Lời nói đầu.4
Chương 1: Công nghệ sản xuất lốp ôtô.6
1.1 Tổng quan quy trình công nghệ sản xuất lốp ôtô.6
1.2 Quy trình sản xuất lốp ôtô tại Công ty cao su sao vàng Hà Nội.8
Chương 2: Khảo sát dây chuyền máy cắt vải mành RC – BH1.11
2.1 Giới thiệu chung về dây chuyền cắt vải mành RC – BH1.11
2.2 Nguyên lý hoạt động dây chuyền cắt vải mành.12
2.3 Các bộ phận chính của máy cắt vải mành.13
2.3.1 Bộ phận nhả vải mành và thu vải lót.13
2.3.2 Bộ phận tích trữ vải mành.14
2.3.3 Bộ phận nhả băng tải.14
2.3.4 Bộ phận cắt.14
2.3.5 Bộ phận điều chỉnh góc cắt.15
2.4 Các thông số kỹ thuật và thiết bị trong dây chuyền cắt vải.16
2.4.1 Các thông số kỹ thuật.16
2.4.2 Các thiết bị trong dây chuyền.16
2.5 Phân tích các chuyển động cơ khí trong dây chuyền cắt vải mành ứng
với từng động cơ.17
2.5.1 Động cơ băng tải.17
2.5.2 Động cơ dao cắt và các van điện từ điều khiển thao tác cắt.18
2.5.3 Động cơ dẫn và nhả vải mành.18
2.5.4 Động cơ điều chỉnh góc cắt.19
2.6 Sơ đồ vị trí các thiết bị và sơ đồ điện dây chuyền RC – BH1.19
2.6.1 Sơ đồ vị trí các thiết bị.19
2.6.2 Sơ đồ điện phần mạch lực.22
2.6.3 Sơ đồ điện phần điều khiển.23
2.6.4 Phân tích quá trình điện diễn ra trong hệ thống.25
2.7 Các thiết bị hỗ trợ điều khiển trong dây chuyền RC – BH1.26
2.7.1 Giao diện CIMTEK BC100.26
2.7.2 Màn hình đồ họa F904GOT – LWD – E.27
2.7.3 Bộ điều khiển CD – SERVO.30
2.8 Tổng công suất điện của toàn hệ thống.31
2.9 Những hạn chế và hướng cải tiến trên dây chuyền cắt vải.32
Chương 3: Thiết kế hệ thống điều khiển PLC S7 – 200 cho dây chuyền cắt vải
mành.34
3.1 Nhiệm vụ thiết kế.34
3.2 Các bước thiết kế một hệ thống điều khiển dùng PLC.35
3.2.1 Xác định quy trình công nghệ.35
3.2.2 Xác định ngõ vào – ra.36
3.2.3 Viết chương trình điều khiển.36
3.2.4 Nạp chương trình vào bộ nhớ.36
3.2.5 Chạy chương trình.36
3.2.6 Lập hồ sơ và bảng theo dõi hoạt động của hệ thống.36
3.3 Thiết kế hệ thống PLC cho dây chuyền cắt vải mành.39
3.3.1 Nội dung thiết kế.39
3.3.2 Chọn cấu hình PLC.39
3.3.3 Tổ chức chương trình điều khiển.40
3.3.4 Lưu đồ thuật toán tổng quát chương trình điều khiển.40
3.4 Địa chỉ các cổng I/O trên PLC tương ứng với các thiết bị.42
3.4.1 Khai báo địa chỉ các cổng vào.42
3.4.2Khai báo địa chỉ các cổng ra.43
3.5 Chương trình điều khiển.44
3.5.1 Chương trình lựa chọn chế độ làm việc.45
3.5.1.1 Mô tả công nghệ.45
3.5.1.2 Lưu đồ thuật toán.45
3.5.1.3 Chương trình điều khiển.45
3.5.2 Chương trình điều khiển chuyển động tại bộ phận dẫn vải và
nhả vải.46
3.5.2.1 Phân tích chuyển động.46
3.5.2.2 Lưu đồ thuật toán.48
3.5.2.3 Chương trình điều khiển.49
3.5.3 Chương trình điều khiển băng tải và các hoạt động cắt.49
3.5.3.1 Phân tích chuyển động.49
3.5.3.2 Chương trình điều khiển.52
3.5.3.3 Lưu đồ thuật toán.53
3.5.4 Chương trình điều khiển động cơ điều chỉnh góc cắt.53
3.5.4.1 Phân tích chuyển động.53
3.5.4.2 Chương trình điều khiển.54
3.5.4.3 Lưu đồ thuật toán.55
Chương 4: Thay thế động cơ xoay chiều của băng tải bằng động cơ một chiều
tương ứng.57
4.1 Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều theo phương pháp băm xung điện áp.57
4.1.1 Nguyên lý điều chỉnh tốc độ theo phương pháp băm xung áp. 57
4.1.2 Khảo sát chất lượng hệ XA-Đ ở chế độ dòng điện liên tục.58
4.1.3 Khảo sát chất lượng hệ XA-Đ ở chế độ dòng điện gián đoạn.62
4.2 Thiết kế hệ điều chỉnh xung áp một chiều cho cụm băng tải.64
4.2.1 Sơ đồ khối hệ truyền động tại cụm băng tải.64
4.2.2 Tính toán các thông số của động cơ điện một chiều.65
4.2.3 Thiết kế mạch lực bộ điều chỉnh xung áp một chiều.66
4.2.3.1 Nguyên lý hoạt động.66
4.2.3.2 Tính chọn van cho mạch lực.70
4.2.4 Thiết kế mạch điều khiển cho bộ BXA.72
4.2.4.1 Sơ đồ khối mạch điều khiển.72
4.2.4.2 Mạch tạo tín hiệu điều khiển.73
4.2.4.3 Mạch phát xung tam giác chuẩn.73
4.2.4.4 Mạch so sánh.74
4.2.4.5 Mạch phân xung điều khiển.75
4.2.4.6 Mạch khuếch đại xung điều khiển.79
4.2.5 Thiết kế mạch đo lường các tín hiệu.81
4.2.5.1 Mạch đo lường dòng điện.81
4.2.5.2 Mạch đo lường tốc độ.83
4.2.5.3 Bộ đo vị trí.84
Chương 5: Tổng hợp hệ thống điều khiển cho cụm băng tải.86
5.1 Khái quát về bộ điều khiển PID.86
5.2 Sơ đồ khối cấu trúc hệ điều chỉnh vị trí cụm băng tải.87
5.3 Mô tả toán học động cơ điện và bộ băm xung áp một chiều.88
5.3.1 Hàm truyền của động cơ điện một chiều kích từ độc lập.88
5.3.2 Hàm truyền đạt bộ băm xung áp một chiều.89
5.4 Tổng hợp bộ điều chỉnh mạch vòng dòng điện.91
5.4.1 Tổng hợp mạch vòng dòng điện khi bỏ qua ảnh hưởng của
sức điện động động cơ.91
5.4.2 Tổng hợp mạch vòng dòng điện có tính đến ảnh hưởng của
sức điện động động cơ và biện pháp khắc phục.92
5.4.3 Sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh dòng điện.95
5.5 Tổng hợp bộ điều chỉnh mạch vòng tốc độ.96
5.5.1 Xác định bộ điều chỉnh tốc độ theo nguyên lý tối ưu modul.96
5.5.2 Sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh tốc độ.98
5.6 Tổng hợp bộ điều chỉnh mạch vòng vị trí.100
5.6.1 Nguyên tắc xây dựng hệ điều chỉnh vị trí.101
5.6.2 Xác định bộ điều chỉnh vị trí theo nguyên lý tối ưu modul.102
5.6.3 Sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh vị trí băng tải.103
5.6.4 Khâu tạo tín hiệu đặt độ dài khổ vải.104
5.7 Sơ đồ Simulink của hệ thống điều khiển cụm băng tải tổng hợp được.105
Kết luận.107
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
113 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và tổng hợp hệ thống điều khiển dây chuyền cắt vải mành tại Công ty cao su sao vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện cho các cuộn dây của van điện từ theo chu trình khép kín. Muốn vậy ta phải nắm rõ được trình tự hoạt động của từng động cơ, sự đóng ngắt của các van điện từ. Ta biết rằng, hệ thống này được vận hành bằng tay hay thực hiện hoàn toàn tự động thông qua chuyển mạch CS2 RUN MAN – AUTO.
Các thao tác khi vận hành bằng tay :
Đặt chuyển mạch CS RUN MAN – AUTO vị trí MAN
Thực hiện trình tự kiểm tra sự hoạt động các thiết bị sau:
Động cơ dao cắt chạy dừng qua nút nhấn PB
Cơ cấu nâng – hạ dao cắt thông qua CS
Cơ cấu nâng – hạ thanh đè vải thông qua CS
Động cơ băng tải tiến – lùi – dừng qua PB
Cơ cấu di chuyển bàn dao tiến – lùi – dừng bằng các nút nhấn PB
Động cơ dẫn vải tiến – lùi – dừng qua nút nhấn PB
Động cơ nhả vải tiến – lùi – dừng qua nút nhấn PB
Sự đóng ngắt của van điện từ 5/2 hãm dừng động cơ dẫn vải, nhả vải
Động cơ quấn vải sau khi cắt tiến – lùi – dừng qua nút nhấn PB.
Trình tự thao tác khi vận hành ở chế độ tự động :
Đặt công tắc chuyển mạch CS2 RUN MAN – AUTO sang vị trí AUTO
Đặt chiều dài khổ vải cần cắt thông qua màn hình đồ họa GOT904
Chọn thao tác cắt 1 miếng 1PCS hay liên tục CONT
Khởi động dao cắt
Bắt đầu quá trình cắt bằng nút nhấn PB AUTO START
Sau đó quá trình cắt cứ lặp đi lặp lại cho tới khi có tín hiệu báo dừng.
3.1.2 Các yêu cầu đặt ra trong thiết kế
Hệ thống chỉ chuyển sang chế độ tự động khi có đủ lượng trữ vải cần thiết và cụm dao cắt phải luôn xuất phát từ vị trí bên phải (vị trí xuất phát).
Băng tải không được chuyển khi các thao tác đang thực hiện: hạ thanh đè vải, hạ dao cắt, tiến bàn dao, nâng dao cắt, lùi bàn dao, cho tới khi nâng thanh đè vải lên băng tải mới được hoạt động nghĩa là khi thao tác cắt đã xong.
Khi băng tải dừng để thực hiện các thao tác cắt hay khi hết lượng trữ vải bộ phận dẫn - thu/nhả vải được kích hoạt đồng thời. Và sẽ dừng khi nhận được tín hiệu giới hạn dưới của lượng trữ vải. Lượng vải được tích trữ nhờ trọng lượng rơi xuống tự do của tang trữ. Lúc này, hai động cơ dẫn và thu/nhả vải bị ngắt điện cùng lúc ấy sẽ có tín hiệu hãm dừng cuộn vải mành và cuộn vải lót.Trạng thái hoạt động của hệ thống phải được hiển thị qua đèn LED hay trên màn hình đồ họa GOT904.
Khi có sự cố xảy ra phải dừng ngay tức khắc toàn hệ thống, và khi đã được khắc phục hệ thống sẽ trở lại hoạt động như trước, cụm dao cắt trở về xuất phát từ vị trí bên trái để đảm bảo tính chính xác của khổ vải mành được cắt.
3.2 Các bước thiết kế một hệ thống điều khiển dùng PLC
Muốn thiết kế thành công chương trình điều khiển cho một dây chuyền sản xuất, ngoài việc phân tích để nắm vững, hiểu rõ từng bộ phận chi tiết trong hệ thống đó, người thiết kế cần phải có sự định hướng đúng đắn cả trong thay thế sửa đổi thiết bị lẫn trong thao tác lập trình. Vì thế, chúng em xin đưa ra dưới đây các bước chính trong quá trình thiết kế một chương trình điều khiển dùng PLC mà đã ứng dụng thành công vào việc thiết kế chương trình điều khiển cho dây chuyền cắt vải nằm tại Công ty cao su sao vàng Hà Nội.
3.2.1 Xác định quy trình công nghệ
Trước tiên ta phải xác định thiết bị hay hệ thống nào muốn điều khiển. Mục đích cuối cùng của bộ điều khiển là điều khiển một hệ thống hoạt động đúng theo yêu cầu đặt ra.
Sự vận hành của hệ thống được kiểm tra bởi các thiết bị đầu vào.
Nó nhận tín hiệu và gửi tới PLC, CPU của PLC sẽ xử lý tín hiệu và gửi nó đến thiết bị chấp hành để điều khiển sự hoạt động của hệ thống theo chương trình đã được lập trình sẵn và được tải vào trong EPROM của PLC.
3.2.2 Xác định ngõ vào, ngõ ra
Tất cả các thiết bị xuất, nhập bên ngoài đều được kết nối với bộ lập trình PLC. Thiết bị nhập là các cảm biến, công tắc tơ, công tắc hành trình, nút bấm, ... Thiết bị xuất là những cuộn dây, khởi động từ, van điện từ, động cơ AC-DC, bộ hiển thị, ..
Sau khi xác định tất cả các thiết bị nhập, xuất cần thiết, ta định vị các thiết bị vào - ra tương ứng cho từng ngõ vào – ra trên PLC trước khi viết chương trình.
3.2.3 Viết chương trình điều khiển
Tùy theo từng loại PLC mà ta có cách thức tổ chức chương trình điều khiển riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đúng đắn của chương trình nhất thiết phải có lưu đồ thuật toán trước khi viết chương trình điều khiển. Đặc biệt với những hệ thống điều khiển lớn và phức tạp nên chia nhỏ ra thành các chương trình điều khiển con.
3.2.4 Nạp chương trình vào bộ nhớ
Sau khi đã có chương trình điều khiển ta có thể nạp vào bộ nhớ PLC thông qua bộ console lập trình hay máy tính có chứa phần mềm lập trình (SIMATIC – Manager). Sau khi nạp xong kiểm tra lại chương trình, rồi mô phỏng toàn bộ hoạt động của hệ thống để chắc chắn rằng chương trình đã hoạt động tốt.
3.2.5 Chạy chương trình
Trước khi nhấn nút Start, phải chắc chắn rằng các dây dẫn nối các ngõ vào, ra đến các thiết bị nhập, xuất đã được nối đúng theo chỉ định. Lúc đó PLC mới bắt đầu cho hoạt động thực sự, nút chuyển trạng thái từ STOP sang RUN. Trong khi chạy chương trình, nếu có lỗi thì máy tính hoặc bộ console sẽ báo lỗi, ta theo dõi rồi sửa lại chương trình. Sau khi sửa xong ta nạp lại vào PLC và tiến hành các thao tác như trước cho tới khi hệ thống hoạt động đúng.
3.2.6 Lập hồ sơ và bảng biểu theo dõi hoạt động toàn hệ thống
Bất kì một hệ thống nào trước khi đi vào hoạt động thực sự cũng cần phải kiểm định thẩm tra theo dõi trong một thời gian tùy thuộc vào từng hệ thống điều khiển. Đây là bước hoàn tất, bước cuối cùng trong quá trình thiết kế một hệ thống điều khiển sử dụng PLC nhưng tính quan trọng, tính quyết định của nó lại rất lớn. Trong bước này người thiết kế phải theo dõi hệ thống có hoạt động đúng theo yêu cầu công nghệ đặt ra hay không và chỉnh sửa mọi sai phạm cho đúng.
3.3 Thiết kế hệ thống PLC cho dây chuyền cắt vải mành
3.3.1 Nội dung thiết kế
Trên cơ sở phân tích những yêu cầu thực tế và để đảm báo tính công nghệ của dây chuyền cắt vải, ta lựa chọn phương án thiết kế và cải tạo như sau:
Biến đổi xử lý các tín hiệu của hệ thống cũ bằng bộ PLC S7-200 cùng các module số vào ra
Thay thế các mạch xử lý tín hiệu số và điều khiển cũ bằng các chương trình phần mềm đã được lập trình sau đó nạp vào PLC sao cho hệ thống mới đảm bảo được đầy đủ các chức năng hoạt động của hệ thống cũ
Thực hiện đi dây vào ra từ PLC tới các thiết bị một cách chắc chắn, an toàn. Lắp đặt các thiết bị bảo vệ: cầu dao, cầu chì ... cho hệ thống.
Với nhiệm vụ thiết kế như vậy hệ thống điều khiển của toàn dây chuyền cắt vải này bao gồm 39 đầu vào số, 28 đầu ra số.
3.3.2 Chọn cấu hình PLC
Với các yêu cầu như trên PLC được sử dụng là PLC SIMANTIC S7-200 dùng CPU 214 với các thông số kĩ thuật sau:
Work Memory
RAM
EEPROM
Dung lượng bộ đệm vào ra
Thời gian thực hiện
Số lượng Module mở rộng
Khả năng mở rông
+ Đầu vào số lớn nhất
+ Đầu ra số lớn nhất
+ Đầu vào tương tự lớn nhất
+ Đầu ra tương tự lớn nhất
CPU có 128 khối FC, 128 khối FB, 127 khối DB, 128 bộ thời gian(Timer), 64 bộ đếm(Counter).
Các module được chọn như sau:
Nguồn nuôi: 01 module
Các module vào ra:
02 Module SM322 có 16 đầu vào/16 đầu ra số được lắp từ Slot 4 đến Slot 5. Địa chỉ các cổng vào này sẽ là I0.0 ... I 4.7 và địa chỉ cổng ra sẽ là Q 0.0 ... Q 4.7
01 Module SM323 8 đầu vào số 8DixDC24V/0,5A. Được lắp ở Slot 6. Địa chỉ các cổng vào số này là I5.0 ... I 5.7
Các Module đều được gắn trên Rack 0
3.3.3 Tổ chức chương trình điều khiển
Chương trình điều khiển của toàn hệ thống được lập trình có cấu trúc và được chia nhỏ thành các chương trình con. Các chương trình con này được tổ chức trong các khối hàm FC(Function Block) với chức năng nhiệm vụ điều khiển riêng nhưng có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ để đảm bảo tính logic và trình tự liên động của dây chuyền.
Dựa vào trình tự hoạt động và chức năng của từng cụm trong dây chuyền cắt vải RC-BH1, ta chia chương trình điều khiển toàn hệ thống ra thành các chương trình con mà mỗi chương trình con này lại được tổ chức trong các khối hàm FC với nhiệm vụ như sau:
FC1: Nhiệm vụ của nó là lựa chọn chế độ làm việc của hệ thống
FC2: Chương trình con này có nhiệm vụ điều khiển động cơ dẫn, nhả vải hoạt động theo đúng yêu cầu công nghệ và trình tự logic
FC3: Đây là chương trình điều khiển sự hoạt động của băng tải và các thao tác cắt vải. Chú ý chế độ cắt “một miếng” hay “liên tục”
FC4: Chương trình đặt và điều chỉnh góc cắt.
Tất cả các khối chương trình này sẽ được gọi ra bằng lệnh CALL, trong khối tổ chức chương trình OB1. Vì đây là khối duy nhất mà PLC luôn quét và thực hiện từ lệnh đầu tiên tới lệnh cuối cùng sau đó lại quay lại lệnh đầu tiên. Cũng chính vì hình thức tổ chức như vậy nên chương trình trong khối OB1 có đầy đủ điều kiện của một chương trình điều khiển thời gian thực.
3.3.4 Lưu đồ thuật toán tổng quát chương trình điều khiển
3.4 Địa chỉ các cổng I/O trên PLC tương ứng với các thiết bị
3.4.1 Khai báo địa chỉ các cổng vào PLC
Cổng vào
Ký hiệu thiết bị đưa đến
Ý nghĩa
I0.0
C/V ERR IN
Báo C/V có lỗi
I0.1
C/V OK
C/V sẵn sàng
I0.2
C/V RUN
C/V chạy
I0.3
ERR RESET
Xóa lỗi C/V
COM
I0.4
CS2
Lựa chọn chế độ hoạt động
I0.5
PB1
Dừng khẩn cấp
I0.6
PB2
Chế độ tự động bắt đầu
I0.7
PB3
Dừng các thao tác của máy
I1.0
PX1
Giới hạn dừng khi tiến của bàn dao
I1.1
PX2
Giới hạn dừng khi lùi của bàn dao
I1.2
CS3
Lựa chọn cụm nhả vải No1-No2
I1.3
PB4
Nút nhấn động cơ dẫn vải lùi
I1.4
PB5
Nút nhấn động cơ dẫn vải tiến
I1.5
PB6
Nút nhấn động cơ dẫn vải dừng
I1.6
PB7
Dừng động cơ nhả vải No1
I1.7
PB8
Tiến động cơ nhả vải No1
I2.0
PB9
Lùi động cơ nhả vải No1
I2.1
PB10
Dừng động cơ nhả vải No2
I2.2
PB11
Tiến động cơ nhả vải No2
I2.3
PB12
Lùi động cơ nhả vải No2
I2.4
LS1
Giới hạn trên của tang trữ vải
I2.5
LS2
Tín hiệu cho phép vải được dẫn
I2.6
LS3
Giới hạn dưới của tang trữ vải
I2.7
PH1
Phát hiện tang vải tại cụm No1
I3.0
PH2
Phát hiện tang vải tại cụm No2
I3.1
PX3
Góc cắt tiến
I3.2
PX4
Tín hiệu dừng góc cắt khi tiến
I3.3
PX5
Góc cắt lùi
I3.4
PX6
Tín hiệu dừng góc cắt khi lùi
I3.5
PX7
Vị trí quy ước góc cắt 0°
I3.6
I4.0
CS4
Bật/tắt động cơ dao cắt
I4.1
CS5
Nâng hạ thanh đè vải
I4.2
CS6
Nâng hạ tay dao cắt
I4.3
PB14
Yêu cầu bàn dao tiến
I4.4
PB15
Yêu cầu bàn dao lùi
I5.0
CS CUT
Chọn chế độ cắt 1-2 chiều
I5.1
PX8
Cho phép tăng góc cắt
I5.2
PX9
Cho phép giảm góc cắt
3.4.2 Khai báo địa chỉ các cổng ra PLC
Cổng ra
Thiết bị được gửi đến
Ý nghĩa
Q0.0
ERR RST
Đưa tín hiệu reset lại SERVO
Q0.1
STOP
Dừng hoạt động SERVO
Q0.2
START
Khởi động SERVO
Q0.3
ZERO
Xóa về không
CM2
Q0.4
SV1(Van điện từ 5/2)
Bàn dao tiến
Q0.5
SV2(Van điện từ 5/2)
Bàn dao lùi
Q0.6
SV3
Nâng hạ thanh đè vải
Q0.7
SV4
Nâng hạ dao cắt
CM3
Q1.0
MC2
Khởi động động cơ dao cắt
Q1.1
MF3
Động cơ đặt góc cắt quay thuận
Q1.2
MR3
Động cơ đặt góc cắt quay ngược
Q1.3
MF4
Dẫn vải tiến
Q1.4
MR4
Dẫn vải lùi
Q1.5
MF5
Động cơ cụm nhả vải No1 tiến
Q1.6
MR5
Động cơ cụm nhả vải No1 lùi
Q1.7
MF6
Động cơ cụm nhả vải No2 tiến
CM4
Q2.0
MR6
Động cơ cụm nhả vải No2 lùi
Q2.1
SV5
Hãm động cơ khi tiến tại cụm No1
Q2.2
SV6
Hãm động cơ khi lùi tại cụm No1
Q2.3
SV7
Cố định tang cuộn vải lót No1
Q2.4
SV8
Cố định tang nhả vải No1
Q2.5
SV9
Hãm động cơ khi tiến tại cụm No2
Q2.6
SV10
Hãm động cơ khi lùi tại cụm No2
Q2.7
SV11
Cố định tang cuộn vải lót No2
CM5
Q3.0
SV12
Cố định tang nhả vải No2
Q3.1
PL2
Đèn báo AUTO PILOT
Q3.2
PL3
Đèn báo START PILOT
Q3.3
PL4
Đèn báo lỗi SERVICER ERR
3.5 Chương trình điều khiển
Đối với SIMANTIC S7-200 thì trước khi thực hiện chương trình, PLC kiểm tra các thông số đặt trước được viết trong OB 100. Ở đây ta viết chương trình khởi tạo cho các ô nhớ. Sau đây là Listing chương trình trong khối OB 100
L W#160
T MW 0
T MW 2
T MW 4
T MW 6
T MW 8
T MW 10
T MW 20
Chương trình tổ chức OB1
Chương trình OB1 được dùng để gọi các chương trình con FC.
OPN DB 1
CALL FC 1
CALL FC 2
CALL FC 3
CALL FC 4
Dưới đây ta sẽ xây dựng các chương trình điều khiển cụ thể cho từng khối chương trình con FC.
3.5.1 Chương trình lựa chọn chế độ làm việc
3.5.1.1 Mô tả công nghệ
Hệ thống cắt vải nằm RC-BH1 có hai chế độ hoạt động chính: chế độ vận hành bằng tay và chế độ tự động. Khi bắt đầu khởi động hệ thống PLC sẽ kiểm tra chế độ nào được chọn lựa nhờ đọc tín hiệu vào từ cổng I0.4 mà người vận hành đã lựa chọn qua công tắc chuyển mạch CS2 RUN MAN-AUTO. Nếu có tín hiệu yêu cầu hệ thống hoạt động ở chế độ tự động (I0.6=1) thì PLC sẽ đưa tín hiệu ra qua cổng ra số Q3.1 để phát sáng đèn PL2 (AUTO PILOT), và Q3.2 để phát sáng đèn PL3 (START PILOT). Còn nếu hệ thống làm việc bằng tay thì PLC chỉ gửi tín hiệu ra qua cổng ra số Q3.2 cho phép đèn PL3 phát sáng. Trong chế độ hoạt động tự động PLC phải kiểm tra các điều kiện sau: trạng thái chạy (Q1.0=1) của động cơ dao cắt; Lượng trữ vải còn đủ luôn sẵn sàng (I2.5=1) chưa tới giới hạn trên (I2.4=0) và dưới (I2.6=0); trạng thái báo lỗi cuộn nhả vải mành là bình thường (Q3.3=0: đèn PL4 không sáng – SERVICER ERR)
3.5.1.2 Lưu đồ thuật toán
Thuật toán chương trình được trình bầy ở trang sau
3.5.1.3 Chương trình điều khiển
Lưu đồ thuật toán điều khiển của chương trình lựa chọn chế độ vận hành
3.5.2 Chương trình điều khiển chuyển tại bộ phận dẫnvải và nhả vải
3.5.2.1 Phân tích chuyển động
Khi khởi động hệ thống thù đây là bộ phận được đưa vào hoạt động đầu tiên để dẫn vải mành tới băng tải. Và chỉ sau đó hệ thống mới được đưa va hoạt động hoặc ở chế độ bằng tay hoặc ở chế độ tự động.
Chương trình điều khiển này có nhiệm vụ vừa ra lệnh cho PLC sau khi đã xử lí 1 loạt các tín hiệu số đưa vào qua cổng vào, để đưa ra các tín hiệu cho phép động cơ nhả vải tiến-lùi-dừng, đóng-ngắt điện cho cuộn dây của van điện từ 5/2 để hãm cố định các cơ cấu thu nhả vải, đồng thời phối hợp hoạt động nhịp nhàng voéi chuyển động băng tải.
Đầu tiên, chương trình kiểm tra trạng thái toàn hệ thống qua tín hiệu báo trạng thái ở cổng 3 Q3.3 (SERVICER ERR), trạng tháo sẵn sàng làm việc của cụm nhả vải qua tín hiệu báo về I2.7 (PH1-SERVICER HI/LOW A) , I3.0 (PH2 – SERVICER HI/LOW B ) từ cảm biến quang. tiếp đến. PLC quét ở cổng số xem
cụm vải nào được lựa chọn (No1 hay No2) qua cổng vào I1.2(CS3- SERVICER A-B) ; kiểm tra trạng thái các nts nhấn tại cụm nhả vải đã chọn
Tại cụm No1
+ dừng I1.6 (PB7 – SERVICER STOP)
+ tiến I1.7 (PB8 – SERVICER FOR)
+ Lùi I2.0 (PB9 – SERVICER REV)
tại cụm No2
+ Dừng I2.1 (PB10 – SERVICER STOP)
+ Tiến I2.2 (PB11 – SERVICER FOR)
+ Lùi I2.3 (PB12 – SERVICER REV)
Để đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ ở cụm đã chọn tương ứng( chế độ vận hành bằng tay)
Động cơ cụm nhả vải No1:
+ Chạy tiến Q1.5 (MF5 SERVICER FOR)
+ Chạy lùi Q1.6 (MR5 SERVICER REV)
Động cơ cụm nhả vải No2:
+ chạy tiến Q1.7 (MF6 SERVICER FOR)
+ chạy lùi Q2.0 (MR6 SERVICER REV)
Kế tiếp, PLC sẽ kiểm tra trạng thái các nút nhấn của động cơ dẫn vải:
+ Lùi I1.3 (PB4 – ELEVATOR REV)
+ tiến I1.4 (PB5 – ELEVATOR FOR)
+ Dừng I1.5 (PB6 – ELEVATOR STOP).
Kết hợp các điều kiện trên, để đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ dẫn vải:
+ chạy tiến Q1.3 (MF4 ELEVATOR FOR)
+ chạy lùi Q1.3 (MF4 ELEVATOR REV).
Trong chế độ hoạt động tự động. khi hết lượng trữ vải I2.4 = 1 hay băng tải dưng để thực hiện các thao tác cắt Q0.1 = 1 & Q0.2 = 0 (STOP – START SERVO) hai động cơ dẫn vải và nhả vải động thời hoạt động, lúc này tang trữ vải chuyển động rơi xuống dưới tới giới hạn dưới I2.6 (LS3) của bộ trữ vải hai động cơ dẫn và nhả vải sẽ dừng. Ngay lúc đó PLC sẽ đưa tín hiệu tạm dừng cố định cụm thu nhả vải:
Tại cụm thu nhả vải No1
+ Hãm khi đang tiến Q2.1 (SV5 – CLUTCH FOR)
+ Hãm khi đang lùi Q2.2 (sv6 – CLUTCH REV)
+ Cố định tang nhả vải Q2.4 (SV8 – CLUTCH INTO PS)
+ Cố định tang cuộn vait lót Q2.3 (SV7 – BREAKER INTO PS)
Tại cụm thu nhả vải No2
+ Hãm khi đang tiến Q2.5 (SV9 – CLUTCH FOR)
+ Hãm khi đang lùi Q2.6 (sv10 – CLUTCH REV)
+ Cố định tang nhả vải Q1.0 (SV12 – CLUTCH INTO PS)
+ Cố định tang cuộn vait lót Q2.7 (SV11 – BREAKER INTO PS).
Mỗi khi hết lượng trữ vải hay văng tải dừng để thực hiện các thao tác cắt, cụm nhả vải và dẫn vải lại hoạt động, cơ cấu phanh hãm được tháo gỡ bằng cách ngắt điện cáp cho van 5/2 do PLC đưa tới. Như vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận: đầu tiên baeng tải chạy, khi có tín hiệu định đủ chiều dài thì băng tải dừng, bộ phận cắt hoạt động + bộ phận nhả vảo hoạt động, khi cắt xong băng tải chạy, bộ phận dao cắt + bộ phận nhả vải dừng hoạt động. Quá trình cứ lặp đi lặp lại theo trình tự khép kín.
3.5.2.2 Chương trình điều khiển
3.5.2.3 Lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán điều khiển chuyển động tại bộ phận dẫn-nhả vải
3.5.3 Chương trình điều khiển băng tải và hoạt động cắt
3.5.3.1 Phân tich hoạt động
Đây là chuyển động chình của hệ thống, là bộ phận đòi hỏi quyết định đúng, chính xác và kịp thời vì nó quyết định tới độ chính xác của khổ vải cần cắt. Sau khi đẫ kiểm tra trạng tháo của hệ thống và lựa chọn chế độ hoạt đông, bộ phận nhat vải váo sắn sàng khi đó sự hoạt động của băng tải va các thao tác cắt được thực hiện theo trình tự đẫ được lập trình trong PLC. Sự hoạt động của băng tải được điêu khiển bởi CD – SERVO. PLC chỉ can thiệp đóng ngắt các khởi động từ để cấp nguồn cho SERVO điều khiển bằng phần mềm đươc cài sẵn trong SERVO.
Trước tiên, PLC kiểm trảtạng thái của hệ thống. Khi tất cả đạt sẽ cho chạy băng tải Q0.2=1(trong lúc này động cơ dẫn và nhả vải dừng, hai tang thả vải mành va cuộn vải lót cố định trên trục quay, tang trữ được kéo dần lên). Trong quá trình băng vải tiến, vải mành nằm trên băng tải được kéo chuyển động theo và được định dài băng ENCODER đếm xung thông qua góc quay. Khi đã định đủ chiều dài nó đưa tín hiệu đã chuyển đổi thành tín hiệu điện chuẩn về SERVO để báo cho SERVO dưng động cơ băng tải, đồng thời SERVO đưa tín hiệu báo cho PLC biết trạng tháo của băng tải để ra quyết định điều khiển các bộ phận khác. Các tín hiệu SERVO báo về cho PLC:
+ báo lỗi xảy ra ở SERVO I0.0(C/V ERR IN)
+ tín hiệu báo dừng băng tải (đủ chiều dài) I0.1
+ tín hiệu báo băng tải đang chạy I0.2
+ nút nhấn khởi động lại SERVO khi lỗi xuất hiện I0.3(PB13)
Khi đã định đủ chiều dài, thông qua qín hiệu báo về PLC qua cổng vào số I0.1=1 chơpng trình diều khiển ra lệnh dừng băng tải Q0.1=1 (STOP) và đưa tín hiệu xía bộ đếm trong SERVO Q0.3=1 (ZERO). Lúc này, các thao tác cắt sẽ diễn ra: bất động cơ dao cắt Q1.0 (MC2) hạ thanh đè vải Q0.6 (SV3) hạ tay dao cắt Q0.7=1 (SV7) bàn dao cắt tiến Q0.4=1 n(SV1), tới giới hạn dừng khi tiến I1.0=1 thanh đè vải nâng lên Q0.6=0, nâng tay dao Q0.7=0, lùi bàn dao cắt Q0.5=1, lùi cho tới khi gặp giới hạn dừng khi lùi I1.1=1 thì dừng, kết thúc một hành trình cắt. Băng tải lại chạy đưa vải về phía trước cho tới khi định đủ chiều dàu thì dừng và các thao tác cắt lại fiễn raq. Trong trường hợp cắt 2 chiều để nâng cao công suất bằng cách lựa chọn thông qua I5.0 (CS CUT) dao cắt thực hiện cắt cả khi tiến bàn dao cũng như khi lùi. Và ở chế độ vận hành tự động, qua trình này lặp đi lặp lại một cách đều đặn theo trình tự đã được lập trình sẵn trong PLC. Đối với cụm dao cắt các tín hiệu PLC cần được xử lí:
+ Bật/tắt động cơ dao cắt I4.0 CS CUT MOTOR
+ Nâng/hạ thanh đè vải I4.1 CS UP-DOWN PRES MAST
+ Nâng/hạ tay dao cắt I4.2 CS UP-DOWN CUT KNIFE
+ Nút nhấn bàn dao tiến I4.3
+ Nút nhấn bàn dao tiến I4.4
+ Vị trí bàn dao tiến (giới hạn lùi bàn dao) I1.1
+ Vị trí dao lùi (giới hạn tiến bàn dao) I1.0
+ Cảm biến giảm tốc khi tiến I4.5
+ Cảm biến giảm tốc khi lùi I4.6
Chế độ vận hành bằng tay
Nhiệm vụ chương trình điều khiển đọc các tín hiệu đầu vào I4.0, I4.1, I4.2, I4.3, I4.4 kết hợp cùng các điều khiển khác của hệ thống để kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu cắt:
+ khởi động động cơ dao cắt Q1.0
+ hạ thanh đè vải Q0.6
+ hạ tay dao cắt Q0.7
+ yêu cầu bàn dao tiến Q0.4
+ ra lệnh để lùi bàn dao Q0.5, đồng thời cấp nguồn cho SERVO và thông qua giao diện CIMTEK BC 100 vận hành bằng tay sự hoạt động của băng tải: tiến-lùi-dưng.
Chế độ vận hành tự động
Trước tiên, ta chọn chế độ cắt 1 chiều hay 2 chiều thông qua công tắc chuyển trạng thái CS CUT với địa chỉ tương ứng I5.0. Chương trình điều khiển PLC sẽ căn cứ vào trạng thái tín hiệu đã chọn, kết hợp với sự hoạt động của bộ phận dẫn nhả vải, trạng thái tín hiệu báo về từ SERVO để đưa ra tín hiệu điều khiển chạy dừng băng tải, các thao tác cắt ở chế độ 1 chiều hay 2 chiều.
Thao tác cắt 1 chiều diễn ra như sau: khi có tín hiệu I0.2=1, băng tải chạy Q0.2=1, khi định đủ chiều dài I0.1=1, băng tải dừng Q0.1=1, động cơ dao cắt quay Q1.0=1, thanh đè vải hạ Q0.6=1, tay dao cắt hạ Q0.7=1, bàn dao xuất phát từ vị trí tiến Q0.4=1 chạy ngang băng tải thực hiện cắt, giảm tốc độ khi I4.5=1, dừng đổi chiều tiến thành lùi khi I1.0=1, lúc này dao cắt nâng lên Q0.7=0, thanh đè nâng vải lên Q0.6=0, bàn dao lùi Q0.5=1 khi gặp I4.6 sẽ giảm tốc độ, sau đó sẽ dừng và đổi chiều khi gặp giới hạn dừng khi lùi I1.1=1. Khi I1.1=1 bàn dao dừng tại vị trí tiến này cho tới khi nhận được tín hiệu báo định đủ chiều dài thì băng tải dừng và các thao tác cắt 1 chiều lại thực hiện. Quá trình cứ lặp đi lặp lại cùng với sự hoạt động của bộ phận dẫn nhả vải.
Thao tác cắt 2 chiều: chế độ này cũng tương tự như chế độ cắt một chiều nhưng khi bàn dao tiến đến vị trí lúi thì sẽ dừng lại ở đó, thanh đè vải được nâng lên Q0.6=0, tay dao cắt cũng được nâng lên Q0.7=0, và băng tải chạy (tín hiệu báo chạy là vị trí bàn sao lùi I1.0=1) cho tới khi định đủ chiều dài thì dừng, khi ấy thanh đè vải, tay dao cắt hạ xuống và bàn dao lùi cho tới khi gặp I1.1=1 thì dừng tại đây- vị trí bàn dao tiến. Thanh đè vải và tay dao cắt được nâng lên, băng tải hoạt động bắt đầu một chu kỳ mới.
3.5.3.2 Lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán chương trình điều khiển băng tải và các hoạt động cắt
3.5.3.3 Chương trình điều khiển
3.5.4 Chương trình điều khiển động cơ điều chỉnh góc cắt
3.5.4.1 Phân tích hoạt động
Vải mành được cắt với kích thước và góc cắt do nhà công nghệ tính toán đặt ra. Góc cắt của vải nằm trong khoảng 43o – 90o nhưng thực tế chỉ tới 63o . Sở dĩ phải cắt mảnh vải với góc nghiêng như vậy nhằm làm cho lực tác động vào lốp phân bố đều hơn do đó tăng tuổi thọ, độ bền chắc của lốp, Bởi vậy, trước khi cắt người công nhân phải căn cứ và bảng quy cách lốp xe ôtô để đặt góc cắt bằng cách điều chỉnh động cơ đặt góc cắt.
Chương trình điều khiển động cơ đặt góc cắt được lập trình trong FC4 do PLC quản lý. Nhiệm vụ của chương trình là đọc các tín hiệu tại cổng vào số:
+ I3.1 tăng góc cắt
+ I3.2 dừng tăng góc cắt
+ I3.3 giảm góc cắt
+ I3.4 dừng giảm góc cắt
+ I5.1 cho phép tăng góc cắt
+ I5.2 cho phép giảm góc cắt
để PLC xử lý, sau đó đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ đặt góc cắt quay thuận, quay ngược tương ứng gia tăng, giảm góc cắt.
Khi nhận được tín hiệu tăng góc cắt I3.1=1 chương trình sẽ kiểm tra xem góc cắt còn tăng được không do bộ tính toán chuyển đổi gửi về qua cổng vào số I5.1, sau đó động cơ quay ngược để giảm góc cắt về 0o (quy ước tại vị trí cận trái). Tại vị trí gốc này động cơ đổi chiều quay thuận để tăng góc cắt, trong quá trình quay cảm biến quang I3.2 liên tục đếm cho tới khi đủ góc đặt thì dưng tăng, động cơ dừng quay. Khi nhận được tín hiệu cho phép giảm I5.2 sau đó động cơ sẽ quay ngược để giảm góc cắt và dừng khi có tín hiệu báo dừng I3.4.
Các tín hiệu ra điều khiển động cơ đặt góc cắt:
+ Q1.1=1 động cơ quay thuận (tăng góc cắt)
+ Q1.1=0 dừng tăng
+ Q1.2=1 động cơ quay ngược (giảm góc cắt)
+ Q1.2=0 dưng giảm.
3.5.4.2 Chương trình điều khiển
3.5.4.3 Lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán chương trình đặt góc cắt
Kết luận:
Đây là một hệ thống điều khiển công nghiệp khá phức tạp với nhiều đầu vào và đầu ra. Nhưng với sự giúp đỡ của phòng Cơ năng và Thầy giáo hướng dẫn, chúng em đã hoàn thành được chương trình điều khiển PLC cho toàn hệ thống. Chương trình này đã được tải (download) xuống PLC và kiểm tra thông qua các cổng ra số, các đèn LED trạng thái
Chương 4:
THAY THẾ ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU CỦA BĂNG TẢI BẰNG ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
Đặt vấn đề
Trong dây chuyền cắt vải mành RC – BH1, tốc độ của băng tải được điều chỉnh thông qua bộ biến tần CD – SERVO. Đây là loại biến tần chuyên dụng, được thiết kế riêng cho dây chuyền cắt. Khi bán hệ thống máy cắt vải này cho Công ty cao su sao vàng Hà Nội (SRC) bên đối tác là Công ty ROUND CHANCE IND đã không cung cấp những thông tin cần thiết về bộ điều khiển đặc dụng này. Vì vậy, khi xảy ra sự cố hỏng hóc hay có trục trặc về kĩ thuật Công ty SRC phải mất rất nhiều thời gian dừng sản xuất để chờ chuyên gia sang sửa chữa. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, doanh thu của Công ty.
Đứng trước thách thức trên, ban lãnh đạo Công ty đã và đang rất trăn trở trong vấn đề tìm kiếm biện pháp thay thế bộ điều khiển đặc dụng này bằng bộ điều khiển khác, nhưng phải đảm bảo được yêu cầu đó là: bộ điều khiển được thay thế phải có mọi tính năng như bộ điều khiển cũ, đồng thời phải dễ dàng thay thế, sửa chữa nhanh gọn khi xảy ra sự cố. Cũng như việc bảo trì bảo dưỡng đơn giản, chi phí thấp.
Sau một thời gian thực tập, được sự động viên giúp đỡ của ban lãn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6241.doc