MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUNG VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN 3
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 3
1.1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển: 3
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển: 3
1.1.3. Dự án đầu tư, dự án đầu tư kinh doanh Bất động sản. 5
1.1.3.1. Khái niệm dự án đầu tư, dự án đầu tư kinh doanh Bất động sản. 5
1.1.3.2. Đặc trưng của dự án đầu tư phát triển: 8
1.1.3.3. Vai trò của dự án đầu tư đối với doanh nghiệp: 8
1.1.4. Chu kỳ dự án đầu tư : 9
1.2. CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP: 10
1.2.1. Mục đích và yêu cầu của công tác lập dự án: 10
1.2.1.1. Khái niệm: 10
1.2.1.2. Mục đích của công tác lập dự án đầu tư đối với doanh nghiệp: 10
1.2.1.3. Yêu cầu của công tác lập dự án: 11
1.2.2. Các tiêu thức đánh giá chất lượng công tác lập dự án đầu tư: 11
1.2.3 Quy trình lập dự án đầu tư kinh doanh Bất động sản ở Việt Nam 12
1.2.3.1 Lựa chọn lĩnh vực, hình thức nội dung đầu tư: 12
1.2.3.2 Xác định địa điểm đầu tư: 13
1.2.3.3 Đăng ký đầu tư, thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư: 13
1.2.3.4 Lập báo cáo khả thi 13
1.2.3.5 Thẩm định, phê duyệt dự án 14
1.2.3.6 Thực hiện khảo sát phụ vụ bueoéc lập hồ sơ thiết kế: 15
1.2.3.7 Lập hồ sơ Thiết kế kỹ thuật thi công và Tổng dự toán: 15
1.2.3.8 Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán công trình: 15
1.2.5. Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án Bất động sản 16
1.2.5.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư Bất động sản(sự cần thiết phải đầu tư dự án): 16
1.2.5.2. Nghiên cứu về sản phẩm và thị trường mục tiêu của dự án: 17
1.2.5.3. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án: 17
1.2.5.6. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án 19
1.2.6. Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư: 19
1.2.6.1. Phương pháp thu thập thông tin 19
1.2.6.2 Phương pháp dự báo 20
1.2.6.3. Phương pháp cộng chi phí 21
1.2.6.4. Phương pháp phân tích độ nhạy 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP ĐỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 23
2.1 Tổng quan về công ty TSQ Việt Nam 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty : 23
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 24
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua 24
2.1 Thực trạng lập dự án Bất động sản tại công ty TSQ Việt Nam 25
2.1.1 Các dự án bất động sản mà công ty đã và đang lập 25
2.1.2. Các dự án trong tương lai của công ty 31
2.1.2 Đánh giá công tác lập dự án Bất động sản tại công ty TSQ 32
2.1.2.1 Đánh giá công tác lập dự án Bất động sản tại công ty TSQ Việt Nam 32
2.1.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong công tác lập dự án Bất động sản tại công ty. 34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 37
3.1. Các giải pháp chung 37
3.1.1 Đầu tư nguồn nhân lực 37
3.1.1 Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ công tác lập dự án 38
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty TSQ Việt Nam 39
3.2.1 Hoàn thiện quy trình lập dự án tại Công ty: 39
3.2.2 Giải pháp cho từng nội dung lập dự án 40
2.3.2.3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp sử dụng trong công tác lập dư án. 43
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về công tác lập dự án Bất động sản. Lấy ví dụ tại công ty TSQ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyến khích hay thắt chặt tín dụng của nhà nước đối với các dự án, gây khó khăn về vốn cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án và chi tiêu của người dân vào đầu tư nhà ở.
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như dân số, lao động, vị trí địa lý, kinh tế, điều kiện khí hậu…
- Các cơ chế được áp dụng đối với dự án (chính sách về sử dụng đất, tài chính, thuế và các cơ chế khác).
- Các dự án có liên quan đến vùng dự án.
Đối với các dự án được lập của công ty, do có kinh nghiệm và sự tham khảo các dự án được phê duyệt nên phần nghiên cứu sự cần thiết được đầu tư đã được ban soạn thảo đưa ra rất chính xác, khoa học đạt yêu cầu khi phê duyệt dự án.
1.2.5.2. Nghiên cứu về sản phẩm và thị trường mục tiêu của dự án:
- Đánh giá thị trường tổng thể trong cả nước, của vùng nơi có địa điểm đặt dự án
- Xác định sản phẩm của dự án : loại sản phẩm gì, chất lượng sản phẩm, và số lượng cho mỗi chủng loại sản phẩm. Đối với các dự án trung tâm thương mại thì đó là các văn phòng cho thuê, bán và căn hộ chung cư...
- Xác định thị trường mục tiêu của dự án : hướng tới đối tượng khách hàng , mức thu nhập của khách hàng…
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh về tiềm năng, sức mạnh trên thị trường,…
- Nghiên cứu giá bán sản phẩm, cách thức bán hàng và cách tiếp thị, quảng bá sản phẩm
Đối với các dự án Bất động sản thì nội dung này không nhất thiết phải nghiên cứu quá chi tiết, mà có phần đơn giản hơn và trên một phạm vi cũng hẹp hơn.
1.2.5.3. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án:
Nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án là nội dung quan trọng nhất của một dự án kinh doanh Bất động sản. Khi nghiên cứu nội dung này công ty thường mới các nhà tư vấn thiết kế làm và kiểm tra lựa chọn. Những nội dung của phần này thường bao gồm :
● Xem xét về địa điểm xây dựng dự án và đánh giá hiện trạng vùng dự án
Xem xét địa điểm xây dựng dự án, các chuyên gia nghiên cứu về :
- Vị trí khu đất xây dựng và hiện trạng khu đất
- Đặc điểm địa hình, tự nhiên, khí hậu… của khu đất.
- Đặc điểm về kinh tế xã hội: dân cư, tình hình thu nhập, hiện trạng các công trình xây dựng và giao thông vận tải….của khu đất sẽ tiến hành xây dựng.
- Quy hoạch tổng thể của thành phố, các chính sách kinh tế xã hội và chính sách khuyến khích thi công tại địa bàn thành phố.
● Nghiên cứu quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án :
- Giới thiệu quy mô và các hạnh mục công trình dự án
- Các chỉ tiêu kỹ thuật dự án
- Phương án quy hoạch không gian dự án
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho từng hạng mục công trình, từng sản phẩm của dự án
- Phân khu chức năng của dự án
● Phần nội dung thiết kế kỹ thuật của dự án :
- Thiết kế kỹ thuật quy hoạch chi tiết mặt bằng dự án
- Thiết kế kỹ thuật từng hạng mục công trình của dự án
- Giải pháp thiết kế kỹ thuật chung và từng hạng mục công trình dự án
● Đánh giá tác động môi trường của dự án :
- Đánh giá môi trường hiện trạng dự án
- Dự báo các yếu tố gây ô nhiễm và mức độ gây ô nhiễm
- Các giải pháp bảo vệ môi trường
- Kết luận và kiến nghị
● Xây dựng lịch trình thi công xây dựng công trình
Công ty phải tính toán thời gian trong quá trình lập dự án cho các công trình xây dựng. Tình thời gian cần thiết và thứ tự của các công việc trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp đường găng. Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Nó được xây dựng dựa theo thời gian thực hiện các công việc găng của dự án. Đối với quá trình xây dựng xác định được các khoảng thời gian lấy làm mốc trong thi công xây dựng công trình. Sau khoảng thời gian này, các kỹ sư, đội trưởng các đội thi công lại phải báo cáo về tiến độ thực hiện công việc cho giám đốc và chủ nhiệm dự án cũng như chủ đầu tư, và có sự điều chỉnh hợp lý.
1.2.5.6. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án
Đây là một phần quan trọng để dự án được UBND các cấp xét duyệt dự án. Phần này bao gồm các nội dung như sau :
- Xác định khối lượng và nhu cầu vốn đầu tư
- Xác định nguồn vốn đầu tư
- Tính toán các phương án doanh thu của một đự án
- Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của một dự án
- Đánh giá các tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án
1.2.6. Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư:
1.2.6.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin đều được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên cứu của quá trình lập dự án Bất động sản, đặc biệt đối với các nội dung nghiên cứu điều kiện vĩ mô và nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.
Có nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện thực tế về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra… để có thể lựa chọn phương pháp thu tập thông tin phù hợp. Công ty thường hay sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua những nguôn tin sẵn có:
Là phương pháp thu thập thông tin, tài liệu dựa vào những nguồn thông tin sẵn có trên các báo cáo, văn bản, quy định của Nhà nước; các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài, internet…); các số liệu thống kê theo định kỳ của các cơ quan thống kê, Bộ, Ngành. Phương pháp này đơn giản, chi phí ít tốn kém hoặc thậm chí không mất chi phí nhưng độ tinh cậy của tài liệu không cao.
Ngoài ra người ta có thể tiến hành thu thập thông tin, tài liệu thông qua các phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng website…
Chất lượng các nguồn thông tin thu thập trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra, đối tượng tham gia trả lời, các phương tiện phục vụ công tác điều tra… Yêu cầu đặt ra đối với các tài liệu, thông tin thu thập được là phải có tính hệ thông, độ dài thời gian đủ lớn và đảm bảo độ chính xác.
Đối với những nguồn thông tin được xác định là quan trọng thì nên áp dụng phương pháp đăng ký trực tiếp. Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý, chọn lọc làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích trong quá trình lập dự án.
1.2.6.2 Phương pháp dự báo
Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì thế phương pháp dự báo là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lập dự án Bất động sản. Nó giúp cho việc đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn và nhằm mục đích đưa ra biện pháp với những rủi ro có thể lường trước.
Các nội dung dự báo bao gồm: Dự báo nguồn lực đầu vào của dự án; Dự báo kết quả đầu ra của dự án. Cụ thể: Dự báo giá cả, cung cầu đầu vào và đầu ra của dự án; Dự báo doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực hiện và vận hành dự án sau này. Qua đó, xác định nguồn vốn mà dự án cần có để có thể thực hiện, thi công.
Phương pháp dự báo có thể được áp dụng trong nhiều khâu, nhiều nội dung của quá trình soạn thảo. Nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu phân tích thị trường( dự báo thị phần sản phẩm). Đây là yếu tố quyết định tới lựa chọn mục tiêu và quy mô tối ưu của dự án. Phụ thuộc vào khối lượng thông tin thu thập được mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau:
- Phương pháp dự báo bình quân số học
- Phương pháp dự báo bằng hàm hồi quy tương quan.
●Phương pháp dự báo bình quân số học
Qn = Q0 + q*n
Trong đó: Qn : Số lượng sản phẩm cầu dự báo tại năm n trong tương lai.
Q0 : Số lượng sản phẩm tại năm tính toán(năm gốc)
q : Lượng tăng bình quân số học hàng năm
n : Số năm dự báo
● Phương pháp hồi quy tương quan
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm của dự án., các nhân tố ở đây thường là: thu nhập của người dân, giá cả của hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng.
- Lựa chọn mô hình: tính hệ số tương quan, đánh giá sai số của dự án.
- Tiến hành dự báo. Nếu kết quả không được chấp nhận phải lựa chon lại mô hình và tiến hành phân tích lại từ đầu.
1.2.6.3. Phương pháp cộng chi phí
Nội dung của phương pháp cộng chi phí là căn cứ vào các khoản chi phí dự tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp thành tổng mức đầu tư. Chính vì vậy, phương pháp cộng chi phí được sử dụng để xác định tổng mức đầu tư trong nội dung phân tích tài chính dự án.
Phương pháp này xác định được cụ thể từng khoản mục vốn cũng như cơ cấu sử dụng vốn của dự án nhưng tốn kém về mặt thời gian vì phải xác định chi tiết các khoản mục.
1.2.6..4. Phương pháp phân tích độ nhạy
Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau. Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án.
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án, để có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Chính vì vậy nên phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp không thể thiếu để đánh giá độ an toàn và tính khả thi của dự án và phương pháp này được dùng trong phân tích tài chính của dự án.
- Bước 1: Xác định các biến số chủ yếu: Sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra; sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án; chi phí vượt quá định mức.
- Bước 2: Cho những biến số này tăng hoặc giảm từ 10% tới 20%.
- Bước 3: Đánh giá lại các yếu tố chi phí, lợi ích và hiệu quả của dự án. Từ đó lựa chọn có nên thực hiện dự án hay không.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP ĐỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về công ty TSQ Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty :
Công ty TSQ có:
- Tên tiếng Việt: Công ty TSQ Việt Nam.
- Tên giao dịch: TSQ VN Co.,Ltd.
- Tên tiếng Anh: Vietnam TSQ Company.
- Trang web: www.tsq.vn
- Tel: (+84.4) 2850296 FAX: (+84 4) 2850297
- Thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 031043000006 do UBND tỉnh Hà Tây cấp ngày 24/11/2006 và được sửa đổi bổ sung lần thứ 2 ngày 11/9/2007.
- Trụ sở chính: LK6D, khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Tây
- Văn phòng giao dịch: P.507, trung tâm thương mại Machinco1, số 10, Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây
- Chủ tịch công ty: ông Đỗ Trường
- Vốn điều lệ : 469,39 tỷ ( tương đương 29,45 triệu USD)
- Quy mô công ty: 100 người
Hưởng ứng sự kêu gọi kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về đầi tư tại quê hương của chính phủ Việt Nam, để phát huy năng lực kinh doanh, công nghệ, vốn và đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước, Tập đoàn TSQ INT’L Holding có trụ sở chính tại Warszawa (Ba Lan) đã đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, và mở đầu là dự án làng Việt kiều châu Âu tại khu đô thị Mỗ Lao, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Tập đoàn TSQ INT’L Holding là một trong những tập đoàn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, có mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện rộng khắp ở Ucraina, Cuba, Liên bang Nga và Việt Nam. Đây là tập đoàn do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu tại Ba Lan, có trình độ tổ chức quản lý cao, nguồn tài chính mạnh và đội ngũ chuyên gia tài năng, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết. Để thực hiện các dự án và phát triển kinh doanh của tập đoàn TSQ INT’L Holding tại Việt Nam
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Những ngành nghề kinh doanh chủ lực của công ty TSQ Việt Nam sẽ là:
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, giày dép tại dự án công ty may Hoà Hưng. sản phẩm của công ty sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu.
- Kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng lập sàn Giao dịch bất động sản với các dự án Làng Việt kiều, TSQ PLAZA( trung tâm tài chính thương mại và các vùng phụ trợ), toà tháp đôi, toà tháp thiên niên kỷ , chung cư cao tầng...
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Tài chính ngân hàng và xúc tiến thương mại.
- Tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo với dự án trường đại học Đại Nam và trung tâm ngôn ngữ
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua
Sau gần 3 năm hoạt động, Công ty TSQ Việt Nam đã thực sự lớn mạnh và trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty đã và đang triển khai một số dự án khu đô thị, chung cư, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân khu vực Hà Nội và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về nước sinh sống. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện ở
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TSQ Việt Nam năm 2006-2007-2008
Đơn vị: triệu VNĐ
TT
Tiêu chí
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản
113.522
791.244
1978.11
2
Tổng nợ phải trả
9.524
544.594
860.985
3
Vốn lưu động
112.793
404.177
792.653
4
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
104.125
250.080
671.387
5
Doanh thu
254
365.25
6
Lợi nhuận trước thuế
-3.224
-2.596
7
Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Trong năm 2007, 2008 tổng tài sản và vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty tăng mạnh so với năm 2006, đặc biệt tăng 3 lần trong năm 2008. Tổng tài sản của công ty năm 2007 tăng gấp 7 lần so với năm 2006, đạt 791.244 triệu VNĐ; năm 2008 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007 và tăng gấp 17 lần so với năm 2006 đạt 1978.11 triệu VNĐ. Vốn lưu động năm 2007 đạt 404.177 triệu VND, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2006 Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2007 cũng tăng 2,4 lần so với năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người tại công ty đạt mức 4,7 triệu VNĐ/tháng, năm 2008 thu nhập bình quân đầu người đạt 5,4 triệu VNĐ/ tháng Với kết quả như trên ta có thể khẳng định rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định được chỗ đứng của mình trong các lĩnh vực hoạt động của công ty.
2.1 Thực trạng lập dự án Bất động sản tại công ty TSQ Việt Nam
2.1.1 Các dự án bất động sản mà công ty đã và đang lập
Dự án Làng Việt kiều châu Âu TSQ: Được xây dựng trong Khu đô thị Mỗ Lao, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây do các kiến trúc sư Pháp tài ba lập thiết kế quy hoạch; dự án tọa lạc trên khu đất lý tưởng, xung quanh là các khu đô thị và các tuyến đường huyết mạch của thủ đô Hà Nội và Hà Đông như: Khu đô thị Mỹ Đình, khu đô thị Trung Hòa Nhân chính, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đường Láng Hòa Lạc….
* Quy mô của Dự án: Tổng diện tích của Dự án khoảng 9,3 ha Trong đó gồm:
+ 272 nhà biệt thự có diện tích từ 150 -520 m2/biệt thự, tầng cao trung bình là 03 tầng, được xây dựng trên 5,7 ha đất.
+ 256 nhà liền kế có diện tích trung bình 86m2/nhà, tầng cao trung bình là 03 tầng, được xây dựng trên 2,1 ha đất.
+ Còn lại khoảng 1,6 ha là đất cây xanh tạo cảnh quan không gian thoáng mát phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người ở.
* Tổng mức đầu tư: khoảng 60 triệu USD.
* Các đơn vị tư vấn tham gia thực hiện Dự án:
+ Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Archipel – Pháp
+ Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty TNHH tư vấn quản lý xây dựng Delta – Mỹ
* Tiến độ thực hiện Dự án:
Dự án khởi công vào quý I/2007 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2009. Dự án hoàn thành sẽ tạo thành khu Biệt thự độc lập, khu nhà ở liền kế có đẳng cấp quốc tế với kiểu dáng kiến trúc đẹp, hài hoà và công tác quản lý, dịch vụ chuyên nghiệp. Đây sẽ là một Làng Việt kiều đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và sẽ là một nơi hội tụ lý tưởng cho các Kiều bào nước ngoài về quê hương sinh sống và lập nghiệp.
Dự án Trung tâm tài chính thương mại và các công trình phụ trợ:
Đây là Dự án thứ hai Công ty TSQ Việt Nam thực hiện đầu tư tại khu đô thị Mỗ Lao, phường Văn Mỗ, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây và đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 03122000093 ngày 25/7/2007. Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 100 triệu USD, gồm những công trình có quy mô, yêu cầu cao về kỹ mỹ thuật, được thiết kế bởi các nhà kiến trúc sư nước ngoài tạo nên những công trình kiến trúc hiện đại, làm điểm nhấn của khu đô thị, dự kiến khởi công vào năm 2008 và hoàn thành năm 2014.
Quy mô công trình:
* Trung tâm tài chính thương mại (tòa tháp đôi)
Bảng 3. Các chỉ tiêu của tòa tháp đôi
Chỉ tiêu
Tòa tháp số 1 (TM-01)
Tòa tháp số 2 (TM-02)
Diện tích đất
8.796 m2
6.586 m2
Diện tích xây dựng
2.639 m2
2.503 m2
Mật độ xây dựng
30%
38%
Tầng hầm
02 tầng
02 tầng
Tầng cao công trình
41 tầng
37 tầng
Tổng diện tích sàn
82.735 m2
77.695 m2
Nguồn: Dự án Trung tâm tài chính thương mại và công trình phụ trợ
Hai tòa tháp được thiết kế hiện đại, tạo thành một tác phẩm kiến trúc hoàn hảo, là tâm điểm của Dự án và cũng là điểm nhấn của Khu đô thị Mỗ Lao; là một tổ hợp công trình đa chức năng gồm trung tâm tài chính thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn đến căn hộ cao cấp phục vụ toàn diện nhu cầu sống của người dân.
* Các công trình phụ trợ bao gồm:
- Trung tâm thế giới trẻ thơ (NT-03):
+ Diện tích đất: 5.800 m2
+ Diện tích xây dựng: 2.030 m2 (Mật độ xây dựng 35%)
+ Tầng cao công trình: 04 tầng nổi và 01 tầng hầm)
+ Tổng diện tích sàn: 8.120 m2
Toàn bộ phần diện tích xây dựng (2.030m2) thiết kế hợp lý tạo thành một trung tâm gồm các cửa hàng mua sắm, dịch vụ thương mại phục vụ đối tượng là trẻ em dưới 15t. Phần diện tích đất còn lại thiết kế dành cho các trò chơi hiện đại và quần thể cảnh quan sân vườn.
* Trung tâm triển lãm (TM-03):
+ Diện tích đất: 10.086 m2
+ Diện tích xây dựng: ` 6.052 m2 (Mật độ xây dựng 60%)
+ Tầng cao công trình: 04 tầng và 01 tầng hầm
+ Tổng diện tích sàn: 24.208 m2
Công trình đảm bảo các chức năng về dịch vụ thương mại chuyên ngành, là trung tâm trưng bày, mua bán các sản phẩm thương mại trong nước và quốc tế nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho nhu cầu của người dân trong nước và giới thiệu ra thị trường quốc tế.
* Trung tâm thực hành ngôn ngữ (TH-03)
+ Diện tích đất: 15.236 m2
+ Diện tích xây dựng: 4.571 m2 (Mật độ xây dựng 30%)
+ Tầng cao công trình: 04 tầng
+ Tổng diện tích sàn: 18.280 m2
+ Quy mô đào tạo dự kiến khoảng: 2.000 học viên/năm
Công ty sẽ đầu tư xây dựng trường học Quốc tế liên thông cấp 1, 2, 3 và trung tâm thực hành ngoại ngữ theo quy chuẩn quốc tế phù hợp với Luật Giáo dục Việt Nam. Mục tiêu là đào tạo một bộ phận học sinh có trình độ, năng lực và học vấn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
* Chung cư cao tầng (CT-01)
+ Diện tích đất: 8.238 m2
+ Diện tích xây dựng: 2.883 m2 (Mật độ xây dựng 35%)
+ Tầng cao công trình: 17 tầng và 01 tầng hầm
+ Tổng diện tích sàn: 49.011 m2
Chung cư cao tầng được thiết kế với kiểu dáng kiến trúc cũng như sự bố trí công năng sử dụng của các căn hộ rất hiện đại, độc đáo và sang trọng, khu đất với khoảng không gian sân vườn lý tưởng có tầm nhìn thoáng. Mục tiêu là tạo ra một quỹ nhà ở với khoảng 300 căn hộ cao cấp với diện tích trung bình khoảng 80-130m2/căn hộ phục vụ nhu cầu nhà ở người dân.
Dự án hoàn thành sẽ cung cấp một hệ thống sản phẩm (Căn hộ cao cấp; văn phòng cho thuê; trung tâm dịch vụ thương mại và trưng bày sản phẩm bao gồm các sản phẩm truyền thống của các làng nghề; các sản phẩm và dịch vụ phục vụ lứa tuổi thiếu nhi; dịch vụ giáo dục đào tạo với quy mô và chất lượng quốc tế) đáp ứng tất cả yêu cầu về hạ tầng xã hội của các nhà đầu tư cũng như của người dân trong khu đô thị và khu vực lân cận, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của Công ty cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây trong thời kỳ hội nhập.
Dự án Tòa tháp thiên niên kỷ “Hà Tây Millennium”:
Dự án Tháp Tháp thiên niên kỷ Hà Tây (Hatay Millennium) nằm ngay trên trục đường quốc lộ 6 (giao với đường Chu Văn An), thuộc trung tâm thành phố Hà Đông, nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc của Việt Nam; là một công trình có tầm vóc thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ Hà Đông trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế và đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 27/7/2007. Công trình Tháp thiên niên kỷ do các Công ty kiến trúc nước ngoài lập quy hoạch và thiết kế, mang phong cách kiến trúc châu Âu, được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, và là một công trình đa chức năng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng như trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp (dịch vụ y tế, nhà trẻ, nhà hàng, tổ hợp giải trí), văn phòng cho thuê, hơn 300 căn hộ cao cấp có diện tích từ 100-130m2/căn hộ.
* Quy mô:
+ Diện tích đất: 5.607 m2
+ Diện tích xây dựng: 4.002 m2 (Mật độ xây dựng 30%)
+ Tầng cao công trình: 29 tầng nổi và 02 tầng hầm
+ Tổng diện tích sàn: 100.050 m2
* Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng: 35 triệu USD
* Thời gian dự kiến hoàn thành: cuối năm 2011
Dự án TSQ Galaxy:
Dự án TSQ Galaxy gồm 02 khu là Khu TSQ Galaxy 1 và Khu TSQ Galaxy 2 nằm trong trục đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông. Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể trục đô thị phía Bắc đã được UBND phê duyệt nên thuận lợi về định hướng chung và khớp nối với thủ đô Hà Nội; đồng thời nằm ngay cạnh đường Lê Văn Lương mặt cắt 40m đang được xây dựng, do đó rất thuận tiện cho việc vận chuyển trong quá trình thi công xây dựng cũng như giai đoạn hoàn thành sau đầu tư. Dự án sẽ thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Dự án đồng bộ, khớp nối với quy hoạch chung Trục đô thị phía Bắc.
Tổng diện tích nghiên cứu lập dự án: 151.607 m2, trong đó:
Khu TSQ Galaxy 1: 84.857 m2.
Khu TSQ Galaxy 2: 66.750 m2
Bảng 4 : Các chỉ tiêu của dự án TSQ Galaxy
TT
Nội dung
Ký hiệu
Diện tích (m2)
Tầng cao
1
Công trình hỗn hợp
HH
51.058
30
2
Công trình công cộng
CC
11.547
3
3
Đất ở liên kế
LK
19.819
5
4
Trường học
TH
7.679
3
5
Cây xanh
CX
5.874
6
Mặt nước sông Nhuệ
MN
5.107
7
Đất hạ tầng
HT
77
8
Đất giao thông
50.446
Bãi đỗ xe
P
14.037
Đất giao thông (do đơn vị khác thực hiện)
GT
14.360
Đất giao thông nội bộ
22.049
Tổng cộng
151.607
Nguồn: Dự án TSQ Galaxy
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng: 1.489 tỷ VNĐ (tương đương 89,7 triệu USD).
2..1.2. Các dự án trong tương lai của công ty
● Dự án đầu tư phá dỡ, xây dựng mới nhà tập thể K1, K2, K3, H1 khu tập thể Bắc Thành Công – Hà Nội:
Mục tiêu của dự án là nhằm thay thế các khu nhà ở đã xuống cấp, tạo ra quỹ nhà ở mới đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của thủ đô trong những năm tới. Tổng diện tích của dự án là 16.080m2, các công trình có độ cao 21 tầng. Tổng vốn đầu tư cho toàn dự án là 1.594 tỷ đồng. Mỗi công trình gồm nhà để xe, khu quản lý tòa nhà, tầng hầm, tầng kỹ thuật, căn hộ.
Các khu nhà ở nằm ở vị trí thuận lợi gần các khu thương mại, căn hộ, khu văn phòng, gần chợ, bệnh viện. Hiện tại các khu nhà ở cũ này đã xuống cấp nghiêm trọng nên chủ trương cải tạo xây dựng mới được sự ủng hộ của chính quyền thành phố Hà Nội và người dân trong các khu nhà. Dự kiến trong năm 2008 chủ đầu tư sẽ hoàn thành lập dự án và thực hiện các thủ tục đầu tư; từ quý IV/2009 tổ chức đấu thầu và khởi công công trình, quý IV/2011 sẽ hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng.
● Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp:
Địa điểm: tại trục đô thị phía Nam thành phố Hà Nội đoạn từ xã Kiến Hưng thành phố Hà Đông đến huyện Ứng Hòa, Hà Nội dài 40km.
Diện tích dự kiến khoảng 300ha, với hình thức đầu tư là đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến khoảng 1020 tỷ đổng cho phần xây dựng, và 243 tỷ đồng cho đền bù giải phóng mặt bằng. Dự án sẽ được ra đời trong thời gian Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, quá trình đô thị hóa, quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị diễn ra mạnh mẽ là chủ trương phát triển kinh tế xã hội của chính phủ. Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi sử dụng đất, định hướng phát triển. Việc phát triển khu công nghiệp sẽ đem lại cơ sở hạ tầng tốt nhất cho đầu tư của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động địa phương.
● Dự án khu biệt thự nhà vườn sinh thái tại khu đô thị Đại học Văn Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Đây là dự án công ty đang xin chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Hà Tây để tiến hành lập dự án và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Dự án sẽ có diện tích 19,2ha với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.040 tỷ VNĐ, nằm trong khu quy hoạch đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Nếu được giao chủ đầu tư, dự án sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai các thủ tục đầu tư. Dự án sẽ góp phần vào việc cụ thể hóa quy hoạch đã được duyệt, tạo ra khu nhà ở với cây xanh đáp ứng yêu cầu đô thị hóa của tỉnh.
2.1.2 Đánh giá công tác lập dự án Bất động sản tại công ty TSQ
2.1.2.1 Đánh giá công tác lập dự án Bất động sản tại công ty TSQ Việt Nam
Cùng với sự phát triển đi lên của trình độ đội ngũ chuyên môn trong công ty, trong thời gian qua, không những công tác tổ chức thi công xây dựng công trình được thực hiện ngày một tốt hơn, mà công tác lập dự án Bất động sản cũng đang dần được cải thiện và đạt được một số thành tựu rất đáng kể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22177.doc