Đề tài Nghiên cứu Website và mô tả mô hình kinh doanh B2B mà Dell.com áp dụng

Mục lục

I. Cơ sở lý thuyết

Các loại hình giao dịch B2B cơ bản

1.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo

1.2. Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo

1.3. Loại hình giao dịch qua trung gian

1.4. Loại hình thương mại hợp tác

II. Mô hình kinh doanh B2B của Dell

2.1. Giới thiệu website Dell.com

2.2 Mô hình kinh doanh B2B Dell áp dụng

2.3. Kết quả thành tựu thu được khi áp dụng loại hinh này.

III. Kết luận

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu Website và mô tả mô hình kinh doanh B2B mà Dell.com áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Trần Tú Anh Lớp: K45I6 Mã SV: 09D140402 Đề bài: Nghiên cứu website và mô tả mô hình kinh doanh B2B mà Dell.com áp dụng. Mục lục I. Cơ sở lý thuyết Các loại hình giao dịch B2B cơ bản 1.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo 1.2. Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo 1.3. Loại hình giao dịch qua trung gian 1.4. Loại hình thương mại hợp tác II. Mô hình kinh doanh B2B của Dell 2.1. Giới thiệu website Dell.com 2.2 Mô hình kinh doanh B2B Dell áp dụng 2.3. Kết quả thành tựu thu được khi áp dụng loại hinh này. III. Kết luận Bài làm I. Cơ sở lí thuyết Các loại hình giao dịch B2B cơ bản: 1.1. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo Là loại giao dịch một người bán cho nhiều người mua ( một đến nhiều). Mô hình này thường được gọi là chợ điện tử bên bán. Đó là một chợ dựa trên một website, trong đó một doanh nghiệp sẽ bán cho nhiều người mua thông qua cataloge điện tử, thông qua sàn đấu giá trên mạng. Có 3 phương pháp bán trực tiếp :bán từ cataloge điện tử, bán thông qua đấu giá thuận , bán trực tiếp.Những người bán trong chợ điện tử thường là các nhà chế tạo hoặc các nhà trung gian phân phối hay bán buôn. 1.2. Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo Là loại giao dịch một người mua từ nhiều người bán(nhiều đến một). Chợ điện tử bên mua là một web của một DN sử dụng đấu giá ngược,đàm phán ,mua hàng theo nhóm hoặc bất cứ một phương pháp mua sắm nào khác.đây chính là quá trình mua sắm của DN. 1.3. Loại hình giao dịch qua trung gian Là loại giao dịch nhiều người bán cho nhiều người mua (nhiều đến nhiều). Một sàn giao dịch TMDT là một chợ điện tử trong đó nhiều DN mua và bán gặp nhau để trao đổi ,đàm phán và mua bán hàng hóa trên mạng.Sàn giao dịch chuyên nghành là sàn giao dịch ở đó người mua và người bán chỉ trao đổi với nhau hàng hóa và dịch vụ của một ngành công nghiệp nào đó như sắt thép,quần áo sàn giao dịch đa nghành là sàn giao dịch mà trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau nhiều loại hàng hóa khác nhau. 1.4. Loại hình thương mại hợp tác Là truyền thông và chia sẻ thông tin thiết kế và lập kế hoạch giữa các đối tác kinh doanh. Sử dụng cộng nghệ số cho phép các cộng tác trong việc lập kế hoạch ,thiết kế,phát triển, quản lí,nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới của TMĐT. Công cụ tiến hành thương mại cộng tác là các phần mềm phục vụ làm việc theo nhóm và các công cụ hợp tác được thiết kế đặc biệt khác.Cộng tác được thực hiện trong và giữa các tổ chức các công cụ hỗ trợ thuong mại cộng tác :E-mail,phòng chát ,bảng thông báo, truy cập dữ liệu chung trực tuyến. II. Nội dung Giới thiệu về Dell Dell Inc. Loại hình kinh doanh : Công ty đại chúng Bản mẫu:NASDAQ Bản mẫu:Sehk2 S&P 500 Component Ngành nghề : Công nghiệp máy tính Thiết bị ngoại vi Phần mềm máy tính Tư vấn công nghệ thông tin Dịch vụ công nghệ thông tin Thành lập tại Austin, Texas vào ngày 4 tháng 11, 1984 Nhà sáng lậpMichael Dell Trụ sở chính tại Dell Way, Round Rock, Texas,Hoa Kỳ Khu vực hoạt động : Toàn cầu Sản phẩm kinh doanh - Máy tính để bàn - Máy chủ - Máy tính xách tay - Netbook - Thiết bị ngoại vi - Máy in - Ti vi - Máy quét - Thiết bị lưu trữ - Điện thoại thông minh Doanh thu $52.902 tỷ USD( năm 2010) Lợi nhuận kinh doanh 2.172 tỷ USD(2010) Nhân viên 96,000 (năm 2010) Công ty con Dell Services, Alienware Website: Dell.com Lịch sử hình thành Michael Dell sinh năm 1965, thành lập Dell năm 1984 với số vốn ban đầu 1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng. Với ý tưởng này, Dell đã bỏ qua khâu bán hàng trung gian, giảm bớt thời gian và chi phí phát sinh không cần thiết, giúp khách hàng có thể tiếp cận được sản phẩm nhanh nhất với giá cả thấp và chất lượng cao. Khi Internet ra đời, Dell cũng nhanh nhạy đưa công ty lên mạng để quảng bá. Trang web www. dell. com ra đời năm 1994, và năm 1996 hệ thống dịch vụ bán hàng điện tử của Dell chính thức đi vào hoạt động. Một năm sau đó, Dell trở thành công ty đầu tiên đạt 1 triệu USD doanh thu bán hàng qua Internet. Hiện nay, mỗi quí trang web chính thức của công ty nhận được trên 1 tỉ lượt truy cập trên khắp 86 quốc gia có trụ sở của Dell, sử dụng 28 ngôn ngữ, phương ngữ và chấp nhận 29 loại tiền tệ khác nhau. Cho tới nay sau hơn 20 năm hoạt động, công ty đã có xấp xỉ 96.000 nhân viên trên khắp thế giới. Mô hình kinh doanh B2B Dell.com áp dụng. Mô hình kinh doanh trực tiếp Internet được thương mại hóa vào năm 1990 và web trở nên phổ biến từ năm 1993 đem lại cho Dell cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Với ý tưởng ‘bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng’’, Dell đã sử dụng loại hình giao dịch bên bán chủ đạo ( một người bán cho nhiều người mua) Với loại hình giao dịch bên bán chủ đạo này, có 3 phương thức bán chính đó là: Bán qua catalog điện tử, Bán qua đấu giá thuận và Bán hàng trực tiếp (bên mua thoả thuận với bên bán về các điều kiện, giá cả, số lưuợng, phương thức thanh toán, vận chuyển và chất lượng). Dell đã lựa chọn phương thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, bằng cách triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến (online-order-taking) và mở các chi nhánh tại Châu Âu và Châu Á. Dell bắt đầu chào bán các sản phẩm của mình qua website Dell.com. Cách thức này đã đưa tập đoàn máy tính Dell trở thành nhà sản xuất và phân phối trực tiếp các hệ thống máy tính lớn nhất thế giới. Một khách hàng có thể gọi điện thoại tới chi nhánh Dell hay truy cập tới www.dell.com để đặt hàng chiếc máy tính với cấu hình mà mình mong muốn. Trong vòng 5 ngày chiếc máy sẽ được giao tận tay khách hàng và cùng một cấu hình đó, mức giá Dell đưa ra thấp hơn 10-15% giá của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng của Dell được đánh giá là rất hoàn hảo. Kết quả là Dell có thứ hạng vững chắc trong những công ty hàng đầu với sản phẩm tin cậy và dịch vụ hoàn hảo. Hiện nay, các nhóm khách hàng chính của Dell gồm có: - Cá nhân sử dụng cho gia đình và văn phòng - Các doanh nghiệp nhỏ, dưới 200 nhân viên - Các doanh nghiệp vừa và lớn, trên 200 nhân viên - Các tổ chức chính phủ, giáo dục, y tế Cả hai nhóm khách hàng B2B và B2C đều thực hiện các giao dịch qua mạng tại dell.com thông qua hệ thống catalogue điện tử và xử lý đơn hàng tự động. Phần lớn doanh thu của Dell từ B2B, trong khi B2C được thực hiện qua quy trình tương đối chuẩn hóa (catalogue, giỏ mua hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng) các giao dịch B2B được hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn. Dell cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt. Dell cũng triển khai hệ thống đấu giá điện tử tại dellauction.com để thu hút thêm khách hàng và củng cố thương hiệu. Đối tác chiến lược của Dell British Airways (BA) sử dụng Dell như đối tác chiến lược. Dell cung cấp khoảng 25.000 máy tính xách tay và để bàn cho nhân viên của BA. Dell cung cấp hai hệ thông mua sắm trực tuyến cho BA, qua đócho phép BA theo dõi, mua và kiểm tra các đơn hàng qua website đã được Dell customize phù hợp với BA. Tại website, BA có thể lựa chọn và cấu hình máy tính khác nhau sao cho phù hợp với từng bộ phận kinh doanh của mình. Nhân viên của BA thông qua hệ thống Intranet được kết nối với hệ thống của Dell cũng được phép lựa chọn và đặt mua máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.  Ngoài ra, với mô hình kinh doanh trực tiếp của mình, Dell cần liên hệ với rất nhiều nhà cung cấp do đó nhu cầu liên lạc và phối hợp giữa các đối tác rất lớn. Ví dụ, để phân phối sản phẩm, Dell sử dụng dịch vụ của FedEx và UPS. Dell cũng sử dụng của các công ty logistics để nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau. Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia xẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho. Các nỗ lực integration (B2Bi) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mại . Dell đã xây dựng được hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới. Dịch vụ khách hàng điện tử Dell sử dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Để triển khai tốt nhất hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM-customer relationship management), Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mới FAQs, thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi thông tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác. Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ đó có kế hoạch và giải pháp phục vụ tốt hơn. Thành tựu đạt được khi áp dụng mô hình kinh doanh này. Nhờ bán hàng trực tiếp nên Dell không phải trả tiền cho các nhà phân phối trung gian. Do đó giá thấp hơn mức bình quân tới 12% so với các đối thủ. Dell có phần lớn khách hàng đặt trên mạng nên Dell có thể kiểm tra được nhu cầu của thị trường và vì vậy Dell có thể giảm số lượng hàng dự trữ trong kho xuống chỉ còn độ 65% so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Riêng khoản này đã giúp Dell tiết kiệm được tới $50 triêu trong một năm. Gần 2/3 lượng sản phẩm của Dell được bán cho các chính phủ, các tập đoàn lớn và các tổ chức giáo dục. Dell đã bán được hơn 43 triệu USD giá trị máy tính mỗi ngày từ hơn 80 quốc gia qua những website, mang lại hơn 50% doanh thu trong tổng doanh thu của tập đoàn.. Hiện nay, theo báo cáo năm 2010, chỉ riêng quý 4, lợi nhuận của toàn ngành đã được tới 15.7 tỉ USD, tăng 2% nhờ kinh doanh dịch vụ và giải pháp doanh nghiệp cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở lĩnh vực doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Dell đạt mức lợi nhuận gộp 21.5% nhờ vào vận hành chuỗi cung ứng hợp lý, chính sách giá bán, giảm nhiều chi phí bán hàng và chi phí linh kiện.  Mô hình kinh doanh trực tiếp của Dell kết hợp nhiều yếu tố nhằm cung cấp những sản phẩm có giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đó là những sản phẩm được tùy biến với mức giá thấp, thêm vào đó là hình thức giao hàng nhanh và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Với phương thức hoạt động theo mô hình kinh doanh trực tiếp, tất cả các sản phẩm của Dell cung cấp cho khách hàng đều được sản xuất theo đơn đặt hàng. Cách thức này đã đưa tập đoàn máy tính Dell trở thành nhà sản xuất và phân phối trực tiếp các hệ thống máy tính lớn nhất thế giới. III. Kết luận Những thành công mà Dell đạt được hiện nay là nhờ Dell có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, liên tục đổi mới và luôn lắng nghe những phản hồi cũng như những nhu cầu từ phía khách hàng. Ngoài việc mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ và giải pháp để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên từ khách hàng, Dell còn cung cấp những giải pháp công nghệ thông tin mạnh nhất trong lịch sử của Dell như các gói dịch vụ : dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, dịch vụ chuẩn đoán trực tuyến căn bản đáp ứng trong một ngày hay dịch vụ bảo hành cơ bản trực tuyến đáp ứng trong một ngày.  Dell đã xây dựng một mô hình thương mại điện tử điển hình. Với mô hình này, Dell đã giảm được chi phí cho trung gian và giảm lượng hàng lưu kho. Để đáp ứng nhu cầu lớn, Dell áp dụng mô hinh thứ 3 là mua sắm trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu, thiết bị đầu vào (SCM), phối hợp với các đối tác và nâng cao hiệu quả hoạt động bên trong doanh nghiệp (B2Bi).  Ngoài ra, Dell còn áp dụng mô hình build-to-order (BTO) với quy mô lớn, cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Mô hình e-CRM cũng được áp dụng để duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Với mô hình kinh doanh đúng đắn, dịch vụ khách hàng chất lượng, mô hình kinh doanh của Dell đã trở thành điển hình và được nhiều nhà sản xuất khác áp dụng, đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tuoitre.vn www.doanhnhan.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_nghien_cuu_website_va_mo_ta_mo_hinh_kinh_doanh_b2b_ma.doc
Tài liệu liên quan