MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I . Lời nói đầu. trang 1
II. Thực trạng của vấn đề. trang 1
1. Thực trạng . trang2
2. Kết quả của thực trạng trên .trang 2
B. GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ:
I . Các giải pháp thực hiện .trang 3
II Các biện pháp để tổ chức thực hiện. trang 3
1. Đề ra các tiêu chuẩn đạt vở sạch. trang 3
2. . Đề ra các tiêu chuẩn đạt chữ đẹp . trang4
3. Đề ra các biện pháp rèn “ VS -CĐ” . trang 4
a . Vấn đề trình bày . trang 4
b . Vấn đề chữ viết . trang 6
C . KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu . .trang 8
II Đề xuất kiến nghị . trang 9
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu vấn đề Vở sạch - Chữ đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: Đặt vấn đề
I: lời nói đầu
Người xưa thường dùng thành ngữ: “Văn hay chữ tốt” để khen những học sinh giỏi viết chữ đẹp. Bên cạnh đó cũng có câu “văn dai như chảo, chữ vuông như hòm” để chê những học trò dốt, chữ viết xấu. rõ ràng từ xưa cha ông ta đã coi trọng chữ viết chẳng khác gì nội dung văn chương.
Ngày nay với sự nghiệp giáo dục con người phát triển một cách toàn diện thì vấn đề chữ viết lại càng được coi trong hơn. Chữ viết đẹp dễ gây được thiện cảm cho người đọc. Chữ viết đẹp phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết của người viết, như bác Phạm Văn Đồng đã nói “chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính nkỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài viết của mình”. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục từ năm 2001 - 2002, Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào viết chữ đẹp trên toàn quốc ở bậc tiểu học, cuộc thi này đề ra nhằm đạt được các mục đích sau:
- Góp phần thúc đẩy phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp” của học sinh tiểu học, nâng cao chất lượng dạy tập viết của giáo viên.
- Tạo cho học sinh thói quen trau rồi kĩ năng viết chữ và trình bày bài, từ đó giúp trẻ em hình thành và phát triển phẩm chất tốt như tính cẩn thận, lòng kiên trì, khiếu thẩm mĩ về sáng tạo, lòng tự trọng biết quý trọng và giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
- Phát huy vai trò trách nhiệm của người giáo viên, động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện viết chữ cho học sinh tiểu học.
- Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynhvà các tổ chức xã hội đối với việc “Luyện nét chữ , rèn nét người” cho học sinh. Đồng thời giúp các nhà ngôn ngữ, các nhà giáo có cơ sở đề xuất mẫu chữ viết Tiếng việt thích hợp nhất dùng trong tiểu học.
- Nhận thấy được tầm quan trọng của chữ viết nên tôi đã đi sâu và tìm hiểu nghiên cứu vấn đề “Vở sạch-Chữ đẹp”.
II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Phong trào vở sạch chữ đẹp đã được phát động trong nhiều năm qua và từ năm học 2001 - 2002 được triển khai một cách đồng bộ, sâu, rộng. Để phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp” đạt được kết quả cao, chúng ta không thể làm một sớm một chiều được mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, thường xuyên, liên tục của cả giáo viên và học sinh. Với trình độ vàthời
gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu trong phạm vi lớp mình phụ tránh.
1. Thực trạng:
Năm học 2005 - 2006 tôi được trường phân công giảng dạy lớp 4A
với tổng số học sinh 20 học sinh gồm 11 em nữ và 9 em nam.
Đa số học sinh trong lớp tôi phụ trách và giảng dạy là con em gia đình nông nghiệp. Điều kiện kinh tế gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn. Bố mẹ còn mãi lo bươn trải với cuộc sống nên sự quan tâm đén việc học tập của con cái còn rất hạn chế, tất cả đều giao phó cho giáo viên, cho nhà trường. Vì thế công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các môn học cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và có người kèm cặp bên cạnh như môn tập viết, chính tả, toán.
Bên cạnh cái khó khăn đó tôi cũng có được một số thuận lợi cư bản đó là: các em đều ngoan ngoãn, biết vâng lời, ham học hỏi và kiên trì luyện tập. Đồng thời được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tập thể hội đồng giáo viên đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng:
Qua quá trình giảng dạy ở đầu năm tôi nhận thấy chất lượng “Vở sạch-Chữ đẹp” ở lớp tôi đạt chưa cáô với các lớp trong cùng khối. Đa số các loại vở đóng bọc, chưa cẩn thận nhàu nát, quăn mép, trình bầy chưa đẹp. Chữ viết thì xấu, cẩu thả, không đúng mẫu chữ quy định, đặc biệt là viết sai nhiều lỗi chính tả, tẩy xoá nhiều... Kết quả chấm “Vở sạch-Chữ đẹp” giữa kỳ I lớp tôi chỉ đạt như sau:
Lớp
Chất lượng
Loại A
Loại B
Loại C
SL(Bộ)
Tỉ lệ(%)
SL(Bộ)
Tỉ lệ(%)
SL(Bộ)
Tỉ lệ(%)
4 A
Vở
4
20
10
50
6
30
Chữ
1
5
10
50
9
45
Tìm hiểu nguyên nhân
Để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của lớp mình phụ trách, tôi đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao chất lượng lại đạt thấp như vậy để từ đó có các biện pháp phù hợp thúc đẩy phong trào phát triển. Qua một thời gian thường xuyên tiếp xúc trò chuyện với học sinh, thường xuyên chấm bài vở của các em tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân sau:
1.Về chất lượng vở.
- Hầu hết những em đạt loại B, loại C là do các em không có cặp sách đi
học đúng quy định, cặp sách nhỏ. Trong khi đó các em phải đựng khá nhiều đồ dùng học tập: Sách giáo khoa, vở ghi, bảng con, phấn, giẻ lau... Khi bỏ đồ dùng vào cặp các em chưa cẩn thận vì thế mà nhản vở bong, bìa nhàu nát xộc xệch, ruột vở quăn mép... Nhiều em chưa có ý thức giữ gìnvở sạch vì thế khi các em viết sai liền dùng tay để cạo hoặc dùng bút xoá nguệch ngoặc trong vở làm vở bẩn và có khi còn bị rách.
2. Về học sinh:
- Các em chưa biết cách trìng bầy bài sao cho đẹp, cho hợp lí nên giữa các bài chưa cân đối.
Học sinh chưa có thói quen dùng thước để gạch, có dùng thước gạch cũng không thẳng, khi hết bài hay dưới các đề mục. Một số em dùng cạnh bàn để làm thước nên các đường kẻ thẳng ngoằn ngoèo, lệch xuôi có khi kẻ 2 đến 3 lần mà vẫn không thẳng.
- Về chất lượng chữ, nhiều em chưa nắm vững cấu tạo chữ nên viết chưa đúng mẫu chữ, chữ viết không đều, chưa liền mạch. Các em còn viết sai nhiều lỗi chính tả do chưa nắm vững luật chính tả như: 1 âm ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau c/k/q; ng/ngh; g/gh; i/y...
- Một âm ghi bằng một
- Chưa nắm vững nghĩa của từ, của âm: VD: Ra/da/ gia; ra viện ; da thịt; gia đình.
- Khi viết danh từ riêng mở đầu bài, tiếng sau các dấu chấm câu ...các em chưa viết hoa chữ cái đầu của tiếng đó .
+ ở lớp tôi có nhiều em có thói quen phát âm tiếng địa phương lệch chuẩn so với hệ thống nên khi viết thường hay lẫn lộn giữa các phụ âm đầu: tr/ch; s/x; r/d/gi ... giữa các nguyên âm đôi iê/ yê... giữa dấu hỏi (?) và dấu ngã (~) ...
Từ tình hình thực tế trên tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể để khắc phục các nhược điểm của học sinh.
B. giải quyết vấn đề
I- các giải pháp thực hiện:
1.Đề ra các tiêu chuẩn đạt vở sạch:
2. Đề ra các tiêu chuẩn đạt chữ đẹp:
3. Đề ra các biện pháp rèn ” VS- CĐ”:
3.1- Vấn đề trình bày:
3.2- Vấn đề chữ viết:
II- các biện pháp để tổ chức thực hiện:
Sau khi nắm được những nguyên nhân dẫn đến chất lượng “Vở sạch-Chữ đẹp” của lớp mình đạt chưa cao như vậy tôi đã lập ra một kế hoạc cụ thể để dần dần giúp các em có ý thức trong việc giữ gìn “Vở sạch-Chữ đẹp” bước đầu tôi lập ra tiêu chuẩn “Vở sạch-Chữ đẹp” của học sinh như sau để các em nắm được các quy định cụ thể và cùng nhau thi đua.
1. Vở sạch phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Vở được bọc bằng báo, hoạ báo...phẳng.
- Dán nhãn vở ngay ngắn ở góc bên phải của vở.
- Vở không xộc xệch, quăn mép, nhàu nát.
- Viết đủ số lượng bài.
- Không tẩy xoá, không dây mực , không vẽ tuỳ tiện.
- Khi viết các phân môn, các mục, hay viết hết bài phải dùng thước gạch ngay ngắn.
2. Chữ đẹp cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Chữ viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ đã quy định.
- Chữ viết không sai các lỗi chính tả hoặc sai rất ít.
- Chữ viết phải đều đặn, đúng khoảng cách các nét, độ cao chữ.
- Viết phải liền mạch.
3. Đề ra các biện pháp rèn “ VS- CĐ”
Để sách vở của học sinh đạt được theo các tiêu chuẩn đã đề ra như trên đối với lớp tôi là rất khó nếu như chỉ có giáo viên và học sinh thực hiện. Vì vậy tôi đã gặp gỡ trực tiếp hoặc trao đổi qua sổ liên lạc để phụ huynh học sinh cùng kết hợp để kiểm tra đôn đốc các em thực hiện việc giữ gìn “Vở sạch - Chữ đẹp” ý kiến này đã được phụ huynh tán thành.
a. Về vấn đề trình bày:
1/ Học sinh tiểu học rất hiếu động hay tò mò, bắt chước và giáo viên được các em xem như một mẫu lý tưởng về mọi mặt. Chính vì thế người giáo viên phải là người thực hiện tốt, là người làm mẫu toàn bộ “Vở sạch - Chữ đẹp”. Bộ hồ sơ giáo án, vở tập viết của tôi bao giờ cũng được bọc bìa, dán nhãn giữ gìn rất cẩn thận. cách trình bầy từng tuần từng thứ từng tiếng rất rõ ràng đẹp mắt. Tôi thường xuyên chỉ cho học sinh quan sát về hình thức bên ngoài cũng như cách trình bầy của tôi nhất là bộ vở tập viếtvà các cuốn vở trình bày đẹpcảu học sinh năm trước.
- Bao giờ trước buổi lên lớp tôi cũng nghiên cứu trước ở nhà cách trình bày bảng cho đẹp, cho khoa học. Chữ viết bảng đều phải là chữ mẫu: Rõ ràng, đẹp, đúng mẫu chữ, cỡ chữ... Ngay dòng đầu tiên của mỗi buổi học: Thứ...ngày...tháng...năm... Đó là một tiêu đề mà hôm nào các em cũng viết, tôi đã hướng dẫn các em trình bày làm sao cho đẹp, ngay ngắn. Viết tiêu đề lùi vào so với đường kẻ lề, chia vở thành ba phần bằng nhau viết một phần ba dòng kẻ và bắt đầu viết phần chỉ các thứ trong tuần không cho học sinh viết bằng số mà phải viết bằng chữ.
Ví dụ: Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2006
2/ Đối với cách trình bày bài tôi hướng dẫn các em tỉ mỉ từng chi tiết. Khi viết hết một tuần các em dùng thước kẻ một đường thẳng từ ngoài lề cho đến hết chiều ngang của vở cách giữa tuần trước và tuần sau một ô dòng kẻ đơn. Khi viết hết một thứ các em dùng thước kẻ một đường kẻ ngang từ sát lề cho đến hết vở khoảng cách giữa hai thứ cùng bằng một dòng kẻ lớn. Còn khi viết hết một môn học các em kẻ một đường kẻ ngang chia thành bốn phần kẻ hai phần ở giữa các môn học và đường kẻ cũng bằng một dòng kẻ lớn...
Còn đối với tên từng môn các mục trong từng môn đó tôi hướng dẫn các em kẻ một đường kẻ ngang cách dòng kẻ bằng một li nhỏ dài bằng đề mục các em viết.
Từng môn học và từng bài cụ thể cách trình bày cũng khác nhau.
Ví dụ: Môn toán
- Khi trình bày bài toán với phép tính cộng, trừ, nhân chia: 15 +25 ;
55-25; 20 + 40, 81: 9, 15 x 3...
Tôi hướng dẫn các em chia thành ba phần bằng nhau mỗi phần tương ứng một bài.
- Với các bài toán giải thì trình bày bài vào giữa vở, dòng kẻ lớn để khi nhìn vào không bị rối mắt.
Hay đối với phân môn chính tả thì cách trình bày một câu thơ lục bát khác cách trình bày các thể loại thơ khác, cách trình bày một đoạn văn.
3/ Vở các em nhàu nát, quăn mép một phần là do các em chưa cẩn thận nhưng một phần nữa là do lỗi ở phụ huuynh học sinh chưa mua đủ, đúng đồ dùng học tập cho các em. Để khắc phục tình trạng này tôi trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của các em để bàn bạc và được toàn thể phụ huynh ủng hộ để mua cặp sách mới cho con em. Đồng thời tôi hướng dẫn cách bảo quản vở cho các em: Khi viết phải để vở ngay ngắn, khi đặt tay giữ vở để viết cần phải chú ý không tỳ mạnh tay vào vở làm vở quăn mép, không tỳ ngực hay di chuyển vở đi lại làm vở dễ quăn. Khi cất vở vào cặp cần phải cẩn thận, nhẹ nhàng và có quy định từng ngăn: Ngăn đựng vở, ngăn đựng sách giáo khoa, ngăn đựng bảng và các đồ dùng khác. Có quy định ra như vậy vừa giữ gìn vở không bị quăn mép, không bị nhàu nát mà còn tiện lợi hơn khi học bài.
4/ Giáo viên phải thường xuyên quan tâm và hướng dẫn cụ thể về tư thế ngồi viết cách cầm bút, cách đặt vở theo quy định để các em có thể viết đúng, đẹp và nhanh hơn. Vở không bị nhàu, quăn mép, chữ không siêu vẹo, đồng thời để tránh các di hại do tư thế ngồi viết không đúng quy cách gây ra.
5/ Quy định rõ ràng về mẫu vở và số lượng vở viết cho từng môn học.
- Vở viết đồng bộ là vở ô li loại 96 trang gồm có 7 quyển.
+ 2 quyển vở ghi toán: 1 quyển ở lớp; 1 quyển ở nhà
+ 2 quyển vở ghi chính tả: 1 quyển ghi ở lớp; 1 quyển luyện viết ở nhà.
+ 1 quyển ghi chung dùng ghi toàn bộ các môn học còn lại.
+ 1 quyển tập làm văn.
+ 1 quyển luyện từ và câu
Ngoài vở ghi quy định trên còn có thêm hai quyển vở tập viết loại vở khổ 15,5 x 20,5 cm và hai quyển vở tập viết khổ 19 x 27 cm.
Khi học môn nào thì ghi vở đó không ghi lẫn lộn. Nếu không may quên thì các em ghi vào vở nháp để về nhà tự ghi vào vở. Việc quy định này nó có
nhiều thuận lợi là khi kiểm tra giáo viên dễ dàng so sánh cách trình bày chữ viết giữa bài này với bài khác của môn học.
6/ Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ gìn sách vở của học sinh bằng nhiều hình thức: Kiểm tra vào 10 phút đầu giờ. Kiểm tra khi kiểm tra bài cũ, khi chấm bài. Bao giờ cũng vậy khi chấm bài tôi cũng thường xuyên bóc riêng những quyển vở đẹp của học sinh để tuyên dương đồng thời cũng để riêng những quyển vở chưa đẹp để nhắc nhở các em cần cẩn thận hơn. Khen chê là những hình thức khuyến khích các em có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn sách vở nhưng cần động viên các em là chính không nên chê nhiều.
Hàng tuần vào tiết sinh hoạt tôi cùng cán bộ lớp kiểm tra việc giữ gìn sách vở của các em. Có xếp loại thi đua từng người, từng tổ và lập danh sách để tuyên dương trước cờ. Từ kết quả của các tuần tổng hợp thành từng tháng gửi kết quả về gia đình các em.
b. Vấn đề về chữ viết.
1/ Việc hướng dẫn các em giữ gìn sách vở sạch đẹp đã khó thì việc hướng dẫn các em viết chữ đẹp lại càng khó hơn. Vấn đề này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các môn học và đặc biệt chú trọng ở hai phân môn; Tập viết và chính tả.
a/ Sở dĩ chữ viết của các em chưa đúng mẫu chữ, cở chữ chưa đúng quy định về chữ viết, chưa nắm vững kĩ thuật viết, chưa nắm vững kĩ thuật chữ. Vì vậy trong các giờ tập viết giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết trong từng bước, từng thao tác để các em nắm vững được các quy định về chữ viết và kĩ thuật viết.
b/ Dặn dò học sinh về nhà luyện viết phần ở nhà.
Trong bất kỳ một tiết tập viết nào tôi cũng đều chuẩn bị kĩ càng, chi tiết từng thao tác để các em nắm vững đặc điểm, cấu tạo của từng chữ cái, từng từ, từng chữ. Có như vậy các em mới viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, viết liền mạch không những trong vở tập viết mà còn ở tất cả các môn học khác. Có rèn luyện như vậymới giúp học sinh có kĩ năng viết chữ ngày càng nâng cao: Viết ngày càng đẹp, tốc độ viết càng nhanh.
2/ Cùng tập viết thì phân môn chính tả là một phân môn rèn cho học sinh hiểu qui tắc và thói quen viết chữ ghi tiếng việt đúng với chuẩn. Viết đẹp, viết dúng chính tả chứng tỏ đó là người có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đẹp, viết đúng chính tả còn giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng tiếng việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá. Do chưa nắm được các qui tắc chính tả một cách vững vàng nên các em còn viết sai khá nhiều lỗi chính tả, các em còn viết sai do tiếng địa phương phát âm lệch so với hệ thống chuẩn.
Để khắc phục nhược điểm này khi dạy các bài chính tả giáo viên giúp học sinh nắm vững các luật chính tả; Giọng đọc của giáo viên đúng và hướng dẫn học sinh đọc đúng như giáo viên.
2.1- Các em viết chính tả theo giọng đọc của giáo viên vì thế giọng đọc của giáo viên cho học sinh nghe để viết là rất quan trọng, nó quyết định đến
chất lượng chữ viết của các em. Vì thế khi dạy bài chính tả nghe đọc tôi nêu yêu cầu của bài viết, đọc mẫu cho các em nghe đoạn cần viết, nêu câu hỏi để giúp học sinh nắm được ý chính của bài chính tả sắp viết, tìm trong bài các chữ học sinh hay viết sai như: Thanh hỏi (?) thanh ngã (~), các nguyên âm đôi, đơn. Do các em phát âm chưa chính xác nên khi viết thường viết sai vì vậy tôi đã hướng dẫn cho các em phát âm cho đúng.
Ví dụ: Để phân biệt thanh hỏi và thanh ngã: nghỉ; nghĩ.
- Đầu tiên tôi phát âm trước: Đọc một cách chính xác cho học sinh lắng tai nghe sau đó tôi phân tích và hướng dẫn cách đọc cụ thể: Nghỉ là dấu hỏi khi đọc cần đọc nhẹ.
Nghĩ là dấu ngã khi đọc cần đọc nặng, kéo dài hơn.
- Tôi đọc lại sau đó gọi những em hay viết sai đọc lại cho đúng.
- Cho học sinh tìm các tiếng nghỉ và nghĩ.
Nghỉ: Nghỉ ngơi, nghỉ mát, nghỉ hè...
Nghĩ: Nghĩ ngợi, suy nghĩ...
- Tôi chỉ lại cho học sinhthấy: Viết là “nghỉ”khi dùng đẻ chỉ các hoạt động đã làm xong dừng lại để thư giãn cho thoải mái. Viết là “nghĩ” khi dùng để chỉ tâm trạng của con người đang được tái hiện.
2.2/ Hay khi dạy học sinh phân biệt giữa nguyên âm đôi và nguyên âm uô-u; ươ,ư; iê,ê... Tôi đọc mẫu các tiếng các tiếng có nguyên am đôi và các tiếng có nguyên âm rồi cho học sinh so sánh hai cách đọc giúp các em rút ra được: Khi đọc các tiếng có nguyên âm đôi thì đọc kéo dài hơn, luồng hơi ra mạnh hơn và đọc nhấn đều ở cả hai âm. Nếu đọc lệch và nhấn mạnh về một âm thì nó trở thành nguyên âm đơn. Từ cách đọc đúng các nguyên âm sẽ giúp các em viết đúng.
2.3/ Đối với các lỗi chưa nắm vững quy tắc.
- Đối với trường hợp một âm vị được ghi bằng nhiều cách khác nhau:
Âm “Cờ” được ghi bằng: c; q; k
Âm “gờ” được ghi bằng: g;gh
Âm “ngờ”được ghi bằng: ng; ngh
Âm “i” được ghi bằng: i; y
- Trong từng trường hợp tôi lấy ví dụ một loạt các tiếng từ sau đó cho học sinh sắp xếp vào từng cột những tiếng có phụ âm đầu, âm đầu giống nhau. Từ đó tôi dẫn dắt các em đi đến kết luận sau:
*Âm “cờ” được viết bằng “k” khi đứng trước i, e, ê, iê.
Ví dụ: kĩ, kẻ, kiên...
Âm “cờ” được ghi bằng “q” khi đứng trước âm đệm
Ví dụ: qua, quân, quang...
Âm “cờ” được viết bằng “C” trong các trường hợp còn lại.
Ví dụ: Cá, co, củ,cử, cờ...
*Âm “gờ” được viết bằng “gh” khi đi trước i, e, ê, iê
Ví dụ: ghi, ghe, ghế, ghi...
Âm “gờ” được viết bằng “g” trong các trường hợp còn lại
Ví dụ: gà, gõ, gỡ...
*Âm “ngờ” được viết là “ngh” khi đứng trước i, e, ê, iê
Ví dụ: nghỉ, nghe, nghề, nghiệp...
Âm “ngờ” được viết là “ng” trong các trường hợp còn lại
Ví dụ: Ngã, ngô, ngó, ngữ...
*Âm “i” được viết là “y” khi đứng một mình hoặc đi sau a, â
Ví dụ: ý kiến, tay, mây...
Âm “i” được viết là “i” khi đảm nhiệm vai trò chính âm trong các tiếng có hai âm trở lên.
Ví dụ: liệt sĩ, kĩ thuật, quả chín...
2.4/ Ngoài các tiếng, từ dạy theo luật chính tả, còn có nhiều tiếng, từ không có trong luật như trường hợp ch/tr, s/x... Qua các bài chính tả tôi hướng dẫn các em làm bài tập nhiều, thường xuyên nhắc nhở các em, nhờ vậy các em thành thói quen rồi viết đúng.
3/ Hằng tuần cùng với việc kiểm tra, việc giữ gìn sách vở tôi kiểm tra về cất lượng chữ viết của các em theo sát từng ngày để xem các em có tiến bộkhông hay các em đã khắc phục được những nhược điểm nào, còn nhược điểm nào cần phải rèn luyện thêm. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt tính điểm thi đua của từng em, của từng tổ, biểu dương những em viết đẹp, những em có nhiều tiến bộ, đồng thời góp ý động viên các em khác tích cực rèn luyện hơn nữa để đạt kết quả cao.
Vì thời gian dạy chính khoá có hạn nên trong các buổi dạy bồi dưỡng tôi đều dành 1/3 thời gian để hướng dẫn cho các em tập viết trong vở tập viết khổ 19 x 27 cm; hướng dẫn các em nắm vững các quy tắc chính tả thông qua làm các bài tập chính tả và một phần để tôi kiểm tra vở tự luyện viết ở nhà của các em.
c. kết luận:
1. Kết quả nghiên cứu:
Với sự kết hợp một cách đồng bộ ở tất cả các môn học cùng sự ham học hỏi, kiên trì luyện tập của các em học sinh và nổ lực phấn đấu, lòng nhiệt tình
của bản thân tôi trong công tác giảng dạy. Cùng với tôi và học sinh còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, hội đồng giáo viên và các bậc phụ huynh. Công sức đó đã được đền đáp xứng đáng bằng kết quả chấm “Vở sạch-Chữ đẹp” của các em. Qua các đợt kiểm tra của nhà trường chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể lớp 1A tôi dạy năm học 2005 - 2006 đạt được kết quả như sau:
Chất lượng
Loại A
Loại B
Loại C
Lớp
SL (bộ)
TL(%)
SL (bộ)
TL(%)
SL (bộ)
TL(%)
Cuối học kỳ I
4A
Vở
6
30
11
55
3
15
Chữ
5
25
10
50
5
25
Giữa học kỳ II
4A
Vở
10
50
8
40
2
10
Chữ
8
40
8
40
4
20
Để đạt được kết quả như trên về chất lượng giữ gìn vở sạch và viết chữđẹp tôi nghĩ rằng mỗi một giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có lòng say mê với nghề nghiệp, vạch ra được phương pháp đúng và phù hợp với đặc điểm của học sinh trong lớp mình dạy.
2. kiến nhgị đề xuất:
Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và tìm các biện pháp khắc phục, rèn luyện cho các em có kỹ năng giữ gìn “Vở sạch-Chữ đẹp” một cách có ý thức. Bản thân tôi chưa có được kinh nghiệm lớn lao, trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân rút ra được trong quá trình thực hiện:
1) Cần đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
2) Chuẩn bị bài kỹ càng cả về nội dung và hình thức thể hiện bài trên bảng lớp.
3) Tìm ra được nguyên nhân dẫn đến việc chất lượng giữ gìn “Vở sạch-Chữ đẹp” chưa cao, từ đó có cách giải quyết thích hợp.
4) Phân loại được các đối tượng học sinh để có biện pháp giúp đỡ theo từng loại đối tượng cụ thể.
5) Tăng cường việc chấm, chữa bài cho học sinh.
6) Cần kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: Gia đình-nhà trường-xã hội.
7) Cả giáo viên và học sinh đều phải có lòng kiên trì, chịu khó rèn luyện, học hỏi. Đặc biệt giáo viên phải là tấm gương điển hình để học sinh noi theo.
8)Phải nắm vững đặc điểm tâm lí, sinh lí của lứa tuổi để có biện pháp khen chê tế nhị.
9) Rèn luyện được thói quen giữ gìn “Vở sạch-Chữ đẹp” một cách có ý thức không phải một chốc mà làm được mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục, có hệ thống và đồng bộ.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúcc rút trong quá trình giảng dạy của bản thân. Do khả năng và thời gian có hạn nên chắc rằng đó chưa phải là những kinh nghiệm như ý muốn của đồng nghiệp. Tôi rất mong được sự góp ý chân tình, cởi mở của hội đồng khoa học các cấp và bạn đọc.
Tôi xin lĩnh hội và cảm ơn nhiều!
Vĩnh Khang, ngày25/03/2006
Người thực hiện :
Nguyễn Thanh Sơn
Mục lục
A. Đặt vấn đề
I . Lời nói đầu............................................................................. trang 1
II. Thực trạng của vấn đề............................................................ trang 1
1. Thực trạng ......................................................................... trang2
2. Kết quả của thực trạng trên ...............................................trang 2
B. Giải pháp vấn đề:
I . Các giải pháp thực hiện .........................................................trang 3
II Các biện pháp để tổ chức thực hiện........................................ trang 3
1. Đề ra các tiêu chuẩn đạt vở sạch.......................................... trang 3
2. . Đề ra các tiêu chuẩn đạt chữ đẹp ....................................... trang4
3. Đề ra các biện pháp rèn “ VS -CĐ” ................................. trang 4
a . Vấn đề trình bày ................................................................ trang 4
b . Vấn đề chữ viết ................................................................. trang 6
C . kết luận
I. Kết quả nghiên cứu .............................................................. ..trang 8
II Đề xuất kiến nghị .................................................................. trang 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu vấn đề Vở sạch-Chữ đẹp.doc