Nội dung cần giải quyết
Lời nói đầu
Chương I. Giới thiệu chung
I. Giới thiệu về công ty
1.Sơ lược về sự hình thành và phát triển
2.Chức năng, nhiệm vụ
3.Cơ cấu tổ chức
4.Lực lượng lao động của công ty
5.Tài sản và nguồn vốn của công ty
6.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
7.Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
II. Giới thiệu về bộ phận tài chính của công ty
Chương II: Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty
I. Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định
II. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động
III. Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
IV. Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty
Kết luận
Yêu cầu
- Nộp để duyệt :
+ Bản thuyết minh ( Viết tay )
+ Các biểu A4 ( Chế bản )
+ Bảng cân đối kế toán (FOTO)
+ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty .( FOTO)
- Foto khổ A3 các biểu sau (đã ký duyệt) để bảo vệ trước tổ môn
+ Cơ cấu vốn cố định
+ Cơ cấu vốn lưu động
+ Kết quả hoạt động kinh doanh
+ Tình hình sử dụng vốn
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn năm 2008 của công ty Công ty TNHH một thành viên Vipco Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân làm hỏng tuyến đường ống dẫn dầu. Các phương tiện giao thông cá nhân như ôtô, xe máy... phát triển mạnh cùng với mức sống của người dân được cải thiện đáng kể làm tăng khả năng tiêu thị nhiên liệu theo thời gian.
Vận chuyển nhiên liệu bằng đường thủy ở khu vực nội địa ở phía Bắc của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam chủ yếu do PTS Hải Phòng thuẹc hiện, do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng lớn, việc vận tải phục vụ nguồn của PTS còn hạn chế nên việc đầu tư vận tải xăng dầu bằng đường sông là rất khả thi.
Đối với kinh doanh vận tải bằng đường thủy nói chung đường sông nói riêng, việc đảm bảo nguồn hàng là điều kiện lý tưởng nhất để đầu tư phát triển đội tàu. Đây là lợi thế tuyệt đối của đội tàu VIPCO so với các công ty vận tải khác, vì vậy đội tàu VIPCO cần phải tận dụng lợi thế này. Một số DN Việt Nam khác mặc dù không có lợi thế này cũng đã và đang tổ chức đầu tư nhiều phương tiện chở dầu để tham gia thị trường vận tải nội địa, nhằm mục tiêu dành quyền vận tải tối đa hàng của chính mình và cố gắng vươn lên trở thành doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ khả năng vận chuyển xăng dầu cho các chủ hàng khác và chuẩn bị thị trường của mình khi Việt Nam đã hội nhập WTO... Vấn đề đầu tư thêm các phương tiện vận tải xăng dầu đang được đặt ra rất thiết đối với Petrolimex nói chung và đối với VIPCO nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đội tàu VIPCO, trên cơ sở những định hướng chiến lược về phát triển đội tàu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và của xã hội. Công ty TNHH MTV VIPCO Hải Phòng thuộc Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO, đơn vị thành viên của Petrolimex đã lập kế hoạch xây dựng dự án khả thi đầu tư đóng mới tàu chở dầu bằng đường sông trọng tải 680 tấn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. Giới thiệu về bộ phận tài chính của công ty
1) Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính công ty
+ Phòng Tài chính Kế toán có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc công ty trong việc quản lí Tài chính kế toán.
+ Giám đốc việc sử dụng vốn và quản lí việc sử dụng tài sản của công ty đảm bảo đúng mục đích yêu cầu và có hiệu quả.
+ Mở các loại sổ sách, biểu mẫu kế toán, ghi chép phản ánh số hiện có tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch tài chính, thu nộp ngân sách, thanh toán, quyết toán tình hình sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn của công ty từ đó phát hiện và trình tổng giám đốc để ngăn chặn kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ, kỉ luật kinh tế của nhà nước.
+ Lập các báo cáo tài chính định kì đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh việc trích nộp ngân sách. Trích và sử dụng đúng các loại quỹ theo quy định hiện hành.
+ Thực hiện việc thu chi, thanh quyết toán nhanh chính xác đúng chế độ chính sách phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Lập các hoá đơn thực hiện thanh toán với các chủ hàng và đơn vị liên quan, trực tiếp quản lí nguồn thu, chi.
+ Kết hợp với công đoàn đóng BHXH và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động.
2) Cơ cấu tổ chức
Bộ phận tài chính của công ty được tổ chức theo hình thức của bộ máy kế toán tập trung. Phòng kế toán tài chính của công ty có 03 người:
+ Kế toán trưởng: 01 người
+ Kế toán viên: 01 người
+ Thủ quỹ: 01 người
Thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KTTC
Kế toán trưởng
Thủ quỹ kiêm kế toán thuế
Kế toán hàng hóa, công nợ
a) Kế toán trưởng
+Tham mưu giúp việc tổng giám đốc, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê, thông tin và hạch toán kinh tế, tài chính của công ty.
+Tổ chức công tác và bộ máy kế toán của công ty phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu cơ chế quản lí.
+ Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc ghi chép tính toán, phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của Cty.
+Tính toán, trích nộp đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên.
+Trực tiếp làm công tác kế toán tổng hợp và điều hành nhiệm vụ trong phòng.
b) Kế toán viên
+Lập chứng từ, tổng hợp báo cáo về tiền lương và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy chế công ty và pháp luật hiện hành.
+Theo dõi việc thực hiện thanh toán quyết toán Bảo hiểm xã hội.
+Thực hiện công việc thanh toán nội bộ, thanh toán ngân hàng, bảo hiểm xã hội, tiền lương, công nợ.
+Theo dõi, lập sổ sách về tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định.
+Mở sổ sách theo dõi công nợ (thu, chi), kiểm tra chứng từ nội dung thanh toán.
+Theo dõi tiền gửi ngân hàng, kiểm tra chứng từ thu, chi tiền mặt và lập nhật kí chứng từ ghi sổ hàng tháng.
+Thu thập, kiểm tra, phân loại chứng từ.
c) Thủ quỹ
+Thực hiện các thao tác nghiệp vụ, đảm bảo thu chi tiền mặt qua quỹ phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh
+Lập nhật kí chứng từ tài khoản tiền mặt hàng tháng
+Kiểm tra các phiếu, vé, hoá đơn, chứng từ thanh toán của cá nhân cán bộ công nhân viên hoặc tập thể, thực hiện thu chi tiền mặt theo đúng chế độ, chính sách, quy chế của công ty.
+Mở sổ cập nhật đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, làm báo cáo thu, chi, tồn quỹ đúng nghiệp vụ quy định.
+Thực hiện nhiệm vụ quản lí kho văn phòng phẩm của công ty.
3) Mối quan hệ:
+Tổ chức tổng hợp, xác minh, cung cấp các số liệu thực hiện trong công ty theo quy định để phục vụ công tác kế hoạch hoá, công tác quản lý các phòng ban khác.
+Tham gia ý kiến với các phòng ban có liên quan trong việc lập kế hoạch về từng mặt và kế hoạch tổng hợp của công ty.
+Hướng dẫn, kiểm tra các phòng ban liên quan thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu, mở sổ sách cần thiết về hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật theo đúng chế độ, phương pháp quy định của nhà nước.
+Thông qua công tác kế toán thống kê và phân tích kinh tế mà giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của các phòng ban khác.
4) Nhận xét
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo, thông tin kinh tế... đều được tập trung ở phòng kế toán của công ty. Do đó đảm bảo được sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp ban lãnh đạo kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hoá cán bộ, giảm nhẹ biên chế.
Là một doanh nghiệp tuy mới được thành lập chưa lâu nhưng cơ cấu tổ chức của công ty nói chung và của bộ phận tài chính nói riêng tương đối tinh gọn nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc và đảm bảo chất lượng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của từng CBCNV trong công ty. Bộ phận tài chính của công ty có 03 người với kiến thức chuyên môn sâu và rộng, được sắp xếp đúng chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người.
Chương II
Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ doanh nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời, tiến hành phân phối, quản lí và sử dụng vốn hiện có một cách hợp lí, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lí kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định.
+ Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động.
+ Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công ty.
I. Lý thuyết về vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn của DN
1. Khái niệm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có tài sản. Đó là những tài sản lưu động như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải v.v... tài sản lưu động, tài sản lưu thông như nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá, thành phẩm, tiền ... Để có được những tài sản đó trước hết doanh nghiệp phải có tiền để mua sắm, xây dựng, chế tạo. Người ta gọi đó là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy vốn của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* ý nghĩa:
Vốn đối với doanh nghiệp rất quan trọng. Nó quyết định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn nhiều thì càng có lợi cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực từ vốn của chủ sở hữu. Vốn đó còn để mua sắm tài sản, thiết bị cho doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Phân loại vốn
- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên góp vốn cam kết sẽ góp vào khi thành lập DN (không được phép thấp hơn vốn pháp định - nếu có)
- Đặc điểm: Tùy theo loại hình công ty (Cty CP hay Cty TNHH) mà vốn điều lệ được hình thành bằng phương pháp phát hành các loại cổ phiếu hay bằng việc góp vốn, đơn thuần được ghi trong điều lệ công ty. Phần vốn góp của mỗi thành viên có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, tài sản, bằng hiện vật hoặc bằng bản quyền sở hữu công nghiệp. Phần góp vốn bằng hiện vật hoặc bằng bản quyền sở hữu công nghiệp phải được đại hội cổ đông thành lập, xem xét, chấp nhận đánh giá và được ghi trong điều lệ công ty.
- Vốn pháp định: là mức vốn góp tối thiểu do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề kinh doanh.
- Đặc điểm: Vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tính chất và quy mô kinh doanh. Việc quy định vốn pháp định cho từng loại doanh nghiệp được biểu hiện bằng các luật lệ về kinh doanh đối với từng loại doanh nghiệp (tư nhân, cty CP, Cty LD và DN nhà nước).Điều quan trọng trong luật lệ kinh doanh là việc quy định vốn pháp định thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.
- Vốn SXKD: là một bộ phận của vốn chủ sở hữu dùng trực tiếp cho hoạt động SXKD.
- Đặc điểm: biểu hiện bằng tiền của những tài sản nhằm phục vụ cho quá trình SXKD của đơn vị. Tùy theo tính chất vận động của vốn trong quá trình SX, vốn SX được chia thành VCĐ và VLĐ.
- Vốn cố định : là tiền ứng trước để đầu tư vào tài sản cố định.
- Đặc điểm: VCĐ vận động phù hợp với đặc điểm TSCĐ - TSCĐ sử dụng nhiều năm nên VCĐ sẽ thu hồi sau nhiều năm.
- Vốn lưu động : là tiền ứng trước để đầu tư vào tài sản lưu động.
- Đặc điểm: VLĐ vận động có tính chất chu kỳ nó hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một chu kỳ kinh doanh từ hình thái ban đầu là tiền tệ, nó chuyển sang hình thái vật chất và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu. Tùy theo phương thức kinh doanh mà VLĐ sẽ vận động theo hình thức sau:
T - H - T’
T - H - SCDD - H’ - T’
- Vốn vay: là vốn vay ngân hàng và nợ các đơn vị, cá nhân khác do quan hệ mua bán, thanh toán.
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn đầu tư huy động từ nội lực DN (nguồn vốn KD, các quỹ của DN, lợi nhuận chưa phân phối).
3. Khái niệm và phân loại nguồn vốn
a, Khái niệm nguồn vốn:
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên vốn của doanh nghiệp.
b, Phân loại:
Căn cứ theo quyền sở hữu nguồn vốn được chia làm hai loại: Nguồn vốn chủ sở hữu; Nguồn vốn vay.
* Nguồn vốn chủ sở hữu :
Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản hiện có ở doanh nghiệp hay nói cách khác đó chính là vốn của chủ doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn sau :
+ Vốn chủ ban đầu: Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà hình thức vốn chủ ban đầu có thể là khác nhau.
+ Vốn chủ bổ sung: Là số vốn mà chủ doanh nghiệp bỏ thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh ( doanh nghiệp Nhà nước không có loại vốn này vị quy định của lật ngân sách chỉ cấp 1 lần), công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu....Có nhiều lý do để xuất hiện nguồn vốn này như: doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất kém dẫn đến ứ đọng về vốn hay do kinh doanh kém mà bị người khác chiếm dụng vốn nhưng không muốn thu hẹp quy mô sản xuất trong khi đó các phương thức huy động vốn khác không thể thực hiện hoặc không hiệu quả bằng vốn chủ bỏ ra.
+ Nguồn vốn chủ từ lợi nhuận chưa chia: Trong quá trình sản xuất kinh doanh khi có tiền lãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế. Phân phối này không thể tiến hành một cách thường xuyên nên xuát hiện những khoản tiền lãi chưa phân phối có thể dùng làm vốn để kinh doanh.
+ Các quỹ chuyên dùng: Trong doanh nghiệp thường tồn tại các quỹ chuyên dùng với các mục đích khác nhau như : quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi... Việc sử dụng quỹ này cũng không xảy ra thường xuyên mà nó thường tồn tại một số dư nhất đinh. Số tiền này có thể dùng làm vốn kinh doanh.
* Nguồn vốn nợ phải trả : gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn nợ.
+ Nguồn vốn vay: có thể là vay ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính , vay của người lao động, vay của các tổ chức cá nhân trong xã hội dưới hình thức phát hành trái phiếu công ty. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể huy động nguồn vốn vay từ Nhà nước với hình thức vay ưu đãi hoặc vay nước ngoài theo hình thức ODA.
+ Nguồn vốn nợ: là nguồn vốn phát sinh một cách ngẫu nhiên trong quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với người khác thông qua các hoạt động kinh tế. Nguồn vốn được cung ứng và doanh nghiệp sẽ không phải trả lãi.
Nguồn vốn nợ bao gồm:
+ Nợ người bán.
+ Nợ phải trả (người mua ứng trước).
+ Nợ ngân sách Nhà nước.
+ Nợ công nhân viên.
+ Nợ khác (các khoản tiền nhận đặt cọc, kí cược, kí quỹ).
c) Những cách huy động vốn của Doanh nghiệp
- Huy động vốn là việc tìm ra nguồn tiền có thể thực thi một ý tưởng hay một dự án cụ thể nào đó.
- Doanh nghiệp huy động vốn bằng cách: Bán tài sản, vay bảo đảm bằng tài sản riêng, vay từ các hợp đồng bảo hiểm, bạn bè và gia đình, vay từ các khoản đầu tư từ cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng.
4. Cách đánh giá tình hình sử dụng vốn
Các chỉ tiêu này đều được phản ánh theo một công thức tổng quát là:
Hiệu quả sử dụng vốn:
H =
Kết quả kinh doanh
Vốn bình quân
Trong đó:
Kết quả kinh doanh được tính bằng 3 chỉ tiêu sau:
Tổng doanh thu thuần; Tổng lãi trước thuế; Tổng lãi sau thuế.
Vốn bình quân có thể là: Vốn cố định; Vốn lưu động; Vốn kinh doanh.
Cụ thể theo từng chỉ tiêu như sau:
a) Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
- Tính theo doanh thu:
H DT =
DT thuần
VKDbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VKD làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Tính theo lợi nhuận trước thuế :
H LNt =
LN trước thuế
VKDbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VKD làm ra bao nhiêu đồng lãi trước thuế.
- Tính theo lợi nhuận sau thuế :
H LNs =
LN sau thuế
VKDbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VKD làm ra bao nhiêu đồng lãi sau thuế
b) Hiệu suất sử dụng vố cố định:
- Tính theo doanh thu:
H DT =
DT thuần
VCĐbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VCĐ làm ra bao nhiêu đồng DT thuần
- Tính theo lợi nhuận trước thuế:
H LNt =
LN trước thuế
VCĐbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VCĐ làm ra bao nhiêu đồng lãi trước thuế
- Tính theo lợi nhuận sau thuế:
H LNs =
LN sau thuế
VCĐbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng vốn cố định làm ra bao nhiêu đồng lãi sau thuế .
c) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
- Tính theo doanh thu:
H DT =
DT thuần
VLĐbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng DT thuần.
- Tính theo lợi nhuận trước thuế :
H LNt =
LN trước thuế
VLĐbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lãi trước thuế.
- Tính theo lợi nhuận sau thuế:
H LNs =
LN sau thuế
VLĐbq
Nó cho biết bình quân trong kỳ một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lãi sau thuế.
II. Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định của công ty
Vốn cố định là số tiền ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Tại mỗi thời điểm thì vốn cố định chính là giá trị còn lại của tài sản cố định.
Vốn cố định nó vận động phù hợp với sự vận động của tài sản cố định có nghĩa là nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị nó sẽ giảm dần tương ứng với sự hao mòn của tài sản cố định và sẽ được thu hồi sau nhiều năm.
1) Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ cấu vốn có định để xác định được giá trị còn lại của các thành phần trong tổng giá trị tài sản cố định, có nghĩa là muốn biết doanh nghiệp đã dùng tiền để đầu tư vào những loại tài sản nào, mỗi loại là bao nhiêu và giá trị còn lại của các loại đó ở hiện tại. Từ đó xác định nên cơ cấu ở hai thời điểm bằng cách so sánh với nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp, xác định những bất hợp lý về cơ cấu để có hướng điều chỉnh nhằm tiến tới một cơ cấu hợp lý hơn.
2) Lập biểu
Cơ cấu vốn cố định Của công ty VIpco HP
6 tháng 2008
(Tại ngày 30/6/2008)
TT
Loại TSCĐ
Đầu năm
Cuối kỳ
Chênh lệch
(đ)
So sánh
%
Vốn
cố định
(đ)
Tỷ trọng
%
Vốn
cố định
(đ)
Tỷ trọng
%
I
Tài sản cố định
1
Nhà cửa kiến trúc
487.630.866
75,70
507.217.422
30,16
19.586.556
104,02
2
Máy móc thiết bị
28.907.366
4,49
11.648.431
0,69
(17.258.935)
40,30
3
P/tiện, v/tải, truyền dẫn
43.204.202
6,71
710.475.138
42,25
667.270.936
1644,46
4
Thiết bị dụng cụ quản lý
6.433.353
0,99
4.288.917
0,26
(2.144.436)
66,67
II
Tài sản dài hạn khác
78.000.000
12,11
448.000.000
26,64
370.000.000
574,36
Tổng cộng
644.175.787
100
1.681.629.908
100
1.074.116.427
2429,81
3) Nguồn số liệu
- Số liệu lấy từ phụ biểu số 01 Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình.
- Số được lấy từ tài liệu của công ty là vốn cố định từ đầu năm đến cuối kỳ.
- Số tính toán được từ số liệu xin được là tỷ trọng, chênh lệch, so sánh.
- Cách tính:
+ Tỷ trọng: Ta lấy từng loại TSCĐ chia cho tổng TSCĐ để tính được tỷ trọng % của từng loại tài sản.
Tỷ trọng đầu năm, cuối kỳ =
VCĐ các TS đầu năm, cuối kỳ
*100 %
Tổng VCĐ đầu năm, cuối kỳ
+ Chênh lệch: Lấy số cuối kỳ của từng loại tài sản trừ đi số đầu năm .
Chênh lệch = Số TS cuối kỳ - Số TS đầu năm
+ So sánh: Số cuối kỳ của từng tài sản chia cho số đầu năm.
So sánh =
TS từng loại cuối kỳ
*100 %
TS từng loại đầu năm
4) Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu
Ta tiến hành so sánh tình hình biến động về tài sản của Công ty đầu năm 2008 và cuối quý II năm 2008 để thấy được sự biến động về số tiền, tỷ lệ. Bên cạnh đó thấy được tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản để thấy nguyên nhân ảnh hưởng ban đầu tới quy mô của Công ty.
Tài sản của Công ty từ đầu năm đến cuối quý II vốn cố định của doanh nghiệp tăng.
Qua bảng cho thấy tổng tài sản đầu năm 2008 tăng 2429,81% so với cuối quý II năm 2008 tương ứng tăng 1.074.116.427 đ như vậy sự phân bổ vốn cố định của Công ty vào hoạt động kinh doanh tăng.
Việc phân bổ cơ cấu vốn cố định của Công ty chưa hợp lý. Công ty cần phải đầu tư mua sắm thêm các thiết bị, máy móc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong Công ty.
5) Cách thức quản lý TSCĐ ở công ty
+Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ có liên quan), và giao cho các phòng ban, bộ phận có trách nhiệm quản lý.
+Tài sản cố định được phân loại, thống kê, đánh số, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.
+ Mỗi tài sản cố định được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán.
Giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ = NG TSCĐ - Số K/hao lũy kế TSCĐ
+ Công ty phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố định bình thường.
+ Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, công ty tiến hành kiểm kê tài sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
6)Tình hình tăng giảmTSCĐ trong kỳ
Trong kỳ tài sản cố định hữu hình như nhà cửa kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn đều tăng so với đầu năm. Nhà cửa tăng lên 19.586.556 đ, phương tiện tăng 667.270.936 đ. Và được trích từ nguồn vốn kinh doanh của công ty. Còn máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý trong kỳ giảm: máy móc chiếm 0,69%, thiết bị dụng cụ 0,26%.
III. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động của công ty
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản lưu động và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
VLĐ có đặc điểm phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động, có nghĩa là vốn lưu động tham gia một lần vào quá trình sản xuất KD. Khi tham gia nó sẽ thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang hình thái vật chất sau đó lại chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu hoặc nó có thể thay đổi chủ thể. Nghĩa là nó có tính lưu động cao.
1) Mục đích nghiên cứu
ở các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Cơ cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của công ty. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuuyên và cần thiết để đảm bảo hoạt động SXKD của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của công ty.
2) Nguồn số liệu
- Số liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán.
- Số được lấy từ tài liệu công ty là các giá trị từ đầu năm đến cuối kỳ.
- Số được tính toán từ số liệu xin được là các số cột tỷ trọng, chênh lệch, so sánh.
- Cách tính:
+ Tỷ trọng:
Tỷ trọng =
Các chỉ tiêu TSLĐ đầu năm, cuối kỳ
* 100%
Tổng giá trị TSLĐ
+ Chênh lệch:
Chênh lệch = Giá trị các TSLĐ cuối kỳ – Giá trị các TSLĐ đầu năm
+ So sánh:
So sánh =
Giá trị các TSLĐ cuối kỳ
* 100%
Giá trị các TSLĐ đầu năm
3) Lập biểu tổng hợp
Cơ cấu VLĐ của Công ty vipco hp
6 tháng 2008
(Tại ngày 30/6/2008)
Loại TSLĐ
Đầu năm
Cuối kỳ
+/-
(đ)
So sánh
%
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng
%
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng
%
I. Tiền
2.628.743.876
2.116.424.092
(512.319.784)
1. Tiền mặt
415.235.220
1,56
1.026.081.700
1,84
610.846.480
247,11
2. Tiền gửi ngân hàng
1.564.313.696
5,87
1.090.342.392
1,95
(473.971.304)
69,70
3. Tiền đang chuyển
649.194.960
2,43
(649.194.960)
II. Các khoản phải thu
22.524.955.297
52.009.256.523
29.484.301.226
230,90
1.Phải thu của khách hàng
22.195.789.267
83,30
51.870.373.101
92,76
29.674.583.834
233,69
2.Các khoản phải thu khác
329.166.030
1,24
138.883.422
0,25
(190.282.608)
42,19
III. Hàng tồn kho
1.229.906.805
1.305.807.457
75.900.652
1. Hàng tồn kho
1.229.906.805
4,62
1.305.807.457
2,34
75.900.652
106,17
IV.Tài sản ngắn hạn khác
262.166.076
485.483.086
223.317.010
1. CP trả trước ngắn hạn
60.981.611
0,23
49.865.791
0,09
(11.115.820)
670,72
2. Thuế GTGT được khấu trừ
155.268.233
0,58
409.014.305
0,73
253.746.072
263,42
3. Thuế & các khoản phải thu khác
36.155.450
0,14
(36.155.450)
4. Tài sản ngắn hạn khác
9.760.782
0,03
26.602.990
0,04
16.842.208
272,55
Tổng cộng
26.645.772.054
100
55.916.971.158
100
26.645.772.054
4) Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu này
* Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tại thời điểm báo cáo lượng tiền của công ty là 1.026.081.700 đ tăng lên so với đầu kỳ một lượng là 610.846.480 đ tương ứng tăng 247,11% chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp có tăng lên. Trong năm 2008 DN đã chủ trương cắt giảm lượng tiền gửi ngân hàng để thanh toán tiền mua hàng hóa. Tuy nhiên ban điều hành Cty cũng cần xem xét lượng tiền của công ty để đảm bảo khả năng thanh toán, tránh rủi ro không nên có.
* Các khoản phải thu:
Đây là khoản tiền mà người thứ 3 nợ, chủ yếu là các khách hàng, thời hạn trả trên dưới 1 năm, nhiều khi dưới 3 tháng. Qua bảng phân tích cơ cấu vốn lưu động ta thấy các khoản phải thu cuối quý II năm 2008 tăng so với đầu năm là 29.484.301.226 đ tăng 230,90% so với đầu năm 2008.
Các khoản phải thu của công ty bao gồm: phải thu của khách hàng, các khoản phải thu khác. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, còn các khoản phải thu khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
+ Phải thu của khác hàng: chỉ tiêu này đầu năm 2008 đạt 51.870.373.101 đ tăng so với cuối quý 2008 là 29.674.583.834 đ. Mặc dù doanh thu tăng khá cao so với đầu năm 2008 nhưng khoản thu của khách lại tăng lên đáng kể như vậy chứng tỏ bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.
+ Thuế GTGT được khấu trừ: tính đến cuối quý II năm 2008 tăng là 409.014.305 đ tăng lên 263,42% so với đầu năm 2008.
* Hàng tồn kho: của doanh nghiệp quý II/2008 tăng75.900.652 đ tăng lên 106,17% so với đầu năm 2008.
Như vậy các khoản phải thu tăng lên quá cao tình hình thu hồi công nợ không mấy khả quan. Công ty cần tăng cường hợp tác với đối tác để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn và có tiền để quay vòng vốn nhanh và hiệu quả.
5) Nêu nguyên nhân và nhận xét về sự thay đổi cuối kỳ so với đầu năm
6) Phương hướng về việc cải thiện cơ cấu TSLĐ - VLĐ của công ty
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là điều không thể thiếu. Đặc biệt là đối với thị trường kinh doanh xăng dầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TKM QTTC ban phu trang.doc