MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I. Tổng quan vềhiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây
dựng bản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên
I.1. Tổng quan vềquy hoạch môi trường
I.2. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồhiện trạng tài
nguyên thiên nhiên trên thếgiới
I.3. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồhiện trạng tài
nguyên thiên nhiên ởViệt Nam
Chương II. Cơsởkhoa học và quy trình công nghệ ứng dụng viễn thám
và GIS thành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên
II.1. Các phương pháp nghiên cứu và kỹthuật sửdụng
II.2. Cơsởkhoa học ứng dụng công nghệviễn thám và GIS xây dựng bản đồ
hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
II.3. Nghiên cứu mối liên hệgiữa chỉsốthực vật của ảnh vệtinh (NDVI) với
hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
II.4. Xây dựng hệphân loại của bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên
(khu vực thửnghiệm)
II.5. Quy trình công nghệthành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên
nhiên trên cơsở ứng dụng viễn thám và GIS
Chương III. Thửnghiệm thành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên
thiên nhiên trong phạm vi Thành phốHải Phòng
III.1. Các điều kiện tựnhiên, kinh tế- xã hội của Thành phốHải Phòng
III.2. Hiện trạng thông tin tưliệu
III.3. Xửlý ảnh viễn thám
III.4. Thành lập bản đồnền
III.5. Điều vẽ ảnh viễn thám
III.6. Thiết kếcơsởdữliệu
III.7. Thành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tỉlệ1:100000
khu vực thửnghiệm
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
330 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác qui hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu cũng như sau khi CSDL đề tài được hoàn thành. Dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính có thể cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung theo nhiều cách khác nhau. Với công cụ
ArcGIS, kết hợp với Excel có thể dễ dàng thực hiện công việc này.
Dữ liệu thuộc tính có thể được nhập từ nhiều nguồn dữ liệu ở các định dạng
khác nhau như MS Excel (*.xls), dBase (*.dbf). Sử dụng các module tích hợp trong
ArcGIS để thực hiện cập nhật dữ liệu thuộc tính: Join, Relate hoặc viết thêm đoạn mã
(VBA script). Trong quá trình thực hiện cập nhật, cần sử dụng kết hợp các công cụ
này.
Các nội dung thực hiện của công đoạn biên tập bản đồ trong ArcGIS với các
nhóm thông tin dữ liệu trong CSDL GIS:
- Tất cả các lớp thông tin dữ liệu được chuyển về định dạng của phần mềm
ArcGIS lưu trữ ở định dạng Geodatabase. Chiết xuất từ các nguồn dữ liệu khác thành
141
các lớp thông tin bản đồ theo bản thiết kế CSDL GIS của đề tài bằng phần mềm
ArcGIS.
- Xây dựng bảng thuộc tính dạng dBase hoặc MS Excel, liên kết dữ liệu thuộc
tính với dữ liệu không gian cho từng lớp thông tin bản đồ căn cứ theo bảng thiết kế
CSDL GIS. Trong quá trình cập nhật dữ liệu vào CSDL, một số lỗi về mặt dữ liệu như
về đồ họa, về liên kết dữ liệu không gian - thuộc tính có thể được phát hiện và cần
thiết phải sửa chữa.
- Thiết kế về mặt hiển thị đồ hoạ cho từng lớp thông tin bản đồ: chú giải, phân
loại, màu sắc, kiểu kí hiệu, ghi chú...
- Thiết kế, xây dựng layout, biên tập phục vụ in bản đồ theo yêu cầu các sản
phẩm đầu ra.
III.7. Thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tỉ lệ 1:100000
khu vực thử nghiệm
III.7.1. Bản đồ các hệ sinh thái
Vị trí phân bố, đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu, cùng với những tác động
mạnh mẽ của con người đã tạo nên tính đa dạng, phong phú về sự phân bố cũng như
thành phần các hệ sinh thái của Hải Phòng. Với đặc trưng là Vườn Quốc gia Cát Bà-
Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nơi có hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước rất
phong phú về thành phần, có tính đa dạng sinh học cao và rất nhạy cảm với sự biến đổi
của môi trường. Ngoài ra với thềm lục địa nông và rộng, hệ sinh thái vùng triều Hải
Phòng cũng là mối quan tâm rất lớn của công tác quy hoạch môi trường. Phần lớn diện
tích đất tự nhiên là đồng bằng ven biển, nên hệ sinh thái nhân tác trên cạn ở đây không
chỉ đa dạng về thành phần, mà còn chiếm ưu thế về diện tích phân bố và có đặc tính là
luôn biến đổi, đặc biệt quanh khu vực đô thị và dân cư có mật độ cao, do nhu cầu phát
triển kinh tế hiện nay. Hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ
hay các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản tập trung đã và đang được xây dựng là
những định hướng phát triển kinh tế của Hải Phòng, đồng thời cũng chính là những tác
động mạnh mẽ đến môi trường, đến sự tồn tại của các hệ sinh thái.
Sự tương tác nhiều chiều của quần xã sinh vật với nhau và với môi trường là
những hoạt động tự nhiên để duy trì và cân bằng hệ sinh thái. Nhưng cũng chính vì
vậy mà các hệ sinh thái không ổn định, luôn biến đổi, nhất là trên vùng đất cửa biển,
đầu mối giao thông thủy quan trọng, mà đã được con người quan tâm đến cách đây
142
trên 6.000 năm như Hải Phòng. Đây là những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có
những yếu tố khó khăn cho việc xác định các đối tượng trong hệ sinh thái để đánh giá
hiện trạng phân bố tài nguyên thiên nhiên của Hải Phòng. Có thể minh họa vấn đề này
qua sự phân bố của các đối tượng trong hệ sinh thái nước lợ (cửa sông) trên bản đồ,
mặc dù vẫn lý giải được sự phân bố tưởng chừng như bất hợp lý đó. Bởi vì Hải Phòng
là vùng đất mà phần lớn được hình thành do nguốn gốc sông –biển, nên các dòng sông
của Hải Phòng vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của thủy triều và đã hình thành nên những
vùng đất, bãi ngập nước lợ mặn sâu trong nội địa, tạo nên sự phân bố xen kẽ của các
đối tượng thuộc các hệ sinh thái khác nhau.
III.7.2. Bản đồ hiện trạng mạng lưới thuỷ văn
Chiếm phần lớn diện tích phân bố của các yếu tố thủy văn nội địa khu vực Hải
Phòng là các dòng chảy bề mặt, với mật độ dày đặc khoảng từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km2,
đây là điều kiện thuận lợi cho ảnh hưởng của biển vào sâu trên diện rộng. Phần lớn
sông ngòi đều là các chi lưu của sông Thái Bình, và đều chảy theo hướng chính Tây
Bắc-Đông Nam, đổ ra vịnh Bắc Bộ như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn Úc, Lạch
Tray, Đa Độ... mở ra biển bằng 5 cửa sông chính là Nam Triệu, cửa Cấm, Lạch Tray,
Văn Úc. Các chi lưu này lưu thông với nhau bằng hệ thống sông, ngòi và kênh, mương
thủy lợi nhỏ, nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước sinh
hoạt và sản xuất cho cả vùng. Nhìn chung dòng chảy tự nhiên trên khu vực có độ uốn
khúc lớn, tiết diện lòng sông không đều, bãi sông rộng, phù sa bồi đắp ngày càng
nhiều. Càng gần cửa sông, lòng sông càng mở rộng, nhưng hai bờ vẫn được bồi đắp
hàng năm, nên đôi chỗ hình thành các doi, bãi hay cồn cát và mở rộng thêm đất đai
Hải Phòng hướng ra biển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số vùng cửa sông
lắng đọng phù sa có chiều hướng bị thu hẹp, gây khó khăn cho giao thông thủy và thay
đổi cấu trúc dòng chảy sông. Các sông lớn có cửa trực tiếp đổ ra biển đều chịu ảnh
hưởng hai chế độ dòng chảy của thượng nguồn và thủy triều vịnh Bắc Bộ, hình thành
nên hai bên bờ những dải đất ngập nước lợ mặn tiến sâu vào lục địa. Sự biến đổi
thường xuyên của dòng chảy làm thay đổi thường xuyên diện tích đất đai Hải Phòng,
là những tác động không nhỏ đến môi trường sống của quần xã sinh vật ở đây. Vậy
nên nắm bắt được những quy luật biến đổi này là việc rất quan trọng trong công tác
quy hoạch môi trường. Vấn đề này chỉ có thể thực hiện được khi có những tư liệu hiện
143
trạng chính xác, mà các tư liệu viễn thám đa thời gian có thể cung cấp được những
thông tin đáng giá này.
Hệ thống hồ, ao của Hải Phòng phần lớn có diện tích nhỏ và phân bố không
đều, rải rác trong các khu dân cư, tập trung ở vùng phía Bắc huyện Thủy Nguyên hay
khu vực nội thành của thành phố. Nhưng các vùng đất trũng ngập nước ven sông, ven
biển lại chiếm diện tích đáng kể, những vùng đất này đã và đang biến đổi từng ngày do
được khai thác để nuôi trồng thủy sản, trồng cói hay trồng lúa một vụ.
Ngoài nguồn nước mặt có thể xác định trên tư liệu viễn thám, Hải Phòng còn có
nguồn nước khoáng và nước ngầm tương đối phong phú, những nguồn nước khoáng ở
Tiên Lãng và trên đảo Cát Bà được đánh giá có chất lượng tốt, là một trong những yếu
tố giúp cho ngành du lịch phát triển mạnh ở đây.
III.7.3. Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất
Hải Phòng có diện tích không lớn nhưng lại là vùng đất phong phú, đa dạng về
hình thái, mà chủ yếu là miền đồng bằng nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đổ
ra biển, nhưng vẫn còn sót lại rải rác trong lãnh thổ và tập trung ở phía Bắc là những
ngọn núi đá vôi và đồi sót. Mạng lưới sông ngòi dày đặc chảy theo hướng của địa hình
và đổ ra biển với nhiều cửa sông lớn. Thềm biển nông rộng có nhiều đảo, tập trung ở
phía Đông bao quanh đảo chính Cát Bà...Là một vùng đất nhiều tiềm năng, nên đất đai
Hải Phòng đã được khai thác triệt để, chỉ còn một vài nơi được khoanh vùng lại để bảo
vệ nên vẫn giữ được hình ảnh của tự nhiên mà thôi. Sự tương tác giữa sông, biển, đất,
trời ...chính là điều kiện khiến cho Hải Phòng có các đối tượng bề mặt đất phong phú,
đa dạng như vậy.
Nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, nên
Hải Phòng được quan tâm và phát triển tương đối toàn diện, có nhiều khu công nghiệp,
thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo dục, y tế ...đứng thứ tư
trên cả nước về đóng góp ngân sách quốc gia. Phía Bắc thành phố Hải phòng là những
ngọn núi đá vôi đã và đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng hay các đồi
thấp phủ lớp thực bì mỏng bởi rừng trồng, cây ăn quả, cỏ bụi hay một số loại cây trồng
hàng năm như sắn, ngô, khoai...Dưới chân đồi và mở rộng ra về phía nam Hải Phòng
là những vùng trồng lúa màu chuyên canh hay xen vụ. Khắp nơi trên khu vực trừ
những vùng núi cao hoặc bãi lầy ven biển là những cụm dân cư được che phủ dưới tán
cây xanh như tre, xoan, nhãn, mít, bưởi, ... men theo bờ sông, suối, kênh, mương, ven
144
đê, đường hay trên những gò đất cao giữa đồng bằng...tạo nên hình ảnh dân cư đông
đúc, xóm làng trù phú. Trên vùng đất bãi bồi cửa sông ven biển là những bãi bùn lầy
đã được khai thác từ lâu đời có lớp phủ thực vật rừng ngập mặn, vùng trồng cói hay
ruộng ao nuôi trồng thuỷ sản, ruộng muối...Mảng xanh lá cây xẫm nổi bật trên tổ hợp
ảnh tự nhiên hay đỏ thẫm trên tổ hợp màu giả chỉ còn lại phần lớn trên đảo Cát Bà, là
hình ảnh của khu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi-Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Thực trạng lớp phủ bề mặt thành phố Hải Phòng được chiết tách từ tư liệu ảnh
viễn thám, là các lớp thông tin lưu dữ trong CSDL và thể hiện trên bản đồ cùng với
bảng thống kê số liệu diện tích, là những thông tin đánh giá hiện trạng lớp phủ bề mặt
đất khách quan nhất, bổ trợ cho công tác quy hoạch bảo vệ môi trường của thành phố.
III.7.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Từ kết quả của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành lập bằng phương pháp ứng
dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã tính diện tích của từng loại hình sử dụng khu
vực Thành phố Hải phòng năm 2008 như sau:
Bảng 21: Thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất khu vực Hải Phòng năm 2008
STT Nội dung Mã loại
Diện tích
(ha)
1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 17718.01
2 Đất an ninh CAN 11.43
3 Đất có mục đích công cộng CCC 12.75
4 Đất quốc phòng CQP 376.07
5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1941.13
6 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 24.34
7 Đất chợ DCH 273.02
8 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 160.79
9 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 31.35
10 Đất giao thông DGT 357.87
11 Đất công trình năng lượng DNL 14.01
12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 11.75
13 Đất thuỷ lợi DTL 480.95
14 Đất cơ sở văn hóa DVH 139.03
15 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1925.17
16 Đất trồng cói kết hợp nuôi thuỷ sản HNK+TSL 322.42
17 Đất làm muối LMU 378.11
18 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 17.23
145
19 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 623.65
20 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 52794.27
21 Đất trồng lúa kết hợp nuôi thuỷ sản LUC+TSN 1135.92
22 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 5389.75
23 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 27.53
24 Núi đá không có rừng cây NCS 694.09
25 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 57.02
26 Đất ở tại đô thị ODT 4944.16
27 Đất ở tại nông thôn ONT 20511.55
28 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1442.97
29 Đất trồng rừng đặc dụng RDM 18.81
30 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 9416.03
31 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 643.53
32 Rừng ngập mặn kết hợp nuôi thuỷ sản RNM+TSL 2378.47
33 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK 145.02
34 Đất trồng rừng phòng hộ RPM 74.49
35 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 7245.4
36 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 2949.24
37 Đất có rừng trồng sản xuất RST 43.02
38 Đất khu công nghiệp SKK 1952.9
39 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 6716.44
40 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn TSL 12694.57
41 Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 4961.9
Tổng 161056.16
Bảng 22: Thống kê cơ cấu một số loại hình sử dụng đất khu vực Hải Phòng
năm 2005-2008
STT Loại đất Diện tích 2005
(ha)
Diện tích
2008 (ha)
1 Đất trồng lúa 48771 52794
2 Đất nông nghiệp khác 37912 9414
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 11317 17656
4 Đất lâm nghiệp 21609 22914
5 Đất khu công nghiệp 1106 1953
6 Đất ở 12229 25455
7 Các loại đất khác 18994 30870
Tổng 151938 161056
146
Biểu đồ 1: Cơ cấu một số loại hình sử dụng đất khu vực Hải Phòng
năm 2005
(Nguồn từ Vụ Đăng ký Thống kê – Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Biểu đồ 2. Cơ cấu một số loại hình sử dụng đất khu vực Hải phòng năm
2008
147
Biểu đồ 3: Biến động một số loại hình sử dụng đất khu vực Hải Phòng
năm 2005-2008:
III.7.5. Bản đồ hiện trạng phân bố các vùng đất ngập nước
Là một trong những tỉnh duyên hải ven vịnh Bắc Bộ, với thềm lục địa nông,
rộng có phân bố nhiều đảo và phần lục địa luôn chịu sự tương tác mạnh mẽ của sông
và biển, nên hệ sinh thái ĐNN Hải Phòng rất đa dạng từ ao, hồ, kênh rạch, sông suối
hay những đồng cói, ruộng lúa ngập nước thường xuyên... đến những khu rừng ngập
mặn, vùng nuôi trồng thuỷ sản trên đất bãi bồi cửa sông, ven biển, hay các bãi đá, bãi
cát ven bờ; bãi cỏ biển, rạn san hô trên thềm biển nông ven bờ đảo... Khắp mọi nơi từ
vùng núi đá vôi trên đảo Cát Bà đến đồng bằng nằm sâu trong nội địa đều hiện hữu
cảnh quan đất ngập nước. Đất ngập nước Hải Phòng là vùng có năng suất sinh học cao,
đặc biệt nhiều nơi đã mang lại giá trị rất lớn không những về cảnh quan du lịch mà còn
là nơi bảo tồn thiên nhiên và các nguồn gen…như khu bảo tồn biển thuộc Vườn Quốc
gia Cát Bà, khu bảo tồn đất ngập nước Thuỷ Nguyên, cửa sông Văn Úc, cửa sông Thái
Bình, đã cung cấp cho Hải Phòng nhiều loại sản phẩm lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ
sản có giá trị; Sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ là nguồn cung cấp nước chính dùng cho
sinh hoạt-sản xuất của thành phố...; Những cánh đồng lúa hay ruộng, ao nuôi trồng
thuỷ sản là nguồn lương thực và thực phẩm chủ yếu, không chỉ cung cấp cho người
dân Hải Phòng mà còn đáp ứng nhu cầu cho các tỉnh lân cận và một phần cho công
nghiệp chế biến, xuất khẩu; Những khu rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng tuy không
148
có trữ lượng lớn như rừng Sát-Cần Giờ hay rừng ngập mặn Năm Căn-Ngọc Hiển,
nhưng vẫn đảm nhiệm được chức năng bảo vệ môi trường, ổn định khí hậu, chắn sóng
gió bảo vệ bờ biển, bờ sông khỏi bị xói lở, góp phần cố định và mở rộng bãi bồi cửa
sông, ven biển nơi đây.
III.7.6. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng
Tài nguyên rừng Hải Phòng có trữ lượng không lớn, nhưng phân bố trên nhiều
khu vực có điều kiện địa lý khác nhau nên tương đối phong phú, đa dạng về thành
phần và giống loài: Trên bãi bồi cửa sông, ven biển- môi trường sống của các loài cây
ưa lợ mặn như Đâng, Vẹt dù, Mắm, Sú, Giá… là đặc trưng thành phần loài của rừng
ngập mặn tự nhiên, phân bố chủ yếu ven bờ biển quần đảo Cát Bà; hay Trang, Bần là
đặc trưng cho rừng trồng ngập nước lợ, mặn vùng cửa sông, ven biển lục địa như Thủy
Nguyên, An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng; Trên các đồi núi đất sót lại, rải rác trong nội
địa với thành phần đặc trưng là thông, phi lao, bạch đàn, keo của rừng cây trồng thứ
sinh; Trên vùng núi đá vôi, ngoài trảng cỏ, cây bụi lúp xúp bao phủ lên những ngọn
núi còn sót lại trong nội địa hay trên các đảo nhỏ ven bờ, lại là điểm đặc biệt của tài
nguyên rừng Hải Phòng. Đó là đảo chính Cát Bà-khu Dự trữ sinh quyển thế giới với
đặc trưng của rừng kín tự nhiên cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, có thảm thực
vật đa dạng và phong phú. Diện tích rừng khoảng 17.300 ha-12.475 ha, trong đó có
khoảng 580 ha rừng nguyên sinh như rừng nhiệt đới Amazôn thu nhỏ, trong rừng có
nhiều loại cây gỗ quí hiếm được xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dược
liệu được giới y học trong và ngoài nước quan tâm. Đây là môi trường sống của nhiều
loài động vật như các loại chim hoạ mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én... các
loài thú quí như khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc
bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú
quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà.
Các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng được phân tích và tổng
hợp từ nhiều nguồn tài liệu, trong đó tư liệu ảnh viễn thám là tư liệu sử dụng chính...,
ngoài ra dựa vào các thông tin mô tả, các tài liệu bản đồ hiện có và kiểm tra khảo sát
ngoại nghiệp đã khoanh vạch lại ranh giới phân chia các loại rừng theo hệ phân loại
của bản đồ. Các lớp thông tin lưu dữ trong CSDL và thể hiện trên bản đồ cùng với các
thông số thống kê diện tích là những thông tin đánh giá khách quan nhất, bổ trợ cho
công tác quy hoạch bảo vệ môi trường của thành phố.
149
III.7.7. Bản đồ hiện trạng phân bố các vùng nuôi trồng thuỷ sản
Hải Phòng là vùng đất đầy tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhờ
điều kiện địa lý thuận lợi như mạng lưới sông ngòi dày đặc, thông với biển bằng nhiều
cửa sông, các dòng sông chịu nhiều ảnh hưởng của thủy triều do địa hình tương đối
bằng phẳng, tạo nên một vùng cửa sông tiến sâu vào nội địa và mở rộng ra biển, vùng
triều thoải mở rộng có nhiều cồn, bãi triều cao với xu hướng bồi tụ rõ rệt.
Theo thông số có được trên bản đồ, toàn thành phố có trên 10.500 ha nuôi trồng
thuỷ sản, trong đó gần 7.000 ha nuôi tôm, nuôi cua.... Diện tích nuôi trồng thuỷ sản
phân bố tập trung thành những mảng lớn trên các bãi bồi ven biển từ Cát Hải đến Bắc
Đồ Sơn và tiếp theo là vùng nuôi trồng thuỷ sản trên bãi bồi hai bên cửa sông Văn Úc
thuộc địa phận các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng, cũng như trên bãi bồi ven biển huyện
Tiên Hưng. Ngoài ra các vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt trên các vùng
đất trũng ngập nước ven sông cũng đã bắt đầu hình thành và ngày càng mở rộng với
thành phần loài chủ yếu là cá. Nguồn lợi thủy sản nước mặn ở đây phong phú về giống
loài và có trữ lượng lớn hơn so với nguồn lợi thủy sản nước ngọt
Cũng như các bản đồ khác, các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng phân bố các
vùng nuôi trồng thủy sản được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, trong đó
tư liệu ảnh viễn thám được sử dụng chính để xác định các vùng nuôi trồng thủy sản,
dân cư, và các vùng đất có khả năng nuôi trồng thủy sản khác như bãi bồi chưa sử
dụng, ruộng trũng....
III.7.8. Bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch
Điều kiện tự nhiên thuận lợi và lịch sử phát triển lâu đời đã tạo cho Hải Phòng
nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng, phong phú và đa dạng cả tự nhiên cũng như
nhân văn. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Hải Phòng được xác định là
một vị trí quan trọng, là một trong 5 trung tâm du lịch lớn của quốc gia và thực tế các
tuyến du lịch quốc gia đã được hình thành là: Hà Nội - Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long;
bốn hành lang phát triển du lịch nối các đô thị lớn vùng biển là: Hà Nội - Hải Phòng;
Trong hệ thống các tuyến du lịch quốc gia, Hải Phòng luôn giữ vị trí quan trọng của
cửa nút đồng thời cũng là điểm trung chuyển trên các tuyến du lịch ven biển Bắc bộ.
Hải Phòng còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du
lịch của cả nước, có lợi thế so sánh với các tỉnh phía Bắc. Hải Phòng là nơi hội tụ
nhiều yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện thuận lợi
150
để xây dựng các khu công nghiệp thương mại và dịch vụ du lịch gắn liền với cảng biển
quốc gia. Hải Phòng có vị trí rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư, Hải Phòng có cảng biển,
rừng nguyên sinh, khu sinh quyển thế giới, có nền văn hoá hội tụ của nhiều tập quán
văn hoá trong cả nước, có nhiều lễ hội độc đáo do vậy du lịch Hải Phòng luôn luôn giữ
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Sau quá trình thực hiện đề tài thu được các kết quả sau:
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS, mối liên
hệ giữa chỉ số thực vật của ảnh vệ tinh (NDVI) với hiện trạng tài nguyên thiên nhiên,
xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
2. Nghiên cứu xây dựng bản đồ các hệ sinh thái, hiện trạng mạng lưới thuỷ
văn, hiện trạng lớp phủ mặt đất, hiện trạng phân bố các vùng đất ngập nước, hiện trạng
lớp phủ rừng, hiện trạng phân bố các vùng nuôi trồng thuỷ sản, hiện trạng tài nguyên
du lịch.
3. Xây dựng quy trình công nghệ thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên
thiên nhiên trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS.
4. Kết quả sản xuất thử nghiệm ở khu vực Thành phố Hải Phòng bao gồm:
+ Xử lý ảnh, phân loại các đối tượng trên ảnh viễn thám, thành lập bình đồ ảnh
viễn thám Aster và SPOT5 tỉ lệ 1:100 000 phục vụ thành lập các bản đồ hiện trạng tài
nguyên thiên nhiên.
+ Xây dựng hệ phân loại cho các bản đồ đã lựa chọn để thành lập trong bộ bản
đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Xây dựng bộ khóa ảnh vệ tinh SPOT5 phục vụ cho thành lập bộ bản đồ hiện
trạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Xây dựng thư viện các kí hiệu trong môi trường ArcGIS phục vụ cho các bản
đồ cần thành lập trong bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên.
+ Xây dựng CSDL chuyên đề phục vụ cho thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài
nguyên thiên nhiên.
+ Thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tỉ lệ 1:100 000 bao
gồm các bản đồ sau: bản đồ các hệ sinh thái, bản đồ hiện trạng mạng lưới thuỷ văn,
bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng
phân bố các vùng đất ngập nước, bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng, bản đồ hiện trạng
phân bố các vùng nuôi trồng thuỷ sản, bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch.
5. Quá trình thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên theo quy trình công nghệ
ứng dụng ảnh vệ tinh và GIS chủ yếu được xử lý nội nghiệp và quá trình kiểm tra
ngoại nghiệp đã khẳng định hiệu quả của phương pháp này. Hơn nữa việc xử lý tổng
151
hợp các thông tin cùng một lúc và phân tách các lớp thông tin bản đồ nhờ sự hỗ trợ của
các chương trình nhỏ trên máy tính đã tăng độ chính xác, tính chỉnh hợp của thông tin
mà các phương pháp thành lập bản đồ trước đây mất nhiều thời gian để kiểm tra và
chỉnh hợp. Qua đó cho thấy việc giảm bớt thời gian và kinh phí ngoại nghiệp, thời gian
sửa chữa, chỉnh hợp nội dung các bản đồ so với các phương pháp truyền thống trước
đây là kết quả có giá trị cao về hiệu quả kinh tế của phương pháp thành lập bản đồ này.
Các bản đồ chuyên đề được thành lập đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
+ Các bản đồ hiện trạng được thành lập ở tỷ lệ 1:100 000, hệ tọa độ VN-2000
(lưới chiếu UTM, Elipxoid WGS-84, múi chiếu 60, kinh tuyến trục 1050).
+ Độ chính xác về hình học: lấy tương đương theo quy định của bản đồ nền ở
cùng tỷ lệ.
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ nền ≤ ±0,3mm tính
theo tỷ lệ bản đồ nền (tương đương 30m trên thực tế với tỷ lệ bản đồ 1: 100 000).
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ nền ≤ ±0,2mm tính theo tỷ
lệ bản đồ nền (tương đương 20m trên thực tế với tỷ lệ bản đồ 1: 100 000).
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng tài nguyên thiên
nhiên sang bản đồ nền không vượt quá ±0,7mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền (tương
đương 70m trên thực tế với tỷ lệ bản đồ 1: 100 000).
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
sang bản đồ nền không được vượt quá ±0,5mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền (tương
đương 50m trên thực tế với tỷ lệ bản đồ 1: 100 000).
+ Mức độ chi tiết về nội dung bản đồ:
- Về hình học các yếu tố nội dung chuyên môn được thể hiện với diện tích nhỏ
nhất từ 0,5-9mm2 tùy theo từng đối tượng.
- Về định tính thể hiện theo quy định hệ phân loại của bản đồ.
- Thể hiện trên bản đồ nền sông, kênh 1 nét khi có chiều dài là ≥2.000m (tương
đương 20mm trên bản đồ) và thể hiện trên bản đồ hiện trạng Mạng lưới thuỷ văn khi
có chiều dài là ≥1.000m (tương đương 10mm trên bản đồ).
- Sông, kênh có hai đường bờ cách nhau ≥50m (tương đương 0,5mm trên bản
đồ) được thể hiện dạng vùng (2 nét).
- Thể hiện trên bản đồ nền hồ, ao tự nhiên và nhân tạo có diện tích mặt nước
≥20.000m2 (tương đương 2mm2 trên bản đồ) và thể hiện trên bản đồ hiện trạng Mạng
lưới thuỷ văn có diện tích mặt nước ≥10.000m2 (tương đương 1mm2 trên bản đồ).
- Thể hiện các đảo, bãi bồi, doi cát trong lòng sông hồ, biển có diện tích
≥5.000m2 (tương đương 0,5mm2 trên bản đồ).
152
- Ranh giới các yếu tố nội dung được lấy trùng với đường ô tô nhựa và cấp phối
khi có khoảng cách ≤ 100m; được lấy trùng với đường bờ nước và các yếu tố nền dạng
đường khác khi có khoảng cách ≤ 50m.
- Các khu vực có các yếu tố nội dung quan trọng sẽ thể hiện các đường có chiều
dài ≥2.000m (tương đương 20mm trên bản đồ) và có thể lấy đến cấp đường mòn, các
khu vực khác chỉ thể hiện các đường có chiều dài ≥3.000m (tương đương 30mm trên
bản đồ) và lấy bỏ cấp đường sao cho hệ thống đường liên tục và đến được những vị trí
cần thiết với nội dung bản đồ.
- Thể hiện các yếu tố nội dung chuyên môn dạng vùng của các bản đồ khi có
diện tích ≥90.000m2 (tương đương 9mm2 trên bản đồ).
+ Các bản đồ chuyên đề đã thành lập đều đạt yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc
thành lập bản đồ chuyên đề ở tỷ lệ tương đương (cụ thể là bản đồ hiện trạng sử dụng
đất) do Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành.
Trong quá trình thực hiện đề tài các tác giả đã gặp phải những điểm thuận lợi
như có nhiều loại tư liệu viễn thám khác nhau để có thể tham khảo và hỗ trợ công tác
suy giải ảnh vệ tinh như SPOT (2,4,5), ASTER, LANDSAT TM, AVNIR. và có đội
ngũ cán bộ thực hiện đề tài là các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác ứng dụng
viễn thám và GIS xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau phục vụ công tác bảo vệ
môi trường.
Đã có các khó khăn như sau:
+ Khuôn dạng một số dữ liệu, tài liệu tham k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7024R.pdf