Khi đã có một hành lang pháp lý để tiến hành triển khai kiểm toán nội bộ thì việc có tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp hay không lại phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp. Ở một số tổng công ty lớn nhờ sự nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo, các tổng công ty này đã sớm triển khai kiểm toán nội bộ trong đơn vị mình. ở đây có thể kể đến một số tổng công ty như tổng công ty xây dựng Sông Đà, tổng công ty xăng dầu Việt Nam, tổng công ty bưu chính viễn thông, riêng đối với tổng công ty xây dựng Sông Đà, phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động chỉ hơn 2 tháng sau khi Bộ Tài chính ban hành quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT. Tuy nhiên hiện nay những nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận thừa trong doanh nghiệp, là một bộ phận chuyên “xét nét” mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy tại các doanh nghiệp này không có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì là hình thức và thực tế hoạt động không hiệu quả.
Nguyên nhân thứ nhất là do hậu quả của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp kéo dài. Trong cơ chế này, các doanh nghiệp chỉ thực hiện việc nhận nguyên vật liệu và tiến hành sản xuất ra sản phẩm còn việc mua nguyên vật liệu đó ở đây và bán sản phẩm sản xuất ra cho ai thì đã có nhà nước lo liệu. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường mặc dù doanh nghiệp phải thay đổi cung cách làm việc, phải tự tìm ra các phán án thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng tâm lý lo ngại bị kiểm tra, kiểm soát cho dù đó là những hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng trong quản lý vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những nhà quản lý doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai là do thuật ngữ kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng vẫn còn là những thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam và nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ về công việc này, do vậy họ chưa tiến hành tổ chức kiểm toán nội bộ là lẽ đương nhiên.
Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là do sự tồn tại của thông tư 52 với những quy định quá “chặt chẽ” về hệ thống kiểm toán nội bộ trong khi điều kiện thực tế tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết các quy định đó.
Chính những nguyên nhân trên đã gây ra những nhận thức lầm lẫn về hoạt động kiểm toán nội bộ như cho rằng kiểm toán nội bộ là một sản phẩm thừa của hoạt động quản lý, là một hoạt động chuyên “bới lông tìm vết”. Điển hình của những nhận thức lầm lẫn là bài viết của tác giả Hải Yến trong tạp chí doanh nghiệp và vấn đề số 12/1998, tác giả cho rằng: “Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước là con dao hai lưỡi, lưỡi phải của nó là để tăng cường công tác quản lý tài chính – kế toán trong doanh nghiệp đã và đang không sử dụng được còn lưỡi trái của nó là để hợp thức hoá những hành vi gian lận về tài chính, để xoá dấu vết của tham ô, tham nhũng”.
Mặc dù đây là quan điểm bước đầu, quan điểm chủ quan của cá nhân một số nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước để thay đổi được những quan điểm này thì phải cần đến ngoại lực và một khoảng thời gian dài
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững quyết định trái với chủ trương, chính sách chế độ của doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giải quyết kịp thời.
b. Nhóm trưởng kiểm toán
Nhóm trưởng kiểm toán là cấp trên của các kiểm toán viên thường có nhiệm vụ trợ lý, giám sát quá trình tiến hành các cuộc kiểm toán, lãnh đạo một nhóm các nhân viên kiểm toán, xem xét lại công việc của các thành viên trong nhóm, là người giữ liên lạc giữa bộ phận được kiểm toán và bộ phận kiểm toán, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.
c. Kiểm toán viên nội bộ.
Các kiểm toán viên nội bộ là những thành viên không thể thiếu trong bộ phận kiểm toán. Theo quy định tại QĐ 832/TC/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 của Bộ tài chính, người được bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
Một là: có phẩm chất trung thực, khách quan chưa có tiền án tiền sự, chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do có các sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán.
Hai là: Đã tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán hoặc quản trị kinh doanh.
Ba là: Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán từ năm năm trở lên trong đó có ít nhất ba năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên.
Ban giám đốc có quyền đánh giá và lựa chọn kiểm toán viên nội bộ cho doanh nghiệp dựa trên phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của kiểm toán viên.
Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ:
- Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được tổng giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về chất lượng, về tính trung thực hợp lý của báo cáo kiểm toán và những thông tin tài chính kế toán đã được kiểm toán.
- Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực nghề nghiệp và kiểm toán và các chính sách chế độ của nhà nước.
- Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
- Tuân thủ nguyên tắc bảo mật số liệu, tài liệu đã được kiểm toán.
Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ:
- Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi phí hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán.
- Có quyền yêu cầu các bộ phận cá nhân được kiểm toán và các bộ phận liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao.
- Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa các sai sót, gian lận và các việc làm sai trái trong doanh nghiệp.
- Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, được quyền đề nghị cơ quan chức năng của nhà nước xem xét lại quyết định của tổng giám đốc về việc bãi nhiễm kiểm toán viên.
5. Mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách hữu hiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc cấp cao nhất trong doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp không có hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chức trực thuộc ban giám đốc. ở các nước Châu âu trong các công ty lớn, bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc uỷ ban kiểm toán hội đồng quản trị. Uỷ ban này gồm một số thành viên của hội đồng quản trị nhưng không giữ chức vụ hay đảm nhận một công việc nào trong công ty. Tính chất độc lập giúp cho uỷ ban kiểm toán thực hiện tốt chức năng giám sát của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình hoạt động ở các tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP của nước ta khác so với các nước trên. Trong mỗi tổng công ty còn có ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị. Ngoài các thành viên chuyên trách, hội đồng quản trị còn có một số thành viên kiêm nhiệm, trong bàn soát ngoài trưởng ban kiểm soát thì phần lớn các uỷ viên là thành viên kiêm nhiệm trong đó có thành viên không thuộc tổng công ty. Với bộ máy như vậy ban kiểm soát khó lòng thực hiện tốt các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của nhà nước được ban hành theo điều lệ mẫu của tổng công ty nhà nước. Vì vậy theo em ở các tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc hội đồng quản trị mà trực tiếp là ban kiểm soát.
Dưới đây em xin đưa ra mô hình bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước.
Trưởng nhóm
kiểm toán
Trưởng bộ phận kiểm toán
Giám đốc hoặc hội đồng quản trị
Kiểm toán viên nội bộ
Kiểm toán viên nội bộ
Kiểm toán viên nội bộ
n
Ngoài ra để thực hiện một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất thì việc xác định số lượng các nhân viên kiểm toán là rất quan trọng, số lượng nhân viên kiểm toán có thể được xác định qua công thức sau đây:
i = 1
= å ai x t + b
Trong đó: + ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hoặc một bộ phận của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại (nếu có).
+ t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hoặc hoạt động tương ứng/năm.
+ b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ ốm, nghỉ phép, hội họp...
+ k: Thời gian làm việc trung bình của một kiểm toán viên/năm
+ n: Tổng số bộ phận hoặc hoạt động cần kiểm toán
6. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước.
Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ở các doanh nghiệp nhà nước bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ có quan hệ mật thiết với các cơ quan tài chính của nhà nước. ở Vương quốc Anh, hoạt động của kiểm toán viên nội bộ tại các đơn vị tài chính sử dụng chi tiêu vốn và kinh phí cuả ngân sách nhà nước do Bộ tài chính quản lý. Bộ tài chính của Vương quốc Anh còn biên soạn cả các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ thuộc lĩnh vực nhà nước quản lý. Tương tự như vậy, Bộ tài chính Việt Nam cũng có vai trò trách nhiệm rất lớn đối với việc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước, có thể coi kiểm toán nội bộ là “chân rết” của Bộ tài chính để quản lý hệ thống ngay tại các đơn vị cơ sở.
PHẦN II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN MÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GẶP PHẢI KHI TIẾN HÀNH TRIỂN KHAI KIỂM TOÁN NỘI BỘ
So với hai loại hình kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập thì kiểm toán nội bộ ra đời muộn hơn. Tuy mới ra đời nhưng hoạt động kiểm toán nội bộ đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, đóng góp rất lớn vào sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường.
Tác dụng đầu tiên phải kể đến đó là sự ra đời của kiểm toán nội bộ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kế toán về hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, số cán bộ làm việc với tư cách là các kế toán viên có bằng đại học chính quy còn thấp và chưa được chuẩn hoá, hơn nữa do nước ta có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế khiến cho các mối quan hệ kinh tế, chế độ kế toán thay đổi nhiều lần cụ thể là vào tháng 12/1995 nhà nước ta ban hành hệ thống kế toán – tài chính doanh nghiệp mới, đảm bảo yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước, hoà nhập với thông lệ kế toán phổ biến trên thế giới trong đó có tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong khi đó hoạt động kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời dẫn đến tình trạng hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lộn xộn. Chính sự ra đời của kiểm toán mà trực tiếp là kiểm toán nội bộ đã góp phần đưa công tác kế toán tài chính của các doanh nghiệp nhà nước vào nề nếp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác này.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ ra đời với mục đích đánh giá tính trung thực của các thông tin kinh tế tài chính đã giúp cho giám đốc doanh nghiệp có những nhận định đúng đắn về tình hình hoạt động của đơn vị mình. Các thông tin đó không chỉ bao gồm các thông tin trên bảng khai tài chính mà còn là các thông tin trong mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc tiếp nhận vốn đến những thông tin trong hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. Điển hình tại tổng công ty xây dựng Sông Đà, bộ phận kiểm toán nội bộ qua các cuộc kiểm toán đã giúp cho ban giám đốc khắc phục được những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng làm cho vốn của công ty không những bị thất thoát mà còn không ngừng tăng trưởng. Qua các cuộc kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ đã phát hiện thấy một số thành viên chi sai nguyên tắc, dùng tiền của khoản này chi cho khoản kia làm thất thoát ngân sách gần 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bộ phận kiểm toán nội bộ ra đời đã làm hạn chế rất nhiều những gian lận và sai sót của các cán bộ công nhân viên khiến cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tăng đáng kể.
Tuy có nhiều tác dụng tích cực như vậy nhưng cho đến nay việc triển khai kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước còn rất chậm. Ngoại trừ các tổng công ty 90, 91 đã chính thức đưa kiểm toán nội bộ vào hoạt động còn tại các doanh nghiệp khác hoạt động kiểm toán nội bộ chưa có hoặc có thể cũng chỉ là hình thức chứ hoạt động chưa hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều bởi vì như ở phần I đã phân tích, tiêu chuẩn để thiết lập kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào quy mô phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động và trình độ năng lực của nhân viên. Trong khuôn khổ nhỏ bé của bài đề án môn học này em chỉ xin đưa ra và phân tích thực trạng một số nhân tố mà theo suy nghĩ của em những vấn đề còn tồn tại trong các nhân tố này là nguyên nhân cản trở việc tổ chức triển khai kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước.
1. Về mặt cơ sở pháp lý.
Bộ phận kiểm toán nội bộ đã phát triển cực nhanh ở Mỹ cũng như ở Châu Âu từ những năm 60. Sự phát triển này đã được khuyến khích bởi sự thành lập của tổ chức kiểm toán nội bộ (IIA) năm 1941 tại New York, tổ chức này đã xác định bản chất, mục tiêu và phạm vi hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ. Tổ chức kiểm toán nội bộ là thành viên của liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và INTOSAI.
Tại Việt Nam thì phải đến năm 1996, thuật ngữ kiểm toán nội bộ mới xuất hiện trong các văn bản của nhà nước. Sau nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của chính phủ ban hành “quy định quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước” ngày 12tháng 11 năm 1996, Bộ tài chính đã ra thông tư số 73/TC/TCDN nhằm hướng dẫn lập, công bố công khai báo cáo tài chính và kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm. ở thông tư này quy định bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thường xuyên tự tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận đã được kiểm toán của kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập.
Tuy nhiên phải đến gần một năm sau, văn bản chính thức đầu tiên của Việt nam quy định đầy đủ về kiểm toán nội bộ mới ra đời. Đó là quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ tài chính về “Quy chế kiểm toán nội bộ” áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Quy chế này gồm 5 chương với nội dung những quy định chung; Những quy định về nội dung, trình tự, phương pháp của kiểm toán nội bộ; kiểm toán viên nội bộ; Tổ chức kiểm toán nội bộ; Tổ chức thực hiện.
Như vậy với quyết định này, các doanh nghiệp nhà nước đã có một hành lang pháp lý để tiến hành việc thành lập và triển khai kiểm toán nội bộ. Tại điều 3 trong văn bản này quy định các doanh nghiệp nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, về bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, về việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ của nhà nước cũng như các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị và ban giám đốc doanh nghiệp.
Tiếp đó vào ngày 16/4/1998, Bộ tài chính đã ra thông tư số 52/1998 TT – BTC về “Hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước”. Tuy nhiên trong quá trình thực thi nhiều quy định về bộ máy kiểm toán nội bộ, cơ cấu bộ máy kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ đã gặp những vướng mắc.
a. Về bộ máy kiểm toán nội bộ.
Theo thông tư số 52/1998 TT – BTC, tại mục ra trong quy định chung có nêu “Tất cả các doanh nghiệp nhà nước bao gồm các tổng công ty, các liên hiệp xí nghiệp và các doanh nghiệp hạch toán độc lập đều phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định tại quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng tài chính”.
Như vậy là mọi doanh nghiệp nhà nước đều phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ và kiểm toán nội bộ có thể thay thế cho kiểm toán độc lập. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay có nhiều dư luận khác nhau về tính hiệu quả của nó. Vậy có nên bắt buộc mọi doanh nghiệp nhà nước đều phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ hay không?
Mục đích chủ yếu của kiểm toán nội bộ là giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp, công tác kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các kiểm toán viên trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm toán viên nội bộ được bổ nhiệm, miễn nhiệm bởi giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp, được hoạt động được sự chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp. Do vậy tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ phụ thuộc rất lớn vào ý muốn chủ quan của người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là tính độc lập của kiểm toán nội bộ không cao, thực chất nó chỉ có giá trị trong nội bộ doanh nghiệp mà không có giá trị pháp lý đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan quản lý vốn và ngay cả đối với kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước thì kết luận và số liệu của kiểm toán nội bộ cũng chỉ là cơ sở để tham khảo mà thôi. Việc quy định kiểm toán viên nội bộ phải ký vào báo cáo tài chính suy cho cùng cũng là việc làm mang tính hình thức. Hơn nữa từ trước đến nay về mặt lý thuyết ở các doanh nghiệp nhà nước đã có kế toán trưởng là kiểm soát viên của nhà nước đặt tại các doanh nghiệp để kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp và có nhiều văn bản pháp lý quy định về vấn đề này. Do vậy, không nên bắt buộc mọi doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức một bộ phận chủ yếu kiểm tra lại việc làm của nhà nước, của “kiểm soát viên nhà nước” cũng tại doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, lãnh đạo doanh nghiệp có thể kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động trong doanh nghiệp thì việc thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ ở những doanh nghiệp này là quá thừa, hoàn toàn không cần thiết.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của thông tư 171/1998/TT – BTC. Ngày 22/12/1998 tại thông tư này ghi: Trong quá trình triển khai thực hiện theo thông tư số 52 còn tồn tại một số vướng mắc cần sửa đôỉ cho phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Tại mục 3 tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ có ghi “Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, đều kiện cụ thể về trình độ năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán... doanh nghiệp có thể lựa chọn có tổ chức hay không bộ máy kiểm toán nội bộ trong đơn vị mình”. Quy định trên đã tạo cho các doanh nghiệp nhà nước một cơ hội để vận dụng sự linh hoạt trong tổ chức bộ máy nhằm tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
b. Về quy mô bộ máy kiểm toán nội bộ.
Tại khoản 1 - điều 16 – chương 4 – QĐ832 có ghi: “Bộ máy kiểm toán nội bộ gồm trưởng phòng kiểm toán nội bộ, phó trưởng phòng kiểm toán nội bộ (nếu có), nhóm trưởng kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ. Số lượng kiểm toán viên nội bộ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động, số lượng các đơn vị thành viên, tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh doanh và trình độ năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên”.
Vấn đề này được cụ thể hoá trong thông tư số 52 như sau:
Đối với tổng công ty: “Phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty phải được tổ chức độc lập với các phòng ban chức năng khác của tổng công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc, biên chế của phòng từ 3 – 5 người” (Điểm 1 mục I).
Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty: “Tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc cần kiểm toán, tạo các đơn vị thành viên có thể tổ chức thành tổ kiểm toán nội bộ hoặc nhóm kiểm toán nội bộ với biên chế từ 2 đến 3 người” (Điểm 2 mục I).
Đối với các doanh nghiệp độc lập (không phải là thành viên của tổng công ty) phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo hình thức tổ (nhóm) kiểm toán nội bộ trực thuộc giám đốc (mục II).
Như vậy, sự quy định về quy mô kiểm toán nội bộ nói chung là khá cứng nhắc bởi vì quy mô của kiểm toán nôị bộ phụ thuộc vào bản chất nội tại của doanh nghiệp, tại các doanh nghiệp khác nhau, sự đòi hỏi về quy mô kiểm toán nội bộ là khác nhau. Đối với các tổng công ty, bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ có từ 3 – 5 người sẽ khó có khả năng giải quyết được hết các công việc, ví dụ như một cán bộ kiểm toán của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty này phải có từ 9 – 12 người mời có thể hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao còn đối với các doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty thì con số từ 2 – 3 người lại là quá lớn. Vì vậy việc quy định này tại thông tư 52 này không hiện thực và do đó khó có khả năng áp dụng đối với các doanh nghiệp.
Sửa đổi điểm không phù hợp này, tạo điểm 3 mục I trong thông tư 171 quy định “Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể về trình độ và năng lực của đội ngũ kế toán... Doanh nghiệp có thể lựa chọn tổ chức quy mô bộ máy kiểm toán nội bộ cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực” Thiết nghĩ, đây là sự sửa đổi bổ sung kịp thời, thể hiện sự theo dõi, chỉ đạo sát sao của nhà nước trong công tác tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước.
c. Các quy định về kiểm toán viên nội bộ
Kiểm toán viên nội bộ với tư cách là chủ thể tiến hành kiểm toán nội bộ là nhân tố chính quyết định chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ. Do vậy việc chọn lựa kiểm toán viên nội bộ phải tuân theo những chuẩn mức và quy định hiện hành.
Về tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ thì em đã trình bày ở mục 4 phần I. Riêng đối với tiêu chuẩn của trưởng phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty được quy định tại điểm I mục I trong thông tư số 52 như sau:
- Có đủ tiêu chuẩn là kiểm toán viên nội bộ quy định tại điều 12 quy chế kiểm toán viên nội bộ ban hành theo QĐ 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Có khả năng tổ chức, điều hành hoạt động kiểm toán nội bộ của công ty. Từ những tiêu chuẩn trên ta thấy kiểm toán viên nội bộ phải thực sự là người có kỹ năng, đạt trình độ chuẩn mực về chuyên môn, nghiệp vụ và được tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm toán viên, có tư cách đạo đức trung thực. Các điều kiện này nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện bởi những người có chuyên môn nghiệp vụ cao. Điều này hoàn toàn đúng trên phương diện lý thuyết nhưng tính hiện thực lại chưa cao. Bởi vì những nhân viên kế toán đạt được các tiêu chuẩn trên tại các doanh nghiệp hiện nay là rất ít. Theo tài liệu điều tra, cho đến nay nước ta có khoảng 600.000 cán bộ kế toán trong đó phần lớn là các kế toán viên (chiếm 90%) và 10% còn lại các kế toán trưởng. Trong đội ngũ kế toán viên thì đại đa số mới chỉ tốt nghiệp trung học, số có trình độ đại học chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%). Như vậy với hiện thực trên mặc dù đã có những văn bản pháp quy hướng dẫn, bộ máy kiểm toán nội bộ tại nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa ra đời được cũng là điều dễ hiểu.
Mặt khác, việc quy định kiểm toán viên nội bộ phải tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, tài chính – kế toán hoặc quản trị kinh doanh chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính còn đối với lĩnh vực kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hiện hành, hiệu quả lại đòi hỏi các kiểm toán viên có những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. ở một số nước trên thế giới đã thực hiện việc đưa một cán bộ quản lý am hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đi học bồi dưỡng một năm về kế toán – tài chính để làm kiểm toán viên nội bộ.
Để khắc phục được những điểm trên, trong thông tư 171 tại điểm 4 mục I có nêu: “Bổ sung thêm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thời gian công tác của kiểm toán viên nội bộ quy định tại điều 12 quy chế kiểm toán viên nội bộ ban hành theo QĐ 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 như sau: Trường hợp kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính – kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp các chuyên ngành kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp các chuyên ngành trên, đã công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính – kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng tại doanh nghiệp đó.
Tóm lại thông qua QĐ 832/TC/QĐ/CĐKT và thông tư số 171/TT – BTC thay cho thông tư số 52/TT – BTC, hàng lang pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước đã xuất hiện. Mặc dù còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các văn bản luật và đôi khi không hiện thực nhưng nó cũng đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
2. Nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp về việc thiết lập kiểm toán nội bộ trong đơn vị mình.
Khi đã có một hành lang pháp lý để tiến hành triển khai kiểm toán nội bộ thì việc có tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp hay không lại phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp. Ở một số tổng công ty lớn nhờ sự nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo, các tổng công ty này đã sớm triển khai kiểm toán nội bộ trong đơn vị mình. ở đây có thể kể đến một số tổng công ty như tổng công ty xây dựng Sông Đà, tổng công ty xăng dầu Việt Nam, tổng công ty bưu chính viễn thông, riêng đối với tổng công ty xây dựng Sông Đà, phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động chỉ hơn 2 tháng sau khi Bộ Tài chính ban hành quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT. Tuy nhiên hiện nay những nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận thừa trong doanh nghiệp, là một bộ phận chuyên “xét nét” mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy tại các doanh nghiệp này không có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì là hình thức và thực tế hoạt động không hiệu quả.
Nguyên nhân thứ nhất là do hậu quả của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp kéo dài. Trong cơ chế này, các doanh nghiệp chỉ thực hiện việc nhận nguyên vật liệu và tiến hành sản xuất ra sản phẩm còn việc mua nguyên vật liệu đó ở đây và bán sản phẩm sản xuất ra cho ai thì đã có nhà nước lo liệu. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường mặc dù doanh nghiệp phải thay đổi cung cách làm việc, phải tự tìm ra các phán án thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng tâm lý lo ngại bị kiểm tra, kiểm soát cho dù đó là những hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng trong quản lý vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những nhà quản lý doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai là do thuật ngữ kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng vẫn còn là những thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam và nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ về công việc này, do vậy họ chưa tiến hành tổ chức kiểm toán nội bộ là lẽ đương nhiên.
Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là do sự tồn tại của thông tư 52 với những quy định quá “chặt chẽ” về hệ thống kiểm toán nội bộ trong khi điều kiện thực tế tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết các quy định đó.
Chính những nguyên nhân trên đã gây ra những nhận thức lầm lẫn về hoạt động kiểm toán nội bộ như cho rằng kiểm toán nội bộ là một sản phẩm thừa của hoạt động quản lý, là một hoạt động chuyên “bới lông tìm vết”. Điển hình của những nhận thức lầm lẫn là bài viết của tác giả Hải Yến trong tạp chí doanh nghiệp và vấn đề số 12/1998, tác giả cho rằng: “Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước là con dao hai lưỡi, lưỡi phải của nó là để tăng cường công tác quản lý tài chính – kế toán trong doanh nghiệp đã và đang không sử dụng được còn lưỡi trái của nó là để hợp thức hoá những hành vi gian lận về tài chính, để xoá dấu vết của tham ô, tham nhũng”.
Mặc dù đây là quan điểm bước đầu, quan điểm chủ quan của cá nhân một số nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước để thay đổi được những quan điểm này thì phải cần đến ngoại lực và một khoảng thời gian dài.
3. Về mặt nhân sự.
Khi đã có một khung pháp lý để thực hiện và đã có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết phải tiến hành triển khai kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp mình thì các nhà quản lý doanh nghiệp lại gặp phải một khó khăn nữa đó là khó khăn về mặt nhân sự. Có một số tổng công ty đã triển khai và thành lập được phòng kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực như tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, tổng công ty xăng dầu, tổng công ty xây dựng Sông Đà. Tuy nhiên tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các Doanh nghiệp nhà nước.DOC