Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn đã được quan tâm chỉ đạo, do đó công tác bảo vệ môi trường đang dần đi vào nề nếp và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Vấn đề môi trường, môi sinh đang được đại đa số người dân quan tâm bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội. Bảo vệ môi trường là vấn đề rất cần thiết đối với cuộc sống hằng ngày của người dân.
Ô nhiễm hiện nay trên địa bàn thị trấn chủ yếu là rác sinh hoạt của nhân dân. Lượng rác bình quân được thu gom và không được thu gom ước tính như sau:
Khối lượng rác hằng năm thải ra 1.000 hộ/ 4750 khẩu, 41 cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn, khoảng 500 học sinh, người tạm trú ước tính khoảng trên dưới 1.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra/1năm. Nhưng công tác thu gom chỉ với hình thức vận động của các khối và một số hộ gia đình dọc quốc lộ 7A như khối 4A, 4B, 6A, 6B và các chợ.
Số khối còn lại khoảng 600 hộ và 41 cơ quan, đơn vị, nhà trọ chưa được thu gom.
Dự kiến này mới chỉ tính tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm của địa phương 5% - 7%năm.
Dự kiến nhân công khu Công nghiệp thị trấn đi vào hoạt động tăng lên 1.000 người thì lượng rác thải sinh hoạt còn tăng thêm 30 – 40% so với dự kiến trên đây.
Tổng rác thải sinh hoạt dự kiến từ năm 2010 – 2020 khoảng tăng lên mỗi năm khoảng từ 120 – 150 tấn/năm.
55 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 13808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn, mỗi ngày sẽ có khoảng 30.000 – 35.000 tấn rác cần được xử lý, thu gom. Hiện tại, việc thu gom rác tại các vùng nông thôn còn rất ít, nhiều nơi chỉ đạt một phần nhỏ so với thực tế. [4]
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). [4]
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại 3 trở lên và một số đô thị loại 4 là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (bảng 1.6). [4]
Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP. Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày. [4]
Hiện nay (năm1999) tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta vào khoảng trên 9000m3, nhưng mới thu gom được 45% - 50%. Các loại chất thải sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường bao quanh con người : đất, không khí , nước , các nhà ở và công trình công cộng… Rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác một cách tạm bợ, đại khái mà không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm. [4]
Bảng 1.6. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
STT
Loại đô thị
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người
kg/người/ngày
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
Đặc biệt
0,84
8.000
2.920.000
2
Loại 1
0,96
1.885
688.025
3
Loại 2
0,72
3.433
1.253.045
4
Loại 3
0,73
3.738
1.364.370
5
Loại 4
0,65
626
228.490
Tổng
6.453.930
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại 2 và loại 3 có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại 4 có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. [4]
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 1.7).
Bảng 1.7. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
STT
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
Đồng bằng sông Hồng
0,81
4.444
1.622.060
2
Đông Bắc
0,76
1.164
424.860
3
Tây Bắc
0,75
190
69.350
4
Bắc Trung Bộ
0,66
755
275.575
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
0,85
1.640
598.600
6
Tây Nguyên
0,59
650
237.250
7
Đông Nam Bộ
0,79
6.713
2.450.245
8
Đồng Băng Sông Cửu Long
0,61
2.136
779.640
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại 3 trở lên và một số đô thị loại 4 lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. [4]
1.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN ANH SƠN – HUYỆN ANH SƠN – TỈNH NGHỆ AN
1.3.1. Vị trí địa lý
Anh Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 104055’ đến 105015’ kinh độ Đông, 18046’ đến 19010’ vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp;
Phía Nam giáp huyện Thanh Chương;
Phía Đông giáp huyện Đô Lương;
Phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Năm 2009 là 60.328,50 ha với 20 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 19 xã).
Huyện Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km về phía Tây Bắc, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 7A và đường mòn Hồ Chí Minh nối liền các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ. Hệ thống giao thông đường thủy bao gồm: Sông Lam, sông Giăng và sông Con đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho huyện trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. [9]
Hình 1.2. Bản đồ huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An
1.3.2. Địa hình
Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi có xen kẽ với đồng bằng, hai bên cao dốc ở giữa là sông Lam. Do địa hình bị chia cắt bởi ba con sông lớn (sông Lam, sông Con và sông Giăng) và các khe suối nên hạn hán lũ lụt thường xảy ra.
Có thể chia địa hình của huyện thành 3 dạng: Dạng đồng bằng ven sông, dạng đồi và dạng núi thấp.
Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam ở độ cao 30 - 40 m (bao gồm các xã: Tam Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Long Sơn...), chiếm khoảng 14% tổng diện tích tự nhiên, có khoảng 30% loại đất này bị ngập lụt hàng năm (bãi bồi ven sông), còn lại là ít hoặc không bị ngập lụt. Vùng này chủ yếu trồng các loại cây lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu khác.
Dạng địa hình đồi: Phần lớn ở độ cao từ 100 - 200 m, chủ yếu là dạng đồi lượn sóng, độ dốc không lớn từ 8 - 150. Đây là dạng địa hình có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 56% tổng diện tích tự nhiên, có ở hầu hết các xã, nhưng tập trung nhiều ở phía Nam và phía Tây của huyện (Cao Sơn, Khai Sơn, Tường Sơn...). Thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là đất phát triển trên đá phiến thạch, là vùng có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, mía đồi, trồng cây lâm nghiệp.
Dạng địa hình núi thấp: Chủ yếu ở dạng núi thấp 300 - 500 m, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên. Tập trung ở phía Bắc của huyện (gồm các xã: Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Đỉnh Sơn), phía Tây nam (xã Phúc Sơn). Những đỉnh cao nhất ở xã Thành Sơn là 400 m, Phúc Sơn cao nhất là đỉnh Cao Vều 1.200 m, dạng địa hình này chủ yếu sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. [9]
1.3.3. Khí hậu
Huyện Anh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm riêng của khí hậu khu vực miền Trung. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. [9]
1.3.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm: 23,60C.
Nhiệt độ không khí cao nhất: 40 - 410C. (tháng 6, tháng 7).
Nhiệt độ không khí thấp nhất: 5 - 60C. (tháng 12, tháng 1).
1.3.3.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 55%.
Độ ẩm không khí tháng lớn nhất (tháng 3): 95%.
Độ ẩm không khí tháng thấp nhất (tháng 7): 25%.
1.3.3.3. Lượng nước bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm là: 1.000 - 1.100 mm.
Lượng bốc hơi tháng lớn nhất là : 172,2 mm (tháng 7).
Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất là : 28,8 mm (tháng 2).
1.3.3.4. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.870 mm
Lượng mưa năm lớn nhất: 3.500 mm
Lượng mưa năm nhỏ nhất: 1.105 mm.
Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9 chiếm 75% - 80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít là tháng 2, tháng 3, tháng 7.
1.3.3.5. Nắng
Số giờ nắng trong năm: 1.668 giờ. Các tháng nắng nhiều là: tháng 5, tháng 6, tháng 7, bình quân tới 7 đến 8 giờ/ ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ/ngày, thường có mưa phùn.
1.3.3.6. Gió
Hàng năm trên địa bàn huyện có 2 hướng gió chính:
Gió Tây - Nam (gió Lào): Bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 8. Tập trung cao nhất vào tháng 5, tháng 6. Đây là loại giói đặc trưng của Anh Sơn nói riêng và khu vực Bắc miền Trung nói chung, gây khô nóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống con người (hạn chế đến sinh trưởng phát triển của cây lúa trong thời kỳ đầu, làm tích luỹ sắt gây thoái hoá đất).
Gió Đông - Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây mưa phùn và rét, thỉnh thoảng có xuất hiện sương mù và sương muối ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và đời sống con người và một số loại cây trồng.
Bão: Hàng năm chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 8, tháng 9 nhưng không gây tác hại lớn.
Yếu tố khí hậu Anh Sơn nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, mùa nắng nóng khô hanh, đó là nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt, xói mòn, bồi lấp, hủy hoại đất. Trong sử dụng đất cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế các hiện tượng bất lợi của điều kiện khí hậu trên (chọn cây con có khả năng thích hợp cao, mùa vụ gieo trồng phù hợp tránh những thời điểm có nhiều bất lợi). [9]
1.3.4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông:
Sông Lam: Đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Anh Sơn, chia huyện Anh Sơn thành 2 phần. Chiều dài của sông đoạn qua địa bàn huyện là 47 km, chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Diện tích lưu vực sông là 17.730 km2, mật độ lưới sông là 0,60 km/km2. Lưu lượng trung bình hàng năm của sông đạt 688 m3/s. Mực nước bình quân lớn nhất là 5,03 m, lưu lượng lớn nhất bình quân là 2.260 m3/s (đo tại trạm Cửa Rào). Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối nước bạn Lào với Nghệ An và thông ra biển Đông.
Sông Con: Sông Con là phụ lưu của sông Lam, chiều dài của sông đoạn chảy qua địa bàn huyện là 20 km, chảy qua địa bàn các xã: Bình Sơn, Thành Sơn và Đỉnh Sơn. Diện tích lưu vực của sông là 5.340 km2, lưu lượng bình quân là 141 m3/s, mô đun dòng chảy là 25,4 l/s/km2.
Sông Giăng: Sông Giăng cũng là phụ lưu của sông Lam, chiều dài của sông đoạn chảy qua địa bàn huyện là 13 km, chảy qua địa bàn các xã: Hội Sơn và Phúc Sơn. Diện tích lưu vực của sông là 1.050 km2, tổng lượng nước của sông khu vực phụ lưu lên tới 21,90 km3, ứng với lưu lượng bình quân nhiều năm là 688 m3/s và mô đun dòng chảy là 25,3 l/s/km2. Lòng sông nhỏ, hẹp, khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn.
Ngoài 3 sông chính trên, địa bàn huyện Anh Sơn còn có các sông suối nhỏ: ... tạo thành mạng lưới lưu vực các sông chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong huyện. [9]
1.3.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.3.5.1. Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện quan điểm lãnh đạo của Đảng phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong 5 năm qua, kinh tế của huyện đã có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch đúng hướng, tạo được những bước chuyển biến quan trọng, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra.
Bảng 1.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2009
Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính:%
TT
Chỉ tiêu các ngành
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Bình quân
1
Nông-Lâm nghiệp-Thuỷ sản
8,44
10,47
7,45
6,61
4,07
6,90
7,31
2
Công nghiệp -Tiểu thủ CN - XDCB
21,46
17,53
23,46
29,01
21,00
16,60
21,44
3
Thương mại - dịch vụ
10,59
14,43
16,39
10,80
21,47
19,20
15,41
Tốc độ tăng trưởng bình quân
11,77
13,19
13,77
13,57
13,93
13,52
13,29
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Anh Sơn qua các năm 2004 - 2009)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 – 2009 đạt 13,24%/năm(cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh là 10,60%).
Tổng giá trị sản xuất năm 2009 ước đạt 870.102 triệu đồng, tăng 13,60% so với mục tiêu, trong đó:
Khu vực kinh tế Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 341.527 triệu đồng, tăng 51,80% so với mục tiêu.
Khu vực kinh tế Công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 312.435 triệu đồng, tăng 58,20% so với mục tiêu.
Khu vực kinh tế Dịch vụ - thương mại đạt 216.140 triệu đồng, giảm 13,70% so với mục tiêu. [8]
1.3.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản.
Tỷ trọng ngành Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản đã giảm từ 47,99% năm 2005 xuống còn 41,41% năm 2009 bình quân mỗi năm giảm 1,316%. [8]
Bảng 1.9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2009
Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính:%
TT
Chỉ tiêu các ngành
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản
47,99
45,38
44,52
40,88
41,41
2
Công nghiệp - Tiểu thủ CN - XD Cơ bản
23,63
25,60
27,61
28,92
29,79
3
Thương mại - Dịch vụ
28,38
29,02
27,87
30,20
28,80
Tổng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Anh Sơn qua các năm 2005- 2009)
Tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,63% năm 2005 lên 29,79% năm 2009 bình quân mỗi năm tăng gần 1,23%.
Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ có chuyển biến chậm, tăng từ 28,38% năm 2005 lên 28,80% năm 2009
Tóm lại: Nhìn tổng thể sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp của huyện Anh Sơn, mặc dù còn không ít khó khăn và hạn chế nhưng đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, bắt đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong tương lai khi quy mô diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, huyện cần phải khoanh định, duy trì một quỹ đất nông nghiệp ổn định, kết hợp với việc bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý... nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững và ổn định lương thực, tạo tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. [8]
1.3.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
1.3.6.1. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện Anh Sơn có một đô thị duy nhất là thị trấn Anh Sơn (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V), cách thành phố Vinh 100 km về phía Tây Bắc. Thị trấn có diện tích 258,60 ha, chiếm 0,43% diện tích tự nhiên của toàn huyện (là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên nhỏ nhất). Là khu vực đô thị duy nhất và là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện. Dân số của thị trấn có 4.750 người, chiếm 4,13% dân số trong toàn huyện. Mật độ dân số của thị trấn là 1.797 người/km2, cao gấp 10,04 lần so với mật độ dân số chung của toàn huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn đang từng bước được hoàn thiện đảm bảo cho đặc thù các hoạt động trên địa bàn. [9]
1.3.6.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn huyện Anh Sơn
Hệ thống các điểm khu dân cư nông thôn của huyện được phân bố ở 19 xã với tổng số 245 thôn (bình quân mỗi xã có 13 thôn: Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cư nông thôn thường được hình thành và phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong những năm qua hệ thống hạ tầng cơ sở tại nông thôn như giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, điện nước,... đã được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên chủ yếu ở các khu dân cư tập trung có quy mô lớn còn các điểm khu dân cư phân tán hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, hiệu quả đầu tư chưa cao. [9]
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là rác thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân.
Hình 2.1: Rác thải sinh hoạt của người dân tại thị trấn Anh Sơn
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) để thu thập thông tin chung về thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu định tính, tổng hợp các ý kiến của câu hỏi định tính xây dựng các câu hỏi trong phiếu điều tra.
Tiến hành phỏng vấn bằng phiếu điều tra tại 3 khu vực chính là: khu vực chợ Anh Sơn, chợ Thị trấn, khu vực khối 4A, 4B, 6A, 6B.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu từ ngày 09/03/2010 đến ngày 02/05/2010.
2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn Thị trấn Anh Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn đã được quan tâm chỉ đạo, do đó công tác bảo vệ môi trường đang dần đi vào nề nếp và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Vấn đề môi trường, môi sinh đang được đại đa số người dân quan tâm bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội. Bảo vệ môi trường là vấn đề rất cần thiết đối với cuộc sống hằng ngày của người dân.
Ô nhiễm hiện nay trên địa bàn thị trấn chủ yếu là rác sinh hoạt của nhân dân. Lượng rác bình quân được thu gom và không được thu gom ước tính như sau:
Khối lượng rác hằng năm thải ra 1.000 hộ/ 4750 khẩu, 41 cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn, khoảng 500 học sinh, người tạm trú…ước tính khoảng trên dưới 1.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra/1năm. Nhưng công tác thu gom chỉ với hình thức vận động của các khối và một số hộ gia đình dọc quốc lộ 7A như khối 4A, 4B, 6A, 6B và các chợ.
Số khối còn lại khoảng 600 hộ và 41 cơ quan, đơn vị, nhà trọ… chưa được thu gom.
Dự kiến này mới chỉ tính tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm của địa phương 5% - 7%năm.
Dự kiến nhân công khu Công nghiệp thị trấn đi vào hoạt động tăng lên 1.000 người thì lượng rác thải sinh hoạt còn tăng thêm 30 – 40% so với dự kiến trên đây.
Tổng rác thải sinh hoạt dự kiến từ năm 2010 – 2020 khoảng tăng lên mỗi năm khoảng từ 120 – 150 tấn/năm.
Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn
STT
Tên đơn vị
Số lượng các đơn vị
Lượng rác phát sinh mỗi ngày(kg/ngày)
Tổng khối lượng rác của tất cả các đơn vị thải ra mỗi ngày(kg)
1
Hộ gia đình bình thường
815
2
1630
2
Hộ gia đình kinh doanh
185
3,5
647,5
3
Cơ quan hành chính sự nghiệp
14
6
84
4
Trường học
06
7
42
5
Nhà nghỉ
07
4,5
31,5
6
Chợ
02
140
280
7
Xưởng chế biến lâm sản
02
12
24
8
Cơ sở y tế
02
18
36
9
Dịch vụ cơ khí sửa chữa
08
7
56
Tổng
2.831
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trung bình mỗi ngày tổng lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Anh Sơn là 2.831 kg. Như vậy mỗi năm tổng lượng rác thải sinh hoạt tại thị tương đương là 1.033,315 tấn rác thải sinh hoạt/năm. So với các thị trấn khác trong tỉnh, thì lượng rác thải của thị trấn Anh Sơn là không lớn, chỉ ở mức trung bình so với các thị trấn ở vùng đồng bằng.
Mỗi ngày các hộ gia đình (trung bình có 4 nhân khẩu) phát sinh 2 kg rác thải sinh hoạt, là nơi có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ít nhất. Chợ Anh Sơn và chợ Thị trấn mỗi ngày phát sinh khoảng 140 kg rác thải sinh hoạt là nơi phát sinh lượng rác thải sinh hoạt lớn nhất của thị trấn.
Trong tất cả các hộ kinh doanh, thì các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống là nơi phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt nhất. Do các hộ gia đình này không chỉ phục vụ sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, mà còn phục vụ cho một số đông thực khách có nhu cầu ăn uống.
Các cơ quan hành chính và sự nghiệp, thì trường trung học phổ thông Anh Sơn 1 là nơi phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt nhất. Ngoài khuôn viên trường học, nhà trường còn có thêm khu ký túc xá cho giáo viên và khu nội trú cho học sinh là dân tộc thiểu số. Lượng rác thải sinh hoạt ở đây chủ yếu là rác thải sinh hoạt do giáo viên, học sinh ở trong khu ký túc xá và khu nội trú của học sinh thải ra.
Đối với các đối tượng hoạt động trong các ngành nghề khác nhau và có mức sống khác nhau thì lượng rác thải phát sinh ở các hộ gia đình cũng khác nhau. Lượng rác thải ở các gia đình hoạt động trong các ngành nghề khác nhau được tổng hợp ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thống kê lượng rác thải phát sinh của các hộ gia đình phân theo ngành nghề
STT
Nghành nghề
Tổng hợp lượng rác thải trung bình (kg/hộ/ngày)
1
Công nhân viên chức
2
2
Kinh doanh
3,5
3
Nông nghiệp
1,2
Hình 3.1. So sánh lượng CTRSH giữa các hộ gia dình phân theo ngành nghề
Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy các hộ gia đình kinh doanh có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh nhiều nhất (3,5kg/ngày). Các hộ gia đình sinh sống chủ yếu bằng nghề nông là phát sinh lượng rác thải ít nhất(1,2kg/ngày).
So với các hộ gia đình khác, thì những hộ gia đình kinh doanh có mức thu nhập bình quân hàng tháng cao nên với mức thu nhập đó, các hộ gia đình kinh doanh có khả năng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Mức chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày của các gia đình này cao hơn hẳn so với các gia đình khác, do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn hơn các gia đình khác.
Những gia đình sinh sống chủ yếu bằng nghề nông do thu nhập của họ thấp hơn những đối tượng khác nên do đó các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày như lương thực, thực phẩm chủ yếu là do tự cung tự cấp nên lượng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình nông nghiệp ít hơn hẳn so với các gia đình khác.
Tuỳ theo mức sống của mỗi gia đình mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở các gia đình cũng khác nhau. Gia đình có mức sống càng cao thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày càng nhiều.
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát về tình hình phát sinh CTR tại thị trấn Anh Sơn chúng tôi nhận thấy một ngày cả thị trấn Anh Sơn phát sinh 2.831kg CTRSH và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, đang gây ra áp lực cho qúa trình quản lý và xử lý CTR tại địa phương.
3.2. THÀNH PHẦN CTRSH TẠI THỊ TRẤN ANH SƠN
Kết quả điều tra cho thấy, thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn chủ yếu là các chất hữu cơ có thể phân huỷ được (chiếm 79,41%). Những loại rác có thể tái chế được chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng rác thải như: nhựa các loại, giấy vụn, và kim loại.
Đối tượng ngành nghề khác nhau thì thành phần rác thải ở các hộ gia đình cũng khác nhau. Thành phần rác thải phân theo ngành nghề được tổng hợp ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thành phần rác thải sinh hoạt phân theo ngành nghề tại thị trấn Anh Sơn
STT
Ngành nghề
Rác thải hữu cơ (%)
Rác thải vô cơ (%)
1
Cán bộ công nhân viên
55
45
2
Kinh doanh
40
60
3
Nông nghiệp
75
25
Hình 3.2. So sánh tỷ lệ thành phần CTRSH tương ứng với các ngành nghề tại thị trấn Anh Sơn
Kết quả điều tra ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 cho thấy, hộ gia đình nông nghiệp có tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt là cao nhất (75%) và thành phần rác thải vô cơ là thấp nhất (chiếm 25%). Các các hộ gia đình kinh doanh có tỷ lệ thành phần rác thải hữu cơ là thấp nhất (chiếm 40%) và tỷ lệ thành phần rác thải vô cơ là cao nhất (60%).
Đối với các hộ gia đình nông nghiệp, thành phần rác thải chủ yếu là rác thải hữu cơ (75%), rác hữu cơ ở đây là rơm rạ sau mùa vụ, các xác lá cây trong vườn và phân các loại gia súc gia cầm nuôi trong gia đình. Tỷ lệ rác thải vô cơ (25%) như các loại giấy vụn, kim loại rất ít. Chủ yếu rác thải vô cơ trong gia đình là các bao bì đựng phân bón và thức ăn gia súc, các loại chai nhựa, thuỷ tinh đựng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại bao nilon đã qua sử dụng.
Các hộ gia đình kinh doanh có thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng, nhiều chủng loại trong đó chủ yếu là các loại bao bì, các mảnh vụn nhựa, các mảnh kim loại, các chai lọ thuỷ tinh, nhựa. Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là các thùng giấy, bìa các tông do đó tỷ lệ thành phần rác vô cơ trong rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình này lớn nhất so với các gia đình khác. Thành phần rác thải hữu cơ của các hộ gia đình này, chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ các loại rau, củ, quả hay các lá cây xung quanh nhà, vì vậy tỷ lệ thành phần rác hữu cơ trong rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình này tương đối thấp.
Các hộ gia đình là cán bộ công nhân viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn-huyện Anh Sơn-tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý.doc