Đề tài Nghiên cứu việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hàng không

Từ chỗ Công ty xuất nhập khẩu hàng không, trước đây chủ yếu quan hệ mua bán các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng với Liên Xô cũ. Nay phải quan hệ, tìm hiểu lùa chọn đối tác cung ứng ở nhiều nước tư bản trên thế giới. Trong khi kinh nghiệm về kinh doanh thương mại quốc tế chưa nhiều, kiến thức về máy bay cũng như các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng thế hệ mới, hiện đại còn hạn chế, nhiều đối tác mới Công ty chưa hiểu biết, nắm bắt được gì về họ Song Công ty đã từng bước tìm phương pháp tiếp cận đề tìm hiểu đối tác, tìm ra các bước đi tương đối hợp lý để có thể lùa chọn được đối tác cung ứng đáp ứng yêu cầu đặt ra của mình.

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, điều này rất thuận lợi cho Công ty khi tìm chọn một đối tác nước ngoài đáp ứng hiệu quả nhất đối với nhu câù của khách hàng trong nước. Qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty AIRIMEX đáng tự hào và thực sự xác lập, được công nhận là Công ty có uy tín, có độ tin cậy cao đối với các đối tác bạn hàng nước ngoài, đối với các ngân hàng trong ngoài nước, không có tranh chấp, khuyến cáo, gây tổn thất uy tín cho các bên. Với một bề dày kinh nghiệm như vậy, có thể nói cho đến nay Công ty AIRIMEX có đủ khả năng để đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu đối với các dự án lớn đặc biệt là những dự án của ngành hàng không. Vì vậy, Công ty AIRIMEX rất mong muốn, với khả năng của mình, được tham gia vào việc thực hiện các chương trình, các dự án phục vụ cho ngành hàng không nói riêng và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước nói chung. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự Công ty xuất nhập khẩu hàng không Đứng đầu Công ty là giám đốc Công ty do cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc Công ty tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn diện trước cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam và tập thể Công ty. Để thực hiện trách nhiệm trên, giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định của cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam và các quyết định của Nhà nước đối với giám đốc Công ty xuất nhập khẩu. Giúp việc cho giám đốc và phó giám đốc, kế toán trưởng do giám đốc đề nghị và cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam bổ nhiệm. 3. Một số kết quả kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu hàng không. 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 1999. Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch năm So với kế hoạch năm Tổng doanh thu 10.405.398.000đ 10,150,000 102,52% Lợi nhuận trước thuế 779,414,000đ 769,286,000đ 101,32% Nép ngân sách 1,732,667,000đ 1,227,261 141,18% Tiền lương bình quân 93,234,000đ 1,054,000đ Nhìn chung, các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách đều đạt so với kế hoạch. Bảo toàn và phát triển được vốn trên giao. Mặt dù trong năm 1999 Công ty xuất nhập khẩu hàng không gặp không Ýt những khó khăn. Cụ thể như: Thị trường hoạt động của Công ty bị thu hẹp do một số các đơn vị trong ngành và Tổng Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực chưa hoàn toàn được khắc phục, chính sách kích cầu của Nhà nước vẫn chưa phát huy hết tác dụng, thị trường cung cấp và tiêu thụ các trang thiết bị, vật tư dân dụng cạnh tranh gay gắt rủi ro lớn. Do vậy hoạt động kinh doanh ngoài ngành của Công ty phần nào cũng gặp nhiều trở ngại đáng kể. Trong năm, nhiều lô hàng (mà trong đó đa phần là phụ tùng máy bay của Tổng Công ty) phí uỷ thác nhập khẩu không bù đắp nổi chi phí do một số thay đổi về quy định địa điểm nhận hàng của Tổng cục Hải quan và qui định về mức phí uỷ thác của Tổng Công ty còn có lúc, có khi chưa thảo đáng với thực tế chi phí tiếp nhận của Công ty. Nhưng do dự đoán trước được xu thế, sắp xếp hợp lý các nguồn lực nâng cao hiệu quả công việc, động viên cán bộ công nhân viên vuợt qua khó khăn, phát huy tính năng động sáng tạo, chủ động tìm nguồn hàng kinh doanh, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có dấu hiệu khả quan và đạt đựoc những thành tích đáng kể. 2.2. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2000. Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch năm So với kế hoạch năm Tổng doanh thu 25,980,404,000đ 9,610,000,000đ 270,35% Lợi nhuận trước thuế 732,169,000đ 732,345,000đ 101,22% Nép ngân sách 2,809,272,000đ 1,244,432,000đ 225,75% Tiền lương bình quân 1,272,000đ 965,000đ 131,88% Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội năm 2000 có nhiều chuyển biến tích cực, giá cả thị trường, tỷ giá tiền tệ tương đối ổn định, thị trường vận tải hàng không đang phục hồi và tăng trưởng, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế. Mặt khác do việc giao kế hoạch sớm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai sản xuất kinh doanh. Tổng Công ty ssã có những bổ sung sửa đổi các quy chế, quy định … và ban hành những biện pháp điều hành hợp lý hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu hàng không nói riêng nhìn chung có nhiều thuận lợi. Ngay từ đầu năm, Công ty xuất nhập khẩu đã tổ chức đại hội công nhân viên chức, thông qua nghị quyết của đại hội lãnh đạo Công ty đã đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 như: Mở rộng kinh doanh ngoài ngành. Trong đó: chú trọng các thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường SNG. Thành lập tổ công tác đặc biệt chủ động tìm kiếm thị trường, đầu tư, liên doanh, tìm hiểu các đối tác, đại lý độc quyền, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tham gia đấu thầu các công trình ở trong và ngoài ngành. Thực hiện chính sách khuyến khích tìm kiếm hợp đồng kinh doanh. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu hàng không có nhiều thuận lợi và đã đạt được những thành tích đáng kể. Các chỉ tiêu chủ yếu như nép ngân sách, doanh thu, lợi nhuận đều vượt mức so với kế hoạch năm 2000. 3. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 và kế hoạch tổng hợp năm 2002 Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Kế hoạch năm 2002 So với kế hoạch năm Tổng doanh thu 32,298,200,000đ 33,155,700,000đ 102,65% Lợi nhuận trước thuế 606,870,000d 622,646,000đ 102,60% Nép ngân sách 3,551,455,000đ 3,737,753,000đ 105,2% Tiền lương bình quân 2,088,000đ 1,689,000đ 80,91% Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch năm 2001 sẽ mở đầu thuận lợi để đạt mục tiêu kế hoạch 2001 - 2005 và chất lượng phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010, lãnh đạo Tổng Công ty và các ban ngành chức năng đã có sự phối hợp chỉ đạo sát sao, kết hợp với những chủ trương đúng đắn, những giải pháp phù hợp trong việc phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành của lãnh đạo Công ty. Chính vì vậy mà kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng mừng, báo hiệu một sự khởi đầu tốt đẹp. Phát huy những thành quả đạt được năm 2001, kế hoạch năm 2002 được xây dựng trên cơ sở thực tế, hiện trạng của Công ty và những dự kiến về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới với tinh thần phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo và khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm - chất lượng - hiệu quả. Để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 ngoài nỗ lực có gắng của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty xuất nhập khẩu, sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội đồng quản trị và các ban ngành chức năng trong Tổng Công ty là yếu tố quan trọng không thể thiếu tỏng quá trình triển khai thực hiện và thực hiện tốt các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 đã đề ra. * Thực trạng 1. Phương pháp và các bước tiến hành tìm hiểu đói tác Công ty đã áp dụng trong những năm qua. Trong những năm qua việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu về đối tác Công ty xuất nhập khẩu hàng không chủ yếu dùa vào việc nghiên cứu các Ên phẩm, các tài liệu giới thiệu, quảng cáo về thiết bị, vật tư, phụ tùng máy bay; các thiết bị điều hành bay như Rada, NDB, VOR … các thiết bị mặt đất như băng truyền, quầy thủ tục, máy soi chiếu hàng hoá, xe thang, xe điện, xe chở hành lý … của các nhà chế tạo, các hãng phân phối và tiêu thụ sản phẩm của nhà chế tạo, các Công ty thương mại, đại lý tiêu thụ các thiết bị vật tư chuyên ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Một kênh tiếp cận khác cũng được Công ty xuất nhập khẩu hàng không khai thác đề tìm hiểu về các nhà cung cấp thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành Hàng không dân dụng. Đó là tìm hiểu về các nhà cung cấp thong qua các hãng hàng không lớn trên thế giói và khu vực có mối quan hệ mua bán các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên Ngành hàng không dân dụng với nhiều nhà cung cấp trên thế giới. Các hàng hàng không mà Công ty xuất nhập khẩu hàng không có quan hệ tốt và thường đặt vấn đề tìm hiểu qua họ về các nhà cung cấp là AIRFRANCE, SINGAPORE, THAI AIRWAY; CATHAY PACIFICE; QUANTAC; CHINA AIRLIES … Ngoài ra Công ty còn tìm hiểu về các nhà cung cấp thông qua các Công ty tư vấn ở một số quốc gia đang chiếm ưu thế về chế tạo và cung cấp thiết bị chuyên ngành về hàng không dân dụng. Thông qua việc tìm hiểu ban đầu Công ty đi đến lùa chọn một số nhà cung cấp và tiến hành tổ chức tham quan, khảo sát thực tế tại nơi chế tạo, nơi bán các thiết bị, vật tư, phụ tùng. Làm việc với nhà cung cấp để họ giới thiệu về thiết bị, giá cả và các điều kiện khác trong mua bán và đề nghị họ cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu lùa chọn nhà cung cấp. Trên cơ sở kết quả làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp, kết quả tham quan khảo sát thực tế tại nơi chế tạo và kết quả nghiên cứu các tài liệu có liên quan mà đối tác cung cấp; Công ty đi đến quyết định lùa chọn một số đối tác mời họ tham dự thầu hoặc chào hàng. Sau đó tổ chức đấu thầu, xét thầu hoặc xét các đơn chào hàng để lùa chọn ra một nhà cung cấp. Với phương pháp tiếp cận, tìm hiểu và lùa chọn nhà cung cấp mà Công ty xuất nhập khẩu hàng không đã đang và áp dụng, có thể khái lược thành các bước tiến hành lùa chọn nhà cung cấp của Công ty gồm: Bước 1: Tìm hiểu sơ bộ về các nhà cung cấp thông qua: + Ên phẩm. + Quảng cáo tự giới thiệu của chính nhà cung cấp. + Các hãng hàng không lớn trên thế giới và khu vực. + Các Công ty tư vấn. Bước 2: Lùa chọn và làm việc trực tiếp vói một số nhà cung cấp. Bước 3: Khảo sát thực tế tại nơi chế tạo, nơi bán các thiết bị, vật tư, phụ tùng. Bước 4: Yêu cầu một số đối tác cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và lùa chọn nhà cung cấp. Bước 5: Nghiên cứu các tài liệu đối tác đã cung cấp để đi đến lùa chọn một số nhà cung cấp đề nghị họ chào hàng cạnh tranh hoặc tham gia dự thầu. Bước 6: Tổ chức đấu thầu, xét thầu hoặc xét các chào hàng để lùa chọn một đối tác là nhà cung cấp. Bước 7: Đàm phán, dự thảo hợp đồng đề nghị thẩm định và phê duyệt hợp đồng theo quy định của pháp luật và ký hợp đồng. 2. Những bài học kinh nghiệm rót ra từ việc nghiên cứu lùa chọn đối tác cung ứng trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành Hàng không dân dụng ở Công ty xuất nhập khẩu Hàng không. Trước những năm 90 Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam chủ yếu nhập các thiết bị, vật tư, phụ tùng máy bay và các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng khác từ khối các nước xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là nhập thiết bị của Liên Xô cũ. Từ đầu những năm 90 trở lại đây thực hiện đường lối kinh tế mở cửa, hội nhập Quốc tế và khu vực, Ngành hàng không dân dụng đã mở rộng quan hệ với các quốc gia, các hãng hàng không trên thế giới và khu vực. Hệ thống đường bay quốc tế ngày càng được mở rộng. Đứng trước nhu cầu về vận tải hàng không, yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời để tăng sức cạnh tranh của Hãng. Ngành hàng không dân dụng đã từng bước đổi mới thiết bị vận tải, thay thế dần các hệ thống máy bay, các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng khác của Liên Xô trước đây bằng các máy bay, thiết bị mới, hiện đại được nhập của các nước tư bản có trình độ phát triển cao về Hàng không dân dụng. Từ chỗ Công ty xuất nhập khẩu hàng không, trước đây chủ yếu quan hệ mua bán các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng với Liên Xô cũ. Nay phải quan hệ, tìm hiểu lùa chọn đối tác cung ứng ở nhiều nước tư bản trên thế giới. Trong khi kinh nghiệm về kinh doanh thương mại quốc tế chưa nhiều, kiến thức về máy bay cũng như các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng thế hệ mới, hiện đại còn hạn chế, nhiều đối tác mới Công ty chưa hiểu biết, nắm bắt được gì về họ … Song Công ty đã từng bước tìm phương pháp tiếp cận đề tìm hiểu đối tác, tìm ra các bước đi tương đối hợp lý để có thể lùa chọn được đối tác cung ứng đáp ứng yêu cầu đặt ra của mình. Bên cạnh những việc đã làm được, những đối tác được lùa chọn đúng, vẫn còn những trường hợp do phương pháp và các bước tìm hiểu chưa khoa học, thiếu chặt chẽ nên đối tác được lùa chọn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Công ty như: Thiết bị còn có những yếu tố kỹ thuật chưa đảm bảo, độ bền không cao, hay háng hóc nhẹ hoặc đưa vào khai thác sử dụng đưa lại hiệu quả không cao; Tình hình tài chính của nhà cung cấp không lành mạnh, gây ra những rủi ro cho Công ty; Đối tác không thực hiện đúng tiến độ hợp đồng, không cung cấp thiết bị đúng thời hạn thậm chí cung cấp sai chủng loại thiết bị, giá cả thiết bị nhập khẩu còn cao so với mặt bằng giá cả trên thị trường thế giới … Những nguyên nhân chủ yếu để đưa đến tình trạng trên là: - Công ty chưa tiến hành điều tra nghiên cứu trên thị trường thế giới về thiết bị cần nhập khẩu, chưa nắm được xu hướng vận động và giá cả của thiết bị cần nhập. - Công ty chưa tiến hành tốt việc tìm hiểu từ diện đến điểm, thường bỏ qua các bước tìm hiểu trên phạm vi rộng. - Những nguồn thông tin mà Công ty sử dụng để tìm hiểu về đối tác cung ứng chưa đáng tin cậy, thậm chí không chính xác, như: Thông tin do các nhà cung cấp tự quảng cáo, giới thiệu về mình; Thông tin do các hãng hàng không khác trên thế giới và khu vực cung cấp; Thông tin trên các tài liệu do chính đối tác cung cấp. - Việc nghiên cứu thông tin về đối tác thiếu khoa học, chưa đánh giá đúng về độ chính xác, mức độ quan trọng của từng loại thông tin. - Cán bộ được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, lùa chọn đối tác còn hạn chế trong nhận thức về kinh doanh thương mại quốc tế, về thiết bị cần nhập khẩu và Ýt kinh nghiệm trong quan hệ, tìm hiểu về đối tác cung ứng. Thực tế nghiên cúu về công tác lùa chọn đối tác cung cấp thiết bị kỹ thuật chuyên ngành Hàng không dân dụng ở Công ty xuất nhập khẩu hàng không có thể rót ra những bài học sau đây trong lùa chọn đối tác cung ứng: - Phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc tìm hiểu, lùa chọn từ diện đến điểm. - Khi lùa chọn đối tac cung ứng thiết bị kỹ thuật cần lùa chọn theo thứ tự ưu tiên sau đây: + Nhà chế tạo. + Người phân phối và tiêu thụ sản phẩm của nhà chế tạo. + Các Công ty thương mại, đại lý tiêu thụ. - Khi nghiên cứu để lùa chọn nhà cung cấp cần quan tâm đến một số tiêu chí chủ yếu sau đây: + Năng lực, uy tín của nhà cung cấp + Chất lượng của thiết bị: Thông qua các tính năng kỹ thuật. + Đơn giá và các chi phí khác cũng như phương thức thanh toán + Năng lực tài chính của nhà cung cấp. + Khả năng cung cấp vật tư, phụ tùng và các dịch vụ đi kèm như: Lắp ráp, chạy thử, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, đào tạo cán bộ … - Khi nghiên cứu về đối tác phải khai thác, sử dụng nhiều nguồn thông tin, đặc biệt phải tập trung khai thác những nguồn thông tin có độ tin cậy cao. Cần so sánh, đối chiếu các thông tin về một nội dung được thu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. - Khi nghiên cứu thông tin về đối tác cần quan tâm một cách toàn diện trên các góc độ: Độ chính xác của thông tin, giá trị, tầm quan trọng của từng thông tin và tập hợp các thông tin theo một hệ thống tiêu chí đánh giá đối tác. - Chỉ khi có đủ căn cứ xác định mới quyết định loại trừ đối tác, tránh cảm tính. Tuân thủ nguyên tắc lùa chọn đối tác vuợt trội. - Phải lùa chọn cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để tham gia lùa chọn đối tác và đối với thiết bị hiện đại có tiêu chuẩn kỹ thuật và độ chính xác cao nên mời chuyên gia tư vấn giúp Công ty trong quá trình lùa chọn. - Hạn chế việc tham quan, khảo sát thực tiễn ở quá nhiều nước để giảm chi phí. Chỉ tham quan, khảo sát thực tế và làm việc trực tiếp với một số Ýt đối tác (thậm chí một đối tác, khi có căn cứ đối tác đó hơn hẳn các đối tác khác) 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu, lùa chọn đối tác cung ứng trang thiết bị kỹ thuật, vật tư chuyên ngành hàng không ở Công ty xuất nhập khẩu hàng không. 3.1. Khó khăn, thuận lợi và những giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và việc nghiên cứu lùa chọn đối tác cung ứng thiết bị kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng nói riêng ở Công ty xuất nhập khẩu Hàng không. * Xu hướng phát triển của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Việt Nam Airlines) trở thành Hãng hàng không hiện đại, một tập đoàn mạnh, có hiệu quả kinh tế cao, có phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế rộng, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, xứng đáng là biểu tượng của nước Việt Nam đổi mới. Ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang từng bước áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu, trọng điểm là đội máy bay với kỹ thuật của thế kỷ 21 với những ưu thế chủ yếu là: - Có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt nhất (chi phí ghế/km cung ứng thấp nhất). - Có tiện nghi đáp ứng thị hiếu của khách hàng, tính cạnh tranh cao. - Không gây ô nhiễm môi trường. Đi đôi với hiện đại hóa đội máy bay, Ngành hàng không dân dụng Việt Nam cũng từng bước đưa kỹ thuật hiện đại vào áp dụng cho hệ thống điều hành quản lý bay và hiện đại hoá các thiết bị phục vụ mặt đất tại các cảng hàng không, sân bay; áp dụng thiết bị tự động hoá trong quản lý, điều hành hệ thống phân phối quản lý chỗ, hệ thống bán sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Từ định hướng chiến lược trên đây trong những năm qua, nhất là những năm đầu của thế kỷ 21, Ngành hàng không dân dụng Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác về hàng không dân dụng với nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời tăng cường sẽ đầu tư mua những máy bay hiện đại, tiện nghi đảm bảo bay được đến các điểm trên toàn cầu, vừa đáp ứng một cách phù hợp về nhu cầu bay trên các đường bay nội địa và bay đến các nước trong khu vực. Những loại máy bay chủ yếu của hãng dự kiến sẽ đàu tư mua sắm trong những năm tới đây là: Boing 747, Boing 767, Airbus - A30, ATR - 72 FOKER - 70 … Cùng với việc hiện địa hoá đội bay, Ngành hàng không dân dụng Việt Nam sẽ nỗ lực đầu tư một hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không hiện đại và đồng bộ. Đầu tư để hiện đại hoá hệ thống thiết bị tại các nhà ga Hàng không (nhất là ở các sân bay quốc tế), thiết bị phục vụ kỹ thuật mặt đất tại các Cảng hàng không sân bay, thiết bị quản lý bay. Với mục tiêu đó, trong khi trong nước chưa sản xuất, chế tạo được các thiết bị kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng, thì việc nhập khẩu các thiết bị, vật tư, phụ tùng máy bay cũng như cầu thường xuyên. Trước nhu cầu đó công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị kỹ thuật, đaảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao, có đang là một vấn đề đặt ra cho Ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam nói riêng. Để quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị kỹ thuật, một trong những vấn đề được Ngành hàng không dân dụng đặc biệt quan tâm, là làm thế nào để chọn được những nhà cung cấp thiết bị đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về: Số lượng, chất lượng thiết bị với giá cả hợp lý. Nhất là làm thế nào để chọn được những nhà cung cấp có uy tín, có khả năng về tài chính mạnh đảm bảo cung cấp lâu dài các loại thiết bị vật tư, phụ tùng theo yêu cầu của Ngành, đồng thời cũng đảm bảo cung cấp thường xuyên, lâu dài vật tư, phụ tùng thay thế, các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Tình hình trên đang đặt ra cho Công ty xuất nhập khẩu hàng không cần phải rót ra từ lý luận và thực tiễn những kiến thức, kinh nghiệm trong lùa chọn nhà cung cấp. 3.2. Những thuận lợi, khó khăn. * Thuận lợi: Công ty là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành hàng không dân dụng. Đội ngò cán bộ, công nhân viên của Công ty qua các thời kỳ phát triển đã tăng về số lượng, chất lượng. Nhiều cán bộ của Công ty (nhất là những cán bộ chủ chốt) có nghiệp vụ và kinh nghiệm tốt trong quan hệ với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành hàng không. Qua 10 năm hoạt động Công ty đã có một đội ngò bạn hàng ở khắp các nước trên thế giới. Song điều quan trọng là sau những lần quan hệ mua bán, Công ty luôn nắm bắt và hiểu được bạn hàng, đồng thời tạo được mối quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau với bạn hàng trong kinh doanh. Các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng luôn tin tưởng và uỷ thác cho Công ty nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng vật tư theo yêu cầu của mình. Tổng Công ty hàng không dân dụng Việt Nam - đơn vị chủ quan luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là vốn kinh doanh bằng cách điều tiết giữa các doanh nghiệp thành viên theo phương thức vay với lãi suất thấp hoặc bảo lãnh cho Công ty vay vốn của Ngân hàng ngoại thương. * Khó khăn: Các trang thiết bị hàng không dân dụng là những hàng hoá có giá trị rất lớn (có khi lên tới hàng chục, trăm triệu đô) nên mặc dù đã được Tổng Công ty hàng không dân dụng Việt Nam tạo mọi điều kiện, song Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh. Các trang thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành hàng không dân dụng (nhất là máy bay và các vật tư phụ tùng của nó) đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe, nên với đội ngò cán bộ kỹ thuật hiện có, Công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình lùa chọn và đàm phán với đối tác. Các đối tác cung ứng trang thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành hàng không dân dụng đều là các đối tác nước ngoài, nên việc tìm hiểu tình hình tài chính, khả năng cung ứng của đối tác gặp nhiều khó khăn. Cuối những năm 1998 đầu 1999 các cụm cảng hàng không sân bay và Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam là những thị trường đầu ra lớn của Công ty đã chuyển từ các đơn vị sự nghiệp kinh tế thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công Ých; Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công Ých này được phép nhập khẩu trực tiếp các thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành hàng không dân dụng đảm bảo cho hoạt động của mình, nên thị trường đầu ra của Công ty ngẫu nhiên bị thu hẹp, đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà Công ty gặp phải. * Những giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác nghiên cứu lùa chọn đối tác cung ứng thiết bị kỹ thuật chuyên Ngành hàng không dân dụng nói riêng ở Công ty xuất nhập khẩu hàng không. Như đã trình bày trên, Công ty xuất nhập khẩu hàng không - thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện, thiết bị, vật tư, phj tùng cho Ngành hàng không dân dụng; vật liệu, vật tư dân dụng khác mã số 03 - 07. - Kinh doanh dịch vụ, nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé giữ chỗ hàng không. Đứng trước những khó khăn về vốn kinh doanh; những hạn chế trong việc nắm bắt thị trường thế giới cũng như giá cả về các phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên Ngành hàng không dân dụng; hạn chế trong quan hệ hợp tác với những nhà cung cấp, cũng như hạn chế về hiểu biết đối với những phương tiện, thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại đang chế tạo và đưa sử dụng trong hoạt động hàng không dân dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt là khó khăn do việc thị trường đầu ra của Công ty bị thu hẹp do đa số các doanh nghiệp trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam hiện nay đã được phép nhập khẩu trực tiếp các phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của họ. Giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã được vạch rõ trong "chiến lược kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu hàng không giai đoạn 1998 - 2005" là "Tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của Công ty trên cả hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, trong đó ưu tiên tập trung vốn và huy động mọi nguồn lực khác của Công ty cho kinh doanh nhập khẩu máy bay, phương tiện, thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên Ngành hàng không dân dụng …" Thường xuyên điều tra, nghiên cứu để nắm vững tình hình thị trường, giá cả của các phương tiện, thiết bị chuyên Ngành hàng không dân dụng. Củng cố và gìn vững mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp Công ty đã có quan hệ mua - bán trong những năm qua, đồng thời tiếp tục mở rộng tìm hiểu đặt quan hệ với các nhà cung cấp mới ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tăng cường công tác đào tạo rèn luyện cán bộ qua hoạt động thực tiễn để không ngừng nâng cao hiểu biết về các thiết bị hiện đại, tiên tiến đang được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực hàng không dân dụng, kiến thức về kinh doanh thương mại quốc tế, kinh nghiệm trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị, để đảm bảo đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về kinh doanh ngày càng cao của Công ty. Nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của Công ty là "đảm bảo ổn định và phát triển trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh, phấn đấu đạt được doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh năm sau cao hơn năm trước". Công tác lùa chọn đối tác cung ứng phương tiện, thiết bị ngành hàng không dân dụng cũng được Công ty đặc biệt quan tâm và coi đây là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành bại trong kinh doanh của Công ty. Trong chiến lược kinh doanh g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 156.doc
Tài liệu liên quan