MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 – TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DIẾP CÁ 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật 3
1.1.2. Phân bố sinh thái 3
1.1.3. Thành phần hóa học 4
1.1.3.1. Flavonoid 4
1.1.3.2. Tinh dầu 4
1.1.3.3. Alkaloid 5
1.1.3.4. Các thành phần khác 5
1.1.4. Tác dụng dược lý 5
1.1.5. Công dụng 6
1.2. CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG 7
1.2.1. Khái quát về thuốc viên nang 7
1.2.1.1. Định nghĩa 7
1.2.1.2. Ưu điểm của viên nang cứng 7
1.2.2. Thành phần viên nang 7
1.2.2.1. Vỏ nang 7
1.2.2.2. Thành phần dược chất trong viên nang 8
1.2.3. Quy trình bào chế thuốc viên nang cứng từ dược liệu 9
1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO 10
1.3.1. Các thông số đặc trưng của quá trình sắc ký 11
1.3.1.1. Hệ số dung lượng 11
1.3.1.2. Hệ số chọn lọc 11
1.3.1.3. Hệ số bất đối xứng 11
1.3.1.4. Độ phân giải 11
1.3.1.5. Số đĩa lý thuyết và hiệu lực cột 12
1.3.2. Một số ứng dụng của phương pháp HPLC 12
1.3.2.1. Phân tích định tính 12
1.3.2.2. Phân tích định lượng 12
1.4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHẾ PHẨM CHỨA CAO DIẾP CÁ 13
1.4.1. An trĩ vương 13
1.4.2. Helaf 13
1.4.3. Cenditan 14
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. NGUYÊN LIỆU, CHẤT CHUẨN, HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 15
2.1.1. Nguyên liệu và chất chuẩn 15
2.1.2. Hóa chất 15
2.1.3. Trang thiết bị 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng quercetin bằng phương pháp HPLC 16
2.2.1.1. Khảo sát các điều kiện sắc ký tối ưu 16
2.2.1.2. Khảo sát phương pháp xử lý mẫu cao Diếp cá và viên nang chứa cao Diếp cá 17
2.1.1.3. Thẩm định quy trình định lượng 20
2.2.2. Xây dựng công thức viên nang chứa cao Diếp cá 21
2.2.2.1. Thiết kế công thức viên nang chứa cao Diếp cá 21
2.2.2.2. Phương pháp khảo sát đặc tính của khối bột thuốc và đo độ rã của viên nang 23
2.2.2.3. Quy trình điều chế viên nang chứa cao Diếp cá 24
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho viên nang chứa cao Diếp cá 24
2.2.3.1. Hình thức cảm quan 24
2.2.3.2. Độ đồng đều khối lượng 24
2.2.3.3. Độ tan rã 24
2.2.3.4. Độ ẩm 24
2.2.3.5. Định tính 24
2.2.3.6. Định lượng 25
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG QUERCETIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC 27
3.1.1. Khảo sát các điều kiện sắc ký tối ưu 27
3.1.2. Khảo sát quy trình xử lý mẫu cao Diếp cá và viên nang chứa cao
Diếp cá 28
3.1.3. Thẩm định quy trình định lượng quercetin 30
3.1.3.1. Xác định tính tương thích hệ thống 30
3.1.3.2. Thẩm định phương pháp phân tích 31
3.2. THIẾT KẾ CÔNG THỨC VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ 35
3.2.1. Lựa chọn hàm lượng cao 35
3.2.2. Lựa chọn hàm lượng tá dược hút 35
3.2.3. Lựa chọn công thức tối ưu cho viên nang chứa cao Diếp cá 36
3.2.3.1. Độ ẩm 37
3.2.3.2. Góc chảy 37
3.2.3.3. Tỷ trọng biểu kiến 37
3.2.3.4. Phân bố cỡ hạt 38
3.2.3.5. Độ tan rã 39
3.3. KIỂM NGHIỆM VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ 40
3.3.1. Hình thức cảm quan 40
3.3.2. Đồng đều khối lượng 40
3.3.3. Độ tan rã 41
3.3.4. Độ ẩm 41
3.3.5. Định tính 41
3.3.5.1. Bằng phản ứng hóa học 41
3.3.5.2. Bằng SKLM 41
3.3.6. Định lượng 42
3.4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ 42
3.4.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật 42
3.4.2. Kết quả kiểm nghiệm 46
Chương 4 - BÀN LUẬN 47
4.1. Về xây dựng và thẩm định quy trình định lượng quercetin trong cao Diếp cá và viên nang chứa cao Diếp cá 47
4.2. Về nghiên cứu xây dựng công thức cho viên nang chứa cao Diếp cá 47
4.3. Về xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho viên nang chứa cao Diếp cá 48
Chươg 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
72 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 10015 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng công thức viên nang chứa cao Diếp cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LÊ THANH HUY
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC
VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ
Houttuynia cordata Thunb.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Cần Thơ - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LÊ THANH HUY
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC
VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ
Houttuynia cordata Thunb.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ths. NGUYỄN THỊ LINH TUYỀN
Cần Thơ - 2011
LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô ThS. Nguyễn Thị Linh Tuyền đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cám ơn thầy DS. Lâm Thanh Hùng và thầy ThS. Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt luận văn.
Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô và Anh Chị kỹ thuật viên bộ môn Công Nghiệp Dược, bộ môn Dược Liệu, bộ môn Hóa Phân Tích - Kiểm Nghiệm - Độc Chất, bộ môn Bào Chế đã hỗ trợ dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị, giúp đỡ em hết lòng trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cám ơn Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ đại học đã dành thời gian xem xét, góp ý và sửa chữa để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã dìu dắt, trang bị kiến thức cho em trong suốt năm năm học vừa qua.
Xin cám ơn các bạn Đoan Trang, Hoa Hạ, Diễm Huỳnh, Mạnh Hùng, Trọng Tính, Anh Tuấn,Thanh Sang, các bạn lớp Dược khóa 32, các bạn ở cùng nhà trọ đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ trong thời gian qua.
Con xin cám ơn gia đình - chỗ dựa vững chắc nhất giúp con vượt qua mọi khó khăn thử thách trong công việc và trong cuộc sống.
Cần Thơ, tháng 06 năm 2011.
Lê Thanh Huy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Thanh Huy xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Cần Thơ, tháng 06 năm 2011.
Lê Thanh Huy
MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình ảnh vii
Danh mục các sơ đồ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 – TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DIẾP CÁ 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật 3
1.1.2. Phân bố sinh thái 3
1.1.3. Thành phần hóa học 4
1.1.3.1. Flavonoid 4
1.1.3.2. Tinh dầu 4
1.1.3.3. Alkaloid 5
1.1.3.4. Các thành phần khác 5
1.1.4. Tác dụng dược lý 5
1.1.5. Công dụng 6
1.2. CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG 7
1.2.1. Khái quát về thuốc viên nang 7
1.2.1.1. Định nghĩa 7
1.2.1.2. Ưu điểm của viên nang cứng 7
1.2.2. Thành phần viên nang 7
1.2.2.1. Vỏ nang 7
1.2.2.2. Thành phần dược chất trong viên nang 8
1.2.3. Quy trình bào chế thuốc viên nang cứng từ dược liệu 9
1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO 10
1.3.1. Các thông số đặc trưng của quá trình sắc ký 11
1.3.1.1. Hệ số dung lượng 11
1.3.1.2. Hệ số chọn lọc 11
1.3.1.3. Hệ số bất đối xứng 11
1.3.1.4. Độ phân giải 11
1.3.1.5. Số đĩa lý thuyết và hiệu lực cột 12
1.3.2. Một số ứng dụng của phương pháp HPLC 12
1.3.2.1. Phân tích định tính 12
1.3.2.2. Phân tích định lượng 12
1.4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHẾ PHẨM CHỨA CAO DIẾP CÁ 13
1.4.1. An trĩ vương 13
1.4.2. Helaf 13
1.4.3. Cenditan 14
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. NGUYÊN LIỆU, CHẤT CHUẨN, HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 15
2.1.1. Nguyên liệu và chất chuẩn 15
2.1.2. Hóa chất 15
2.1.3. Trang thiết bị 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng quercetin bằng phương pháp HPLC 16
2.2.1.1. Khảo sát các điều kiện sắc ký tối ưu 16
2.2.1.2. Khảo sát phương pháp xử lý mẫu cao Diếp cá và viên nang chứa cao Diếp cá 17
2.1.1.3. Thẩm định quy trình định lượng 20
2.2.2. Xây dựng công thức viên nang chứa cao Diếp cá 21
2.2.2.1. Thiết kế công thức viên nang chứa cao Diếp cá 21
2.2.2.2. Phương pháp khảo sát đặc tính của khối bột thuốc và đo độ rã của viên nang 23
2.2.2.3. Quy trình điều chế viên nang chứa cao Diếp cá 24
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho viên nang chứa cao Diếp cá 24
2.2.3.1. Hình thức cảm quan 24
2.2.3.2. Độ đồng đều khối lượng 24
2.2.3.3. Độ tan rã 24
2.2.3.4. Độ ẩm 24
2.2.3.5. Định tính 24
2.2.3.6. Định lượng 25
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG QUERCETIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC 27
3.1.1. Khảo sát các điều kiện sắc ký tối ưu 27
3.1.2. Khảo sát quy trình xử lý mẫu cao Diếp cá và viên nang chứa cao
Diếp cá 28
3.1.3. Thẩm định quy trình định lượng quercetin 30
3.1.3.1. Xác định tính tương thích hệ thống 30
3.1.3.2. Thẩm định phương pháp phân tích 31
3.2. THIẾT KẾ CÔNG THỨC VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ 35
3.2.1. Lựa chọn hàm lượng cao 35
3.2.2. Lựa chọn hàm lượng tá dược hút 35
3.2.3. Lựa chọn công thức tối ưu cho viên nang chứa cao Diếp cá 36
3.2.3.1. Độ ẩm 37
3.2.3.2. Góc chảy 37
3.2.3.3. Tỷ trọng biểu kiến 37
3.2.3.4. Phân bố cỡ hạt 38
3.2.3.5. Độ tan rã 39
3.3. KIỂM NGHIỆM VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ 40
3.3.1. Hình thức cảm quan 40
3.3.2. Đồng đều khối lượng 40
3.3.3. Độ tan rã 41
3.3.4. Độ ẩm 41
3.3.5. Định tính 41
3.3.5.1. Bằng phản ứng hóa học 41
3.3.5.2. Bằng SKLM 41
3.3.6. Định lượng 42
3.4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VIÊN NANG CHỨA CAO DIẾP CÁ 42
3.4.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật 42
3.4.2. Kết quả kiểm nghiệm 46
Chương 4 - BÀN LUẬN 47
4.1. Về xây dựng và thẩm định quy trình định lượng quercetin trong cao Diếp cá và viên nang chứa cao Diếp cá 47
4.2. Về nghiên cứu xây dựng công thức cho viên nang chứa cao Diếp cá 47
4.3. Về xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho viên nang chứa cao Diếp cá 48
Chươg 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AOAC
Hiệp hội các nhà hoá học phân tích quốc tế
(Association of Official Analytical Chemists)
CHCl3
Chloroform
CH3CN
Acetonitril
DĐVN
Dược điển Việt Nam
dtvđ
Tỷ trọng trước va đập
dsvđ
Tỷ trọng sau va đập
HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
(High Performance Liquid Chromatography)
MeOH
Methanol
RSD
Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)
SD
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
STT
Số thứ tự
TB
Trung bình
tR
Thời gian lưu
TT
Thuốc thử
UV
Tử ngoại (Ultra Violet)
Vtvđ
Thể tích trước va đập
Vsvđ
Thể tích sau va đập
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các hóa chất, tá dược sử dụng trong nghiên cứu 15
Bảng 2.2. Các thiết bị dùng trong nghiên cứu 16
Bảng 2.3. Phương pháp pha các dung dịch có nồng độ thấp hơn 17
Bảng 2.4. Các công thức thiết kế tối ưu công thức viên nang. 22
Bảng 2.5. Định tính viên nang chứa cao Diếp cá bằng phản ứng hóa học 25
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên 6 lần tiêm mẫu chuẩn 30
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên 6 lần tiêm mẫu thử 30
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính tuyến tính phương pháp định lượng bằng HPLC 33
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát độ chính xác phương pháp định lượng bằng HPLC 34
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng bằng HPLC 34
Bảng 3.6. Các công thức thiết kế để xác định hàm lượng cao thích hợp 35
Bảng 3.7. Độ ẩm các công thức C1, C2, C3, C4. 35
Bảng 3.8. Các công thức thiết kế để xác định hàm lượng tá dược hút 35
Bảng 3.9. Độ ẩm các công thức H1, H2, H3, H4 36
Bảng 3.10. Các công thức thiết kế tối ưu hóa công thức viên nang 36
Bảng 3.11. Độ ẩm các công thức khảo sát (T1 – T10) 37
Bảng 3.12. Góc chảy các công thức khảo sát (T1 – T10) 37
Bảng 3.13. Tỷ trọng biểu kiến của các công thức khảo sát (T1 – T10) 37
Bảng 3.14. Phân bố cỡ hạt của các công thức khảo sát (T1 – T10) 38
Bảng 3.15. Độ rã các công thức khảo sát (T1 – T10) 39
Bảng 3.16. Kết quả kiểm nghiệm độ đồng đều về khối lượng. 40
Bảng 3.17. Kết quả đo độ rã 41
Bảng 3.18. Kết quả đo độ ẩm 41
Bảng 3.19. Kết quả định tính viên nang chứa cao Diếp cá 41
Bảng 3.20. Kết quả kiểm nghiệm viên nang Diếp cá 46
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Cây Diếp cá 3
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của quercitrin và isoquercitrin. 4
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo chung của một hệ thống HPLC 10
Hình 1.4. Cách xác định thời gian chết (t0) và thời gian lưu (tR) 11
Hình 1.5. Cách xác định số đĩa lý thuyết 12
Hình 1.6. Chế phẩm An Trĩ Vương 13
Hình 1.7. Chế phẩm Helaf 13
Hình 1.8. Chế phẩm Cenditan 14
Hình 2.1. Phương pháp xác định góc nghỉ của bột, hạt thuốc 24
Hình 3.1. Sắc ký đồ 3D mẫu thử ở bước sóng từ 250nm – 450nm 27
Hình 3.2. Sắc ký đồ contour mẫu thử 27
Hình 3.3. Sắc ký đồ các dịch thủy phân quercetin sau 1h, 2h và 3h 28
Hình 3.4. Sắc ký đồ mẫu thử trước và sau khi loại tạp bằng SPE tự chế 29
Hình 3.5. Sắc ký đồ mẫu chuẩn 31
Hình 3.6. Sắc ký đồ mẫu thử 31
Hình 3.7 Sắc ký đồ mẫu trắng 31
Hình 3.8. Sắc ký đồ mẫu dung môi 32
Hình 3.9. Sắc ký đồ mẫu dung dịch nước acid phosphoric 0,2% 32
Hình 3.10. Kết quả chồng phổ mẫu chuẩn, mẫu dung môi, mẫu tá dược và mẫu dung dịch nước acid phosphoric 0,2% 32
Hình 3.11. Biểu đồ tính tuyến tính của phương pháp định lượng bằng HPLC 33
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố cỡ hạt của các công thức từ T1 đến T5 38
Hình 3.13. Biểu đồ phân bố cỡ hạt của các công thức từ T6 đến T10 39
Hình 3.14. Kết quả định tính bằng SKLM viên nang chứa cao Diếp cá 41
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tóm tắt quy trình sản xuất viên nang cứng 9
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình xử lý mẫu thử 19
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quay về với thiên nhiên là xu hướng của thế kỷ XXI. Trong lĩnh vực Dược, các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trước đây, người ta thường hiểu chỉ có một số nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam,…mới có nhiều sản phẩm từ thiên nhiên. Thực tế, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hiện có tới 60% dân số sử dụng các sản phẩm này từ các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan đến các nước Châu Phi và Mỹ La Tinh. Trong đó có nhiều nhóm, loại thuốc chiếm tỷ trọng cao: chẳng hạn chiết xuất thực vật chữa phì đại tiền liệt tuyến lành tính có tới 100 biệt dược, chiếm tới 25 – 36% (Pháp, Đức) 3,5 – 10,5% (Italia, Tây Ban Nha) so với tổng số dược phẩm chữa bệnh này. (32(
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, động thực vật phong phú là tiền đề tốt để phát triển các sản phẩm từ dược liệu. Nguồn dược liệu dồi dào là nền tảng cho việc hình thành các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước, trong đó có 10 cơ sở đông dược đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của WHO. Nhiều công ty dược cũng có thương hiệu riêng từ thế mạnh của cây dược liệu. (31(
Trong các loại dược liệu phổ biến, Diếp cá là loại rau ăn quen thuộc hằng ngày được nhân dân ta sử dụng làm thuốc với nhiều tác dụng: trị táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa,….Tuy nhiên có một số bất tiện trong việc sử dụng dược liệu này như khó ăn và không thể ăn với lượng lớn. Mặt khác, việc sử dụng dược liệu như thực phẩm hay các sản phẩm không được chuẩn hóa và kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng lớn đến tính an toàn và hiệu quả trị liệu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu xây dựng công thức viên nang chứa cao Diếp cá được thực hiện với những mục tiêu cụ thể như sau:
Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng quercetin trong cao Diếp cá và viên nang chứa cao Diếp cá.
Xây dựng công thức viên nang chứa cao Diếp cá.
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho viên nang bào chế được.
Ý nghĩa của đề tài:
Góp phần nghiên cứu và cung cấp cơ sở lý luận bào chế các chế phẩm từ cao dược liệu.
Là cơ sở cho các nghiên cứu sau này trên quy mô pilot và công nghiệp.
Chương 1 – TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DIẾP CÁ:
Tên khác: Lá giấp, rau giấp cá, tạp thái, ngư tinh thảo, rau vẹn.
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.
Họ lá giấp: Saururaceae.
Đặc điểm thực vật: [6], [13], [16]
Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 40cm, thân ngầm mọc bò ngang trong đất, màu trắng, hơi có lông, bén rễ ở các mấu. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so le, hình tim, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, hơi có lông mọc theo gân lá của cả hai mặt, gân chính 7; cuốn lá dài, có bẹ, lá kèm có lông ở mép.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài 2 – 2,5cm, mang nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt; tổng bao gồm 4 lá bắc màu trắng nom như một chiếc hoa riêng lẻ; hoa không có bao hoa; nhị 3. Quả nang mở ở đỉnh; hạt hình trái xoan nhẵn. Toàn thân vò ra có mùi tanh như mùi cá.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
1.1.2. Phân bố sinh thái: [13], [16]
Diếp cá phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Cây còn được trồng ở nhiều nơi để làm rau và làm thuốc. Diếp cá thuộc cây ưu ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, nhiều mùn dọc theo các bờ khe suối, mương nước trong thung lũng và ở vùng đồng bằng. Cây sinh trưởng gần như quang năm, mạnh nhất trong mùa xuân hè, có hoa quả hàng năm trên những cây không bị ngắt ngọn và hái lá thường xuyên, có khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ.
1.1.3. Thành phần hóa học:
1.1.3.1. Flavonoid:
Các flavonoid đáng chú ý là: afzelin, phloretin, rutin, quercitrin (quercetin 3-rhamnosid), isoquercitrin (quercetin 3-glucosid), dioxy – flavonon. [6]
quercitrin
isoquercitrin
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của quercitrin và isoquercitrin.
Các flavonoid khác là dạng glycosid của quercetin như: [12], [18], [19], [27]
Quercetin-3-O-β-D-galactosid-7-O-beta-D-glucosid
Quercetin-3-O-β-D-galactopyranosid (hyperin)
Quercetin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-7-O-β-D-glucopyranosid
Quercetin-3-O-α-L-arabinofuranosid (avicularin)
Trong đó quercitrin, isoquercitin và phloretin được coi là những hợp chất có tác dụng chống ung thư và tác dụng ngăn chặn gốc tự do. [18], [19]
1.1.3.2. Tinh dầu:
Toàn thân Diếp cá chứa tinh dầu, đây là thành phần làm cho dược liệu có mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu là nhóm aldehyde và các dẫn chất ceton như methyl-n-nonylceton, 1-decanal, 1-dodecanal là những chất không có tác dụng kháng khuẩn, chất có tác dụng kháng khuẩn là 3-oxododecanal, đây là thành phần chính của tinh dầu nhưng không bền và dễ bị phân hủy khi chưng cất. Nhóm terpen bao gồm các chất: α-pinen, camphen, myrcen, limonen, linalol, bornyl acetat, geraniol và caryophylen. [6]
Ngoài ra tinh dầu Diếp cá còn chứa acid hữu cơ: acid caprinic, laurinaldehyde, benzamid, acid hexadecanoic, acid decanoid, acid palmitic, acid linoleic, acid oleic, acid stearic,…lipid và vitamin K. [6], [30]
1.1.3.3 Alkaloid:
Từ Diếp cá đã phân lập được β-sitosterol [14], sáu alkaloid có hoạt tính sinh học là aristolactam B(1), piperolactam A(2), aristolactam A(3), norcepharadione B(4), cepharadione B(5) và splendidine(6) cũng được tìm thấy trong dịch chiết methanol phần trên mặt đất của cây Diếp cá. [23]
1.1.3.4.Các thành phần khác:
Nước: 91,5%, protid: 2,9%, glucid: 2,7%, lipid: 0,5%, cellulose:1,8%, Calci: 0,3mg, Kali: 0,1mg, tiền vitamin A: 1,26mg, vitamin C: 68mg (trong 100g rau Diếp cá tươi). [13]
Ngoài ra Diếp cá còn chứa Sắt (Fe), Magnesi (Mg), Mangan (Mn), không tìm thấy các kim loại nặng như Arsen (As), Cadimi (Cd), Chrom (Cr), hoặc Chì (Pb) trong mẫu phân tích. [20]
1.1.4. Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng virus: [21]
Theo Kyoko Hayashi và cộng sự Diếp cá ức chế trực tiếp virus herpes chủng 1 (HSV-1), virus cúm, virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người loại 1 (HIV-1) mà không biểu hiện độc tính, nhưng không chống lại poliovirus và coxsackie virus. Mức độ giảm virus liên quan đến thời gian xử lý bằng thuốc. Ba thành phần chính có tác dụng là: xeton methyl n-nonyl, aldehyde lauryl, và aldehyde capryl.
Tác dụng chống ung thư máu: [17]
Công trình nghiên cứu của Chang Jung-San và cộng sự, mục đích để đánh giá tác dụng chống ung thư máu của H.cordata và Bidens pilosa. Năm dòng tế bào ung thư máu, theo thứ tự là L1210, U937, K562, Raji và P3HR1 được nuôi cấy với chất chiết xuất của H. cordata và Bidens pilosa. Kết quả cho thấy chiết xuất từ các dược liệu trên có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế bào này.
Tác dụng chống viêm tuyến vú: [29]
Công trình nghiên cứu được thực hiện tại Trường đại học Thú y, thuộc Viện đại học Nông nghiệp Zbejiang, Hangzbou, Trung Quốc. Từ Houttuynia cordata, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất được chất Houttuynia, sau đó cho Houttuynia phản ứng với bisulphat natri để có được chất Houttuynin bisulphat natri. Từ chất này, họ đã chế biến được một dung dịch tiêm vào vú để điều trị bệnh viêm tuyến vú ở bò.
Thử nghiệm trên 52 trường hợp viêm tuyến vú ở bò được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 tiêm 80mg dung dịch H. bisulphat Na và nhóm 2 tiêm 800.000 đơn vị Penicillin kết hợp với 1g Streptomycin. Kết quả cho thấy 88,2% viêm tuyến vú đã điều trị khỏi với H.bisulphat Na, so với 90% được chữa lành với Penicillin + Streptomycin. Như vậy, không có sự khác biệt đáng kể trong điều trị viêm tuyến vú cấp tính giữa 2 nhóm trên.
Các tác dụng khác:
Diếp cá còn có tác dụng kháng khuẩn [26], kháng viêm [22], chống oxy hóa [28]. Dịch chiết nước Diếp cá dùng điều trị cho bệnh nhân viêm xoang mãn tính và polyp mũi [25].
1.1.5. Công dụng: [6], [13], [16]
Diếp cá được dùng trị táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoặc đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều.
Ở Trung Quốc, một hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn đã được phân lập từ cây diếp cá và bào chế thành thuốc viên và thuốc tiêm để trị bệnh nhiễm khuẩn.
Ở Nhật Bản, thân rễ Diếp cá có trong thành phần của một số chế phẩm thuốc dùng chữa một số bệnh của phụ nữ.
1.2. CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG:
1.2.1. Khái quát về thuốc viên nang:(2(
1.2.1.1. Định nghĩa:
Thuốc nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều hoạt chất trong vỏ nang cứng hay mềm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm từ gelatin và có thể được thêm các chất phụ gia không gây độc hại cho cơ thể người. Thuốc nang cứng có vỏ nang gồm hai phần hình trụ lồng khích vào nhau, mỗi phần có một đầu kín, đầu kia hở. Thuốc đóng trong nang thường ở dạng rắn (bột hay cốm).
1.2.1.2. Ưu điểm của viên nang cứng:
Viên nang là dạng viên dễ uống, dễ nuốt và có màu sắc phong phú hơn dạng viên nén.
Dược chất đóng vào viên nang có thể ở nhiều dạng: bột, cốm, vi hạt, vi nang, viên nang nhỏ, viên nén hoặc phối hợp các dạng trên trong cùng một vỏ nang.
Sự phối hợp này có thể giúp cách ly các thành phần tương kỵ hoặc điều chế viên nang phóng thích kéo dài bằng cách phối hợp các vi hạt hoặc vi nang phóng thích dược chất tại nhiều thời điểm và vị trí khác nhau trong đường tiêu hóa dễ dàng.
So với viên nén, viên nang là dạng thuốc tương đối dễ nghiên cứu để xây dựng công thức. Dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau, có thể sử dụng các máy đóng nang thủ công trong quy mô nhỏ hoặc các máy đóng nang bán tự động và tự động trong quy mô sản xuất lớn.
Viên nang là dạng viên ít gặp phải các vấn đề về sinh khả dụng do khối thuốc trong nang không bị nén chặt nên viên dễ rã hơn viên nén.
1.2.2. Thành phần viên nang:(2(
1.2.2.1. Vỏ nang:
Vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu chính là gelatin, các chất màu, chất tạo độ đục như titan dioxyd và các chất phụ gia khác.
Vỏ nang cũng có thể chế tạo từ dẫn chất cellulose, loại vỏ nang này ít được sử dụng vì độ tan kém và giá thành cao.
1.2.2.2. Thành phần dược chất trong viên nang:
Xây dựng công thức cho viên nang
Khối thuốc (hạt, bột) để đóng vào nang phải có 2 tính chất cơ bản là độ trơn chảy, tính chịu nén. Các thuộc tính này có thể thay đổi nhất định tùy thuộc vào thiết bị đóng thuốc vào nang.
Cần lưu ý là các dược chất có tính hút ẩm cao có khả năng làm mềm vỏ nang, các dược chất có tính kiềm cao hoặc acid cao cũng có thể làm hỏng vỏ nang.
Để tăng lưu tính và khả năng chịu nén của khối thuốc, có thể áp dụng phương pháp xát hạt khô hoặc xát hạt ướt.
Kích thước của hạt nên phù hợp để có thể đảm bảo hạt chảy đều vào nang đồng thời hạn chế được sai số khối lượng thuốc trong nang.
Các tá dược thông thường dùng để điều chế khối bột gồm:
Tá dược độn: Các loại tá dược độn dùng trong viên nén như tinh bột, lactose, dicalci phosphat đều có thể được dùng trong viên nang. Các loại tinh bột dập thẳng như tinh bột tiền gelatin hóa, tinh bột phun sấy có thể được dùng để gia tăng lưu tính và tính chịu nén của khối hạt.
Tá dược trơn: tá dược trơn giúp cho hạt chảy đều. Sự trơn chảy của khối hạt hoặc bột cần thiết cho tất cả các máy đóng nang khác nhau.. Độ trơn chảy đặc biệt cần thiết trong trường hợp đóng thuốc theo nguyên tắc đĩa phân liều. Các tá dược trơn thường dùng là Mg stearate, talc, tinh bột bắp,…
Tá dược chống dính: các tá dược chống dính vừa có tác dụng làm tăng lưu tính của khối bột (hoặc hạt) vừa tránh sự kết dính của bột thuốc lên các bề mặt kim loại.
Tá dược rã: tá dược rã có thể không cần thiết trong trường hợp đóng bột không nén vào nang. Trong trường hợp có xát hạt hoặc trong trường hợp có nén ép (máy có đĩa phân liều hoặc vít phân liều) thì nên có tá dược rã để giúp thuốc phóng thích nhanh. Nên sử dụng các tá dược siêu rã để có thể chọn được kiểu nang nhỏ.
1.2.3. Quy trình bào chế thuốc viên nang cứng từ dược liệu: (1(,(2(
Sơ đồ 1.1. Tóm tắt quy trình sản xuất viên nang cứng.
Điều chế khối thuốc: thông thường điều chế khối thuốc bằng phương pháp xát hạt khô hoặc xát hạt ướt. Đối với dược liệu thường tiến hành như sau:
Chiết kiệt hoạt chất từ dược liệu bằng phương pháp và dung môi thích hợp.
Xử lý dịch chiết để thu được cao đặc hoặc cao khô.
Do bột thuốc làm từ dược liệu hút ẩm rất mạnh nên phải khảo sát và phối hợp cao dược liệu với tá dược hút ẩm, tá dược độn theo tỷ lệ phù hợp nhằm giữ ổn định và bảo quản khối bột thuốc.
Ép cốm, phối hợp tá dược trơn chảy thích hợp.
Sửa hạt và kiểm tra chất lượng hạt.
Đóng nang: Trong trường hợp điều chế một lượng nhỏ viên nang để dùng cho một số bệnh nhân hoặc thử nghiệm lâm sàng các thuốc mới, khối thuốc có thể được đóng vào nang bằng tay (không dùng thiết bị). Trong sản xuất có thể sử dụng các máy đóng nang thủ công, bán tự động và máy đóng nang tự động tùy theo quy mô sản xuất khác nhau.
Lau nang – đánh bóng: sau khi đóng thuốc vào nang, các viên nang cần được loại bụi và đánh bóng trước khi đóng gói. Tùy theo điều kiện trang thiết bị có sẵn, có thể áp dụng các phương pháp: loại bụi bằng phương pháp thủ công, loại bụi và đánh bóng trong nồi bao, loại bụi bằng hệ thống lau và đánh bóng viên.
1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO: [9]
Sắc ký lỏng hiệu năng cao đôi khi còn được gọi là sắc ký lỏng áp suất cao (High-Pressure) là kỹ thuật phân tích dựa trên cơ sở của sự phân tách các chất trên một pha tĩnh chứa trong cột, nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao. Sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay loại cỡ là tùy thuộc vào loại pha tĩnh đã sử dụng.
Ngày nay, HPLC đã và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực phân tích hóa học nói chung cũng như trong kiểm tra chất lượng thuốc và phân tích sinh dược học nói riêng. Trong phân tích thuốc bằng phương pháp sắc ký, phần lớn các dược điển đều sử dụng sắc ký phân bố.
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo chung của một hệ thống HPLC.
1.3.1. Các thông số đặc trưng của quá trình sắc kí:
1.3.1.1. Hệ số dung lượng k’ (Capacity factor):
Hình 1.4. Xác định thời gian chết (t0)
và thời gian lưu (tR).
Trong đó:
k': hệ số dung lượng.
tR: thời gian lưu.
t’R: thời gian lưu hiệu chỉnh.
t0: thời gian chết.
Cần chọn cột, pha động,…sao cho k’ nằm trong khoảng tối ưu: 1 ≤ k’ ≤ 8.
1.3.1.2. Hệ số chọn lọc α:
Quy ước ở đây B là chất bị lưu giữ mạnh hơn A nên α > 1.
Để tách riêng 2 chất thường chọn 1,05 ≤ α ≤ 2,0.
1.3.1.3. Hệ số bất đối xứng:
Trong đó:
W1/20: độ rộng đỉnh ở 1/20 chiều cao.
f: khoảng cách từ đường cao của đỉnh đến chân trước của đỉnh ở 1/20 chiều cao.
1.3.1.4. Độ phân giải Rs:
Trong đó: TRB, tRA: thời gian lưu của 2 pic liền kề nhau (B và A).
WB, WA: độ rộng pic đo ở đáy các pic.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu xây dựng công thức viên nang chứa cao Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb).doc