Đề tài Nghiên cứu tính toán nhiệt trên hệ thống truyền động thủy lực của máy đào hố hai hàng

PHẦN I - MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Những năm trước đây, Việt Nam chúng ta là một nước có nền kinh tế chậm phát triển, các sản xuất trong nước chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, số lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động trong cả nước. Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mang tính thời vụ nên hiệu suất sử dụng thời gian lao động rất thấp, thông thường chỉ tập trung vào khoảng 3 đến 4 tháng trong một năm nên thời gian nhàn rỗi khá nhiều, thu nhập bình quân tính theo đầu người rất thấp. Hơn nữa sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế, không tương ứng với tỷ lệ lao động. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhà nước ta đã tập trung hơn vào đầu tư phát triển các lĩnh vực: Công nghiệp, du lịch, thương mại và dịch vụ. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Các nhà máy, các khu công nghiệp được xây dựng và thu hút được rất nhiều lao động nhàn rỗi từ nông thôn, làm giảm đáng kể số lao động phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, làm tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tuy nhiên sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên và sức lao động dồi dào nên đã thu được những kết quả vượt bậc.

Sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là một quá trình sản xuất đặc thù, nó mang tính độc lập cao, điều kiện sản xuất phức tạp, tiêu tốn nhiều sức lao động. Để nâng cao năng suất, giảm nhẹ sức lao động cho các khâu sản xuất trong sản xuất nông lâm nghiệp cần thiết phải áp dụng cơ giới hoá tổng hợp và sử dụng các phương tiện hữu ích, áp dụng các hệ thống máy móc phù hợp với từng loại sản xuất, từng mục đích công việc.

Hiện nay việc thiết kế và phát triển các loại máy phức hợp tự hành đang diễn ra hết sức sôi động trong lĩnh vực cơ khí hoá nông lâm nghiệp ở nước ta. Xu hướng thiết kế chủ yếu là bố trí các bộ phân làm việc, dẫn động cho các bộ phận làm việc chủ động trên một máy kéo vạn năng cỡ nhỏ hoặc là thiết kế các máy phức hợp chuyên biệt cho các công việc nông lâm nghiệp như gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch

Trên đa số các mẫu máy đã được công bố: Các máy làm đất, máy thu hoạch, . việc truyền động trích công suất được thực hiện bằng cơ học như truyền động xích, truyền động đai, truyền động các đăng hoặc truyền động bánh răng Nhược điểm của truyền động cơ học là việc thay đổi tỷ số truyền vô cấp chỉ có thể thực hiện trong khoảng giới hạn và yêu cầu một không gian lắp đặt cố định giữa động cơ truyền lực và bộ phận làm việc cần dẫn động.

Các nhược điểm của này có thể được cải thiện đáng kể nếu thay thế truyền động cơ học bằng một hệ thống truyền động và điều khiển thủy lực. Các hệ thống truyền động thủy lực ngày nay có mật độ công suất và độ tin cậy cao, cấu trúc hệ thống đơn giản, đặc biệt là có khả năng thiết lập một hệ thống truyền động và điều khiển bất kỳ, linh động trong không gian với các phần tử cấu trúc tiêu chuẩn .

 

docx74 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tính toán nhiệt trên hệ thống truyền động thủy lực của máy đào hố hai hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Những năm trước đây, Việt Nam chúng ta là một nước có nền kinh tế chậm phát triển, các sản xuất trong nước chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, số lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động trong cả nước. Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mang tính thời vụ nên hiệu suất sử dụng thời gian lao động rất thấp, thông thường chỉ tập trung vào khoảng 3 đến 4 tháng trong một năm nên thời gian nhàn rỗi khá nhiều, thu nhập bình quân tính theo đầu người rất thấp. Hơn nữa sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế, không tương ứng với tỷ lệ lao động. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhà nước ta đã tập trung hơn vào đầu tư phát triển các lĩnh vực: Công nghiệp, du lịch, thương mại và dịch vụ. Nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Các nhà máy, các khu công nghiệp được xây dựng và thu hút được rất nhiều lao động nhàn rỗi từ nông thôn, làm giảm đáng kể số lao động phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, làm tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên và sức lao động dồi dào nên đã thu được những kết quả vượt bậc. Sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là một quá trình sản xuất đặc thù, nó mang tính độc lập cao, điều kiện sản xuất phức tạp, tiêu tốn nhiều sức lao động. Để nâng cao năng suất, giảm nhẹ sức lao động cho các khâu sản xuất trong sản xuất nông lâm nghiệp cần thiết phải áp dụng cơ giới hoá tổng hợp và sử dụng các phương tiện hữu ích, áp dụng các hệ thống máy móc phù hợp với từng loại sản xuất, từng mục đích công việc. Hiện nay việc thiết kế và phát triển các loại máy phức hợp tự hành đang diễn ra hết sức sôi động trong lĩnh vực cơ khí hoá nông lâm nghiệp ở nước ta. Xu hướng thiết kế chủ yếu là bố trí các bộ phân làm việc, dẫn động cho các bộ phận làm việc chủ động trên một máy kéo vạn năng cỡ nhỏ hoặc là thiết kế các máy phức hợp chuyên biệt cho các công việc nông lâm nghiệp như gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch… Trên đa số các mẫu máy đã được công bố: Các máy làm đất, máy thu hoạch,…. việc truyền động trích công suất được thực hiện bằng cơ học như truyền động xích, truyền động đai, truyền động các đăng hoặc truyền động bánh răng… Nhược điểm của truyền động cơ học là việc thay đổi tỷ số truyền vô cấp chỉ có thể thực hiện trong khoảng giới hạn và yêu cầu một không gian lắp đặt cố định giữa động cơ truyền lực và bộ phận làm việc cần dẫn động. Các nhược điểm của này có thể được cải thiện đáng kể nếu thay thế truyền động cơ học bằng một hệ thống truyền động và điều khiển thủy lực. Các hệ thống truyền động thủy lực ngày nay có mật độ công suất và độ tin cậy cao, cấu trúc hệ thống đơn giản, đặc biệt là có khả năng thiết lập một hệ thống truyền động và điều khiển bất kỳ, linh động trong không gian với các phần tử cấu trúc tiêu chuẩn…. Một số kết quả bước đầu về ứng dụng truyền động thuỷ lực trong nông lâm nghiệp đã được công bố: Hệ thống truyền động trợ giúp thuỷ lực trên liên hợp máy vận chuyển nông lâm nghiệp, Liên hợp máy đào hố trồng cây.. (Một phần của nhánh đề tài cấp nhà nước KC 07-18-01). Bài báo này giới thiệu kết quả phân tích lựa chọn hệ thống mạch điều khiển và truyền động thuỷ lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của các bộ phận làm việc chủ động trên một số máy nông lâm nghiệp tự hành thường gặp. Việc chuẩn bị đất nói chung và tạo hố để trồng cây trong lâm nghiệp nói riêng là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Công việc tạo hố trước khi trồng cây trong lâm nghiệp thường được làm thủ công nên mất nhiều thời gian và năng suất thấp. Mặt khác các cây lâm nghiệp thường trồng ở những nơi có địa hình phức tạp, mặt đồi dốc và trên mặt đất cứng. Việc đào hố sẽ gây ra nhiệt ở các hệ thống, ở dầu thủy lực, nghiên cứu và tìm hiểu sự làm mát cho dầu thủy lực cũng là yếu tố để đảm bảo cho các hệ thống làm việc tốt cũng như góp phần vào làm tăng năng suất làm việc vì vậy tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tính toán nhiệt trên hệ thống truyền động thủy lực của máy đào hố hai hàng". 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu Nghiên cứu và phân tích các yếu tố trong thực tiễn hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam và ưu nhược điểm của hệ thống thuỷ lực từ đó tính toán lựa chọn hệ thống máy thuỷ lực đào hố hai hàng lắp trên máy kéo tự hành và tính toán nhiệt cho hệ thống truyền động thủy lực máy đào hố hai hàng. 1.2.1 Yêu cầu Lựa chọn loại máy phù hợp; Tính toán cân bằng nhiệt trong hệ thống truyền động thủy lực; Tính toán thiết kế hệ thống làm mát dầu thủy lực nếu cần phải làm mát; 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Xây dựng cơ sở cho việc ứng dụng truyền động thuỷ lực vào trong sản xuất nông lâm nghiệp với điều kiện thực tiễn ở nước ta. Đưa vào công tác sản xuất nông lâm nghiệp hệ thống máy đào hố hai hàng truyền động bằng thuỷ lực để tăng năng suất và hiệu quả của quá trình sản xuất. PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN LÀM VIỆC CHỦ ĐỘNG TRÊN MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH Máy làm đất Làm đất là khâu quan trọng trước tiên tốn nhiều năng lượng trong quá trình canh tác, làm đất với mục đích nâng cao độ phì nhiều của đất, tạo điều kiện thuật lợi cho cây trong sinh trưởng và phát triển tốt. Để thực hiện các yêu cầu của việc làm đất người ta dùng các loại công cụ và máy làm đất như máy cày, máy bừa, trục lăn, máy phay, bánh xe lồng đất… 1.1.1 Máy phay Các loại máy như máy cày, máy bừa, trục lăn, bánh xe lồng đất không có các bộ phận làm việc chủ động. Các bộ phận làm việc của các loại máy này là nhờ vào chuyển động của máy kéo kéo các bộ phận làm việc trên mặt đồng từ đó làm tơi xốp đất theo yêu cầu nông học của các loại cây trồng. Trong các máy làm đất chỉ có máy phay có bộ phận làm việc chủ động là trống phay. Máy phay đất có nhiều loại, có loại chuyên cho ruộng khô, có loại chuyên phay cho ruộng nước, lại có loại phay được cả trên ruộng khô và nước. Tùy theo đặc điểm, kích thước của thửa ruộng, tùy theo nguồn động lực mà có các loại máy phay cỡ nhỏ, cỡ lớn… Phay thường được liên kết động lực nhờ bộ phận treo, ngoài việc kéo phay chuyển động theo, nguồn động lực còn truyền cho các lưỡi phay quay để làm nhỏ, nhuyễn đất ở độ sâu cần thiết. Những loại máy phay trên có cấu tạo tương tự như nhau. Bộ phận làm việc của phay là các lưỡi phay. Tùy theo loại đất, yêu cầu làm đất mà lưỡi phay có hình dáng cụ thể và các kích thước khác nhau. Lưỡi phay có phần cạnh sắc và phần chuôi cạnh sắc để cắt đất, cỏ cây, đảo trộn đất hất về phía sau, còn chuôi để lắp lưỡi vào trống phay. Trục trống phay được tựa và quay vào trong 2 ổ đỡ lắp trên khung máy và được làm kín để tránh bụi đất, chuyển động của trục hoặc trống phay khi làm việc được truyền từ máy kéo đến qua trục các đăng, hộp xích hoặc bộ bánh răng. Trục phay hoặc trống phay được bọc bởi vỏ thép đủ bền ở phía trên và phía sau để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời vỏ bao, đặc biệt là phần bao phía sau còn có tác dụng chắn cục đất đập vào làm nó tơi vỡ thêm. Để đảm bảo độ sâu phay đất và điều chỉnh khi cần người ta lắp vào khung máy những tấm trượt hoặc bánh xe. Để liên kết máy phay với máy kéo, người ta sử dụng bộ phận treo – treo ba điểm ở khung máy phay, hoặc lắp trục phay ăn khớp trực tiếp với hộp truyền động như ở máy kéo Bông Sen. Nguyên tắc làm việc ở của máy phay Khi phay đất lưỡi phay đi vào đất cắt đất thành từng cục, hất về phía sau làm tơi, nhuyễn đất. Lúc đó một điểm bất kì của lưỡi phay tham gia hai chuyển động một chuyển động tịnh tiến theo máy kéo và một chuyển động quay quanh trục phay. Phân bố các lưỡi phay trên trống phải đảm bảo để những lực cản tác động lên phay tương đối ổn định nhằm đảm bảo độ bền cho lưỡi, trục phay và máy chuyển động ổn định. Muốn vậy lưỡi phay được phân bố theo đường xoắn ốc sao cho các lưỡi phay lần lượt đi vào cắt đất với những khoảng cách góc bằng nhau. Để đất không bị kẹt ở trống phay, khoảng cách góc giữa các lưỡi phay ở hai đĩa liên tiếp nhau cần đủ lớn. Khi làm việc, trống phay quay nhờ mô men được trích từ động cơ qua trục thu công suất, trục các đăng, hộp giảm tốc và xích truyền động. Tốc độ quay của trống phay phụ thuộc vào tốc độ làm việc của máy, thông thường khoảng 180 - 200 vg/p; chiều sâu phay thường khoảng 8 - 12cm; bề rộng làm việc của máy phụ thuộc vào công suất của máy kéo, thường khoảng 1,2 - 2,4m. Để tăng năng suất của máy, người ta có thể thay đổi bề rộng làm việc, tuy nhiên nếu tăng chiều dài trục phay lên quá lớn sẽ khó đảm bảo độ bền cho trục vì phay thường được kết cấu là một trục liền và sử dụng kiểu truyền động một đầu hoặc truyền động giữa trục. Hình 1.1. Sơ đồ truyền động máy phay đất 1- Trục các đăng; 2- Hộp giảm tốc; 3- Trục phay. 4- Xích truyền động, n = 180vg/p 1.1.2 Máy đào hố trồng cây Máy đào hố được sử dụng để cơ giới hoá khâu làm đất trong trồng cây lâm nghiệp. Máy được kết cấu là một trục có các cánh đào được bố trí theo đường xoắn ốc (làm việc như một mũi khoan). Máy được lắp sau máy kéo nhờ cơ cấu treo và nâng hạ thuỷ lực. Khi làm việc, trục quay nhờ mô men được trích từ động cơ qua trục thu công suất, trục các đăng, hộp giảm tốc và xích truyền động. Tốc độ quay của trục đào phụ thuộc vào tốc độ làm việc của máy, thông thường khoảng 180 - 200 vg/p, chiều sâu của hố khoảng 25 - 35 cm. Để tăng năng suất của liên hợp máy, tuỳ theo công suất của máy kéo ta có thể bố trí 2 hoặc 4 bộ phận làm việc đồng thời với khoảng cách hố khoảng 1,2 - 1,4m, khoảng cách hàng là 1,8 - 2m. Tuy nhiên, việc sử dụng các bộ truyền động cơ khí để truyền động đồng thời sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay người ta đã chế tạo thành công máy đào hố sử dụng hệ thống truyền động thuỷ lực. Trục các đăng; Hộp giảm tốc Xích truyền động; Trục vít đào, n = 180vg/p Hình 1.2. Sơ đồ truyền động máy đào hố trồng cây. Máy gieo trồng chăm sóc Các loại máy gieo trồng chăm sóc bao gồm: máy gieo hạt, máy trồng cây non, máy cấy, các loại máy bón phân, máy xới, máy phun thuốc... Trong các loại máy đó những máy như máy gieo hạt, máy trồng cây non và máy xới không có các bộ phận làm việc chủ động. Các bộ phận làm việc của máy này thường được nhận truyền động từ bánh xe máy gieo đối với máy gieo hoặc máy trồng cây non và bánh xe máy cấy đối với máy cấy. Việc truyền động như vậy đảm bảo cho lượng gieo cũng như khoảng cách các cây đối với máy trông cây non hay máy cấy đảm bảo. Các loại máy bón phân mới có những bộ phận làm việc chủ động nhận truyền động từ các nguồn động lực để thực hiện nhiệm vụ. 1.2.1 Máy bón phân a. Máy bón phân hữu cơ Máy bón phân hữu cơ thường lẫn với cỏ, rác, giữa phân với cỏ rác trộn không đều, độ ẩm phân lớn dễ bị dính bết. Các máy bón phân hữu cơ bao gồm: máy chuyển phân, máy tung phân chuồng, máy bón phân nước. Trong các loại máy này có máy tung phân chuồng là loại máy có bộ phận làm việc chủ động. Máy tung phân chuồng thường để bón lót, rải đều khắp mặt đồng, có nhiều loại máy tung phân chuồng như HT1, HT2, PΠTM-2,0. Máy tung phân chuồng PΠTM-2,0 có nhiệm vụ chở phân đã được đánh tơi và tung phân rải đều trên mặt đồng. Khi không bón phân có thể tháo bộ phận tung phía sau ra khỏi máy, thùng đựng phân sẽ trở thành chiếc romoc để vận chuyển nông sản. / Hình 1.3. Sơ đồ làm việc của máy tung phân chuồng PΠTM-2,0 1 – Thùng chứa phân; 2 – Đai ốc căng xích; 3 – Trục thụ động; 4 – Xích cung cấp; 5 – Thanh gạt; 6 – Đáy thùng; 7 – Trục chủ động; 8, 9 – Các trục tung Máy được móc sau máy kéo có trục trích công suất và lực kéo ở móc từ 0,9 ÷ 1,4 tấn. Thùng đựng phân: hình khối chữ nhật phía dưới thành thùng có khe hở để xích tay gạt đi qua đưa phân ra ngoài. Phía thành sau để trống để đặt hai trục tung phân Bộ phận cung cấp phân: có nhiêm vụ đưa phân từ trong thùng tới bộ phận tung, có cấu tạo là băng tryền xích gạt, gồm trục chủ động 7, trục thụ động 3, có ba dải xích 4 và các thanh gạt 5 nối giữa các dải xích. Nhánh làm việc nằm trên đáy thùng 6, bộ phận căng xích là ba bulông 2. Bộ phận tung phân: gồm có trục 8 và 9 là trục thép rỗng, trên trục có hàn các cánh tung phân, nghiêng so với đừng tâm trục góc 450, sao cho phân tung ra hai phía làm tăng bề rộng làm việc cho máy và độ bón đều. Trục 8 và 9 quay cùng chiều, cánh trục trên hất phân ngược về thùng làm tơi phân và làm bằng mặt phân ở cửa ra, cánh trục dưới hất phân tung xuống ruộng. Tốc độ quay của hai trục trong quá trình làm việc không đổi và bằng 180vg/phút. / Hình 1.4. Sơ đồ truyền động của máy tung phân chuồng 1- Trục các đăng; 2- Hộp giảm tốc; 3,7- Xích truyền động 4- Cơ cấu culít bánh cóc; 5- Trục xích tải; 6- Trục tung phân Hệ thống truyền động cho xích cung cấp và trục tung từ trục trích công suất của máy kéo thông qua trục các đăng, hộp giảm tốc, các bánh răng nón trụ, một nhánh xích qua xích tới trục tung, một nhánh qua cơ cấu culit bánh có tới xích cung cấp phân. b. Máy bón phân vô cơ Máy bón phân vô cơ có cấu tạo chung bao gồm các bộ phận chính sau: - Thùng đựng phân để chứa phân có sức chứa phù hợp với loại phân và mức bón. Vật liệu làm thùng có lớp sơn chống gỉ hoặc làm bằng vật liệu chống gỉ. - Bộ phận làm tơi: có tác dụng làm tơi phân trước khi đưa vào bộ phận bón. - Bộ phận bón phân gồm có các bộ phân cung cấp và tung phân, là bộ phận làm việc chính của máy, có nhiều loại, với nguyên tắc làm việc khác nhau. - Hệ thống truyền động cho bộ phận khuấy động. Bộ phận bón phân thường nhận truyền động từ bánh xe của máy kéo hoặc máy bón phân để đảm bảo mật độ bón đều, có loại nhận truyền động từ trục thu công suất của máy kéo cho lực truyền lớn, song khi máy thay đổi tốc độ sẽ ảnh hưởng tới mật độ bón. - Bộ phận điều chỉnh lượng phân bón. Bộ phận bón phân là bộ phận làm việc chính của máy tung phân cũng là bộ phận làm việc chủ động của máy. Bộ phận bón phân nhận truyền động từ bánh xe của máy kéo hoặc máy bón phân để đám bảo mật độ bón đồng đều. Có loại nhận truyền động từ trục thu công suất của máy kéo cho lực truyền lớn, song khi máy kéo thay đổi tốc độ sẽ làm ảnh hưởng tới mật độ bón. 1 - Thùng chứa phân; 2 - Đĩa cung cấp; 3 - Cửa điều chỉnh 4 - Trục tung; 5 - Tấm chắn; 6 - Tấm rung; 7 - Tấm dẫn Hình 1.5. Sơ đồ bộ phận làm việc loại trục tung Bộ phận bón phân loại trục tung, có ở các máy tung phân CTƜ2,8; CTH2,8; CTT3,0. Thùng chứa phân 1 có khoét các lỗ hình bán nguyệt thông với đĩa cung cấp 2. Thành phía trước thùng có tấm làm tơi 6. Khi làm việc sẽ dịch chuyển qua lại làm tơi phân. Đĩa cung cấp 2 một nửa thông với thùng phân, một nửa nằm ngoài đáy thùng. Khi làm việc đĩa quay cung cấp phân từ thùng ra nửa ngoài qua cửa ra phân 3. Phía trên đĩa quay cung cấp là trục tung 4. Trên trục lắp các cụm cánh tung phẳng nghiêng 450 so với trục. Tốc độ quay của trục tung được tính toán sao cho phân tung ra đập vào tấm chắn 5 mà tơi ra. Điều chỉnh mức bón bằng cách thay đổi tốc độ quay của đĩa cung cấp và độ mở của các cửa ra phân. Tốc độ quay của đĩa cung cấp phải nhỏ hơn tốc độ tự chảy của phân. / Hình 1.6. Sơ đồ bộ phận làm việc loại đĩa tung 1 – Thùng chứa phân; 2 – Xích cung cấp; 3 – Cửa điều chỉnh; 4 – Cánh dẫn; 5 – Đĩa tung Bộ phận bón phân loại đĩa tung là loại bộ phận bón phân hiện nay dùng khá phổ biến, có ở các máy PYM3; 1PMГ4; HPY0,5; PY4,0 của Liên Xô cũ. Thùng đựng phân 1 có đáy trước và sau có khe hở để xích cung cấp đi qua kéo phân ra cửa 3 theo máng dẫn 4 tới đĩa tung phân 5. Khi làm việc 2 đĩa tung quay theo chiều mũi tên, phân được văng ra ngoài nhờ lực ly tâm. Để phân văng xa hơn người ta hàn các đường gân trên đĩa. Tuy vậy, khi có đường gân phân tung ra thành nhiều hình vành khăn đông tâm do vậy độ đồng đều giảm. Để phân tung ra tơi đều người ta tính toán tốc độ quay của đĩa cung cấp phù hợp. Trong suốt quá trình tung tốc độ quay của đĩa không đổi. Để điều chỉnh lượng phân bón người ta thay đổi tốc độ xích cung cấp theo 2 cấp truyền và điều chỉnh độ mở của cửa 3 để đạt lượng phân bón theo yêu cầu. Bộ phận bón loại đĩa tung tùy mật độ đều của phân trên đồng còn hạn chế song có cấu trúc đơn giản năng suất cao nên được phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Hình 1.7. Sơ đồ truyền động máy tung phân hoá học 1.3 Máy thu hoạch 1.3.1 Máy gặt lúa Yêu cầu kỹ thuật đối với máy gặt lúa: Bộ phận cắt phải đảm bảo cắt không sót cây, không gây hao phí hạt (như cắt vào bông lúa, rơi vãi bông lúa đã cắt hoặc làm rụng hạt), cần thay đổi được chiều cao cắt dễ dàng. Guồng gạt có thể điều chỉnh được vị trí (lên cao, xuống thấp, đẩy về phía trước, đẩy về phía sau) và số vòng quay một cách dễ dàng với các trạng thái đổ tự nhiên của cây lúa. Tổng số hao phí hạt gây ra bởi máy gặt không vượt quá 2%. Ở máy gặt bó, kích thước của bó lúa phải theo một quy cách nhất định. Lúa hất xuống ruộng phải tập trung thành từng đống. Ở máy gặt hàng, lúa được xếp thành dải liên tục, bông không tiếp xúc với đất. Các bộ phận máy làm việc vững chắc, an toàn. Trang bị của máy cần tiện lợi cho người sử dụng. Cấu tạo chung nguyên tắc làm việc của các bộ phần lam việc chủ động trên máy gặt lúa: Guồng gạt Các máy gặt lúa làm việc với tốc độ tiến bình thường đều có trang bị guồng gạt. Đôi khi trên một số máy gặt cỡ nhỏ để đảm bảo gọn nhẹ có trang bị cơ cấu gạt lúa kiểu xích – tay gạt. Trên các máy gặt làm việc với tốc độ tiến cao thường không có guồng gạt. Nhiệm vụ của guồng gạt gồm: gạt lúa vào cho bộ phận cắt, giữ lúa để dao cắt và hất lúa đã cắt lên bộ phận vận chuyển lúa. Để thực hiện ba nhiệm vụ trên, guông gạt thường có các kiểu cấu trúc: Guồng gạt thông thường, các cánh gạt được lắp cố định trên các tia guồng gạt, không thay đổi độ nghiêng. Guồng gạt sai tâm, khác so với guồng gạt thông thường ở chỗ có thể thay đổi được độ nghiêng của các cánh gạt so với phương thẳng đứng, đồng thời ở mọi vị trí các cánh gạt luôn song song với nhau phụ thuộc vào trạng thái đổ của cây. Cấu trúc như thế sẽ thuận lợi khi guồng gạt làm việc với lúa đổ. Guồng gạt có cấu tạo đặc biệt, tùy theo yêu cầu công việc, đòi hỏi phải tạo nên một kiểu guồng gạt đặc biệt có góc ngiêng của cánh gạt tuân theo một quy định đã định trước. Về cấu tạo bên ngoài cũng gần giống như guồng gạt thông thường, nhưng ở một phía của guồng gạt trang bị một đường lăn cố định. Con lăn trên tay quay của thanh lắp cánh gạt chuyển động trên đường lăn. Như vậy, ở những vị trí khác nhau cánh gạt sẽ có góc nghiêng khác nhau theo yêu cầu. Bộ phận gạt cào trang bị trên máy gặt tự cào đống. Nó cũng hoàn thành những nhiệm vụ như guồng gạt nhưng nhiệm vụ thứ ba có thể thực hiện là hất lúa lên mâm chứa hoặc cào lúa từ mâm chứa xuống ruộng. Công việc cào lúa hoàn toàn tự động. Việc cào mau hay thưa tùy theo cách đặt cung răng của bộ phận điều khiển. Những đặc điểm điều chỉnh của guồng gạt, tùy theo trạng thái của cây lúa, cần thực hiện các điều chỉnh của guồng gạt cho thích hợp để guồng gạt hoàn thành nhiệm vụ của nó: Về tốc độ của guồng gạt: Vận tốc dài của một điểm trên cánh gạt phụ thuộc vào tốc độ tiến của máy. Để đảm bảo guồng gạt thực hiện tốt ba nhiệm vụ của nó thì vận tốc dài trên cánh gạt thường lớn hơn vận tốc tiến của máy. Nếu vận tốc dài của một điểm trên cánh gạt nhỏ hơn vận tốc tiến thì guồng gạt không thực hiện được nhiệm vụ gạt lúa vào bộ phận cắt; ngược lại nếu nó quá lớn so với vận tốc tiến của máy sẽ gây ra đập rụng hạt nhiều. Theo số liệu khảo nghiệm thì tỉ số giữa vận tốc dài của một điểm trên cánh gạt với vận tốc tiến của máy dao động trong khoảng:  Bộ phận cắt Nhiệm vụ của bộ phận cắt là thực hiện việc cắt cây. Hiện nay có rất nhiều kiểu bộ phận cắt. Tùy theo yêu cầu của công việc và đặc điểm cấu trúc của từng máy, người ta lắp loại bộ phận cắt cho thích hợp. Phân loại bộ phận cắt theo nguyên tắc làm việc, ta có bộ phận cắt loại có đế tựa và loại không có đế tựa (tấm kê cắt). Bộ phận cắt loại có đế tựa chia ra bộ phận cắt có răng và dao, bộ phận cắt hai dao. Cơ cấu truyền dẫn cho dao của bộ phận cắt. Để tạo nên chuyển động tịnh tiến qua lại cho dao, thường người ta dùng cơ cấu biên tay quay. Tùy theo yêu cầu và nhiệm vụ của từng loại máy mà có thể dùng cơ cấu biên tay quay phẳng hay cơ cấu biên tay quay không gian. Cơ cấu biên tay quay phẳng có cấu tạo đơn giản, đảm bảo khả năng làm việc của bộ phận cắt trong phạm vi tốc độ tiến của máy nhất định. Thường để tránh hư hỏng cho cơ cấu biên tay quay khi cắt thấp, tâm quay đặt cao hơn mặt phẳng chuyển động của dao một khoảng h, gọi là độ lệch. Cơ cấu biên tay quay không gian có cấu tạo phức tạp hơn, các chi tiết không nằm trong một mặt phẳng. Cơ cấu đệm lắc được dùng trên các máy gặt hàng; khi đó trục nhờ có đệm lắc biến thành chuyển động dao của trục dao. Trên các máy gặt đập liên hợp thường dùng cơ cấu đòn gánh. Ngoài ra trong cấu trúc máy tương lai có thể dùng cơ cấu truyền dẫn loại thủy lực, đảm bảo cho dao chuyển động êm dịu. Bộ phận chuyển lúa Nhiệm vụ của bộ phận chuyển lúa là chuyển khối lúa đã được cắt tới bàn bó (máy gặt bó) hoặc xếp thành dải lúa trên ruộng (máy gặt xếp dải). Cấu tạo chung của bộ phận chuyển lúa gồm: hai dải xích hoặc đai phẳng có lắp các thanh ngăn bằng gỗ, phía dưới lót bằng vải tẩm cao su nên lúa không bị lọt xuống khoảng giữa hai nhánh băng truyền. Trong điều kiện thu hoạch lúa ẩm thì băng truyền kiểu xích làm việc vững chắc hơn băng truyền kiểu đai phẳng. Cơ cấu truyền động cho bộ phận chuyển lúa cũng có thể thay thế bằng hệ thống truyền dẫn loại thủy lực. Trục các đăng; Xích truyền động; Cặp bánh răng côn Cơ cấu đai truyền cho bộ phận gạt và chuyển lúa Cơ cấu tay quay con trượt truyền động cho dao; Vấu đai truyền; Guồng gạt Hình 1.8. Sơ đồ truyền động của máy gặt xếp dải Một số loại máy gặt lúa thường gặp trong sản xuất * Máy gặt lúa loại treo ЖPH-4,0 do nhà máy Rôtxenmats chế tạo, treo đằng trước máy kéo xích дT-54A (có hệ thống nâng hạ thủy lực) do đó có khả năng vận động tốt. Máy có thể dùng để gặt lúa xếp thành dải trên ruộng và cũng có thể gặt một số loại cây trồng khác. Truyền động cho các bộ phận làm việc của máy nhờ trục thu công suất của máy kéo. Điểu khiển máy gặt cần một công nhân. Các bộ phận chính của máy gặt: guồng gạt, bộ phận cắt, bộ phận chuyển lúa... Guồng gạt thuộc loại sai tâm 5 cánh. Số vòng quay của guồng gạt thay đổi trong khoảng 20 ÷ 50v/ph. Trục guồng gạt làm bằng thép ống, các chi tiết khác làm bằng tôn, gỗ do đó nhẹ mà vẫn đảm bảo độ vững chắc của guồng gạt. Bộ phận cắt loại hai dao, một dao cố định, một dao chuyển động. Truyền chuyển động cho dao nhờ cơ cấu biên tay quay, đòn gánh. Bộ phận chuyển lúa là một băng chuyền bằng vải tấm cao su lắp trên hai dải xích ống bạc con lăn. Trên mặt phẳng lắp các thanh gỗ ngang để tăng khả năng di chuyển lúa của băng. Để thuận tiện khi căn băng chuyền, trên máy trang bị cơ cấu căng băng chuyền bằng con lăn và đây cáp. *Máy gặt lúa loại móc có giá đỡ ЖP-4,9 là máy gặt lúa loại móc có giá đỡ gồm 2 phần chính: phần gặt và phương tiện để vận chuyển. Phần gặt của máy chính là phân gặt của máy gặt đập liên hợp C-6 gồm có guồng gạt, bộ phận cắt, băng chuyền lúa lớn và nhỏ, mâm chứa... Guồng gặt của máy thuộc loại thông thường sáu cạnh bằng gỗ cấu tạo đơn giản. Số vòng quay của guồng gạt thường dùng trong khoảng 26÷28v/ph. Thay đổi số vòng quay guồng gạt bằng cánh thay đổi đĩa xích. Thay đổi vị trí guồng gạt bằng tay trước khi làm việc. Máy đập lúa dọc trục 1 - Guồng gạt; 2,6 - Đai truyền động; 3 - Quạt gió 4,5 - Cơ cấu sàng lắc; 7 - Trống đập Hình 1.9. Sơ đồ truyền động của máy đập lúa dọc trục. Là loại máy được sử dụng để tách hạt thóc ra khỏi bông. Do yêu cầu độ chính xác về tốc độ quay không lớn nên máy sử dụng chủ yếu các bộ truyền động đai thang. Máy thường được đặt trên giá di động và liên kết với một động cơ đốt trong. Sàng phân loại được chuyển động nhờ cơ cấu biến đổi chuyển động tay quay con trượt. Năng suất làm việc của máy phụ thuộc vào tốc độ quay của trống và khe hở giữa răng trống và máng đập, tuy nhiên các thống số này nếu thay đổi thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đập... 1.3.3 Máy gặt đập liên hợp Để thu hoạch lúa chúng ta có nhiều phương pháp. Phương pháp thu hoạch một giai đoạn trong điều kiện cụ thể cho hiệu quả kinh tế khá cao. Để phục vụ cho phương pháp này người ta dùng máy gặt đập liên hợp. Trong quá trình làm việc, máy gặt đập liên hợp sẽ hoàn thành các nhiệm vụ: gặt, thu gom các cây đã gặt, chuyển chúng tới bộ phận đập, làm sạch hỗn hợp hạt thu được, rơm và các tạp chất xả xuống ruộng thành từng đống. Trong khi máy đang làm việc, hạt sẽ được chuyển ra các phương tiện vận chuyển chạy bên cạnh máy. Khi thu hoạch bằng phương pháp hai giai đoạn, bộ phận cắt được che đi và thay vào đó là bộ phận thu thập dải lúa được cắt bằng máy gặt xếp dải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiên cứu tính toán nhiệt trên hệ thống truyền động thủy lực của máy đào hố hai hàng.docx
Tài liệu liên quan