Mục Lục
I . Đặc trưng . (trang)
1 . Đặc điểm của nước Đức . 7-9
2. Hệ động - thực vật . 10
2.1 : Hệ thực vật . 10
2.2 : Hệ động vật . 10
II . Lịch sử hình thành nước CHLB Đức
1. Thời tiền sử và cổ đại . 11
2. Cuộc di dân và thời gian đầu của thời kỳ trung cổ . 11
3.Thánh chế La Mã (962-1806) . 12
4.con đường đi đến quốc gia dân tộc đức(1806-1871) 13
5.Đế quốc Đức (1871–1918) 13-14
6.Cộng hòa Weimar (1919-1933) . 14
7.Đức Quốc xã . 14
8.Chia cắt và tái thống nhất (1949-1990) . 15
III. Hệ thống bộ máy nhà nước
1.Chính trị-đối ngoại. 16
1.1Thể chế chính trị 16
1.2.các đảng phái 16-17
1.3: Đối ngoại . 18
2.Văn hóa . 18
2.1.Giáo dục . 18-19
2.2.Văn học . 19
2.3. Âm nhạc . 20
2.4.Hội họa . 20
2.5.Khoa học 20
2.6.Thể thao . 21
2.7.Du lịch 21-22
2.8.Ẩm thực . .22
2.9.Ngôn ngữ 23
2.10.Tôn giáo 23
2.11.vấn đề nhà ở . 23-24
3.Công nghiệp . 24-25
4.Nông nghiệp . 25
5.Dịch vụ . 25
6.Giao Thông 26
7.Kinh tế 26
7.1.cơ sở lý thuyết về thể chế kinh tế đức 26-29
7.2.Đặc trưng nền kinh tế Đức . 29
7.2.1.lịch sử hình thành kinh tế đức 29-30
7.2.2. các vấn đề kinh tế đặt ra 30
7.2.3.kinh tế đức qua các giai đoạn
A.Thời kỳ chia cắt đất nước: (năm 1990) . 30-32
B.Từ khi thống nhất đất nước cho tới nay:(sau 1990-2008) . 32-44
IV.Đánh Giá nề kinh tế Đức
1.Điểm mạnh . 44
2.Điểm yếu 45
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về nước Cộng hòa dân chủ Liên bang Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được công nhận để tiếp tục làm luận án phó tiến sĩ tại các trường đại học. Ngược lại bằng cao học (master) của một trường đại học thực hành về cơ bản cho phép được tiếp tục làm bằng phó tiến sĩ.
Trong thời gian gần đây, hệ thống giáo dục của Đức bị OECD chỉ trích rất nhiều. Mặc dù những thiếu sót và sai lầm trong hệ thống này đã được nhận rõ nhưng vẫn chưa có biện pháp sửa chữa.
2.2.Văn học:
Hình 4:Tượng Karl Marx và Engels ở Berlin
Đức có một kho tàng văn chương đồ sộ. Văn học tiếng Đức có từ thời kỳ Trung cổ với các tác giả như Walther von der Vogelweide và Wolfram von Eschenbach. Bài ca Nibelung (tác giả vô danh) cũng là một đóng góp quan trọng trong văn học Đức. Các tác giả Đức được coi là quan trọng nhất bao gồm Johann Wolfgang von Goethe và Friedrich Schiller cũng như Heinrich Heine và Anh em nhà Grimm; trong thế kỷ 20 là những người đoạt Giải thưởng Nobel về văn học Thomas Mann (1929), Hermann Hesse (1946), Heinrich Böll (1972) và Günter Grass (1999). Các tác giả có tầm quan trọng khác là Bertolt Brecht và Hans Magnus Enzensberger. Gottfried Wilhelm Leibniz, Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Karl Marx, Friedrich Engels, Arthur Schopenhauer, Friedrich Nietzsche và Martin Heidegger thuộc vào những nhà triết học có ảnh hưởng nhiều nhất.
2.3. Âm nhạc:
Trong lãnh vực âm nhạc nước Đức có nhiều nhà soạn nhạc có tiếng trên thế giới mà nổi tiếng nhất là Johann Sebastian Bach và Ludwig van Beethoven. Những nhà soạn nhạc khác có tầm cỡ thế giới là Robert Schumann, Richard Wagner, Johannes Brahms và Richard Strauss.
Đức là một quốc gia có nền âm nhạc hiện đại thuộc vào hàng sống động và đa dạng nhất châu Âu, nhưng nhạc viết bằng tiếng Đức thì lại không có thị trường lớn bên ngoài lãnh thổ các nước nói tiếng này (Đức, Áo, Thụy Sĩ). Các nghệ sĩ Đức nổi tiếng thế giới thường sáng tác nhạc bằng tiếng Anh, tiêu biểu như nhóm pop Modern Talking hay nhóm power-metal Helloween. Ngoại lệ có nhóm nhạc "metal nhảy" (Tanz-metal) Rammstein - các bài hát của nhóm từ 1995 đến nay phần lớn được sáng tác bằng tiếng Đức và là "hàng xuất khẩu" chính của làng nhạc tiếng Đức ra nước ngoài.
2.4.Hội họa:
Trong số những nghệ sĩ Đức quan trọng nhất trong thời kỳ Phục Hưng phải kể đến Albrecht Altdorfer, Lucas Cranach Già, Matthias Grünewald và người nổi tiếng nhất của thời đấy là Albrecht Dürer. Những nghệ sĩ khác có tiếng trên thế giới là Caspar David Friedrich của thời kỳ Lãng mạn, nhà họa sĩ Siêu thực Max Ernst và Joseph Beuys.
2.5.Khoa học:
Nước Đức đã và vẫn là quê hương của nhiều nhà nghiên cứu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực khoa học. Albert Einstein và Max Planck đã xây dựng các cột trụ quan trọng nhất trong ngành vật lý hiện đại mà đã được Werner Heisenberg và Max Born tiếp tục phát triển. Trước đấy là đóng góp của những nhà vật lý học như Hermann von Helmholtz, Joseph von Fraunhofer, Gabriel Daniel Fahrenheit hay Johannes Kepler. Wilhelm Conrad Röntgen khám phá và nghiên cứu về tia sóng mang tên ông: tia Röntgen. Heinrich Rudolf Hertz viết nhiều công trình quan trọng về bức xạ điện từ.Hóa học đã được phong phú hóa bởi Otto Hahn, Justus von Liebig và Robert Bunsen. Cùng với những phát minh thành công của họ những tên tuổi như Johann Gutenberg, Nikolaus August Otto, Werner von Siemens, Wernher von Braun, Gottlieb Daimler, Carl Benz, Rudolf Diesel đã đi vào trong ngôn ngữ của cuộc sống hằng ngày.
2.6.Thể thao:
Môn thể thao được yêu thích nhất ở Đức là bóng đá. Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 đã được tổ chức tại Đức. Câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất của Đức là đội FC Bayern München (tiếng Anh: Bayern Munich) ở tiểu bang Bayern (tiếng Anh: Bavaria). Ngoài bóng đá ra thì môn thể thao được khán giả truyền hình xem nhiều nhất là môn đua xe Công thức 1 (Formula One). Trong thời gian gần đây, bóng rổ ngày càng được yêu chuộng nhiều hơn trong lớp trẻ, tuy nhiên số lượng khán giả theo dõi môn này trên truyền hình vẫn kém xa môn đua xe. Ngoài ra môn bóng ném và khúc côn cầu trên băng cũng được nhiều người yêu thích.
2.7.Du lịch:
Nằm ở phía Tây khu vực Trung Âu với 9 nước láng giềng, phía Bắc nước Đức giáp Bắc Hải, phía Nam giáp cao nguyên, miền trung là đồi núi và miền Bắc là đồng bằng rộng lớn.
Nước Đức có hệ thống sông ngòi dầy đặc, nhiều ao hồ. Phần lớn dân chúng là người bản xứ, một số là người Đan Mạch, Scotland. Đại đa số người dân nơi đây theo đạo Kitô, Thiên Chúa Giáo.
Đến đất nước xinh đẹp này, du khách không thể không đến thăm thủ đô Berlin, nằm trên con đường giao thông quan trọng nhất giữa Tây Âu và Đông Âu. Thủ đô Berlin không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật, một nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ kính và hiện đại gắn liền với lịch sử, văn hoá và chính trị.
Một trong những kiến trúc nguy nga nhất là tháp trưyền hình khổng lồ cao khoảng 365m gần quảng trường Alexander. Berlin còn có nhiều bảo tàng, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều địa danh khác.
Du lịch thủ đô Berlin, du khách sẽ được tham quan cổng Brandenburger, đường Linden, bảo tàng Pergamon, chợ Gendarmenmarkt, quảng trường Potsdamer, vườn quốc gia Berlin, nhà thờ lớn Berlin, giáo đường Marien, bức tường Berlin.
Cùng hành trình du lịch nước Đức, du khách sẽ đến tham quan thành phố Munich, là thủ phủ của bang Bafaria. Đây là thành phố lớn thứ 3 của Đức. Muchen được coi là thành phố nổi tiếng về bia, đồng thời cũng là trung tâm văn hoá cung đình của Đức. Nơi đây luôn tràn ngập không khí của nền âm nhạc truyền thống với nhiều bảo tàng, nhà hát và phòng hoà nhạc.
Tiếp đến là thành phố Koln, thành phố với những di tích lịch sử và nét văn hoá từ thời La Mã. Nơi đây đựoc xem là cái nôi của ngành công nghiệp nặng nước Đức, là nơi sản sinh ra các loại xe ngựa nổi tiếng.
Cuối cùng trong hành trình tham quan nước Đức, du khách sẽ dừng chân ở thành phố Frankfurt, nơi được biết đến là sân bay quốc tế Frankfurt. Frankfurt là trung tâm tiền tệ quốc tế quan trọng của châu Âu, là trung tâm thương nghiệp và chế tạo của Đức, là trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế với quy mô lớn nhất thế giới.
Du khách cũng đừng bỏ qua toà thị chính cũ, nhà thờ lớn, thành cổ Rothcnburg, quảng trường lớn.
Hình 5: các thắng cảnh du lịch của CHDCLB đức
Tòa đô chính Bremen (Bremen)
Sanssouci, Potsdam (Brandenburg)
Cổng Brandenburg (Berlin)
Dresden (Sachsen)
Bodensee (Baden-Württemberg)
Lâu đài Hohenschwangau (Bayern)
Lâu đài Linderhof (Bayern)
Lâu đài Neuschwanstein (Bayern)
2.8.Ẩm thực:
Ẩm thực ở Đức rất đa dạng và thay đổi tùy theo vùng. Ẩm thực Đức nổi tiếng trước tiên là các món ăn "nặng" như giò heo luộc với bắp cải ngâm chua (Sauerkraut). Ở phía Nam người ta còn dùng nhiều mì sợi các loại. Các món ăn đặc sản còn có xúc xích trắng (Weißwurst) ở Bayern hay bao tử heo (Saumagen) ở vùng Pfalz. Ngoài ra người Đức rất yêu thích bia (cũng khác nhau tùy theo vùng) và rượu vang. Vì theo điều kiện khí hậu nên trồng và uống rượu vang phổ biến ở phía Tây và Nam của Đức nhiều hơn là ở phía Bắc và Đông.
2.9.Ngôn ngữ : ngôn ngữ chính của CHDCLB Đức là tiếng Đức
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và Friesen.
Martin Luther đã góp phần vào việc phát triển của tiếng Đức chuẩn trong thế kỷ 16 với việc dịch Kinh Thánh của ông. Jahann Christoph Adelung xuất bản năm 1871 quyển tự điển lớn đầu tiên. Đột phá lớn tiến tới một cách viết tiếng Đức thống nhất là quyển "Tự điển chính tả tiếng Đức" của Konrad Duden (1080) là quyển sách đã được chấp nhận là cơ sở của chính tả của cơ quan nhà nước trong cuộc cải tổ cách viết chính tả năm 1901 sau vài thay đổi nhỏ. Mãi đến năm 1996 mới có cuộc cải tổ cách viết mới.
Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung (lingua franca) ở trung tâm châu Âu, Bắc Âu và Đông Âu. Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở châu Âu.
Ngoại ngữ được dạy ưu tiên trong trường học là tiếng Anh, kế tiếp theo đó là tiếng Pháp và sau đó là tiếng Nga. Trong những năm gần đây tiếng Tây Ban Nha ngày càng được ưa chuộng hơn.
2.10.Tôn giáo
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc Chính thống. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.
2.11.vấn đề nhà ở:
Trong những năm gần đây, trong xếp hạng các nước phát triển cao về kinh tế và nhà ở, nước Đức được xếp sau nước Mỹ về bình quân diện tích nhà ở trên đầu người, đạt khoảng 40m2 (nước Mỹ đạt mức 60m2). Sau Đức là các nước Anh, Pháp, Nhật Bản…
Ở Đức, giá nhà, quyền sở hữu nhà và phong cách kiến trúc của ngôi nhà trong các vùng của đất nước phản ánh mối quan hệ cơ bản của con người với không gian. Các thành phố lớn (như Beclin) - dân cư đông đúc - đặc trưng với kiến trúc hiện đại và cao tầng. Tại các vùng nông thôn lại yên tĩnh và thoáng đãng hơn nhiều với kiến trúc nhà ở truyền thống.
Tại các TP lớn ở Đức người dân chủ yếu sống ở các căn hộ, thường nằm trong các tòa nhà cao 6 tầng bao quanh 1 sân trong hay 1 vườn cây là không gian chung. Xu hướng người từ nông thôn ra TP tìm việc đã làm gia tăng nhu cầu về nhà ở trong các khu đô thị, dẫn đến giá mua và thuê nhà tăng lên. Giờ đây, Muních là TP có giá nhà đất đắt nhất nước Đức ở mức cao vót 0,6 triệu bảng Anh (khoảng 1 triệu USD hay khoảng 16 tỷ Việt Nam) một căn hộ 120m2 hay 1 ngôi nhà tương đương.
Cho đến hiện nay, đa số người dân Đức chọn việc thuê hơn là mua bất động sản. Với tỷ lệ hơn 40% dân số Đức có sở hữu nhà ở thì so sánh tại châu Âu, Đức cao hơn Thụy Sỹ (36%) thấp xa so với Vương quốc Anh (đạt gần 70%).
Nước Đức được xếp ở vị trí thứ 4 về tầm vóc thị trường xây dựng thế giới, với giá trị 220 tỷ USD/năm, sau Mỹ, Nhật và Trung Quốc.
3.Công nghiệp:
Giống như hầu hết các nền kinh tế lớn khác, tỉ lệ lao động trong công nghiệp ở Đức đã giảm do sự phát triển nhanh của các ngành dịch vụ. Đức phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù có những mỏ than đá ở vùng Ruhr và dọc theo sông Saar. Đức cũng có quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt, song trữ lượng không nhiều.
Kỹ nghệ hoá chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức. Trong đó có những công ty như Bayer AG, BASF và Hoechst.
Ngành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu. Thành công lớn nhất của nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao. Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay có xuất xứ từ Đức: Bayerische Motoren Werke AG (BMW), DaimlerChrysler AG (Mercedes), Porsche, Audi và Volkswagen
Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy móc nông nghiệp, máy phát điện, điện tử, các thiết bị văn phòng. Mặc dù có những ngành công nghiệp rất thành công, song một số ngành truyền thống, chẳng hạn như luyện thép và đóng tàu, lại đang sa sút nghiêm trọng. Sự cạnh tranh từ Nhật và công nghệ mới đã làm giảm lợi nhuận của nước Đức.
Đức là trụ sở chính của nhiều công ty đa quốc gia khổng lồ như BASF, Robert Bosch GmbH, E.ON, Deutsche Telekom và Siemens AG.
Tuy có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, nhưng xuơng sống của kinh tế Đức lại là các công ty loại trung (Mittelstand) với quy mô dưới 1000 nhân viên. Trong tổng số 1016 Tỷ USD hàng hóa xuât khẩu năm 2005, một phần lớn xuất phát từ khu vực này. Hiện nay Đức vẫn giữ chức quán quân thế giới về xuât khẩu hàng hóa.
4.Nông nghiệp:
Cũng như các nuớc phương Tây khác, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Đức ngày càng giảm đi. Lợi nhuận thấp được cho là nguyên nhân chính của sự thất bại của nhiều trang trại vừa và nhỏ. Các trang trại ngày càng lớn hơn và thường liên kết với nhau, mặc dù nhiều trang trại nhỏ vẫn làm thêm nhiều công việc phụ bán thời gian nữa.
Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này.Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác. Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps có nhiều cánh đồng cỏ. Nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu.
5.Dịch vụ:
Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội. Lĩnh vực này bao gồm cả du lịch. Năm 2004, lượng khách nước ngoài đến Đức du lịch nhiều nhất là từ Hà Lan, kế đó là Vương quốc Anh và Mỹ.
Frankfurt am Main là trung tâm ngân hàng của nước Đức và là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Thị trường chứng khoán Frankfurt cũng là một trong những thị trường chứng khoán hàng đầu trên thế giới.
6.Giao Thông:
Từ giữa thế kỷ 20 hệ thống giao thông đường bộ của Đức đã thay thế hệ thống giao thông đường sắt chiếm vị trí quan trọng nhất. Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ nhì sau Mỹ), bao gồm 11.980 km đường cao tốc (Autobahn) và 41.386 km đường liên tỉnh. Nước Đức là nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ nói chung trên đường cao tốc.
Cùng với sự tư nhân hóa năm 1993, hệ thống đường sắt dần dần bị thu nhỏ và hạn chế lại, trong khi hệ thống giao thông hàng không ngày càng phát triển. Sân bay Frankfurt am Main hiện tại là sân bay lớn nhất ở Đức. Mặc dù giao thông đường bộ và hàng không gây ra nhiều ô nhiễm môi trường, Đức vẫn không ngừng đầu tư và mở rộng hai hệ thống này, thay vì tập trung vào sử dụng hệ thống đường sắt vốn có một số ưu thế.
Hệ thống giao thông đường thủy cũng có một vị trí rất quan trọng đối với một nuớc có nền ngoại thương phát triển như Đức.
7.Kinh tế:
7.1.cơ sở lý thuyết về thể chế kinh tế đức:
Khái niệm học thuật về thể chế (Institution) rất phong phú và đa dạng. Khái niệm thể chế đầu tiên do tác giả Thorstein Veblen (1914) đưa ra, thể chế là "tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp thuận và tuân thủ".
Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2002, cũng đưa ra khái niệm thể chế là "Những quy tắc và tổ chức, gồm cả các chuẩn mực không chính thức, phối hợp hành vi con người".
Theo các tác giả đề tài KX-01-06, "Thể chế là cách thức xã hội xác lập khung khổ, trật tự, trong đó diễn ra các quan hệ giữa con người và cơ chế, quy chế, quyền lực, quy tắc, luật lệ vận hành của trật tự xã hội đó".
Theo Douglas C. North (1994), thể chế được định nghĩa là "những giới hạn do con người đặt ra nhằm cơ cấu sự tương tác giữa con người với nhau. Đó là tổng hợp những giới hạn chính thức (như nguyên tắc, luật lệ, hiến pháp) và phi chính thức (ví dụ những quy phạm về hành vi, tục lệ, nguyên tắc đạo đức) và những đặc điểm cưỡng chế của chúng". Một nhánh kinh tế học đã xuất hiện đặt trọng tâm vào các thể chế, gọi là "Kinh tế học về thể chế mới (New Institutional Economics - NIE)". Theo NIE, thể chế là "những nguyên tắc của cuộc chơi" trong xã hội; không có chúng thì các thị trường không hoạt động được.
Thông qua nhiều khái niệm khác nhau về thể chế, thì phần lớn thống nhất ở các nội dung sau:
+Thứ nhất, "luật chơi" là những quy định chung ai ở vị trí nào, làm gì, tác động với người khác ra sao theo nguyên tắc nào;
+Thứ hai, các chủ thể tham gia "trò chơi", hoặc "người chơi" bao gồm những ai, hai người hay nhiều người;
+Thứ ba, cơ chế thực hiện luật chơi hoặc "cách chơi"; cơ chế là "cách thức tổ chức nội bộ và quy luật vận hành, biến hóa của một hiện tượng".
Như vậy, với các khái niệm trên thể chế bao gồm hai thành phần là cấu trúc (structures) và cơ chế (mechanism).
Trong một hệ thống xã hội, người ta chia thể chế thành nhiều bộ phận khác nhau như chính trị, kinh tế, gia đình, tôn giáo… Thể chế kinh tế (economic institution) là thể chế liên quan hệ thống kinh tế (economic system) của một xã hội. Như vậy, thể chế kinh tế là cấu trúc tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống kinh tế điều chỉnh hành vi của 2 hay nhiều chủ thể khác nhau phù hợp với điều kiện vật chất nhất định.
Đức là một nước có nền kinh tế thị trường XHCN.điều này được thể hiện qua mô hình như sau:
- Ra đời trong bối cảnh của nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai và là kết quả của sự thỏa hiệp giữa 4 trường phái lớn theo đuổi những chủ trương khác nhau về khôi phục nền kinh tế nước Đức thời hậu chiến.
- Mô hình kinh tế thị trường xã hội là một dạng biến thể của mô hình kinh tế thị trường tự do. Nhưng nó có nội dung thực chất là sự gắn kết trên cơ sở thị trường một cách hợp lý giữa các mặt kinh tế - xã hội và chính trị.
- Coi các thị trường chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ và coi luật pháp, nhà nước, đạo đức,... không hề kém quan trọng hơn so với các chính sách kinh tế, tài chính.
- Coi trọng vai trò điều tiết của nhà nước và phúc lợi xã hội.
Ý tưởng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội được hình thành ở CHLB Đức từ những năm 50 (chính xác hơn là được xem xét đến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai) trên cơ sở lựa chọn, khắc phục nhược điểm của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không thể kiểm tra được với nền kinh tế hành chính tập trung quan liêu. Nền kinh tế thị trường xã hội là khả năng của sự hòa hợp giữa sự tự do về kinh tế với tư tưởng Nhà nước xã hội, tương tự như sự bảo đảm xã hội và sự bình đẳng cần đạt được. Trong nền kinh tế thị trường xã hội người ta luôn đặt ra mối quan hệ giữa thị trường và những người chịu trách nhiệm tích cực, các ông chủ doanh nghiệp và người lao động làm thuê, sự bảo đảm xã hội cũng như vai trò, trách nhiệm của Nhà nước. Điều đó được thể hiện ở chỗ: Sự tự do trên thị trường (cho các ông chủ doanh nghiệp) nối liền với sự bảo đảm xã hội xác định được (cho người lao động) trong đó nhiệm vụ của Nhà nước là xây dựng và thực hiện pháp luật theo hướng các chính sách tổng thể và chính sách quá trình. Quá trình hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường xã hội được đặt dưới sự cân nhắc về mặt xã hội. Diễn giải về từ "xã hội" thu hoạch được từ hệ thống "kinh tế thị trường xã hội" này là tất yếu vì nó thực hiện trước hết cho sự phát triển kinh tế thông qua các khả năng, hiệu quả của nền kinh tế thị trường cạnh tranh có tổ chức, "Sự thịnh vượng cho tất cả" là có thể được và thứ hai là sự tự do kinh tế cho tất cả được tôn trọng. Con người trong hệ thống này một mặt là một cá nhân, sự tự do và đặc tính cá thể của nó được bảo vệ và khuyến khích. Mặt khác, về góc độ bản chất xã hội, con người được nối liền với nghĩa vụ và những ràng buộc của tự do trong xã hội.
Nguyên tắc cao nhất của nền kinh tế thị trường xã hội là sự nối liền tự do trên thị trường với đòi hỏi cân bằng xã hội theo phương thức: Sự quyết định tự do của các chủ thể kinh tế (ngân sách của cá nhân hoặc ngân sách doanh nghiệp) về thị trường được bảo đảm đảm mà ở đó sự cố gắng đạt được một cách đồng đều về bảo đảm xã hội và sự thịnh vượng chung toàn xã hội.
Trên thực tế, mô hình này đều sử dụng rộng rãi sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước luôn được thay đổi linh hoạt, theo những hình thức và phương pháp phù hợp với diễn biến và yêu cầu khách quan của tình hình thực tế.
Chính phủ sử dụng những biện pháp can thiệp có chủ đích nhằm trợ giúp một số ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển dài hạn của nền kinh tế, hoặc kiểm soát, hạn chế sự phát triển của những doanh nghiệp, những ngành gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế.mô hình kinh tế thị trường xã hộI có những nét ưu việt cùng những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Tuy vậy trong những năm gần đây các mô hình kinh tế thị trường của Đức đang trì trệ, khủng hoảng.
7.2.Đặc trưng nền kinh tế Đức:
Nền kinh tế Đức thường được miêu tả là một nền kinh tế thị trường mang tính chất xã hội. Nhà nước Đức có nhiều chính sách xã hội rộng lớn. Mặc dù chính phủ có giúp đỡ một số lĩnh vực thông qua trợ cấp, cạnh tranh và kinh tế thị trường vẫn là cột trụ trong chính sách kinh tế. Nhà nước Đức đã tư nhân hóa một số doanh nghiệp như Công ty đường sắt Đức, Công ty viễn thông Đức, Công ty bưu điện Đức; thúc đẩy tư nhân hóa các công ty khác tạo thêm cạnh tranh.
Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Đức. Vì thế nước Đức ủng hộ nhiều cho một hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên bình diện châu Âu.
7.2.1.lịch sử hình thành kinh tế đức:
-Từ Thế chiến thứ hai cho đến tái thống nhất: Sau Thế chiến thứ hai kinh tế và xã hội Đức nằm ở đáy thấp. Sau cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 việc tái xây dựng kinh tế đã thành công trong cái gọi là điều huyền diệu kinh tế (Wirtschaftswunder), đồng thời người dân được bảo vệ bởi một nhà nước xã hội. Nước Đức trở thành nước xuất khẩu đứng đầu; năng suất và chất lượng các sản phẩm Đức, đặc biệt là của ngành chế tạo máy, đã và vẫn mang tiếng tốt trên thế giới. Suốt cho đến đầu thập niên 1970 kinh tế Tây Đức hầu như tăng trưởng liên tục nhưng bắt đầu từ suy thoái kinh tế đầu thập niên 1980 mức tăng trưởng ngày càng kém đi. Sau đấy là 8 năm liền tăng trưởng, được giữ ở mức trung bình là 1,5% từ sau khi tái thống nhất. Tỷ lệ thất nghiệp nằm không ngừng ở mức độ cao.
-Từ khi tái thống nhất:Sau khi tái thống nhất nước Đức tạm thời phải gánh vác thêm nền kinh tế suy tàn của các tiểu bang mới. Việc này chủ yếu được trang trải bằng cách mượn thêm nợ mới và chuyển một số khoản phí tổn vào các hệ thống bảo vệ xã hội. Sau mười năm tái thống nhất Đức, có thể nhận ra được nhiều tiến bộ to lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Đông Đức, một nền kinh tế thị trường được thiết lập và hệ thống hạ tầng cơ sở được cải tiến. Nhưng đồng thời quá trình cân bằng giữa Đông và Tây kéo dài lâu hơn là dự định ban đầu, theo một số thước đo nhất định quá trình này đã dừng lại từ giữa thập niên 1990. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Đức thấp hơn ở Tây Đức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức. Năng suất lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp. Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng năm vào khoảng 65 tỷ $ hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức.
7.2.2. các vấn đề kinh tế đặt ra:
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, đa số các chuyên gia đều cho rằng các vấn đề cơ cấu nội địa mới là lý do chính cho tình trạng kinh tế đang suy yếu. Một thị trường lao động với các luật lệ cứng nhắc được một số chuyên gia nêu ra như là lý do chính cho tỷ lệ thất nghiệp cao. Được khuyến khích bằng khả năng chiết khấu thuế hay bằng tài trợ, các chủ doanh nghiệp Đức ngay trong những thời kỳ phát triển mạnh cũng ưu tiên đầu tư ở nước ngoài hay vào máy móc thay vì tạo việc làm mới trong nước. Cũng như ở tất cả các nước châu Âu khác, tỷ lệ sinh đẻ ở Đức giảm xuống ở mức thấp. Kết quả của việc này, các thay đổi về kết cấu dân số (ngày càng ít người trẻ tuổi chi cấp cho người già ngày càng nhiều thêm), là các thử thách mới cho những hệ thống bảo vệ xã hội. Toàn cầu hóa ngày một gia tăng từ thập niên 1980 cũng như các nền kinh tế vững mạnh hơn ở châu Á và từ thập niên 1990 ở Đông Âu dẫn đến việc các chổ làm trong công nghiệp phải trả nhiều lương nhưng lại không cần tay nghề cao bị cắt giảm đi ở Đức. Thiếu hụt của các hệ thống bảo vệ xã hội lại được cân đối qua một thời gian dài bằng cách tăng các phí tổn phụ của lương ở các lao động còn lại. Điều này lại càng làm cho vấn đề trầm trọng thêm.
7.2.3.kinh tế đức qua các giai đoạn:
A.Thời kỳ chia cắt đất nước: (năm 1990)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do phá hoại của phía các nước Mĩ, Anh, Pháp trong việc thi hành những quy định của hiệp ước Pôtxđam (kí kết giữa Liên Xô, Mĩ, Anh tại hội nghị cấp cao tháng 7 – 1945), tháng 9 – 1945, nước Đức đã bị chia cắt thành 2 quốc gia đi theo hai chế độ kinh tế - xã hội khác nhau: Cộng hoà dân chủ Đức ở miền Đông Đức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Cộng hoà liên bang Đức ở miền Tây Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa (diện tích 248000 km2 và dân số 59 triệu người, gấp hơn 2 lần diện tích và hơn 3 lần dân số Cộng hoà dân chủ Đức). Để biến Tây Đức thành một “lực lượng xung kích” của khối NATO chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ và các nước phương Tây đã dốc sức “viện trợ” cho Tây Đức phục hồi lại nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh (Mĩ đã cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác). Cũng vì thế, sản xuất công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển hết sức nhanh chóng.
Cuối những năm 50, khối lượng sản xuất công nghiệp của Tây Đức đã vượt mức sản xuất trước chiến tranh (của cả nước Đức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24669.doc