Kể từ năm 1930 đến giữa năm 1936 có gàn 30 tờ báo và tạp chí từ thời gian trước còn được tiếp tục xuất bản và 180 tờ báo mới ra đời công khai hợp pháp. Số báo và tạp chí xuất bản công khai hợp pháp lên tới 210, gấp gần 2 lần rưỡi số báo và tạp chí của những quãng thời gian 1924 – 1929
Bên cạnh làng báo công khai hợp pháp, phải kể đến hệ thống báo chí xuất bản bị mật, không hợp pháp, chủ yếu là báo chí cách mạng, khoảng 170 tờ. Tổng cộng toàn bộ cả báo chí xuất bản công khai, hợp pháp và xuất bản bị mật không hợp pháp, con số lên tới khoảng 380 tờ, gấp gần 4 lần của quãng thời gian 1924 – 1929.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu về một số vấn đề của báo chí Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chí Việt Nam đã có một lịch sử phong phú, mang những sắc thái riêng biệt và bước trưởng thành của nó gắn rất chặt với những biến thiên của lịch sử.
Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với sự thiết lập chế độ thời thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Pháp trên đất nước ta. Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, sự phân hóa và phát triển của báo chí lại theo sát từng bước đi của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp diễn ra hết sức sâu sắc trong lòng xã hội nước ta. Cho nên lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời cũng là sự phản ánh của lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí thực dân với một nền báo chí yêu nước và cách mạng.
Được sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn, và với những lí do trên, người thực hiện tiến hành nghiên cứu một phần rất nhỏ trong lịch sử phát triển của nền báo chí Việt Nam. Đó là giai đoạn phát triển 1930 – 1939. Đây là một giai đoạn với những biến động phức tạp của chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh chung của thế giới và trong nước, báo chí thời kì này cũng hình thành và phát triển với những nét đặc thù riêng.
II. Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về không gian và thời gian, người thực hiện chỉ xin được nghiên cứu, khảo sát tình hình lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn 1930 – 1939 dựa trên những tài liệu nghiên cứu của các giáo sư, chuyên gia và các nhà sư phạm đầu ngành trong lĩnh vực báo chí.
Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
Báo chí cũng là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của nhân dân. 80 năm qua, kể từ số báo Thanh niên đầu tiên (21/6/1925), qua từng giai đoạn cách mạng, báo chí Việt Nam không ngừng phát triển phong phú và đa dạng.
1. Báo chí thời kỳ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Tờ báo cách mạng đầu tiên do người Việt Nam xuất bản là tờ Le Paria (Người cùng khổ) in bằng tiếng Pháp do Nguyễn Ái Quốc, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp sáng lập, làm chủ báo và chủ bút; số 1 ra ngày 1/4/1922 tại Pari.
Vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội - Một tổ chức yêu nước Việt Nam đầu tiên đi theo con đường cách mạng vô sản, đồng thời xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Ngày 21/6/1925, Thanh niên, tờ báo đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, ra số 1. Tháng 6/1985, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 21/6 làm ngày truyền thống của báo chí - Ngày Báo chí Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập báo Thanh niên và là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh. Tờ báo Thanh niên đã nhanh chóng thôi thúc lòng người, làm sống động phong trào cộng sản. Tiếp theo báo Thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho xuất bản các báo Công nông và Lính cách mệnh để vận động công nhân, nông dân và binh lính đoàn kết, đứng lên làm cách mạng, đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Kỳ bộ Nam Kỳ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ra báo Bônsêvích, chi bộ Việt kiều của hội ở Thái Lan xuất bản báo Đồng thanh, sau đổi thành Thân ái. Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, cho xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan Trung ương của Đảng, Ban công vận Trung ương của Đảng ra báo Công hội đỏ, Tổng Công hội Bắc kỳ ra báo Lao động...
Tháng 9/1929, An Nam Cộng sản Đảng cho ra báo Đỏ. Những tờ báo của các tổ chức Cộng sản sơ khai này có tác dụng rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức giai cấp, đấu tranh giai cấp và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng lao động.
Tháng 2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng, quyết định ngừng xuất bản các tờ báo của các tổ chức cộng sản trước, Trung ương và địa phương sẽ ra báo của Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất. Ngày 5/8/1930, Trung ương cho ra báo Tạp chí đỏ; ngày 15/8/1930, báo Tranh đấu ra mắt.
2. Báo chí từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1936
Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trung ương Đảng cho ra báo Cờ vô sản và tạp chí Cộng sản. Các xứ ủy, tỉnh ủy, nhiều huyện ủy và chi bộ cũng ra báo. Báo chí trong thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát động cao trào cách mạng của công nông chống đế quốc - phong kiến, đỉnh cao là cao trào Xô Viết -Nghệ Tĩnh. Đế quốc Pháp hoảng sợ, điên cuồng khủng bố. Tổ chức của Đảng và các đoàn thể quần chúng bị thiệt hại nghiêm trọng. Báo chí cách mạng phải lần lượt ngừng xuất bản. Nhưng sau khi các cấp ủy được khôi phục thì chỉ một thời gian ngắn các báo lại tiếp tục xuất bản. Đặc biệt xứ ủy Nam Kỳ, từ năm 1931 đến 1934, ba lần xứ ủy bị phá khôi phục lại là ba lần có báo Cờ đỏ, Cờ lãnh đạo, rồi đổi tên là Giải phóng.
Ban lãnh đạo ở nước ngoài của Đảng được thành lập làm nhiệm vụ tạm thời của Trung ương, xuất bản tạp chí Bônsêvích làm cơ quan lý luận để thống nhất Đảng, đẩy mạnh việc khôi phục, phát triển cơ sở và hệ thống tổ chức của Đảng, cùng các đoàn thể quần chúng, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc. Tháng 3/1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất họp, quyết định chuyển tạp chí Bônsêvích thành tạp chí lý luận Trung ương của Đảng. Đảng cho xuất bản hai tờ báo vận động binh lính trong quân đội Pháp, một tờ bằng tiếng Pháp L’Armée rouge (Hồng quân) và một tờ tiếng Việt là Giác ngộ. Các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù lớn đã xuất bản báo và tạp chí như Con đường chính, Lao tù tạp chí, Đuốc đưa đường, Đường cách mạng, Hỏa lò Hà Nội, Bônsêvích, Nhà tù Buôn Ma Thuột, Người tù đỏ, Qua tiếng sóng hận, Hòn Cau, Ý kiến chung ở Côn Lôn, Nẻo nhà pha ở nhà tù Quảng Nam...Báo chí trong những năm 1930-1936 đã phục vụ tích cực cho xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế quốc, phong kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới.
3. Báo chí thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939
Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân giành được thắng lợi trong tổng tuyển cử tháng 5/1936, lập ra một Chính phủ tiến bộ bắt tay vào thực hiện cải cách theo chương trình của Mặt trận. Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước và hình thành Mặt trận nhân dân thế giới chống phát xít. Trung ương Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ bao gồm các giai cấp và tầng lớp xã hội người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam tán thành tự do, dân chủ, cải thiện đời sống và hoà bình, chống phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. Lợi dụng khả năng hoạt động nửa hợp pháp, nửa bất hợp pháp, Đảng chủ trương đưa báo chí ra xuất bản công khai. Lợi dụng chính sách báo chí của địch ra báo chữ Pháp không phải xin phép, ta cho ra một số tờ chữ Pháp xuất bản ở Hà Nội như Le Travail (Lao động), Rasemblement (Tập Hợp), En Avant (Tiến lên), Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta); ở Sài Gòn có L’ Avant garde (Tiên phong), Le Peuple (Nhân dân). Chúng ta đã dùng nhiều cách để thuê, mua lại tên báo cũ, đưa quần chúng tốt đứng ra xuất bản báo tiếng Việt. Một loạt các tờ báo đã ra đời như: Hồn trẻ tập mới, Tân xã hội, Nhành lúa, Kinh tế tân văn, Hà thành thời báo, Thời thế, Tin tức, Thế giới, Dân, Dân tiến, Dân muốn, Đời nay...
Tờ Dân chúng, cơ quan Trung ương của Đảng, buộc nhà cầm quyền phải thừa nhận quyền tự do xuất bản báo chí tiếng Việt không cần xin phép ở Nam Kỳ, mở đường cho một loạt tờ báo ra tự do.
Những tờ báo cách mạng chỉ chiếm một phần tư tổng số báo trong thời kỳ này nhưng giữ một vị trí rất quan trọng, chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc nhất. Do chính sách của Mặt trận dân chủ của Đảng và cao trào cách mạng của quần chúng, báo chí cách mạng có ảnh hưởng tốt đến các tờ báo khác, hình thành mặt trận báo chí dân chủ, phối hợp đấu tranh và giành được một số thắng lợi vang dội như triệu tập được Hội nghị báo giới ở Trung kỳ và Bắc kỳ, thảo luận nhiều vấn đề bổ ích về chính trị và nghề nghiệp. Báo chí thời kỳ vận động dân chủ in ty-pô số lượng lớn. Có tờ chiếm kỷ lục như Dân chúng số Xuân 1939 in đến 15.000 bản. Trình bày bài vở trên mặt báo đã mang dáng dấp hiện đại, biên tập và in nhanh, phát hành nhanh, rộng trong cả nước và ra nước ngoài.
4. Báo chí thời kỳ cao trào cứu nước 1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương thực hiện chính sách cai trị phát xít. Báo chí xuất bản bị cấm xuất bản, cấm lưu hành, tàng trữ. Địch tiến hành những cuộc khủng bố lớn, trước hết nhằm vào Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng ta và các tổ chức quần chúng phải chuyển vào hoạt động bí mật, báo chí cách mạng bị gián đoạn một thời gian ngắn.
Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh thành lập. Tháng 8/1941, báo Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy danh nghĩa Việt Minh tỉnh Cao Bằng, sau mở rộng thành Việt Minh Cao Bằng-Bắc Cạn, rồi Cao Bằng-Bắc Cạn-Lạng Sơn. Ngày 25/1/1942, báo Cứu quốc, cơ quan của tổng bộ Việt Minh ra đời. Ngày 10/10/1942, báo Cờ giải phóng, cơ quan Trung ương của Đảng xuất bản số 1. Trung ương còn xuất bản tạp chí Cộng sản làm cơ quan lý luận. Các kỳ bộ Việt Minh và tỉnh bộ Việt Minh lần lượt cho xuất bản báo của địa phương cùng với báo của các đoàn thể cứu quốc ở Trung ương: Công nhân, Thanh niên, Học sinh, Văn hóa, Tự vệ...
Báo chí phục vụ tích cực cho xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Từ sau khi có chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh (5/1944) và nhất là sau cuộc đảo chính Nhật-Pháp (3/1945), Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa, một số báo của các lực lượng vũ trang từ các căn cứ kháng Nhật và khu giải phóng được xuất bản, như Tiếng súng khởi nghĩa, Quân giải phóng... Báo chí cách mạng lại xuất hiện trong nhiều nhà tù và trại tập trung để rèn luyện cán bộ, chuẩn bị cung cấp cán bộ cho phong trào tiến tới tổng khởi nghĩa.
Hai tờ báo Cờ giải phóng và Cứu quốc có cống hiến lớn nhất trong việc đẩy mạnh cao trào cách mạng và giành thắng lợi lịch sử tháng Tám 1945. Kể từ khi báo Thanh niên ra đời đến tháng 8/1945, tổng cộng có hơn 270 tờ báo và tạp chí.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Báo chí Việt Nam trong thời kì 1930 – 1939
Kể từ năm 1930 đến giữa năm 1936 có gàn 30 tờ báo và tạp chí từ thời gian trước còn được tiếp tục xuất bản và 180 tờ báo mới ra đời công khai hợp pháp. Số báo và tạp chí xuất bản công khai hợp pháp lên tới 210, gấp gần 2 lần rưỡi số báo và tạp chí của những quãng thời gian 1924 – 1929
Bên cạnh làng báo công khai hợp pháp, phải kể đến hệ thống báo chí xuất bản bị mật, không hợp pháp, chủ yếu là báo chí cách mạng, khoảng 170 tờ. Tổng cộng toàn bộ cả báo chí xuất bản công khai, hợp pháp và xuất bản bị mật không hợp pháp, con số lên tới khoảng 380 tờ, gấp gần 4 lần của quãng thời gian 1924 – 1929.
1. Về báo chí công khai, hợp pháp
Những tờ báo không có khuynh hướng chính trị rõ ràng, trong những năm có nhiều biến động về kinh tế và chính trị, thường phản ánh tình hình xã hội tương đối khách quan và đưa tin về các vụ án theo công bố của tòa án, của phòng thông tin báo chí của chính quyền, ít bình luận
Từ năm 1933, 1934 trở đi tình hình kinh tế và chính trị đỡ căng thẳng hơn trước,t rên báo chí xuất hiện những bài phóng sự viết về tù chính trị bị hành hạ dã man, đối xử tàn nhẫn và đấu tranh kiên cường (báo Mai, Đời mới), cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh thực chất là cuộc đấu tranh tư tưởng và lý luận giữa cách mạng và không cách mạng, cuộc đấu tranh về thơ mới, là những đóng góp mới cho sự phát triển về tư tưởng, lý luận chính trị, văn hoạc nghệ thuật báo chí
Thời kì này không có những tờ báo yêu nước, tiến bộ trực tiếp đối đầu với chính quyền thực dân và tay sai như thời kì trước, với tờ Thuần Chủng, Tân Thế Kỷ… Nguyên nhân là do chính sách báo chí của địch kiềm chế, cản trở. Trong bối cảnh đấu tranh chính trị quyết liệt sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, việc xuất bản báo chí bằng tiếng Việt càng ngặt nghèo hơn.
2. Về báo chí bí mật không hợp pháp
Báo chí xuất bản bí mật, không hợp pháp trong thời kỳ này, chủ yếu là báo chí của Đảng Cộng Sản và các tổ chức đoàn thể do Đảng cộng sản lãnh đạo. Tuy vậy, không phải mọi báo chí bí mật không hợp pháp đều là báo chí cách mạng. Có báo Đường Cách Mạng của nhóm Việt Nam Quốc Dân Đảng chống cộng sản, viết tay lưu hành trong nội bộ
Trong quá trình hoạt động, tình hình đấu tranh chính trị diễn biến phức tạp nên nghị quyết của Đảng về báo chí có phần thực hiện được và có phần thay đổi. Điểm thực hiện được là: do hợp nhất về mặt tổ chức, các báo của Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng cộng sản An Nam không có cơ sở tồn tại, chuyển sang là cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam là Tạp chí Đỏ, xuất bản số 1, ngày 5 – 8 – 1930. Do nhu cầu rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình đọ lý luận và chính trị cho cán bộ, đảng viên ở trong tù, đồng thời do yêu cầu đấu tranh, về lý luận và chính trị đối với những đảng viên Việt Nam Quốc dân đang theo chủ nghĩa quốc gia tư sản, ở một số nhà tù đã xuất hiện báo trong tù do các chi bộ Đảng cộng sản chủ trương. Đây là một yếu tố khách quan, không định trước, nhưng vào cùng một thời điểm như nhau đều có báo trong tù: Lao Tù Đỏ, Bàn Góp, Hòn Cau Tuần Báo, Ý Kiến Chung,…
Báo trong tù của cộng sản Việt Nam là một hiện tượng độc đáo. Ở các nước những đảng viên cộng sản bị giai cấp tư sản, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát xít cầm quyền bỏ tù, có thể viết sách, làm thơ, nhưng không ở đâu có chủ trương xuất bản báo chí như ở Việt Nam. Đây là một hiện tượng mang tính quy luật đặc thù trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
Báo chí công khai hợp pháp là sở hữu tư nhân của các cá nhân nhóm người công ty có lợi ích khác nhau nên tư tưởng và nội dung các bài báo không ăn ý với nhau, có khi quay lưng vào nhau. Báo chí cách mạng thống nhất về đường lối chính trị và mục tiêu đấu tranh nên có sự phối hợp với nhau không mâu thuẫn. Nếu có trường hợp trên mặt báo xuất hiện những quan điểm về sách lược hay nhận thức khác nhau về chủ trương nào đó thì các cấp bộ đảng và cơ quan báo chí giúp việc cấp ủy kịp thời phát hiện và uốn nắn, để trở lại với dòng tư tưởng và chính trị thống nhất.
II. Diện mạo một số tờ báo tiêu biểu
1. Tranh đấu
Cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam ra số 1, ngày 15 – 8 – 1930, không rõ số cuối cùng ra ngày tháng nào. Báo in bằng giấy sáp số 1 có 4 trang khổ 22cm. 31,5cm.
“Tranh đấu thỉnh cầu tất cả các đảng viên là anh chị em lao khổ giúp sức, làm cho tinh thần Tranh đấu mỗi ngày một cao, tiếng gọi Tranh đấu mỗi ngày một lan rộng nghe xa”. Tờ báo luôn đặt trọng tâm vào việc giáo dục ý thức và trình độ cách mạng cho quần chúng.
2. Cộng sản
Cơ quan Đảng cộng sản Đông Dương, ra số 1, ngày 1 – 2 – 1931; 32 trang. Tạp chí in bằng giấy sáp.
Cộng sản cũng như Tranh đấu, luôn coi việc hướng dẫn đấu tranh là nhiệm vụ hàng đầu.
3. Con đường chính
Ra đời trong cuộc đấu tranh lý luận và tư tưởng với tù chính trị là Việt Nam Quốc Dân Đảng của chi bộ cộng sản ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Báo mang tính chất lý luận, tranh luận. Cuộc tranh luận của báo đã thúc đẩy sự phân hóa vốn có trong hàng ngũ Quốc dân Đảng, một số bắt đầu chuyển sang khuynh hướng cộng sản.
III. Báo chí Việt Nam trong thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương
1. Tình hình chính trị quốc tế, nước pháp và Đông Dương
Được sự tác động của phong trào dân chủ thế giới chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, trực tiếp nhất là phong trào dân chủ ở pháp từ khi chính do do L.Blum làm thủ tướng thành lập với chương trình hành động tiến bộ kích thích mạng mẽ phong trào dân chủ trong nước. Những người cộng sản Việt Nam và trí thức cách mạng nhạy bén với tình hình mới, đứng ra vận động một phong trào dân chủ rộng khắp tỏng nước theo tinh thần nghị quyết.
Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh đòi chính quyền thuộc địa công nhận hoạt động công khai, hợp pháp nhưng chúng không chịu. Mặc dầu vậy, dựa vào khí thế của phogn trào quần chúgn do đảng lãnh đạo, một bộ phận những người cộng sản ra hoạt động công khai; gây được ảnh hưởng sâu sắc trong đấu tranh cho dân chủ và dân sinh trong các tầng lớp xã hội. Nhất là trong những người lao động và trí thức. Đại thể đó là một cái nền cho sự phát triển của báo chí nước ta một thời đoạn đặc biệt.
2. Sự phát triển của báo chí
Theo tài liệu của cơ quan lưu trữ của thực dân pháp, năm 1936 cả nước có 277 tờ báo, tạp chí , tập san các loại. Cuối năm tăng hơn đầu năm 47 tờ và hơn năm 1935 10 tờ. Đến năm 1939, con số báo và tạp chí tiếp tục tăng lên 4%, trong đó tốc độ tăng của Bắc kỳ và Nam Kỳ lên đều nhau.
Trong thời kỳ này, báo chí nước ta cũng có điều kiện phát triển hơn, nhất là loại báo chính trị xã hội. Từ giữa năm 1936 trở về trước, báo chí cách mạng đều xuất bản bí mật, không hợp pháp, tuyệt đối cấm lưu hành trong nước, không kể là báo tiếng Việt hay tiếng Pháp. Lợi dụng khả năng hoạt đọng nửa hợp pháp và họp pháp, báo chí cách mạng xuất bản công khai ở cả 3 miền Bắc, Trung Nam là tờ báo hoặc tạp chí của một nhóm đảng viên cộng sản chủ trương, của một đòan thể quần chúng do mọt cáp ủy của đảng chỉ đạo, là cơ quan của Trung ương Đảng hay các xứ ủy. Để giữ thế hợp pháp vàhoạt động được lâu trong khi Đảng cộng sản chưa lấy được chính quyền công nhạn hợp pháp, báo phải lấy danh nghĩa: “ Cơ quan cua lao động và nhân dân Đông Dương”
Tờ báo cách mạng đầu tiên công khai là tờ Hồn trẻ, từ 6 – 6- 1936 đến 27 – 8 – 1936, do nhóm cộng sản Nguyễn Thế Rục, Trần Huy Liệu… chủ trương.
Báo chí cách mạng đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mac – Lênin; đường lối và phương pháp đấu tranh cho dân chủ, dân sinh theo quan điểm của những người cộng sản là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân ta, về truyền thống đấu tranh anh dũng của Đảng Cộng Sản Đông Dương qua những bfai viết về lịch sử đảng nhân những ngày kỷ niệm thành lập Đảng; cổ động nhân dân đấu tranh cho các khẩu hiệu dân chủ và tập hợp trong các tổ chức dưới nhiều hình thức thích hợp với yêu cầu. trình độ và khả năng của mọi người. Vì báo chí cách mạng xuất bản công khai nên rất ít nói về Đảng Cộng sản Đông Dương, không bàn về tổ chức của Đảng Cộng sản trong khi đảng chưa hoàn toàn giành được địa vị hợp pháp
Dựa vào cao trào cách mạng dâng lên đến đỉnh cao trong cả nước trong đó có thành phố Sài Gòn; căn cứ luật tự do báo chí của quốc hội pháp; được sự đồng tình ủng hộ của làng báo, của những trí thức có danh vọng, nhất là những luật sư tiến bộ tham gia phong trào dân chủ bảo vệ, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ đã sáng suốt phân tích tình hình, quyết định cho ra báo Dân Chúng xuất bản công khai ở Sài Gòn, không xin phép, mặc nhiên là chống lại các sắc lệnh và nghị định về xuất bản báo chí tiếng Việt. Tuy không lấy danh nghĩa cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương mà chỉ là cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương, nhưng cả quần chúng đông đảo và kẻ thù để biết đó là báo Cộng sản ở cấp Trung ương.
Báo Dân chúng mở cửa đột phá đánh vào chế độ báo chí của Pháp, mở ra một thời kì mới: ra báo tiếng Việt không phải xin phép tuy không tác dụng trong cả nước, nưhng đã làm cho báo chí ở Nam Kỳ được tự do xuất bản, như các tờ báo cách mạng: Lao Động, Dân Tiến, Dân Muốn….
Đến thời kì năm 1936 trở đi, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, báo chí cách mạng tìm mọi cách xuất bản công khai bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, thì những tiếng nói chống cộng sản, chống cách mạng ngang nhiên như cũ không còn. Đôi khi xuất hiện những luận điệu phản động về lý luận và chính trị chống cộng sản dưới hình thức chống các khẩu hiệu dân sinh, dân chủ liền bị phản công ngay và những tên bồi bút của bọn phản động thuộc địa bị vạch trần trước dưa luận.
Ở những từ báo tự do đã xuất hiện những hiện tượng mới: một số nhỏ tham gia mặt trận báo chí, liên minh với các báo chí cách mạng, tích cực đấu tranh đòi thực hiện các khẩu hiệu dân chủ, số đông có cảm tình với báo chí cách mạng, ủng hộ một số quyền lợi nhất định, có khi tán thành chủ trương này nhưng làm ngơ trước những yêu sách, số còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ, vẫn giữ thái độ bàng quang với sinh hoạt chính trị đang diễn ra sôi nổi.
Việc chia làm ba loại với xu hướng khác nhau trên diễn biến và vận động phát triển phân hóa rộng hẹp tùy theo sự phát triển của phong trào như lúc mới phát động khi sôi nổi tiến lên đỉnh cao, bị chặn lại rồi đến lúc mây đen chiến tranh lan rộng và bọn phản động thuộc địa trắng trợn khiêu khích, phản công mặt trận dân chủ, đi tới đình chỉ mọi phong trào dân chủ. Vào thời điểm cuối cùng này, những tiếng nói ủng hộ chủ nghĩa phát xit, ngụy biện cho quan điểm chiến tranh là định mệnh, những luận điệu khiêu khích chống cách mạng và Đảng cộng sản bắt đầu xuất hiện trở lại.
3. Diện mạo một số tờ báo tiêu biểu
a, Hồn Trẻ
Ra số, ngày 6 -6 – 1936 khi chính phủ Pháp do L. Blum làm thủ tướng ra trình diện trước Quốc Hội, đứng tên chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đang.
Khi ra số 1, cách mạng Việt Nam chưa có sự chỉ đạo mới về đường lối của Trung ương Đảng cộng sản, nhưng những người cộng sản đã chủ động, linh hoạt sáng tạo chỉ đạo nội dung bài vở của Hồn Trẻ theo hướng tiến bộ, đấu tranh đòi tự do dân chủ và cải thiện đời sống cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động; hoan nghênh chương trình của Mặt trận nhân dân Pháp chủ trương cải cách ở các thuộc địa, tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác; đòi đại xá tù chính trị… Báo nhanh chóng thu hút được những người cách mạng và tiến bộ tham gia viết bài.
Hồn Trẻ Tập Mới là tờ báo đầu tiên ở miền Bắc hưởng ứng cuộc vận động Đại hội Đông Dương. Những khẩu hiệu của báo đưa ra, về cơ bản phù hợp với chủ trương mới của Trung ương Đảng, phản ánh được yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân, nên góp phần tích cực, trực tiếp vào việc phát động một cao trào cách mạng mới ở thời điểm này, nhất là đối với Hà Nội và các vùng phụ cận.
b, Sông Hương Tục Bản
Ra số 1 ngày 1 – 8 – 1936. Nhiệm vụ của nó là tham gia tranh cử vào Viện dân biểu Trung kỳ, giành thắng lợi cho các ứng viên của Mặt trận dân chủ, sau khi thắng cử rồi, thông qua báo mà nhân danh nhân dân yêu cầu các dân biểu phải làm tròn nhiệm vụ của mình, mang nguyện vọng của nhân dân vào nghị viện, đòi hỏi đi sát với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân đồng thời công bố quan điểm, yêu cầu, đề nghị của báo để chuẩn bị cho đấu tranh nghị trường.
Như vậy là báo đi chệch mục đích và tính chất củamình mà người ságn lập sinh phép đầu năm 1936 nên người quản lý bị khâm sai Trung kỳ cảnh cáo, sau khi ra số 7. Thực dân biết rõ đây là tờ báo cộng sản, do Phan Đăng Lưu đứng đầu, nên không còn biện pháp đối phó nào hơn là ra nghị định cấm xuất bản để chấm dứt mọi tai họa lớn đối với chúng
Ngoài ra, thời kỳ này còn một số báo có tên tuổi, dấu ấn là Tin Tức, Dân Chúng…
PHẦN KẾT LUẬN
Nhận xét chung:
Báo chí Việt Nam trong tiến trình hình thành và phát triển hơn 140 năm đã trải qua những khó khăn, thử thách. Hơn 140 năm ra đời và phát triển, báo chí Việt Nam đã có những đóng góp to lớn đối với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống: Kinh tế, Văn hoá, Chính trị, Xã hội, Nghệ thuật,…
Đặc biệt, Trong thời kì 1930 – 1939 báo báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển và để lại những dấu ấn đậm nét. Báo chí trong giai đoạn này đã kịp thời phản ánh được những cái mới trong cuộc sống hàng ngày. Phản ảnh, nói lên tiếng nói của đại quần chúng nhân dân lao động về mọi mặt của cuộc sống (mặc dù quyền hạn hoạt động còn bó hẹp).
Đặc biệt là trong thời kỳ này Cách mạng Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của một dân tộc cũng như nó có ảnh hưởng rất lớn đến nền báo chí nước ta đặc biệt là dòng báo chí Cách mạng. Trong xu hướng phát triển chung của báo chí Việt Nam thì báo chí Cách mạng cũng song song phát triển và có những đóng góp to lớn đối với Cách mạng VN nói chung.
Báo chí Cách mạng trong các cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã góp phần vô cùng quan trọng vào những hoạt động cách mạng cũng như những chiến thắng thần kì của dân tộc. Trải qua các cuộc kháng chiến vệ quốc, báo chí càng có những bước phát triển, lớn mạnh vượt bậc.
Một số ý kiến của người thực hiện.
Qua việc khảo sát, nghiên cứu về một số vấn đề của báo chí Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 càng làm cho tôi hiểu rõ hơn về những bước phát triển cũng như những đóng góp toa lớn của nền báo chí nước nhà. Những kiến thức cơ bản nền tảng đó sẽ giúp tôi trong quá trình hoạt động nghiệp vụ cũng như nó sẽ làm hành trang trong quá trình làm việc sau này.
Mặt hạn chế: Vì hạn hẹp về thời gian ngiên cứu đề tài nên trên đây chỉ là một số nét chính của vấn đề mà tôi trình bày được trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng qua đó tôi cũng đã khái quát nên những phần nội dung chính mà đọc giả có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCH10.doc