MỤCLỤC
CHƯƠNG 1 .1
1. MỞ ĐẦU.1
1.1. TÍNHCẤP THIẾTCỦA ĐỀ TÀI .1
1.2. TÍNHMỚICỦA ĐỀ TÀI.4
1.3. MỤC TIÊUCỦA ĐỀ TÀI .4
1.4. CÁCNỘI DUNG THỰC HIỆN .4
CHƯƠNG 2 .6
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.6
2.1. CÁC MÔ HÌNH CHẤTLƯỢNGNƯỚC .6
2.2. XỬ LÝDỮ LIỆU KHÔNG GIAN VÀVẤN ĐỀ LIÊN QUAN . 12
2.3. CÔNG NGHỆ LIÊNKẾT MÔ HÌNH MÔI TRƯỜNGVỚI GIS . 17
2.4. TÍCHHỢPDỮ LIỆU KHÔNG GIANVỚI MÔ HÌNH QUAL2K . 27
CHƯƠNG 3 . 31
3. ĐỐITƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 31
3.1. TỔNG QUANVỀ ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN HUYỆNCẦN ĐƯỚC. 31
3.2. TỔNG QUANVỀ ĐIỀU KIỆN KINHTẾ XÃHỘI HUYỆNCẦN ĐƯỚC 54
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNGNƯỚCLƯUVỰC SÔNG VÀMCỎ -
HUYỆNCẦN ĐƯỚC TRONG NHỮNGNĂMGẦN ĐÂY. 63
3.4. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGNƯỚCMẶT SÔNG
VÀMCỎ - HUYỆNCẦN ĐƯỚC . 79
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. 83
CHƯƠNG 4 . 99
4. KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN. 99
4.1. MÔTẢKỊCHBẢN .100
4.2. KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH QUAL2K .131
4.3. THẢO LUẬN.141
CHƯƠNG 5 .144
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .144
204 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán và GIS đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ phục vụ công tác quản lý môi trường huyện Cần Đước, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đã vượt mọi khó khăn để chinh phục thiên nhiên, mở
đất, lập làng và phát triển ra khắp địa bàn huyện. Nhìn chung, cùng với Đồng Nai và
Gia Định, thì Cần Đước là một trong những vùng được khai phá sớm nhất tỉnh Long
An, có bề dày lịch sử nhân văn và văn hóa của vùng Nam Bộ.
Vì vậy, Cần Đước có nhiều nghề thủ công cổ truyền gắn liền với sắc thái nhân
văn và văn hóa của địa phương. Các loại sản phẩm như : chiếu lác, bánh phồng, ghe
xuồng, đồ chạm gỗ, chạm vàng,… của Cần Đước là những sản phẩm truyền thống, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện nay. Mặt
khác, Cần Đước có nền giáo dục hình thành sớm và con cái có truyền thống hiếu học,
cha mẹ xem trọng việc học hành. Do đó, người dân Cần Đước có sự hiểu biết rộng,
nhanh nhạy với những cái mới, tích cực tiếp thu tiến bộ KH-KT, thúc đẩy phát triển
nền kinh tế địa phương phát triển nhanh chóng.
53
Con người và lịch sử phát triển của Cần Đước đã để lại nguồn tài nguyên nhân
văn vô cùng phong phú và rất có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống. Trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội hiện nay, việc phát huy các
yếu tố về văn hóa và lịch sử nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống và nét
đặc trưng về văn hoá của Cần Đước là rất cần thiết, đồng thời có thể kết hợp để phát
triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, du lịch Cần Đước chưa thực sự phát triển và chưa kết
nối vào tầm phát triển du lịch chung của vùng KTTĐPN.
Cảnh quan môi trường
Trong khoảng 300 năm khai phá, Cần Đước đã phát triển từ vùng đất hoang
thành huyện có dân cư đông đúc và cảnh quan môi trường đặc thù. Ba phía bao bọc bởi
các con sông lớn và hệ thống kênh rạch bên trong đã tạo nên 02 vùng cảnh quan sinh
thái môi trường khác nhau : trên vùng thượng huyện là cảnh quan cư trú phân tán, còn
trên vùng hạ huyện là cảnh quan cư trú tập trung, tạo nên một không gian và sắc đẹp tự
nhiên đặc thù của Cần Đước. Tuy nhiên, do sự phát triển ngày càng nhanh về CNH,
HĐH và đô thị hóa, môi trường của Cần Đước chịu ảnh hưởng tác động sâu sắc, toàn
diện và đồng thời từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các vùng lân cận
của tỉnh Long An và Tp. Hồ Chí Minh, như vấn đề ảnh hưởng mặn, phèn, ô nhiễm
nước, không khí, chất thải rắn và vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn.
3.1.5. Đánh giá chung
Có thể đưa ra một số đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và cảnh quan môi trường của huyện Cần Đước như sau :
- Huyện Cần Đước có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều ưu thế cho phát triển mạnh mẽ
kinh tế theo hướng CNH, HĐH và đô thị hóa.
- Việc nằm gần biển và chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thủy triều biển, cũng như ảnh
hưởng của việc thoát lũ Đồng Tháp Mười, làm cho đất và nước thường xuyên bị
54
nhiễm mặn, phèn, gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn
huyện.
- Nền móng địa chất yếu, sức chịu kém và độ lún lớn, làm tăng cao suất đầu tư và
ảnh hưởng tới tính hấp dẫn và nhịp độ thu hút đầu tư trên địa bàn huyện.
- Huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn, cho nên cần đẩy mạnh thu
hút đầu tư cho phát triển kinh tế công nghiệp và dịch trên địa bàn huyện nhằm phát
triển kinh tế mạnh mẽ, chăm lo, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sông nhân
dân.
- Cảnh quan sinh thái và nhân văn – văn hóa thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của huyện, cho nên cần phát huy lợi thế này cho phát triển huyện trong
tương lai.
- Môi trường huyện đã có những vấn đề bức xúc như : ô nhiễm môi trường nước do
nước thải sản xuất và sinh hoạt, ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, thiếu hệ thống
thoát nước và cây xanh đô thị, cần được giải quyết cấp bách vì mục tiêu phát triển
bền vững huyện.
3.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CẦN ĐƯỚC
3.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2001 - 2005, nền kinh tế của huyện Cần Đước đã có những
bước phát triển vững chắc, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ VIII đề ra. Trong đó, tổng GDP năm 2005 theo giá so sánh 1994 của
huyện đạt 936,87 tỷ đồng (NLTS : 491,36 tỷ đồng; CN&TTCN : 166,01 tỷ đồng và
TM&DV : 329,50 tỷ đồng), đạt bình quân đầu người là 7,5 triệu đồng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân cả giai đoạn này là 9%/năm, vượt 1% so với kế hoạch đề ra và cao
hơn 3% so với giai đoạn 1996 – 2000, trong đó NLTS tăng bình quân 5%/năm;
CN&XD tăng 16,4%năm và TM&DV tăng bình quân 9,8%/năm.
55
Cơ cấu kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 51,74% (2001) xuống còn 47,11%
(2005), trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp đã tăng từ 15,0% (2001) lên 17,72%
(2005), tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại đã tăng từ 33,26% (2001) lên 35,17%
(2005).
Trong năm 2006, nền kinh tế của huyện Cần Đước tiếp tục có bước phát triển
khá nhanh theo hướng CNH, HĐH. Tổng giá trị GDP của huyện theo giá hiện hành đạt
2305,949 tỷ đồng, tăng khoảng 11,82% so với năm 2005 và giá trị GDP bình quân đầu
người đạt 13,2 triệu đồng/người. Trong đó, ngành NLTS đạt 1.541,099 tỷ đồng, ngành
công nghiệp đạt 201,202 tỷ đồng và ngành thương mại – dịch vụ đạt 563,738 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp – TTCN
Trong giai đoạn 2001 - 2005, ngành công nghiệp có bước phát triển rõ nét, thúc đẩy
phát triển dịch vụ đa dạng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đến năm 2005, có 19 dự án
đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó 15 dự án đầu tư vào KCN Long Định – Long Cang. Số
cơ sở sản xuất TTCN tăng từ 3.500 (2002) lên 3.750 (2005), song có quy mô nhỏ (sử dụng 2 –
4 lao động, vốn khoảng 10 – 15 triệu đồng), chủ yếu làm gia công, sản xuất kinh doanh nhỏ,
công nghệ lạc hậu.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2006 đạt 201,202 tỷ
đồng (theo giá hiện hành), tăng 7,70% so với năm 2005. Khu vực kinh tế tư nhân là
6,491 tỷ đồng, tăng 11,38% so với năm 2005; khu vực kinh tế cá thể là 194,711 tỷ
đồng, tăng 7,59% so với năm 2005. Công nghiệp chế biến đạt 199,575 tỷ đồng, tăng
7,68% so với năm 2005 và công nghiệp sản xuất, phân phối nước đạt 1,627 tỷ đồng,
tăng 11,21% so với năm 2005. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là chế biến lương thực,
thực phẩm, sản xuất nước, đồ gỗ sắt gia dụng, đóng sửa tàu ghe, dệt chiếu,…Số lượng
các cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2006 trên địa bàn huyện tăng từ 3.750 (2005) lên
3.865 cơ sở (2006) và số các doanh nghiệp HTX năm 2006 là 118 doanh nghiệp, thu
hút được số lượng lao động công nghiệp là 8.019 người.
56
Tình hình thu hút đầu tư và phát triển các KCN, CCN tập trung trên địa bàn
huyện Cần Đước như sau: trên địa bàn huyện đã hình thành 4 KCN, CCN với tổng diện
tích là 1.192,16 ha, gồm : KCN Phước Đông (65,16 ha), CCN Long Cang – Long Định
(170 ha), KCN Thuận Đạo mở rộng (879 ha) và KCN Cầu Tràm (78 ha). Trong đó,
KCN Phước Đông dự kiến mở rộng thêm 140 ha đến ranh giới sông Vàm Cỏ và đường
tỉnh lộ 826B. Đã thu hút thêm 11 nhà đầu tư vào các KCN Phước Đông, Long Sơn,
Tân Trạch. KCN Long Cang – Long Định đang hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, có một số cơ
sở đã đi vào hoạt động. KCN Cầu Tràm (Long Trạch) đang chuẩn bị đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch thêm được KCN Caric mới (rộng
600 ha) ở Long Hựu Tây và đang xúc tiến các thủ tục đầu tư.
Ngành nông - lâm - thuỷ sản (NLTS)
Trong khu vực kinh tế NLTS, giá trị sản xuất đã tăng từ 712,264 tỷ đồng (2002)
lên 1.079,129 tỷ đồng (2005) và 1.541,099 tỷ đồng (2006), trong đó ngành nông nghiệp
đạt 1.230,378 tỷ đồng và ngành thủy sản đạt 263,261 tỷ đồng (2006). Tỷ trọng ngành
thủy sản (nuôi tôm sú ở khu vực phía Nam huyện) đã tăng từ 22% (2000) lên 33,9%
(2004), còn ngành nông nghiệp (chủ yếu sản xuất lương thực) giảm từ 77,68% (2000)
xuống còn 65,82% (2004). Nhìn chung, ngành chăn nuôi và trồng trọt vẫn là những
ngành có lợi thế của huyện, tuy nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng nhanh. Ngành
lâm nghiệp tuy có tăng trưởng, song quy mô còn rất nhỏ.
(1). Trồng trọt
Diện tích gieo trồng lúa năm 2006 trên địa bàn huyện đạt 20.081,50 ha, tăng
15,37% so với năm 2005. Sản lượng lúa cả năm đạt 68.549,204 tấn, bình quân năng
suất đạt 3,41 tấn/ha và bình quân lương thực (quy ra thóc) đầu người đạt 393 kg/người.
Diện tích trồng màu đạt 75,82 ha, tăng 74,98% so với năm 2005. Nhìn chung, thổ
nhưỡng trên địa bàn huyện chủ yếu thích hợp trồng lúa Đông Xuân (9.481,90 ha, năng
suất 4,09 tấn/ha) và lúa Hè Thu (8.487.54 ha, năng suất 2,73 tấn/ha). Lúa Mùa kém
thích hợp hơn (2.112,06 ha, năng suất 3,11 tấn/ha).
57
(2). Chăn nuôi
Trong năm 2006 đàn trâu trên địa bàn huyện đạt 247 con, đàn bò 1.119 con, đàn
lợn 25.309 con, đàn gia cầm (gà, vịt) 515.351 con, tăng trưởng mạnh so với năm 2005,
góp phần khẳng định thế mạnh của ngành chăn nuôi huyện. Huyện đã tổ chức thực
hiện chương trình tiêm phòng bắt buộc đối với gia súc, gia cầm, nên đã bảo vệ tốt đàn
gia súc, gia cầm.
(3). Lâm nghiệp
Trong năm 2006, huyện đã tập trung cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ, đồng
thời tổ chức trồng thêm rừng theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 nhằm nâng cao
diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện. Huyện đã tổ chức trồng hơn 700 cây phân
tán ở trụ sở cơ quan, trường học với tổng kinh phí là 18 triệu đồng.
(4). Thuỷ sản
Trong năm 2006, diện tích ao đầm nuôi trồng tôm sú hai vụ trên địa bàn huyện
là 3.700,07 ha, với sản lượng thu hoạch đạt 1.685,555 tấn và năng suất trung bình
455,547 kg/ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm vụ I không đạt kế hoạch do thời tiết không
thuận lợi và ảnh hưởng của dịch bệnh, tôm phải thu hoạch non và có nhiều hộ bị lỗ,
gây khó khăn thêm cho đời sống bà con nông dân.
Huyện đã thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống, vật tư,
thuốc thú y thủy sản, kết quả đã phát hiện, xử lý 33 trường hợp kinh doanh sai quy
định. Ngoài ra, huyện đã tổ chức 1 lớp dạy kỹ thuật nuôi tôm và 24 lớp tập huấn kỹ
thuật nuôi tôm sú với 621 lượt người tham dự. Tổ chức trình diễn 02 điểm nuôi tôm
càng xanh, tham quan mô hình nuôi cá Bống tượng tại tỉnh Bến Tre, 1 mô hình nuôi
tôm càng xanh và cá Nàng Hai tại huyện Châu Thành (Long An). Tổ chức 51 lớp tập
huấn kỹ thuật chăn nuôi và kỹ thuật canh tác lúa với 1.078 lượt người tham dự, trình
diễn 2 điểm lúa, 2 điểm rau an toàn với 120 lượt người tham dự, tổ chức 5 đợt tham
quan học tập kinh nghiệm với 170 lượt người tham dự.
58
Ngành thương mại - dịch vụ và du lịch
Trong giai đoạn 2000 – 2006, giá trị sản xuất của ngành tăng từ 197,1 tỷ đồng
(2000) lên 329,5 tỷ đồng (2005) và 563,738 tỷ đồng (2006). Hoạt động thương mại –
dịch vụ phát triển đa dạng, đã hình thành mạng lưới chợ trải khắp trên địa bàn với tổng
số 14 chợ (3 chợ huyện và 11 chợ xã) với 9 chợ đã được xây dựng kiên cố.
Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại và khách sạn, nhà hàng trên địa bàn
huyện là 5.189 cơ sở với lực lượng lao động là 8.866 người.
Tiềm năng du lịch của huyện tương đối khá, với 3 di tích được Bộ VH-TT công
nhận và 87 di tích được tỉnh Long An công nhận. Tuy nhiên, du lịch Cần Đước còn
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa hình thành được mạng lưới du lịch
trên địa bàn, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn yếu.
Lĩnh vực phát triển nông thôn
Tổng dân số nông thôn của huyện là 158.120 người, với tổng số 33.261 hộ sinh
sống trên địa bàn và diện tích đất ở bình quân 1 hộ là 342 m2/hộ, thấp hơn bình quân
toàn tỉnh là 410 m2/hộ.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện, đời sống dân cư nông thôn
được cải thiện và từng bước nâng cao, như số hộ có điện lưới đạt 99,2%, số trạm cấp
nước nông thôn là 158 trạm và số giếng nước là 509 giếng,... Mặt khác, sự chuyển dịch
nhanh về cơ cấu kinh tế huyện, đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm
nông thôn, tác động làm gia tăng khu vực kinh tế và lao động phi nông nghiệp trên địa
bàn nông thôn.
3.2.2. Hiện trạng phát triển xã hội
Giáo dục và đào tạo
– Mạng lưới trường lớp trong huyện : Gồm 42 cơ sở, trong đó có 3 trường trung học
phổ thông (1 trường công, 2 trường bán công), 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
59
Toàn huyện có 1 trường tiểu học (Long Định) đạt chuẩn quốc gia và 3 trường đang
phấn đấu đạt chuẩn quốc gia (trường tiểu học Tân Lân, trung học cơ sở thị trấn, mầm
non thị trấn). Hệ thống trường lớp hiện nay đã kiên cố hóa 90%. Số giáo viên nhà trẻ
mẫu giáo là 176 người và giáo viên cấp I, II, III là 1.179 người.
– Tỷ lệ trẻ đến trường : trẻ 5 tuổi đến trường mẫu giáo đạt 99,19%; 100% trẻ em đến
tuổi đi học (6 tuổi) đến trường; 100% học sinh lớp 5 lên lớp. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở đạt 97,6%, tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 88%. Cho đến nay,
huyện có 17/17 xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở.
Y tế - Dân số - Gia đình và Trẻ em
Đến cuối năm 2006, trên địa bàn huyện có 17 cơ sở y tế, bao gồm 1 bệnh viện
đa khoa với 70 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực với 20 giường bệnh và 15
trạm y tế xã, thị trấn với 75 giường bệnh (bình quân đạt 7 giường bệnh/1.000 dân).
Toàn huyện có 7 phòng khám tư nhân, 21 đại lý thuốc tây bảo đảm đáp ứng tương đối
đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tổng số cán bộ y tế của huyện là 169 người,
trong đó có 33 bác sỹ và trình độ cao hơn, 66 y sĩ, 63 y tá và 7 cán bộ ngành dược, bình
quân có 1 bác sỹ/1.000 dân và 2 bác sỹ/xã, thị trấn. Kết quả xóa xã, thị trấn trắng về y
tế như sau : 17/17 xã, thị trấn có trạm và cán bộ y tế, 16/17 xã, thị trấn có bác sỹ phụ
vụ và 9/17 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Công tác dân số, gia đình và trẻ
em đã được quan tâm tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2006 giảm
xuống còn 1,2%.
Công tác y tế dự phòng huyện đạt kết quả tốt như : khống chế tốt tình hình dịch
bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, không để xảy ra tử vong. Các chương trình nâng
cao sức khỏe người dân như : vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, y tế
trường học từng bước đi vào nề nếp. Trong năm 2007, hệ thống y tế dự phòng huyện
60
được tổ chức theo mô hình 2 phòng, 5 khoa và trong điều kiện còn thiếu cán bộ y tế,
mỗi cán bộ y tế phụ trách từ 1 đến 2 chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Văn hóa - Thông tin - Thể thao
Năm 2006 trên địa bàn huyện có 4 cụm thể thao có thể tổ chức thi đấu bóng đá
(thị trấn Cần Đước, xã Phước Vân, xã Long Hòa, xã Long Hựu Tây). Ngoài ra, còn có
nhiều điểm văn hóa – thể thao để nhân dân tham gia rèn luyện sức khỏe với tổng diện
tích đất thể thao - văn hóa toàn huyện là 11,81 ha, trong đó có 5,82 ha đất dành cho
hoạt động thể thao.
Đến nay 17/17 xã, thị trấn của huyện được phủ sóng phát thanh, có trạm truyền
thanh đến tận từng ấp (118 trạm ấp) và được phủ sóng truyền hình. Hoạt động thông tin
tuyên truyền tại các đài cơ sở trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt với những tin tức thời
sự, phục vụ thông tin kịp thời đến quần chúng nhân dân, bảo đảm chế độ tiếp âm 3 cấp
(thành phố, tỉnh và trung ương).
3.2.3. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng huyện Cần Đước
Hệ thống giao thông
Năm 2007, 17/17 xã, thị trấn của huyện có đường ô tô (6/17 có đường nhựa, 11/17 có
đường đá và 1/17 có đường cấp phối). Hệ thống giao thông chính của huyện Cần Đước bao
gồm :
(1). Đường bộ :
Hiện nay, toàn huyện có khoảng 107,9 km đường bộ, gồm có 35,5 km đường
nhựa, 72,4 km đường đá và cấp phối. Trong đó :
– Quốc lộ 50 : Là tuyến huyết mạch nối Cần Đước với Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh
Tiền Giang, đoạn qua huyện dài 12,5 km, trải nhựa, nền đường rộng 10 m và mặt
đường rộng 7 m.
– Tỉnh lộ : Có 2 tuyến chính là :
61
+ Tỉnh lộ 826 : Từ ngã ba Tân Lân đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), đoạn
qua Cần Đước dài 13 km, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 9 m, được bê tông
hoá và láng nhựa với chất lượng tốt. Trên tuyến có 1 cầu lớn là Cầu Tràm đã được
nâng cấp tốt.
+ Tỉnh lộ 835 : Điểm đầu là Gò Đen (Bến Lức), điểm cuối là thị trấn Cần Giuộc,
đoạn qua Cần Đước dài 5 km, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 9 m, được bê
tông nhựa với chất lượng tốt.
- Hương lộ : Có hương lộ 16 từ Cần Đước đi Bến Lức, đoạn qua Cần Đước (Long Định
– Chợ Đào), dài 11,9 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 m, trải cấp phối.
– Hệ thống giao thông đối nội : Khá phát triển, liên kết tốt về kinh tế - xã hội giữa
các xã, ấp trong huyện với tổng chiều dài các tuyến khoảng 60 km, bao gồm các tuyến
chính như sau : Tỉnh lộ 835B dài 12 km; tỉnh lộ 835C dài 1,9 km; hương lộ 19 dài 3,9
km; hương lộ 82 dài 5,2 km; hương lộ 17 dài 2,6 km; hương lộ 20 dài 5,4 km; hương lộ
21 dài 5,6 km; hương lộ 22 dài 3,1 km; hương lộ 24 dài 5,2 km; hương lộ 19/5 dài 7
km. Các tuyến đường này có chiều rộng nền đường 6 – 7 m, mặt đường trải cấp phối
sỏi đỏ rộng 3,5 – 4,0 m.
Ngoài ra, còn có các tuyến đường liên ấp trong các xã và chủ yếu là đường đất,
dài khoảng 140 km, mặt đường ở một số xã (Phước Tuy, Tân Chánh, Long Hựu Tây)
còn hẹp.
(2). Đường thủy :
– Giao thông đường thủy ở Cần Đước khá thuận lợi, với 3 tuyến chính, dài trên 50
km (trong đó cho tàu thuyền tải trọng 50 – 100 tấn là 24,2 km), cho phép tàu thuyền cỡ
nhỏ và trung bình lưu thông trong huyện và đi Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây qua
kênh nước mặn khá thuận lợi. Đặc biệt, cửa Soài Rạp (sông Vàm Cỏ) hướng ra biển
Đông rất thuận tiện cho việc phát triển vận tải thủy và hệ thống bến bãi trong tương lai.
Tổng cộng huyện có 10 chiếc cầu dài 342 m và 7 bến phà giao thông đường thủy. Với
62
hệ thống giao thông thủy – bộ thuận lợi như trên, trong năm 2006 huyện đã đạt tổng
khối lượng hành khách vận chuyển là 2.233,516 nghìn người, tổng khối lượng hành
khách luân chuyển là 45.993,038 nghìn người và tổng khối lượng hàng hóa vận
chuyển, luân chuyển tương ứng là 1.781,581 tấn và 113.528,223 tấn.
Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện có vai trò quyết định trong việc ngăn mặn,
rửa phèn, tiêu úng và tích trữ nước ngọt để phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và
nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Trong năm 2006 và 2007, huyện Cần Đước đã tiến hành
nạo vét kênh Bà Yến (Long Khê), Bà Lành (Long Sơn), cống ấp 3 Long Khê, triển khai
thi công cống 10 Đạo (Phước Tuy), xử lý nhiễm mặn ở các cống đầu mối, thay mới
cống Bến Trễ, sửa chữa các công trình thủy lợi, phòng chống nước mặn xâm nhập và
tăng cường công tác vận hành các cống đầu mối hiệu quả.
Hệ thống cấp điện
Do nằm liền kề với Tp. Hồ Chí Minh, thị xã Tân An và trong vùng KTTĐPN,
Cần Đước có mạng lưới điện quốc gia khá hoàn chỉnh, cung cấp qua trạm biến áp trung
gian Bến Lức, điện áp 110 KV, công suất 16 MWA. Tổng chiều dài đường dây trung
áp là 217 km, đường dây hạ áp là 118 km, với 370 trạm biến áp công suất 11.890
KVA. Hiện tại, tất cả các xã trong huyện có trạm biến áp, 100% số xã sử dụng điện
lưới quốc gia, với 99,2% hộ sử dụng điện. Trong năm 2006, huyện đã hoàn thành việc
xây dựng đường dây trung thế bao gồm 22 tuyến đường dây trung thế với tổng chiều
dài 22,343 km. Triển khai hạ thế 10 tuyến với tổng chiều dài hạ thế là 3.351 m.
Hệ thống bưu chính - viễn thông
Tính đến cuối năm 2006, toàn huyện có 7.185 máy điện thoại, bình quân 1
máy/24 người dân, 13 xã có bưu điện văn hóa xã, dịch vụ internet đã hình thành và
phát triển trên địa bàn, nhưng tỷ lệ tham gia sử dụng internet còn hạn chế. Đến hết năm
63
2006, trên địa bàn huyện có 4 tổng đài điện thoại, số bưu điện văn hóa xã tăng lên 20
(bình quân 1,2 bưu điện/xã, thị trấn), số máy điện thoại tăng lên 12.375 máy (bình quân
7 máy/100 người dân), 17/17 xã, thị trấn có điện thoại, số lượng truy cập mạng internet
tăng nhanh hơn so với trước đây.
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ -
HUYỆN CẦN ĐƯỚC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Trên địa bàn huyện Cần Đước, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ và sông Rạch Cát
là những nguồn nước mặt quan trọng nhất, trong đó chất lượng nước sông Vàm Cỏ phụ
thuộc đồng thời vào chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, còn chất
lượng nước sông Rạch Cát có quan hệ tác động tương tác với nguồn nước sông Cần
Giuộc (huyện Cần Giuộc). Mặt khác, diễn biến chất lượng nguồn nước của các sông
Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ và sông Rạch Cát phụ thuộc rất lớn vào diễn biến chất lượng
nguồn nước sông đi từ phía thượng nguồn đến vùng hạ lưu (các nguồn xả thải liền kề
có tác động chính), vào hoạt động xả phèn từ khu vực Đồng Tháp Mười, vào hoạt động
của thủy triều biển, cũng như vào các nguồn xả thải lân cận từ các khu vực huyện, thị
xung quanh khác của tỉnh Long An (sông Vàm Cỏ Đông), tỉnh Tiền Giang (sông Vàm
Cỏ) và Tp. Hồ Chí Minh (sông Rạch Cát).
Vì vậy, việc đánh giá chất lượng các nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông và Vàm
Cỏ phải bao quát đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất này.
3.3.1. Diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông
Các nguồn gây tác động
Từ ranh giới tỉnh Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận tỉnh Long
An và huyện Cần Đước với tổng chiều dài 145 km, là một trong những con sông lớn có
vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và là nơi tiếp
nhận nguồn nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp đặt trên địa bàn các huyện Đức
Hoà, Bến Lức và nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư phân bố dọc theo 2 bờ sông.
64
Mặt khác, chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông còn bị chi phối rất nhiều bởi chế
độ ngập lũ tại Đồng Tháp Mười, hoạt động của hồ Dầu Tiếng và hoạt động của thủy
triều biển xâm nhập sâu vào nội địa, trong đó nếu như tác động của nước xả lũ từ Đồng
Tháp Mười gây chua cho nguồn nước sông, còn xâm nhập mặn làm tăng nồng độ mặn
của nguồn nước, thì hoạt động của hồ Dầu Tiếng có tác dụng thau chua, rửa mặn cho
nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông.
Do vậy, báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Long An giai đoạn 2001 – 2005 đã
đánh giá chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông theo 12 vị trí quan trắc môi
trường nước sông đi từ phía thượng nguồn đến vùng hạ lưu sông như trình bày trong
Bảng 3-4.
Bảng 3-4. Các vị trí lấy mẫu quan trắc trên sông Vàm Cỏ Đông.
Stt Vị trí lấy mẫu Các nguồn tác động ảnh hưởng nghiên cứu
1 Phà Lộc Giang -huyện Đức
Hòa
Giáp với tỉnh Tây Ninh (tác động từ thượng
nguồn)
2 Cách Công ty đường Hiệp Hoà
500m
Nước thải từ sản xuất đường, cồn, bánh kẹo
3 Cống xả Công ty đường Hiệp
Hoà – Thị trấn Hiệp Hòa –
Huyện Đức Hòa
Nước thải từ sản xuất đường, cồn, bánh kẹo
4 Cầu Đức Huệ Nguồn thải từ khu dân cư và khu vực nuôi cá bè
5 Chợ Trà Cú Nguồn thải từ khu dân cư, chợ
6 Chợ Cầu Tàu- Hựu Thạnh-
huyện Đức Hòa
Nguồn thải từ khu dân cư, chợ
7 Ngã ba kênh Sáng Lớn – Vàm
Cỏ Đông-Huyện Bến Lức
Nước thải từ sản xuất đường của Công ty TNHH
Nagarjuna Vietnam (Công ty đường Ấn Độ)
65
8 Hãng nước mắm Lý Văn Đoán Nước thải từ sản xuất nước mắm
9 Khu vực cống xả công ty
Formosa
Nước thải từ dệt nhuộm
10 Khu vực cống xả công ty Đa
Năng, Foodtech -Huyện Bến
Lức
Nước thải, chất thải rắn từ họat động sản xuất,
chế biến thực phẩm đóng hộp, thức ăn gia súc
11 Bến phà Tân Phước Tây-Huyện
Tân Trụ
Hoạt động giao thông thủy và sinh hoạt của dân
cư
12 Bến phà Sa Bãi-Huyện Tân Trụ Hoạt động giao thông thủy và sinh hoạt của dân
cư
Nguồn : Sở TN&MT tỉnh Long An. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Long An giai đoạn
2001 – 2005. Tân An, tháng 12/2005.
Vị trí quan trắc thể hiện trong Hình 3-2.
66
Hình 3-2. Sơ đồ các điểm lấy mẫu quan trắc trên Sông Vàm Cỏ
Kết quả quan trắc môi trường nước sông và đánh giá :
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tại 12 vị trí quan trắc
nêu trên đã được so sánh với TCVN 5942 – 1995 (cột A - nguồn nước cấp cho mục
67
đích sinh hoạt). Trong đó, xu hướng diễn biến trong các thông số đánh giá chất lượng
nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông đã được nghiên cứu đánh giá và xác định như trình
bày cụ thể dưới đây.
1. Độ pH :
Giá trị pH trung bình đo được qua các năm trên sông Vàm Cỏ Đông đều thấp
hơn giới hạn dưới (pH = 6) của TCVN 5942 - 1995 (cột A), số lượng mẫu đạt tiêu
chuẩn khá ít (năm 2001, 2002, 2003, 2005 trung bình đều có 2 mẫu đạt tiêu chuẩn), cho
thấy nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông có tính axit và bị nhiễm phèn nhẹ. Điều này cho
thấy tác động thau chua của hồ Dầu Tiếng là không lớn, trong khi tác động gây chua từ
Đồng Tháp Mười là khá mạnh trong thời gian xả phèn.
Do thi pH song Vam Co Dong
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
8.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Vi tri lay mau
G
ia
tr
i
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
TCVN 5942 (A)
Hình 3-3. Đồ thị thể hiện diễn biến độ pH trên Sông Vàm Cỏ Đông
2. Nồng độ oxy hoà tan (DO), mg/l :
Nồng độ DO qua các năm biến thiên ở mức dưới tiêu chuẩn quy định (DO > 6),
số lượng các mẫu đạt tiêu chuẩn không nhiều (năm 2002 có 2 mẫu và năm 2003 có 3
mẫu), trong khi đó tại khu vực Công ty đường Hiệp Hòa và cơ sở sản xuất nước mắm
Lý Văn Đoán có giá trị DO rất thấp (DO » 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán và GIS đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ phục vụ công tác quản lý môi trường Huyện Cần Đước – tỉnh Long An.pdf