ qua 3 năm ĐVT: Thẻ Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/ 2005 2007/ 2006 Số thẻ % Số thẻ % Tổng số lượng về thẻ 145.267 257.610 419.113 112.343 77.34 161.503 63.69 Thẻ quốc tế 123.063 227.027 375.012 103.964 84.48 147.985 65.18 Thẻ nội địa 22.204 30.583 44.101 8.379 37.47 13.518 44.2 (Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, 2006, 2007) Đơn vị tính: thẻ Số lượng thẻ thanh toán phát hành qua các năm Số lượng thẻ phát hành qua các năm đều tăng, năm 2006 số lượng thẻ phát hành tăng 112.343 thẻ tức tăng khoảng 77% so với năm 2005 đạt 257.610 thẻ và năm 2007 tăng 161.503 thẻ tức tăng gần 65% đạt 375.012 thẻ. Trong đó thẻ quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 chiếm 88% so với tổng số thẻ phát hành, năm 2007 chiếm 89% so với tổng số thẻ phát hành Sự gia tăng số lượng thẻ chủ yếu là do: Để tăng số lượng chủ thẻ Trung tâm thẻ mở rộng nguồn khách hàng cá nhân cũng như khách hàng công ty thông qua việc kết hợp với các đối tác tên tuổi và đa dạng hóa các dịch vụ kèm theo để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Năm 2005 Trung tâm thẻ ACB đã triển khai thêm nhiều dịch vụ nhằm tăng cường tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ như dịch vụ thanh toán hoá đơn điện nước, dịch vụ đăng ký làm thẻ ghi nợ qua Tổng đài 247, đăng ký thẻ ghi nợ trên Intemet, dịch vụ xem số dư thẻ qua mobile phone banking, dịch vụ bảo hiểm y tế toàn cầu SOS... Đặc biệt, ACB tổ chức cho nhân viên giao thẻ tận nhà ngoài giờ đối với khách hàng VIP hoặc khách hàng bận công việc không đến nhận thẻ được. Ngoài ra trung tâm thẻ còn gia tăng tiện ích và ưu đãi cho khách hàng đăng ký làm thẻ và đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về thẻ trong giới sinh viên. Năm 2005, thị trường thẻ đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục 300% vì vậy ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng về thẻ của ACB vẫn còn thấp so với thị trường thẻ nói chung. Một số nguyên nhân là: một số khách hàng cho rằng phí rút tiền của ACB chưa hợp lý. Ví dụ, khi rút tiền tại chi nhánh ACB: giao dịch dưới 30 triệu/lần được miễn phí, giao dịch trên 30 triệu đồng/lần  thì phụ phí tại quầy 0,03% trên tổng tiền giao dịch, nhưng nếu rút tiền ở nơi không thuộc đại lý của ACB thì phải trả phí 2% số tiền rút. Ngoài ra, ACB chưa có máy rút tiền ở nơi công cộng mà chỉ có máy ở trụ sở giao dịch nên khách hàng cũng gặp không ít khó khăn. Muốn tiện lợi thì phải rút tiền ở các máy ATM của các ngân hàng khác nhưng phải trả phí cao. Riêng ở ngoại thành máy ATM lại rất ít nên cũng không tiện cho khách hàng ở vùng nông thôn. Để khắc phục tình trạng thiếu máy ATM năm 2006 ACB đã bắt tay vào xây dựng mạng lưới ATM. ACB đã đầu tư đến 4 triệu USD nhập về 110 máy ATM với giá trung bình khoảng 18.000 USD/máy của 2 nhà cung cấp là Hyosung (hãng cung cấp máy ATM chiếm đến 70% thị phần máy ATM ở Hàn Quốc) và Wincorz (hãng cung cấp máy ATM nổi tiếng của Đức chiếm thị phần máy ATM lớn nhất tại châu Âu). Hệ thống máy ATM của ACB có các tính năng: hướng dẫn giao dịch bằng giọng nói tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển khoản, xem số dư, thanh toán, rút tiền, mua thẻ điện thoại di động trả trước và có thể chấp nhận tất cả các loại thẻ của ACB và các NH khác. Đặc biệt, buồng máy ATM thiết kế hiện đại, tiện lợi giúp khách hàng thoải mái khi giao dịch.  Với sự đầu tư mạnh về hệ thống cơ sở hạ tầng như vậy sẽ tạo sự thuận tiện cho khách hàng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng khi họ cần đồng thời kết hợp với những hình thức khuyến mãi như giảm giá khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, miễn phí thường niên năm đầu tiên điều này đã làm cho lượng khách hàng của ACB năm 2006 tăng 77% so với năm 2005. Năm 2007 ACB đưa ra thị trường thẻ ATM2+, kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gởi thanh toán, là sản phẩm thẻ kết hợp với thương hiệu VISA. Bên cạnh tiện ích được chấp nhận thanh toán tại hàng ngàn đại lý chấp nhận thanh toán thẻ VISA, chủ thẻ còn có thể dùng thẻ ATM2+ rút tiền tại tất cả các máy ATM của ACB và các máy ATM mang thương hiệu VISA tại Việt Nam. Dịch vụ này thích hợp cho khách hàng có tài khoản tiền gởi thanh toán và các doanh nghiệp có nhu cầu chi trả lương qua tài khoản tiền gởi thanh toán tại ACB, các cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ cho các hoạt động chuyển khoản, thanh toán, rút tiền. Để tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm mới này ACB đã miễn phí phát hành thẻ và phí thường niên năm đầu cho khách hàng. Năm 2007 thị trường thẻ xảy ra sự cạnh tranh hết sức quyết liệt với hơn 30 tổ chức tín dụng tham gia, nhưng ACB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khả quan vì những tiện ích và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, bên cạnh đó thương hiệu Á Châu cũng là yếu tố quyết định đến sự gia tăng lượng khách hàng thẻ của Ngân hàng. Nhận xét về cơ cấu thẻ: ĐVT: triệu thẻ Biểu đồ số lượngs các loại thẻ tại ACB qua 3 năm 2005-2007 Nhìn vào cơ cấu thẻ được phát hành ta thấy thẻ quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng cao là do thẻ quốc tế nhìn chung có nhiều tiện ích hơn so với thẻ nội địa, có thể sử dụng trong nước lẫn nước ngoài và thanh toán tiền mua hàng qua mạng. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì thẻ thanh toán quốc tế là một phương tiện không thể thiếu đối với người muốn sử dụng loại hình mua sắm này. Năm 2006 số lượng thẻ quốc tế tăng 103.964 thẻ tức tăng gần 84.5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 147.985 thẻ, tức tăng khoảng 65% so với năm 2006. Sở dĩ năm 2007 số lượng thẻ quốc tế tăng ít hơn 2006 vì trong thời gian này nhiều ngân hàng đã chú trọng khâu marketing cho sản phẩm thẻ của mình nên sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt hơn. Về thẻ nội địa, năm 2006 số lượng thẻ tăng lên 8.379 thẻ, tăng khoảng 37% so với năm 2005, trong khi đó năm 2007 số lượng thẻ tăng tới 13.518 thẻ, tăng khoảng 44% so với năm 2006. Sự gia tăng số lượng thẻ năm 2007 là do ACB tập trung vào việc phát hành thẻ nội địa vì cho rằng đây là sản phẩm đầy tiềm năng. Về số lượng đại lý giao dịch: SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ GIAO DỊCH QUA 3 NĂM TẠI ACB (Đơn vị tính: đại lý) Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Đại lý % Đại lý % Số lượng đại lý 5.569 5.972 6.504 403 7.2 532 8.9 (Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, 2006, 2007) Ta nhận thấy số lượng đại lý giao dịch của ACB tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 tăng 403 đại lý, tức là năm 2006 số đại lý tăng khoảng 7.2% so với năm 2005, năm 2007 tăng thêm 532 đại lý, tức là tăng khoảng 8.9% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ ACB đã thực sự quan tâm đến tiện ích của thẻ, đang phấn đấu để mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất khi sử dụng sản phẩm của ACB. DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ QUA 3 NĂM TẠI ACB Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Triệu đồng % Triệu đồng % Doanh số sử dụng thẻ 1.346.000 1.681.000 2.324.000 335.000 24.59 643.000 38.25 (Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, 2006, 2007) Doanh số sử dụng thẻ không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2006 doanh số sử dụng thẻ đạt 1.618 tỷ đồng, tăng 335 tỷ tương đương gần 25% so với năm 2005. Đặc biệt năm 2007 tăng 643 tỷ tức là tăng hơn 38% so với năm 2006, điều này chứng tỏ thị trường thẻ của ACB không những phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng. Số lượng máy ATM hiện nay của ngân hàng là 155 máy đặt ở 18 tỉnh thành trong cả nước, số lượng này còn quá khiêm tốn so với các ngân hàng khác, cụ thể là ngân hàng Vietcombank với 890 máy ATM đang là ngân hàng dẫn đầu về số lượng máy, ngân hàng ACB đứng thứ 9 về số lượng máy ATM so với các ngân hàng khác. Phần 4: Một số giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ I- Thuận lợi và khó khăn trong quá trinh phát triển thẻ 1 - Môi trường vĩ mô: 1.1 Nền kinh tế: * Thuận lợi: Thị trường thẻ Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng: - Việt Nam với dân số trên 87 triệu dân, trong khi số chủ thẻ hiện nay mới khoản 9 triệu thẻ (trung bình cứ 9.1 người dân có 1 thẻ). Do vậy thị trường thẻ Việt Nam rất có tiềm năng và chỉ mới khai thác một phần nhỏ. - Nước ta thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, là điều kiện rất tốt để phát triển thẻ dành cho khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam -Sau khi Việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thực trạng phát triển các loại thẻ của ngân hàng Á Châu.doc
Tài liệu liên quan