Đề tài Nghiên cứu về FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2010

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .1

1.1 Khái niệm . .1

1.2 Đặc điểm . .1

1.3 Các hình thức FDI . . 1

1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư. . 1

1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn . . .1

1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư . 2

1.3.4. Phân theo hình thức tồn tại . .3

1.4 Ưu điểm và nhược điểm của FDI . 4

1.4.1 Ưu điểm . .4

1.4.2 Nhược điểm . . 8

1.5 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài . 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2010 . .12

2.1 Sơ lược về thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 1990 – trước năm 2000 . 12

2.1.1 Thực trạng . . 12

2.1.2 Tác động . . .17

2.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000–hết năm 2001 . . .20

2.2.1 Thực trạng . . 20

2.2.2 Tác động . . 22

2.3 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2002-2003

2.3.1 Thực trạng . . 23

2.3.2 Tác động . . 27

2.4 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006

2.4.1 Thực trạng . . 32

2.4.2 Tác động . . 33

2.5 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2007

2.5.1 Thực trạng . . 37

2.5.2 Tác động . . 39

2.6 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 2008 – hiện nay . .39

2.6.1 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2008 . 39

2.6.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2009 . 47

2.6.3 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2010 . 54

CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG MẶT TRÁI ĐANG TỒN TẠI .59

3.1 Hiệu quả kinh tế . 59

3.1.1 Mặt tích cực . 59

3.1.2 Mặt tiêu cực . 61

3.2 Mặt trái tồn tại . . . 63

3.3 Biện pháp khắc phục . 67

TỔNG KẾT . 70

 

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với ba lý do chính: FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo tính toán của Tổng cục Thuế, năm 2002, khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994. FDI là 1 nguồn vốn quan trọng bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế: đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP năm 2002 là 13.8 % và tăng lên trong năm 2003 là 14.5 %. FDI tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động ... Tác động này được xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Đầu tư nước ngoài tiếp tục giúp phát triển kỹ nghệ chế biến và dịch vụ. Trong năm 2003 Việt Nam đã xuất cảng xe đạp và phụ tùng trị giá 155 triệu Mỹ kim, tăng 24.7% so với năm 2002, và có triển vọng tăng gấp đôi và đạt được 300 triệu Mỹ kim trong năm 2004. Ngoài ra còn có xe gắn máy, đồ điện và điện tử, ráp xe hơi, giầy dép và quần áo. Trong khu vực dịch vụ, kỹ nghệ du lịch, ngân hàng và bảo hiểm sẽ tiếp tục phát triển thêm. Trong năm 2003 khoảng 212,000 du khách Nhật đến Việt- Nam. Con số này sẽ có thể tăng gấp đôi trong năm 2004. Một dự án xây dựng khu nghỉ mát 1 tỉ Mỹ kim ở Phan Thiết đang được cứu xét. Khả năng thu hút FDI có tầm quan trọng vì nhiều lý do. Lý do ít quan trọng nhất là FDI cung cấp vốn . Việt Nam có nhiều vốn hơn nhiều người nghĩ. Lý do quan trọng hơn là FDI mang lại các mối liên hệ về công nghệ, quản lý và tiếp thị. FDI có thể chảy vào nhiều lĩnh vực, ví dụ, xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và các dịch vụ nội địa như du lịch, bất động sản hay thương mại. Trong quá khứ, phần lớn FDI tại Việt Nam được dùng để sản xuất thay thế nhập khẩu với chi phí tương đối cao (hãy so sánh xe gắn máy Honda giá 2000 USD so với xe Trung Quốc chỉ có 500 USD), mặc dù có một số dự án FDI là trong lĩnh vực dầu khí hay xuất khẩu công nghiệp chế biến. FDI chi phí cao làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trừ khi doanh nghiệp có khả năng hạ thấp chi phí một cách nhanh chóng. FDI hướng về xuất khẩu thường hiệu quả, và có thể giúp hình thành .cụm. các nhà cung cấp nội địa, từ đó nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh, ít nhất là khi chính sách trong nước cho phép các doanh nghiệp nội địa tăng trưởng. Một phần FDI thay thế nhập khẩu cũng đem lại hiệu quả, và có tác động tương tự như FDI hướng về xuất khẩu. Nếu gia nhập WTO thì Việt Nam rất có thể trở thành một nơi quan trọng trong việc thu hút FDI hướng về xuất khẩu. Nhận định của các nhà đầu tư lớn cho thấy lao động Việt Nam học hỏi nhanh, có năng suất cao và chi phí thấp. Ở đâu có môi trường quản lý nhà nước hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp thì họ đầu tư nhiều vào nơi đó. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2003. So với cùng kỳ năm 2002, kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 45% so với tốc độ 20% của các doanh nghiệp trong nước. Rõ ràng, đây là một nguồn tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm nhanh chóng. Điều quan trọng là thậm chí với vị trí tương đối thấp trong các xếp hạng về khả năng cạnh tranh, nhưng Việt Nam vẫn thu hút được một lượng đáng kể FDI. Điều này có thể là do sự khác biệt quá lớn giữa các tỉnh trong cách đối xử với nhà đầu tư cho nên Việt Nam không cần cách xếp hạng của quốc gia mà cần xếp hạng theo tỉnh. Nếu tất cả các địa phương ở Việt Nam đều đạt mức FDI thực hiện như tỉnh Bình Dương trong năm 2002, thì đầu tư đã có thể vượt 26 tỉ USD! Tất nhiên điều này là không thực tế. Nhưng rõ ràng có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba mức FDI hiện tại nếu hội đủ điều kiện. Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI ngày càng tăng và nhanh chóng cân bằng với giá trị xuất khẩu của khu vực trong nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng liên tục qua các năm 2002 (chiếm 47%) và đến năm 2003 là 50%, cân bằng với khu vực trong nước. Theo dự kiến, khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa và vươn lên thành khu vực chính trong xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam. Tác động của FDI Nhật Bản đến năng lực công nghệ Việt Nam 2002-2003: Nhật Bản là một trong những nước có những dự án đầu tư tích cực tại Việt Nam ngay từ những giai đoạn đầu đất nước đổi mới. Doanh nghiệp Nhật Bản đã mang lại cho chúng ta những hiểu biết rất mới về khoa học công nghệ hiện đại trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhờ những đối tác như Nhật Bản, chúng ta mới được tiếp thu và ứng dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến trong điều kiện đất nước vẫn còn nhiều khó khăn và lạc hậu. Đây là một đất nước được cả thế giới biết đến với cường quốc về khoa học công nghệ và Việt Nam lại là tiềm năng về các nguồn lực như lao động, nguyên vật liệu, chính trị... nên việc đầu tư đem lại nhiều kỳ vọng cho cả hai bên. Hàng loạt doanh nghiệp của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam và nhanh chóng tạo dựng tên tuổi cũng như tạo uy tín cao cho người dân Việt Nam như Sony, Toshiba, Honda, Suzuki, Toyota... Từ đó, sản phẩm của các doanh nghiệp này cũng tạo nên sự tin tưởng với các bạn hàng ở các nước khác và góp phần không nhỏ trong mục tiêu xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam. Khu vực kinh tế FDI đã đóng góp cho Việt Nam sản lượng cộng nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tập trung chủ yếu là hàng hoá phục vụ xuất khẩu: năm 2002, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 35%. Đóng góp của FDI trong sản lượng công nghiệp tăng lên đáng kể từ năm 2000, trước đó, vào những năm 90, tỷ trọng đóng góp chỉ khoảng 20% nhưng từ năm 2000, tỷ lệ này đã tăng lên 40% và năm 2002-2003 đã tăng lên hơn 50%. Điều này càng khẳng định một cách rõ ràng khu vực FDI với tiềm năng về vốn và kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tạo dựng nền sản xuất với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nâng cao năng lực công nghệ. Đồng thời, FDI còn đóng góp tới 11% (năm 2000) và 13% (năm 2003), giá trị đóng góp vào GDP tăng lên liên tục và càng ngày càng có xu hướng tăng. Những thành quả trên đã minh chứng cho sự đúng đắn của các nước như Nhật Bản quyết định đầu tư vào Việt Nam đồng thời mang lại cho chúng ta một vấn đề cần giải quyết đó là làm sao để ngày càng có nhiều những đối tác như Nhật Bản đầu tư vào nước ta? Làm thế nào để một nước có công nghệ cao sẵn sàng bỏ vốn sản xuất kinh doanh ở Việt Nam mà không hề do dự? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vi mô và vĩ mô và cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp, các cấp, các ngành luôn chú ý để giải quyết. Đào tạo là một vấn đề luôn được quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển một đất nước hay một doanh nghiệp vì điều này gắn liền với nguồn nhân lực - một trong những yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Với sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật, trình độ của người lao động cũng đặt ra yêu cầu tương ứng với sự phát triển đó. Muốn tiến hành nhập hay chuyển giao những dây chuyền thiết bị hiện đại đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ chuyên viên, kỹ sư có thể điều chỉnh và vận hành chúng. Đứng trước những đòi hỏi tất yếu đó, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không chỉ quan tâm tới việc đưa các máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất mà còn không ngừng chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong từng doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao dần trình độ chuyên môn chung cho người lao động ngành công nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc quan tâm tới trang bị kiến thức cho bộ phận kỹ thuật sản xuất, Toyota Việt Nam không ngừng quan tâm phát triển toàn diện đội ngũ nhân viên trong công ty bao gồm các bộ phận khác như bộ phận bán hàng, bộ phận văn phòng. Hàng năm trong công ty đều diễn ra những Hội thi kỹ thuật viên, kỹ năng bán hàng và kỹ năng sử dụng điện thoại cho tất cả các Đại lý và các trạm dịch vụ uỷ quyền của Toyota trên toàn quốc nhằm nâng cao năng lực của mỗi cá nhân cũng như khả năng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Những Hội thi như vậy sẽ tạo động lực quyết tâm và đòi hỏi mỗi người đều phải nỗ lực, phấn đấu hết sức trong công việc, tự trau dồi bản thân để có thành tích cao hơn. Động lực này còn lên cao hơn nữa sau khi những người thắng cuộc sẽ được dự thi Hội thi tay nghề kỹ thuật viên Toyota Châu Á để khẳng định tên tuổi của mình đồng thời đem vinh quang về cho Tổ quốc. Thực tế cho thấy với trí tuệ thông minh và sự năng động, sáng tạo, các kỹ thuật viên của Việt Nam luôn giành những giải cao, năm 2002-2003, các kỹ thuật viên của chúng ta luôn giành được huy chương vàng. Điều này thể hiện lao động Việt Nam có đủ trí và lực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngành xe máy, điện tử gia dụng là những ngành sản xuất có quy mô lớn và phải trở thành công nghiệp trụ cột, tiên phong trong thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Những ngành này cũng tập trung khá nhiều lượng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Sự phát triển chúng cũng liên quan rất nhiều đến hỗ trợ, hợp tác từ phía đối tác Nhật Bản, xứ sở mặt trời mọc vừa có đội ngũ chuyên gia giỏi có thể đào tạo, bồi dưỡng cho lao động Việt Nam vừa sẵn sàng nhập máy móc thiết bị hiện đại để các doanh nghiệp có thể hoạt động. 2.4 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004-2006: Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau tăng gấp đôi so với năm trước. Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới 10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004. 2.4.1 Thực trạng Như chúng ta đã biết giai đoạn từ năm 2003 trở về  trước là thời kỳ suy thoái của FDI. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vốn đăng ký bắt đầu  giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Năm 1996 vốn đăng ký là 8,498 tỷ USD, thì năm 1997 chỉ bằng 50%, còn 4,649 tỷ USD. Tồi tệ hơn là năm 1999 chỉ còn 1,568 tỷ USD và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003. Đến đầu năm 2004 nền kinh tế mới khởi khắc và bắt đầu có nhưng bước tiến. Năm 2004, là 811 dự án đầu tư với tổng số vốn là 4547,6 triêu USD. Năm 2005, tổng dự án đầu tư là 970 với tổng vốn đầu tư là 6839,8 triệu USD.Năm 2006, tổng số dự án là 987 với tông vốn đầu tư là 12004,0 triệu USD. Giai đoạn này thu hút nhiều vốn FDI như vậy nhưng nền kinh tế  vẫn tồn tại môt số vấn đáng chú ý: Việt Nam giảm hấp thụ vốn FDI bởi nguồn nhân lực: Trong khi vốn FDI và dòng vốn đầu tư trong nước tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất, kinh doanh bất  động sản và các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, du lịch..., vốn đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục lại rất hạn chế. Nếu như  lao động làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất chế biến không cần khắt khe về trình độ học vấn và tay nghề, trong các ngành dịch vụ, nhất là  dịch vụ ngân hàng, yêu cầu về trình độ là  một trong những điểm tiên quyết. Cũng chính vì vậy nhu cầu về lao động chất lượng cao sẽ tăng lên nhiều và nhanh ở các doanh nghiệp (DN) FDI trong ngành dịch vụ và nhất là ngành dịch vụ  ngân hàng. Nhìn chung lao động làm việc trong khu vực FDI có yêu cầu về  trình độ cao hơn nhiều trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và  ngoài quốc doanh. Điều này khiến các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút lao động làm việc cho mình, bởi lẽ nguồn cung lao động dịch chuyển từ khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh không dễ  có thể thoả mãn nhu cầu trình độ của các doanh nghiệp FDI. Số liệu về vốn FDI hiện cho thấy những tín hiệu đáng ngại về khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam. Khoảng cách giữa vốn FDI cam kết và vốn thực hiện không ngừng doãng ra. Tốc độ tăng của vốn FDI hiện vì vậy thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng của vốn cam kết. Ngay cả trong giai đoạn nở rộ của vốn FDI cam kết 2004-2006, tốc độ này chỉ đạt được 8% (2004), 16% (2005) và 20% (2006). Riêng với các doanh nghiệp dệt may, phân tích các chỉ số lợi nhuận, báo cáo cũng đưa ra những cảnh báo về tình hình kinh dooanh của DN trong ngành dệt may khi tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may trong suốt giai đoạn phân tích (2000-2006) luôn ở mức âm. 2.4.2 Tác  động 2.4.2.1 Nông nghiệp: Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp là chưa cao, chưa có những tác  động đáng kể vào Nông- lâm – ngư nghiệp (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn  đầu tư FDI đăng ký cả nước) nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điều này có 3 nhóm nguyên nhân chính.  Thứ nhất, chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chưa có cơ chế chọn lựa, đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong ngành, mong muốn của ngành chưa thể hiện thành chính sách ưu đãi. Chưa có cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI. Chưa có cơ chế phối hợp ngành - địa phương.   Cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và khu vực nông thôn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường của riêng mình.   Những nguyên nhân bắt nguồn từ thủ tục hành chính, chính sách chung của Nhà nước. Chưa thực sự ưu đãi cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Chính sách đất đai, thuế và các chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ và chưa thống nhất.   FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm. Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá  trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ  sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả  năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án  đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp  đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các dự  án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn  nhưng đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn  định, giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì) góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tính trung bình, đầu tư nông nghiệp vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án đầu tư nông nghiệp tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, dù số lao động trong nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm tỉ cao tới gần 60% so với lao động chung của cả nước nhưng số lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 13% trong số đó. Đòi hỏi trong thời gian tới phải tăng cường công tác đạo tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.  2.4.2.2 Công nghiệp: Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều lợi ích Đầu tư  nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả  nước. Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Chất lượng của các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp đang có sự cải thiện rõ rệt. Có thêm nhiều dự án quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều dự án đầu tư theo các nhóm liên kết ngành- đây cũng là cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trong thời gian tới. Vì với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày cáng thông thoáng, khu vực có vốn FDI trong công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh và ổn định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực khác. Việc  đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động... Đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp gián tiếp đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ.  2.4.2.3 Dịch vụ Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục...  FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 35.8% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2005, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Tổng cục Du lịch cho biết, đến cuối tháng 12/2005, cả nước đã có khoảng trên 120 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu du lịch và khách sạn, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 3,46 tỷ USD.  Các chuyên gia cho rằng lĩnh vực du lịch - dịch vụ đang là  "điểm nóng" thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư  gián tiếp. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như không muốn chậm chân trước những cơ hội này. Cơ cấu đầu tư trong thời gian qua rất khả quan, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm rất lớn cho các dự án xây dựng khu vui chơi, nghỉ dưỡng, khách sạn, sân golf quy mô lớn và chất lượng dịch vụ cao. Các nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn FDI vào các dự án du lịch là Singapore với 20 dự án và tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD; Ðài Loan có 15 dự án với 784 triệu USD; Hồng Kông có 41 dự án với 642 triệu USD; tiếp đến là Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Nhật Bản. 2.5 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2007: 2.5.1 Thực trạng Năm 2006 Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 10.2 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2005 và đạt mức cao nhất về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến hết năm 2006. Vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua (tính đến năm 2006). Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong cả năm khoảng 4.1 tỷ USD, tăng 24.2% so với năm 2005. Chất lượng các dự án ngày càng được nâng cao, có nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia. Trong đó phải kể đến dự án đầu tư của tập đoàn Intel tại thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD; dự án sản xuất thép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của tập đoàn Posco Hàn Quốc với tổng vốn  đầu tư khoảng 1.1 tỷ USD; dự án xây dựng nhà mày cán thép tại Khu Kinh Tế Dung Quất  của Công Ty Tycoons Worldwide Steel với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD…. Cơ cầu đầu tư có sự chuyến biến tích cự theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, lĩnh vực y tế.. bên cạnh đó cũng có nhiều ngành công nghiệp nặng như sản xuất máy fax, máy in laze, sản xuất thép… Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế về vốn đầu tư nước ngoài đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Trong năm 2006 đã có thêm 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động làm tăng năng lực sản xuất của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29.4 tỷ USD, tăng 31.3% so với năm 2005. Doanh thu xuất khẩu đạt 14.5 tỷ USD ( không kể dẩu thô), tăng 30.1%  và đạt 22.6 tỷ USD ( chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) nếu tính cả dầu thô. Năm 2007 Trong năm 2007, công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã tăng cả về lượng và chất. Về lượng, thu hút FDI đạt mức kỷ lục 20.3 tỷ USD. Về chất, thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng , thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điểm đáng chú ý trong năm 2007 là đã xuất hiện sự gia tăng đầu tư của các tập đoàn, công ty Nhật Bản và Hoa kỳ cùng một số đối tác truyền thống khác như Hàn Quốc, Hông Kông, Singapone, Đài Loan…Nhiều  dự án quy mô lớn được triển khai như: dự án nhà máy lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in của Công Ty TNHH Jabil Circuit (Mỹ) tại TP Hố Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD; hai nhà máy công nghệ cao của tập đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD. Hà Nội có dự án khách sạn căn hộ cao cấp Keangnam của Hàn Quốc trị giá 500 triệu USD. Quy mô bình quân cho mỗi dữ án cao hơn mức bình quân năm 2006 (8.5 triệu USD) đạt trên 10 triệu USD. Có 400 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn đầu tư đăng ký thêm trên 1.8 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong cả năm đạt 4.5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2007. Năm 2007, FDI không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ, y tế mà còn đầu tư cả vào bất động sản. Tuy nhiên tỷ trong đẩu tư vào các lĩnh vực quá chênh lệch nhau: FDI được tập trung vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp nặng xếp hàng đầu với khoảng 21%, tiếp đó là các ngành xây dựng và khách sạn, nhà ở…Còn các ngành Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiểm khoảng 6% tổng vốn FDI cam kết (mặc dù Chính phủ có nhiều biện pháp ưu đãi để khuyến kích FDI trong các lĩnh vực này). Một số lĩnh vực vướng mắc nhiều rào cản lớn nên FDI chỉ  chiếm một tỷ trọng nhỏ như ngân hàng, viễn thông, quảng cảo, văn hóa, y tế, giáo dục. 2.5.2 Tác động Vốn đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta trong năm 2006. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta với mức tăng trưởng GDP trên 8.2% trong năm 2006. FDI đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ. 2.6 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 2008 – hiện nay 2.6.1 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2008 2.6.1.1 Thực trạng Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. Có thể nói, trong suốt 21 năm qua, FDI của năm 2008 là một điểm sáng vượt bậc với mức kỉ lục 64.01 tỷ USD. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Các dự án còn hiệu lực tính đến 31/12/2008 PHÂN THEO NGÀNH TT Ngành Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 6,550 85,981,418,741 28,449,043,285 2 KD bất động sản 278 32,420,870,557 8,696,349,527 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 229 10,258,854,587 2,215,209,118 4 Xây dựng 413 8,730,982,648 3,176,036,248 5 Thông tin và truyền thông 489 4,564,628,824 2,857,559,543 6 Nghệ thuật và giải trí 110 3,455,753,932 1,041,693,553 7 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 468 2,920,317,601 1,432,412,075 8 Khai khoáng 60 2,682,326,547 1,998,805,156 9 Vận tải kho bãi 260 2,121,352,009 793,381,012 10 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 37 2,070,892,464 647,075,453 11 Tài chính,ngân hàng,bảo hiểm 70 1,181,605,080 1,084,318,000 12 Y tế và trợ giúp XH 60 948,775,273 232,901,705 13 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 181 897,989,961 423,290,598 14 Dịch vụ khác 46 590,569,500 124,173,894 15 HĐ chuyên môn, KHCN 637 480,383,209 227,738,072 16 Giáo dục và đào tạo 119 240,002,203 97,049,497 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 86 177,212,926 80,592,516 18 Cấp nước;xử lý chất thải 12 40,523,000 29,823,000 Tổng số 10,105 159,764,459,062 53,607,452,252 PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TT Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 7,854 96,419,448,3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docFDI 2000 - 2010 [full].doc
Tài liệu liên quan