Đề tài Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP

 

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của để tài 3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4

2.1.1. Nguồn gốc lợn Móng Cái 4

2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4

2.2. Một số tính trạng sinh sản của lợn nái 5

2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu 6

2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu 7

2.2.3. Khoảng cách giữa các lứa đẻ 7

2.2.4. Số con sơ sinh sống/ổ 7

2.2.5. Khối lượng sơ sinh/con 8

2.2.6. Số con cai sữa/ổ 8

2.2.7. Khối lượng cai sữa 9

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản 9

2.3.1. Yếu tố di truyền 9

2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh 10

2.4. Giá trị giống 11

2.4.1. Nguồn thông tin trong ước lượng giá trị giống 12

2.4.2. Ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP 13

2.4.3. Độ chính xác của ước tính giá trị giống 13

2.4.4. Chỉ số chọn lọc 14

2.4.5. Chương trình PIGBLUP 19

 

doc55 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai cách: - Các mô hình theo định nghĩa của các hiệu ứng ngẫu nhiên bao gồm: Mô hình bố: hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng bố của các con vật quan sát, tức là 1/2 giá trị giống của bố. Trong phần lớn các ứng dụng, hiệu ứng cố định được dùng để tính sự khác nhau trong môi trường mà ở đó các con vật tồn tại. Mô hình bố - ông ngoại: là mô hình mở rộng đối với mô hình bố. Nó nối liền quan sát qua ma trận Z không phải chỉ đối với hiệu ứng của bố mà con đối với 1/2 hiệu ứng của ông ngoại. Mô hình động vật: được áp dụng nhiều trong thực tế. Giá trị giống đối với tất cả các con vật đều được dự đoán ở mô hình này. - Các mô hình theo sự xử lí của các tính trạng, bao gồm mô hình một tính trạng chỉ một tính trạng được phân tích, mô hình nhiều tính trạng đồng thời phân tích trên nhiều tính trạng, cần tính đến mối quan hệ tương quan di truyền và môi trường giữa các tính trạng, mô hình với sự đo lường lặp lại phân tích mô hình một tính trạng hoặc nhiều tính trạng với tính trạng được đo lường nhiều lần. Các mô hình phân tích thống kê khác nhau cho kết quả khác nhau về giá trị giống cả về độ lớn cũng như trong phân loại con vật. Một trong những hệ thống phân tích cơ bản nhất của chương trình đánh giá giá trị giống các vật nuôi được so sánh một cách trực tiếp với nhau là chúng đều phải có cơ hội như nhau để hình thành, sinh ra cùng một thời gian, có nghĩa là có chung một điều kiện quản lý nuôi dưỡng như nhau gọi là nhóm tương đồng. Các yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng có thể thay đổi theo thời gian. Như thay đổi về thời tiết nóng lạnh hay thay đổi về loại thức ăn giữa các thời điểm trong năm. Nhưng có thể giả định sự thay đổi này là không đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy ta có thể định nghĩa các cá thể sinh ta trong cùng một thời điểm nhất định đều chịu tác động của yếu tố môi trường tương đối đồng nhất và tập hợp các cá thể này gọi là nhóm tương đồng. Số cá thể trong cùng nhóm tương đồng có ý nghĩa về độ chính xác trong hiệu chỉnh giá trị giống. Với trại giống lớn, số cá thể sinh ra trên cùng một thời điểm lớn hay nhóm tương đồng lớn. Nhưng ở nước ta quy mô thường nhỏ nên nhóm tương đồng nhỏ. Để làm tăng số lượng cá thể ở nhóm tương đồng là tăng khoảng thời gian như cá thể sinh cùng quý hay mùa. Dù vậy phương pháp này sẽ tạo sự không đồng nhất về môi trường. Phương pháp BLUP cho phép sử dụng các thông tin có từ tất cả các thân thuộc của một con vật. Do đó, BLUP có thể dự đoán tương đối chính xác giá trị giống của con vật đó. Bằng phương pháp BLUP, có thể so sánh giá trị giống giữa các con vật mà các thông tin thu thập được từ các đàn có chế độ nuôi dưỡng khác nhau, qua các thời gian khác nhau trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Phương pháp BLUP có thể biết được hiệu ứng di truyền và không di truyền đối với các tính trạng số lượng, đồng thời nó giúp các nhà tạo chọn giống biết được khuynh hướng kiểu hình, di truyền và ngoại cảnh qua các thời gian khác nhau. Phương pháp BLUP tự động ước lượng giá trị trung bình quần thể và các yếu tố môi trường cố định khác nếu ta đưa vào mô hình phân tích. Tuy nhiên, phương pháp BLUP đòi hỏi hệ thống công tác giống hoàn chỉnh, phương pháp thu thập số liệu, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ và máy tính tương đối hiện đại. 2.4.5. Chương trình PIGBLUP Một hệ thống BLUP được soạn thảo riêng để phân tích, đánh giá giá trị di truyền trong chăn nuôi lợn gọi là PIGBLUP. PIGBLUP được soạn thảo bởi các nhà khoa học di truyền giống ở AGBU (Australia). Trước đây, PIGBLUP chỉ đánh giá được giá trị di truyền cho từng đàn lợn. Từ năm 2000, PIGBLUP đã được cải tiến mở rộng phạm vi phân tích đánh giá giá trị di truyền giữa các đàn với nhau và số tính trạng cũng được nâng lên nhiều hơn. Vì vậy, PIGBLUP đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc trưng của PIGBLUP là BLUP nhưng chỉ sử dụng duy nhất cho lợn, là một công cụ để tính giá trị giống cho lợn. Từ những tính toán đó, PIGBLUP có khả năng so sánh tất cả các lợn giống có trong trại về giá trị di truyền đạt được và đánh giá tiến bộ di truyền trong toàn đàn. Từ việc sử dụng giá trị giống, người làm công tác giống sẽ quản lí chương trình nhân giống của trại họ tốt hơn và làm tăng tốc độ cải tiến di truyền nhanh hơn. Giá trị giống trong PIGBLUP là mô tả lượng di truyền cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị giống trung bình của đàn cho tính trạng số con sơ sinh sống/ổ để truyền đạt cho đời con của mỗi gia súc. Theo Hammond (1991), trong mô hình PIGBLUP đã đồng thời xử lí cả giá trị giống và cả yếu tố môi trường cho nên sự khác nhau về di truyền giữa các đàn lợn được phân biệt một cách chính xác. 2.5. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN Hệ số tương quan di truyền là mối tương quan do các gen quy định đồng thời hai hoặc nhiều tính trạng gây ra. Có thể là do trường hợp một gen quy định hai hay nhiều tính trạng hoặc có thể là 2 hệ thống gen liên kết điều khiển cả hai tính trạng. Ví dụ, các gen làm tăng tốc độ lớn sẽ làm tăng cả thể vóc và khối lượng của nó, do đó chúng sẽ gây ra mối tương quan giữa hai loại tính trạng. Còn các gen làm tăng tốc độ béo thì làm tăng khối lượng nhưng không có ảnh hưởng đến thể vóc, vì vậy chúng không có tương quan với nhau. Một số gen có thể làm tăng hoặc giảm đồng thời cả hai tính trạng (tương quan thuận), một số gen có thể làm tăng tính trạng này nhưng lại làm giảm tính trạng khác (tương quan nghịch). Mối liên hệ giữa hai tính trạng có thể trực tiếp quan sát được là giá trị tương quan kiểu hình. Hệ số tương quan kiểu hình được xác định từ việc đo lường hai tính trạng trên một số cá thể của quần thể. Tuy nhiên, chúng ta biết không chỉ giá trị kiểu hình của các cá thể được đo lường, mà còn biết giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường của chúng đối với cả hai tính trạng. Hơn nữa nếu chúng ta biết giá trị giống của các cá thể thì chúng ta cũng có thể xác định được tương quan của giá trị giống. Hệ số tương quan được tính theo công thức: Trong đó: dXY: hiệp phương sai di truyền cộng gộp của 2 tính trạng X, Y. dX: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của X. dY: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của Y. Hệ số tương quan di truyền có giá trị từ -1 đến 1. Nếu rA > 0 tương quan giữa 2 tính trạng đó là tương quan thuận. Nếu rA < 0 tương quan giữa 2 tính trạng đó là tương quan nghịch. 0£½rA½£ 0,33: hai tính trạng có mối tương quan không chặt chẽ 0,33< ½rA½£ 0,67: hai tính trạng có mối tương quan chặt chẽ. 0,67< ½rA½£ 1: hai tính trạng có mối tương quan rất chặt chẽ. Ví dụ: Hệ số tương quan giữa dày mỡ lưng và tỉ lệ nạc là: - 0,90 đến - 0,95. Diện tích cơ thăn và tỉ lệ nạc là: 0,86 đến 0,92. Khi xem xét mối quan hệ giữa 2 tính trạng X và Y, ta có thể đánh giá mức độ tương quan qua 3 hệ số tương quan: Tương quan kiểu hình giữa X và Y, kí hiệu rP Tương quan di truyền giữa X và Y (tương quan di truyền cộng hoặc tương quan giữa 2 giá trị giống), kí hiệu rA Tương quan ngoại cảnh giữa X và Y (bao gồm sai lệch ngoại cảnh và các sai lệch không phải do ảnh hưởng cộng gây nên), kí hiệu rP. 2.6. ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC Mục tiêu chủ yếu của chọn lọc gia súc là tạo được thế hệ sau có năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn thế hệ bố mẹ. Ước tính quả chọn lọc là thước đo của mục tiêu này. Khi đó ta biết được số lượng giống được chọn và loại thải để có biện pháp chăn nuôi và nhân giống phù hợp. Ước tính hiệu quả chọn lọc sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế nếu ta lựa chọn đúng tỉ lệ chọn lọc.Tỉ lệ chọn lọc càng nhỏ thì chất lượng con giống càng tốt và hiệu quả kinh tế càng cao. Ước tính hiệu quả chọn lọc có thể được tính theo công thức: R = h2S Trong đó: R: hiệu quả chọn lọc. h2: hệ số di truyền. S: là ly sai chọn lọc. 2.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái, các tác giả Nguyễn Văn Đức (1997), Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) cho biết, yếu tố di truyền nhóm giống lợn Móng Cái đều ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn. Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu trên 2 giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại An Khánh, Thụy Phương và Đông Á cho biết, các yếu tố cố định giống ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng năng suất sinh sản. Năm đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ con với mức P < 0,01 - 0,001 (Nguyễn Văn Đức, 1997) Johansson và Kennedy (1985) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cố định đàn và năm đẻ thấy rằng sự sai khác có ý nghĩa đối với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace (sai khác này dao động trong phạm vi 17,4 - 19,9 % đối với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và 11,5 - 13,9% đối với tính trạng khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tương ứng cho hai giống nói trên) Nhiều nghiên cứu liên quan đến yếu tố lứa đẻ cũng đưa ra kết luận chung là số con/ổ tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 sau đó giảm chậm dần đến lứa đẻ thứ 10 (Nguyễn Văn Đức, 1997, Tạ Thị Bích Duyên, 2003). Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/ổ ít hơn nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi Phùng Thị Vân và cộng sự, 1999) điều này có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2 (Đặng Vũ Bình, 1993). Dan và Summer(1995) cho rằng, khi tuổi thụ thai lần đầu tăng, số con/ổ ở lứa đầu cũng tăng. Trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho biết yếu tố đực phối có nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Nguyễn Văn Đức, 1997, Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng, 2002, Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2002, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002). Ngoài các yếu tố trên, năng suất sinh sản của lợn còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc 2.7.2. Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng góp phần vào việc quyết định số con cai sữa và số con cai sữa/nái/năm. Trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản của giống lợn Móng Cái, Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích trên bộ số liệu tổng hợp của cả nước đã công bố số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 con/ổ, Lê Viết Ly (1999) cho biết tính trạng này biến động trong phạm vi 10 - 14 con/ổ, Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) công bố 11,31 con/ổ. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) công bố, số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Bình là 8,39 - 10,7 con/ổ. Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2005) công bố số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Trị là 11 con/ổ. Năm 2006, Nguyễn Văn Đức và cộng sự cho biết, số con sơ sinh sống/ổ của 2 nhóm lợn Móng Cái MC15 và MC3000 trong 3 lứa đẻ đầu là 10,81 và 12,77 con/ổ. 2.7.3. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Từ đầu những năm 90, cùng với sự phát triển của máy vi tính, các nhà chọn giống đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu phân tích giá trị giống của các giống lợn ở nước Tạ Thị Bích Duyên. Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999), nghiên cứu về giá trị giống trên 145 lợn nái Móng Cái tại Nông trường Thành Tô theo 3 chỉ tiêu cơ bản số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng 2 tuần/ổ đã xác định được 61 lợn nái Móng Cái có giá trị giống đạt từ mức trung bình trở lên so với toàn đàn. Trong số đó, 10 cá thể có giá trị giống cao nhất có điểm tổng hợp từ 119 đến 129 điểm. Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức (2001) đã sử dụng phầm mềm PIGBLUP để xác định giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/ổ. Tạ Thị Bích Duyên (2003), Tạ Thị Bích Duyên và cộng sự (2003) đã công bố các kết quả ước tính giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ từ -1,32 đến +1,26 trên đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Đông Á và Thụy Phương giúp cho công tác chọn lọc lợn đực và lợn cái có hiệu quả cao. Trần Văn Chính (2003) cho biết, giá trị giống ở lợn nái Yorkshire tăng lên tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I và Xí nghiệp chăn nuôi lợn Dưỡng Sanh, lợn nái Landrace tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I, lợn nái Duroc và Pietrain tại Xí nghiệp lợn giống cấp I. Kiều Minh Lực và cộng sự (2001) đã ứng dụng phương pháp PIGBLUP để xác định giá trị giống một số tính trạng kinh tế quan trọng ở đàn lợn nái. Võ Văn Sự (1994) đã đánh giá giá trị giống về khả năng sản xuất sữa ở đàn bò Holstein Friz nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng bằng phương pháp BLUP. Australia sử dụng BLUP vào việc đánh giá di truyền của lợn từ năm 1998, đã xây dựng phần mềm chuyên dùng PIGBLUP để xác định giá trị giống, khuynh hướng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trong nội bộ đàn. Hiện nay, PIGBLUP được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ nước Australia để chọn lọc gia súc giống, qua đó có tác dụng nâng cao năng suất vật nuôi (Willi Funchs, 1991, Hammond, 1991, Graser, 1993, Tony Henzell, 1993, Hermesch, 1995, Tom Long, 1995). Có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị giống của các giống lợn khác nhau (Kovalenko và Yaremenko, 1990, Moeller và cộng sự (2000), Yen và cộng sự (2001) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của giống lợn Hampshire sau 11 năm nghiên cứu là rất nhỏ (0,0039)). Mabry và cộng sự (2001) nghiên cứu trên lợn Yorkshire Mỹ cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36. Holl và Robinson (2003) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ ở dòng lợn được chọn lọc thế hệ thứ 9 đã tăng lên 0,63. Năm 2005, Boyette và cộng sự cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ của lợn Mỹ là 0,63. 2.7.4. Ước tính hiệu quả chọn lọc Nguyễn Văn Đức (1997) cho biết, nếu sử dụng 1 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền là 0,16 con/thế hệ, nếu sử dụng 2, 3 và 4 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền về số lợn con/thế hệ sẽ là 0,2; 0,23; 0,25 con. Như vậy, càng sử dụng nhiều lứa đẻ, tiến bộ di truyền càng lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng càng nhiều lứa, khoảng cách thế hệ càng kéo dài, dẫn đến tiến bộ di truyền hàng năm bị giảm. Kết quả nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) đã cho biết, nếu chỉ sử dụng 1 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,15 con/năm, tiếp tục sử dụng 3 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,145 con/năm và khi sử dụng 4 lứa đẻ đầu, số lợn con chỉ tăng 0,129 con/năm. Như vậy, sử dụng 2 lứa đẻ đầu để chọn lọc, ước tính hiệu quả chọn lọc hàng năm cao nhất có thể do lứa thứ 2 có số con sơ sinh sống/ổ đạt cao và khoảng cách thế hệ ngắn. Năm 2001, Trần Thị Dân nghiên cứu trên lợn Yorkshire, Landrace và các con lai của chúng đã cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống trung bình là 0,04 con/ổ và khối lượng lợn con sơ sinh là 0,08kg/ổ. Tạ Thị Bích Duyên (2003) cũng nghiên cứu về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết, khuynh hướng di truyền của giống lợn Landrace tại Thụy Phương tăng lên từ -0,28 đến +0,1 con/ổ. Smith (1984) đã ước tính được tiến bộ di truyền về số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 3,0%/ thế hệ. Khi đánh giá tiến bộ di truyền trong 3 lứa đẻ đầu, Treacy (1989) cho biết, tiến bộ di truyền đạt được trong 3 lứa đẻ đầu là 0,19; 0,2; 0,19 con/thế hệ. Roehe và Kennedy (1993) cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 0,22 con/năm. Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White và Landrace cho biết tiến bộ di truyền hàng năm về số lợn con sơ sinh sống/ổ của 2 giống đó là 0,1 con/năm. PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại trung tâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hải phòng. Nhóm lợn Móng Cái tổng hợp là tổ hợp lai của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 là 2 nhóm thuần chủng được Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Viện chăn nuôi lựa chọn từ năm 1997 dựa trên tổng số 7 nhóm huyết thống của giống Móng Cái hiện có với đầy đủ thông tin. Mỗi nhóm có một con đực đầu nhóm, tên của con đực được đặt tên cho nhóm. Sau khi phân tích số liệu, sử dụng chương trình PROCGLM và DFREML để xác định giá trị di truyền và PIGBLUP để xác định giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, tăng khối lượng và tỉ lệ nạc. Năm 1999, Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn Nuôi đã chọn được 2 nhóm Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 là 2 nhóm tốt hơn hẳn so với 5 nhóm còn lại. Cụ thể nhóm lợn MC3000 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất nên được chọn làm nguyên liệu để tạo ra nhóm Móng Cái có khả năng sinh sản tốt. Nhóm lợn MC15 có khả năng tăng khối lượng và tỉ nạc cao nên đã được chọn làm nguyên liệu để nghiên cứu chọn lọc tạo dòng Móng Cái cao sản. Với những kết quả đạt được trong quá trình chọn lọc, năm 2003, hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đã được Bộ NN & PTNT đánh giá là một trong những giống cây, con đạt chuẩn quốc gia. Hai giống lợn này đã và đang được nhân giống rộng rãi trên cả nước, đặc biệt ở một số cơ sở có trách nhiệm giữ giống gốc Móng Cái. 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009 Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hải phòng - một trong những cơ sở giống được Nhà nước công nhận và giao trách nhiệm giữ giống gốc giống lợn Móng Cái. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Xác định được các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản của lợn Móng Cái tổng hợp. Các tính trạng sinh sản: + Tuổi phối giống lần đầu (ngày) + Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) + Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) + Số con sơ sinh sống/ổ (con) + Số con cai sữa/ổ (con) + Khối lượng sơ sinh/con (kg) + Khối lượng cai sữa/con (kg) - Xác định được giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái tổng hợp. - Xác định được mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của lợn Móng Cái tổng hợp - Ước tính hiệu quả chọn lọc ở các thế hệ sau. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu Sử dụng 52 lợn nái và 4 lợn đực giống của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp để xác định giá trị giống của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 8 lứa đẻ. - Ngày, tháng, năm của từng lợn nái được sinh ra và đẻ ra các lứa. - Đếm số lượng con và cân khối lượng lợn con ở các thời điểm: sơ sinh, cai sữa. - Ghi chép các số liệu thu được một cách chính xác. 3.3.2. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản. Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM): là tham số đặc trưng cho sự tập trung của các giá trị quan sát được. LSM được tính theo công thức: = = Trong đó: xi: là giá trị kiểu hình của cá thể 1, 2,, n n: dung lượng mẫu Sai số chuẩn (SE): là tham số đặc trưng cho mức độ phân tán của số trung bình. Nếu n > 30 thì: Nếu n < 30 thì: 3.3.3. Xác định giá trị giống bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Sử dụng mô hình hỗn hợp tuyến tính tổng thể sau: Yijkl = LĐi + Aj + Pk + eijkl Trong đó: Yijkl: số con sơ sinh sống của nái thứ l ở lứa đẻ thứ i LĐi: ảnh hưởng của lứa đẻ thứ i Aj: ảnh hưởng di truyền của nái thứ l Pk: ảnh hưởng ngoại cảnh thường xuyên lên các lứa đẻ của nái thứ l eijkl: ảnh hưởng ngẫu nhiên. Giá trị giống được tính theo công thức: Hệ số hồi quy bA.P* được tính theo công thức: = Trong đó: P*: nguồn thông tin : trung bình toàn đàn của tính trạng đó bA.P*: hồi quy giá trị giống theo giá trị kiểu hình h2: hệ số di truyền của tính trạng xem xét n: số lượng số liệu có trong P* R: quan hệ di truyền giữa cá thể được tính giá trị giống với các cá thể trong P (R = 1/2nếu là anh chị em cùng cha cùng mẹ) rP*: tương quan giữa các số liệu trong nguồn thông tin. 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Các tham số thống kê được xác định bằng chương trình SAS (1999) Các số liệu thu thập được kiểm tra bằng phần mềm PIGMANIA (2006) Giá trị giống được xác định bằng chương trình PIGBLUP (2006) PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NHÓM LỢN MÓNG CÁI TỔNG HỢP 4.1.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp Nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con được coi là những tính trạng quan trọng vì chúng quyết định hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nái. Trong các tính trạng sinh sản này, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất và được chọn làm tính trạng chọn lọc chính trong nghiên cứu này. Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn của các tính trạng năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp Tính trạng Đơn vị tính n LSM SELSM Tuổi phối lần đầu ngày 52 236,34 1,67 Tuổi đẻ lứa đầu ngày 52 350,57 1,78 Khoảng cách lứa đẻ ngày 342 173,22 0,42 Số con sơ sinh sống/ổ con 394 12,28 0,06 Số con cai sữa con 394 9,75 0,03 Khối lượng sơ sinh/con kg 356 0,52 0,004 Khối lượng cai sữa/con kg 394 6,51 0,02 Tuổi phối giống lần đầu Tuổi phối giống lần đầu của nhóm MCTH là 236,34 ngày. Kết quả thu được trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến và cộng sự (2008) trên 2 giống lợn MC3000 và MC15 qua 4 thế hệ, Giang Hồng Tuyến và cộng sự (2003) khi nghiên trên 2 nhóm lợn MC3000 (nhóm được chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ) (238,12 ngày) và MC15 (nhóm được chọn lọc tính hướng tăng khối lượng và tỉ lệ nạc) (245,25 ngày). Kết quả này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) với tuổi phối giống lần đầu từ 6 - 8 tháng tuổi và Jang Hyung Lee (1993) với tuổi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lần đầu là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối lần đầu, nó cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài. Tỉ lệ thụ thai và các yếu tố ngoại cảnh bất lợi làm tăng tuổi đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm MCTH là 350,57 ngày. So với nhóm MC3000 và nhóm MC15 qua 4 thế hệ trong nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) thì MCTH có kết quả thấp hơn. Kết quả này cũng thấp hơn 15,36 ngày so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) đối với nhóm lợn MC3000 (365,93 ngày) và thấp hơn 18,59 ngày so với nhóm lợn MC15 (369,16 ngày). Kết quả này chứng tỏ nhóm lợn MCTH có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn nhóm MC3000 và MC15. Điều này khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của từng nhóm Móng Cái khác nhau trong cùng một giống. Kết quả này thấp hơn 37,53 ngày so với kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) (388,10 ngày), Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (13,3 - 13,6 tháng), thấp hơn 23,49 ngày so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) trên lợn Móng Cái (374,06 ngày). Kết quả này cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) (363 - 376,2 ngày) và tương đương với kết quả của Tạ Thị Bích Duyên nghiên cứu trên đàn lợn ngoại (2003) (348,17 - 378,43 ngày). Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ quyết định đến số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái. Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn thì năng suất sinh sản lợn nái càng cao vì số lứa đẻ/nái/năm càng cao, nên số con sơ sinh và số con cai sữa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế càng lớn. Giá trị thu được trong nghiên cứu này là 173,22 ngày. Vì vậy lợn MCTH có thể sinh sản 2,1lứa/năm. Giá trị này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (172,42 - 181,10 ngày) và thấp hơn kết quả khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (174,88 - 184,26 ngày). Kết quả này cao hơn 1,76 ngày so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) với nhóm MC3000 (171,46 ngày) và 1,05 ngày so với nhóm MC15 (172,17 ngày). Điều này khẳng định sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của 3 nhóm lợn khác nhau. Kết quả này thấp hơn kết quả của các tác giả như: của Lê Viết Ly (1999) từ 5,5 - 6 tháng, thấp hơn 4,37 ngày so với kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (177,59 ngày) và cao hơn 4,2 ngày so với kết quả của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (169,02 ngày) khi nghiên cứu trên cùng giống Móng Cái. Giá trị này cao hơn giá trị về khoảng cách lứa đẻ trên lợn nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) (170,6 ngày) là 2,62 ngày, trên đàn lợn nái nuôi ở Pháp của Perrocheau (1994) (153,3 ngày) là 19,92 ngày. Khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn so với lợn ngoại do khối lượng sơ sinh của lợn con thấp nên thời gian cai sữa kéo dài hơn so với lợn ngoại. Thông thường thời gian cai sữa của lợn Móng Cái là 45 ngày trong khi của lợn ngoại chỉ có 21 ngày. Số con sơ sinh sống/ổ Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này là 12,28 con. Kết quả này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (11,82 - 13,01 con) và cao hơn nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (11,03 - 12,14 con). Nhưng thấp hơn 0,47 con so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) với nhóm lợn MC3000 (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVuThiHuong_Kn901.doc