Đề tài Nghiên cứu và phân tích những điều chỉnh của luật Tổ chức tín dụng 2010 so với luật Tổ chức tín dụng 1997

Theo Điều 24 Luật TCTD 1997 Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, NHNN cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, NHNN phải có văn bản giải thích lý do.

Theo Điều 22 Luật TCTD 2010 Thời hạn cấp giấy phép: trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép. Trong trường hợp NHNN từ chối phải được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

 So với Luật các TCTD 1997, Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định thời hạn này kéo dài thêm 90 ngày. Sự kéo dài thời gian cấp phép nhằm mục đích để NHNN có thời gian để xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép 1 cách cẩn trọng, các tổ chức có thời gian để hòan thiện hồ sơ hợp lệ theo quy định của Luật. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian cấp phép có thể làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của các Ngân hàng tương lai.

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và phân tích những điều chỉnh của luật Tổ chức tín dụng 2010 so với luật Tổ chức tín dụng 1997, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp tác xã, Luật Phá sản…” moi-va-cu.chn Nguyên tắc áp dụng Luật cũng được xác định theo hướng quy định cụ thể các đặc thù trong việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của TCTD trong Luật các TCTD; khi có các quy định khác nhau giữa Luật các TCTD và luật khác thì Luật các TCTD sẽ được ưu tiên áp dụng; tùy theo hình thức pháp lý của TCTD, các nội dung không được quy định trong Luật sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Luật các TCTD quy định TCTD được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã) nhằm mục tiêu "...phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nướcTheo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: . Cụ thể như sau: Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần(trừ ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. (Nước ta chỉ có một Ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước là công ty TNHH MTV: NHNN đã ban hành Quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu). TCTD phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. 5. GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (TCTD): Theo Điều 4 Luật TCTD 2010: Tổ Chức Tín Dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. TCTD bao gồm TCTD ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, Tổ Chức Tài Chính Vi Mô và Quỹ Tín Dụng Nhân Dân. Theo Điều 4 Luật TCTD 2010 Đặc điểm : TCTD là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp TCTD chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) 5.1 Cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với TCTD là Ngân Hàng và Phi Ngân Hàng : 5.1.1 Hoạt động TCTD Ngân Hàng: Ngân hàng là loại hình TCTD có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Ngân hàng gồm có: Ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng chính sách (NHCS), Ngân hàng hợp tác xã (NHHTX). 5.1.1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM): NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận thông qua nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu. NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên. Theo Luật ngân hàng 1997 thì NHTM là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo Luật Ngân Hàng 1997 Theo luật ngân hàng 2010 thì NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo Luật Ngân Hàng 2010 è So với Luật 1997 các TCTD phải thực hiện cả 3 hoạt động ngân hàng mới chịu sự quản lý của nhà nước thì Luật 2010 rõ ràng chi tiết hơn trong việc ràng buộc các TCTD chịu sự quản lý của NHNN. Đặc điểm: NHTM là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thực hiện chức năng trung gian tài chính vừa là người đi vay và vừa là người cho vay qua đó thu lời từ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Các hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM bao gồm: Nghiệp vụ nợ (Huy động vốn) gồm Nhận tiền gửi, Phát hành giấy tờ có giá, Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước. Nghiệp vụ có là việc Ngân Hàng sử dụng nguồn vốn của mình để kinh doanh thu lợi. Nghiệp vụ trung gian thanh toán 5.1.1.2 Ngân hàng chính sách (NHCS): NHCS là Ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà phục vụ chủ yếu cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. Mục tiêu an sinh xã hội. Đặc điểm: Dự trữ bắt buộc bằng không. Không tham gia bảo hiểm, không đóng thuế cho nhà nước. Theo Luật TCTD 1997 Ngân hàng phát triển cho vay đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo Luật TCTD 2010 Ngân hàng phát triển đổi thành NHCS phục vụ chính sách cho vay đối với sinh viên, người nghèo và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. è NHCS phát triển tạo ra nhiều cơ hội để cải thiện đời sống người nghèo, phụ nữ bất hạnh, ví dụ như sau khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 3/2003), dư nợ bàn giao từ NHNo&PTNT chuyển sang cho NHCSXH chưa đầy 200 tỷ đồng, trong khi Lào Cai là một tỉnh đặc biệt khó khăn với hơn 50.000 hộ nghèo (thời điểm lúc bấy giờ), chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số hộ toàn tỉnh. Rất nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ qua kênh ngân hàng người nghèo trước đây vì cho vay hộ nghèo chỉ là việc làm kiêm nhiệm của các NHTM. Sau khi Chính phủ cho thành lập NHCSXH ở các địa phương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh coi đây là cơ hội tốt để những hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ phát triển sản xuất, học tập, tạo việc làm tăng thu nhập và giao nhiệm vụ cho NHCSXH phục vụ các đối tượng vì mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, bộ máy tác nghiệp của NHCSXH tỉnh Lào Cai đã sớm ổn định tổ chức, thành lập mạng lưới hoạt động từ Hội sở tỉnh đến 9 Phòng giao dịch cấp huyện, thực hiện tiếp nhận nguồn vốn và giải ngân theo các “kênh” tín dụng quy định dành cho các đối tượng hộ nghèo, hộ diện chính sách dưới sự trực tiếp chỉ đạo, điều hành Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan làm thành viên theo đúng quy định của Trung Ương. è Trước đây khi chưa có NHCSXH, người nghèo vay vốn rất khó khăn và cũng không biết vay vốn làm gì, thì bây giờ thông qua các tổ chức hội, đoàn thể làm tín chấp, thông qua việc lồng ghép các chương trình, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, đã tạo ra một sự chuyển biến mới về nhận thức và hành động, hộ nghèo đã đi lên bằng chính mình, không còn trông chờ, ỷ lại vào xã hội. Nhiều mô hình dự án vay vốn phát triển kinh tế đã được bà con các dân tộc áp dụng có hiệu quả. Ví dụ: Sau 5 năm hoạt động từ chỗ chỉ cho vay 2 chương trình là hộ nghèo và GQVL, đến nay chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đã đảm nhận cho vay 12 chương trình, dự án . Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, năm nào chi nhánh cũng hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao, được đánh giá là một trong những đơn vị có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao trong toàn hệ thống, với hơn 38.000 lượt hộ vay vốn, doanh số cho vay năm 2009 đạt 635.700 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 319.800 triệu đồng; đạt mức dư nợ 1.167 tỷ 500 triệu đồng, tăng 315.800 triệu (tăng trưởng 37%) so với 2008. Trong đó, dư nợ cụ thể 12 chương trình như sau: Cho vay hộ nghèo: 534 tỷ đồng, với 43.300 hộ dư nợ, bình quân dư nợ hộ nghèo 12,34 triệu đồng/hộ, tăng 3 triệu đồng/hộ so với 2008; cho vay hộ gia đình SXKDVKK (chương trình mới được Chính phủ giao, từ giữa năm 2007 trở lại đây) doanh số cho vay được 230 tỷ đồng, với 398,7 tỷ đồng dư nợ; cho vay HSSV 96,6 tỷ đồng với 9.600 hộ gia đình và HSSV vay; cho vay NS&VSMTNT 38,5 tỷ đồng với 6.628 hộ còn dư nợ; cho vay GQVL 43,2 tỷ đồng với 2.700 hộ vay vốn GQVL cho 1.250 lao động mới; 11,5 tỷ đồng cho 2.300 hộ đồng bào DTTS ĐBKK vay; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 đạt 34,466 tỷ đồng với 4.309 hộ (riêng 3 huyện nghèo đã cho vay 13,230 tỷ đồng với 1.654 hộ vay vốn, đạt kế hoạch của Ban chỉ đạo xoá nhà tạm của tỉnh). Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại VKK đạt 7,060 tỷ đồng với 238 hộ vay vốn. è Việc khai trương hoạt động NHCSXH vào mùa xuân 2003 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân Hàng không chỉ đánh dấu sự ra đời của một định chế tài chính đặc thù của nền kinh tế với vai trò thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, mà còn đánh dấu mốc lễ xuất quân của một binh chủng mới trên mặt trận chống đói nghèo ngay từ đầu thế kỷ này. Kể từ đây, từ mùa xuân 2003, một trọng trách hết sức nặng nề nhưng cũng đầy vinh hạnh được đặt lên đôi vai đội ngũ cán bộ nhân viên NHCSXH. Bằng chính lương tâm trách nhiệm của một tập thể được Đảng, Nhà nước giao phó và có sự hỗ trợ nhiệt thành của các cấp, các ngành, NHCSXH đã trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành. 5 mùa xuân qua, vị thế của ngân hàng được khẳng định trong lòng dân ở mọi miền đất nước. è Đây chính là một ngân hàng của dân, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ vì mục tiêu cao cả cho sự nghiệp giảm nghèo xây dựng xã hội dân chủ, văn minh. 5.1.1.3 Ngân hàng Hợp tác xã : NHHTX là Ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của luật nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng. Theo Ngân Hàng 2010 Theo Luật TCTD 1997 chưa có NHHTX. Theo Luật TCTD 2010 đang lên kế hoạch liên kết quỹ tín dụng nhân dân lại thành lập NHHTX. Theo Luật Hợp Tác Xã: đối tượng cho vay đối với NHHTX chính là người thành lập ra nó. Xã viên, chỉ cho vay bên ngoài khi có sự đồng ý của 2/3 thành viên. è Tại Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân là tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực cho vay vốn ở địa bàn các xã (phường). Đây là kênh huy động vốn hiệu quả của Nhà nước đặc biệt là tại các vùng nông thôn nơi người dân chưa có thói quen giao dịch với ngân hàng. Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (VAPCF) được thành lập năn 2005. Mục tiêu là tương trợ các thành viên, phát huy sức mạnh tập thể 5.1.2. Cấp giấy phép đối với TCTD là Ngân hàng và phi ngân hàng: 5.1.2.1 Thẩm quyền: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép Điều 18, Luật các TCTD 2010 . Giấy phép bao gồm giấy phép thành lập và hoạt động Khoản 11, Điều 4, Luật các TCTD 2010 . è Trước đây việc cấp Giấy phép thành lập và giấy phép họat động là 02 khâu, nay đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh chồng chéo phiền hà trong việc cấp Giấy phép của TCTD. 5.1.2.2 Vốn pháp định: Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình TCTD Danh mục mức vốn pháp định, ban hành kèm theo NĐ 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ: . STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 2010 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng Theo Nghị định này, chậm nhất vào ngày 31/08/2008 và 31/12/2010, các TCTD được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định. Trong lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định thì đã có một số ngân hàng hoàn thành trước thời hạn và vượt mức yêu cầu (trên 10.000 tỷ đồng) như Vietcombank, Vietinbank, Eximbank, BIDV… Song hiện tại các ngân hàng này vẫn tiếp tục trình NHNN hồ sơ xin chấp thuận tăng vốn điều lệ. Cụ thể, Ngày 17/8/2011, Thống đốc NHNN đã có công văn số 6469/NHNN-TTGSNH chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của Vietcombank từ 17.587.540.310.000 đồng lên 19.698.045.140.000 đồng theo kết qu ả phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2010 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12%. Những Ngân hàng nhỏ cũng khá vất vả để hoàn thành đúng tiến độ. Ngày 09/07/2010, NHNN đã có công văn số 5158/NHNN-TTGSNH chấp thuận cho NHTM CP Phát Triển Mê Kông (MDB) tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Song bên cạnh đó vẫn còn một số TCTD khác chưa hoàn thành như Ngân hàng Gia Định có VĐL là 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng Bảo Việt là 1.500 tỷ đồng (tính đến thời điểm Tháng 12/2010). Về vấn đề thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định 141 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết. Bởi vì “Trong tiến trình cải cách và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng như hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, hàng rào bảo hộ trong hoạt động tài chính ngân hàng phải dỡ bỏ; tăng cuờng độ an toàn và bền vững trong hoạt động thì vốn điều lệ có vai trò quan trọng không những đối với việc chống đỡ rủi ro mà còn đối với việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Như vậy, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Về lý thuyết lẫn thực tiễn, điều này không có gì phải tranh luận” Trích “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam – Một góc nhìn từ vốn điều lệ” theo Tạp chí Ngân hàng số 12 năm 2010 . Tuy nhiên nhìn lại thực tế nền kinh tế trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và sự biến động của thị trường Bất động sản, thị trường chứng khoán, cũng như tâm lý của nhà đầu tư đã có tác động không tốt đến việc tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, trong đó gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các TCTD đến 31/12/2011. 5.1.2.3 Điều kiện cấp Giấy phép Điều 20, Luật các TCTD 2010 : Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Chủ sở hữu của của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn. Điều kiện đối với chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng nhà nước quy định; Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuyển, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật các TCTD 2010; Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hướng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống TCTD. è So với quy định của Luật các TCTD 1997 thì trong luật mới quy định cụ thể, rõ ràng hơn về điều kiện chủ sở hữu và người quản lý điều hành của TCTD. Cụ thể: Điểm c, Khoản 1, Điều 22, Luật các TCTD 1997 quy định: “Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính” chưa cụ thể và rõ ràng. Còn trong Luật các TCTD 2010 quy định rõ ràng, cụ thể: “pháp nhân”, “cá nhân có năng lực hành vi dân sự” điều này được quy định trong Bộ Luật dân sự 2005; khả năng tài chính được xác định bằng Bảng xác định khả năng tài chính. Quy định về người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát được giành riêng 1 điều trong Luật các TCTD 2010: quy định rõ ràng, cụ thể đối với từng chức danh. Bởi vì hoạt động của TCTD là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Rủi ro của một TCTD có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ các TCTD khác, do vậy để bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống, việc quy định đối với người quản lý, điều hành của TCTD phải rất chặt chẽ. 5.1.2.4 Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép: Điều 21, Luật các TCTD 2010 è Đây vẫn còn là 1 hạn chế của Luật các TCTD 2010 làm: chưa có các quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục Đề nghị cấp Giấy phép đối với các TCTD nên dù khi Luật đã được ban hành nhưng vẫn chưa thể thi hành ngay được mà cần phải có những văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện. Hiện tại vẫn chưa có văn bản chính thức quy định vấn đề này nhưng theo một số Dự thảo Dự thảo Thông tư Quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, VP đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động NH tại Việt Nam; Dự thảo Thông tư Quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức, hoạt động của TCTD phi Ngân hàng Thông tư quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép như sau: Về hồ sơ cấp Giấy phép: gồm hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chính thức. Trong Khoản 1, Điều 23 Luật các TCTD 1997 có quy định cụ thể về hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, tuy nhiên các yêu cầu này chưa cao. Còn trong Luật các TCTD 2010 tuy không quy định rõ về điều này, nhưng các văn bản dự thảo hướng dẫn thực hiện vấn đề này lại quy định rất cụ thể, rõ ràng và theo hướng bổ sung, nâng cao các yêu cầu đối với việc tổ chức và hoạt động của TCTD. Mục đích đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tín dụng. Cụ thể như: Sơ đồ tổ chức, danh sách dân sự dự kiến bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; các chức danh chủ chố như Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc… và phải mô tả rõ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, năng lực quản lý rủi ro đáp ứng các yêu cầu của từng vị trí, kèm theo Lý lịch cá nhân, sao y các văn bằng... nhằm nâng cao khả năng điều hành và hiệu quả hoạt động của TCTD. Công nghệ thông tin: yêu cầu về khả năng áp dụng công nghệ thông tin và trình độ của cán bộ nhân viên. Việc yêu cầu này là phù hợp với trình độ phát triển công nghệ trên thế giới ngày nay, nắm bắt kịp thời những cơ hội đầu tư. Đánh giá khả năng hoạt động, các chiến lược phát triển, phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu của TCTD phi ngân hàng, phân tích đánh giá mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành, từ đó NHNN xem xét có đủ điều kiện cấp Giấy phép hay không, tránh trường hợp tổ chức có nhu cầu muốn thành lập nhưng điều kiện không đủ, chiến lược kinh doanh không khả thi thì sau khi thành lập không có khả năng cạnh tranh cũng sẽ sớm bị loại khỏi ngành. Về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép: Thực hiện theo 02 bước: chấp thuận nguyên tắc và cấp Giấy phép chính thức. Quy trình: Ban trù bị gửi hồ sơ chấp thuận nguyên tắc đến NHNN (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng); Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ chấp thuận nguyên tắc NHNN gửi Ban trù bị văn bản xác nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu chưa đầy đủ); Trong thời hạn tối đa 90 ngày gửi văn bản xác nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN gửi văn bản chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản nêu rõ lý do; Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chính thức đến NHNN; Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ cấp Giấy phép chính thức theo quy định, NHNN cấp Giấy phép thành lập. Trường hợp không cấp Giấy phép thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Việc quy định trình tự, thủ tục cấp phép gồm 02 bước như trên vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm: Ưu điểm: giảm thiểu chi phí cho các cá nhân, tổ chức khi đăng kí cấp Giấy phép vì cá nhân, tổ chức chỉ phải nộp tiền đầy đủ và chỉ phải thực hiện thuê, mua địa điểm đặt trụ sở chính sau khi được chấp thuận nguyên tắc; Nhược điểm: gây khó khăn trong việc xem xét hồ sơ của NHNN và khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng thời gian quy định như trên. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật các TCTD 2010, thời hạn cấp Giấy phép cho các TCTD là 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và bước chấp thuận nguyên tắc hồ sơ cấp Giấy phép không được quy định trong Luật các TCTD. Về yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép: các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hồ sơ được lập một (01) bộ gốc bằng tiếng Việt (trước đây là 02 bộ) và gửi trực tiếp cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng à Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối thụ lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của TCTD, tổng hợp ý kiến của NHNN chi nhánh và các Vụ, Cục khác có liên quan để tham mưu cho Thống đốc xử lý đề nghị cấp Giấy phép đối với TCTD tạo điều kiện cho thuận lợi cho các TCTD không mất quá nhiều thời gian sao gửi cho nhiều cơ quan chức năng, giảm chi phí cho doanh nghiệp và góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. 5.1.2.5 Thời hạn cấp giấy phép: Theo Điều 24 Luật TCTD 1997 Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, NHNN cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, NHNN phải có văn bản giải thích lý do. Theo Điều 24 Luật TCTD 1997 Theo Điều 22 Luật TCTD 2010 Thời hạn cấp giấy phép: trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép. Trong trường hợp NHNN từ chối phải được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Theo Điều 22 Luật TCTD 2010 è So với Luật các TCTD 1997, Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định thời hạn này kéo dài thêm 90 ngày. Sự kéo dài thời gian cấp phép nhằm mục đích để NHNN có thời gian để xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép 1 cách cẩn trọng, các tổ chức có thời gian để hòan thiện hồ sơ hợp lệ theo quy định của Luật. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian cấp phép có thể làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của các Ngân hàng tương lai. 5.1.2.6 Nộp lệ phí cấp Giấy phép: Điều 23 Luật TCTD 2010 Theo Điều 25 Luật TCTD 1997 và Điều 23 Luật TCTD 2010, TCTD được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức lệ phí nộp theo quy định của Bộ Tài chính về phí và lệ phí cấp phép. NHTM được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại NHNN (Sở Giao dịch) chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép. èLệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động các TCTD hiện nay là 1% trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp. Có một số ý kiến cho rằng: vốn điều lệ của một TCTD rất lớn lên tới vài ngàn tỷ đồng và tỉ lệ 1% trên số vốn này là rất lớn. Kiến nghị yêu cầu nhà nước đưa một mức trần đối với lệ phí cấp phép. Mức lệ phí cấp phép là 1% trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp nhưng không vượt quá 500 triệu đồng. 5.1.2.7 Hồ sơ xin cấp giấy phép: Điều 21 Luật TCTD 2010 Theo Điều 23 Luật TCTD 1997 và Điều 21 Luật TCTD 2010 hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: Đơn xin phép thành lập và hoạt động. Dự thảo điều lệ. Phương án hoạt động trong 3 năm đầu, trong đó nêu rõ lợi ích kinh tế và hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Danh sách lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực và trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc. Mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách các cá nhân góp vốn. Tình hình tài chính, các thông tin liên quan đến các cổ đông lớn Chấp thuận của UBND cấp có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở chính của TCTD 5.1.2.8 Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động: Điều 24 Luật TCTD 2010 Theo Điều 27 Luật TCTD 1997 và Điều 24 Luật TCTD 2010 quy định sau khi được cấp Giấy phép, NHTM phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; văn phòng đại diện phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. 5.1.2.9 Công bố thông tin: Trên phương tiện thông tin của NHNN và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động với các thông tin sau: Điều 25, Luật các TCTD 2010 Tên, địa chỉ trụ sở chính; Số, ngày cấp Giấp phép, Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện; Vốn điều lệ; Người đại diện theo pháp luật Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu Ngày dự kiến khai trương hoạt động 5.1.2.10 Khai trương hoạt động: Khoản 2 Điều 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu và phân tích những điều chỉnh của luật Tổ chức tín dụng 2010 so với luật TCTD 1997.doc
Tài liệu liên quan