MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đềtài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đềtài 6
3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đềtài 6
4. Câu hỏi nghiên cứu và giảthiết nghiên cứu của đềtài 6
5. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu 6
6. Phương pháp nghiên cứu 6
7. Nhiệm vụnghiên cứu 7
8. Cấu trúc của luận văn 8
CHƯƠNG 1. CƠSỞLÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Đo lường và đánh giá trong giáo dục 9
1.1.1. Khái niệm về đo lường và đánh giá trong giáo dục 9
1.1.2. Phân loại các mục tiêu giáo dục và các mức độcủa lĩnh vực nhận thức 10
1.1.2.1. Mục tiêu dạy học 10
1.1.2.2. Các mức độcủa lĩnh vực nhận thức10
1.1.3. Đánh giá kết quảhọc tập của học sinh 12
1.1.3.1. Kết quảhọc tập của học sinh 12
1.1.3.2. Mục đích của việc đánh giá kết quảhọc tập 12
1.1.3.3. Cơsởcủa việc đánh giá kết quảhọc tập 13
1.1.4. Phương pháp trắc nghiệm đánh giá kết quảhọc tập của học sinh 14
1.1.5. Công cụ đo lường kết quảhọc tập 15
1.1.5.1. Phân loại công cụ đo15
1.1.5.2. So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và tựluận 16
1.1.6. Yêu cầu của công cụ đo lường và đánh giá trong giáo dục 18
1.1.7. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan 18
1.1.7.1. Tiêu chí để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan 18
1.1.7.2. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan 19
1.1.8. Đánh giá bài trắc nghiệm khách quan 21
1.1.9. Lý thuyết khảo thí hiện đại 21
1.1.10. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 24
1.1.11. Quy trình thiết kếcâu hỏi trắc nghiệm khách quan 25
1.1.12. Quy trình chuẩn bịvà triển khai một kỳthi trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hoá 26
1.2. Tình hình nghiên cứu vềkhoa học đo lường đánh giá trên thếgiới và Việt Nam 28
1.3. Công tác đánh giá trong trường THPT hiện nay 30
1.3.1. Những bất cập trong đo lường và đánh giá ởtrường THPT 30
1.3.2. Một sốgiải pháp cho những bất cập 31
1.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong trường THPT 32
1.4.1. Mục đích đánh giá 32
1.4.2. Quá trình đánh giá 32
1.4.3. Kỹthuật đánh giá 33
1.4.3.1. Biện pháp đánh giá33
1.4.3.2. Công cụ đánh giá33
1.5. Tình hình công tác kiểm tra đánh giá tại trường THPT Bến Tre tỉnh Vĩnh Phúc 34
Kết luận chương 1 36
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN TOÁN 12 37
2.1. Chương trình Toán 12 37
2.1.1. Nội dung chương trình 37
2.1.2. Phân phối chương trình 37
2.2. Thực hiện quy trình thiết kếcâu hỏi trắc nghiệm khách quan 39
2.2.1. Mục đích đánh giá 39
2.2.2. Mức độkiến thức dùng để đo lường 41
2.2.3. Xác định nội dung chi tiết bài kiểm tra. Lập bảng trọng số42
2.2.4. Thiết kếcâu hỏi trắc nghiệm khách quan 48
2.2.4.1. Lựa chọn dạng câu hỏi thi 48
2.2.4.2. Viết câu hỏi thi 49
2.2.4.3. Rà soát, chỉnh sửa câu hỏi 49
2.2.5. Lập đềthi 50
2.2.6. Thửnghiệm 50
2.2.6.1. Chọn mẫu 50
2.2.6.2. Tổchức thi-kiểm tra 51
2.2.7. Nhập sốliệu. Phân tích câu hỏi 51
Kết luận chương 2 61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU 62
3.1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán 12 62
3.2. Sửdụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 76
3.3. Nâng cao kỹnăng ra đềkiểm tra của giáo viên 76
3.4. Đổi mới công tác đánh giá 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤLỤC 82
132 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5517 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* .
========================================================================================================
56
- Sau khi loại đi các câu hỏi 17 và 27 ta thấy 38 câu hỏi còn lại đều có chỉ số INFIT MNSQ
nằm trong khoảng cho phép, tạo thành cấu trúc.
3.1.3. Kiểm tra năng lực của học sinh so với độ khó của câu hỏi
Biểu đồ minh hoạ sự phân bố độ khó của câu hỏi so với năng lực của học sinh
KIEM TRA Chuong 1 Giai tich
------------------------------------------------------------------------------------------
Item Estimates (Thresholds)
all on tn (N = 43 L = 40 Probability Level= .50)
NĂNG LỰC CAO CÂU HỎI RẤT KHÓ
|
|
XXXX |
4.0 |
|
|
|
XXXXXXXXX |
|
|
3.0 XXXX |
|
|
X |
|
| 22 27
|
2.0 | 24
X | 26
|
X |
|
|
1.0 X |
XXX | 17 29
XXXXX | 4 15
| 18 35
XXXXX | 16 21 36 38
X | 14 20
XX |
.0 | 2 11 13 28 32
| 5 10 19
X |
|
| 1 8 9 25 40
|
| 6 7 31 37
-1.0 |
| 12 33
|
|
| 3 30
|
|
-2.0 |
|
| 23 39
|
NĂNG LỰC THẤP CÂU HỎI RẤT DỄ
Each X represents 1 students
- Dựa vào ma trận trên ta thấy, đề kiểm tra ở mức độ dễ so với năng lực của học
sinh trong lớp. Cần bổ sung thêm các câu hỏi khó vào đề kiểm tra và loại đi bớt đi các câu
57
hỏi dễ. Tuy nhiên để phân tích kỹ hơn và để quyết định bỏ đi câu hỏi nào, giữ lại câu hỏi
nào, chúng ta xem thêm ở file TN.ita.
3.2. Xem kết quả trong file TN.ita
Ta xem xét các chỉ số:
- Categories: câu chọn, các số 1, 2, 3 ,4 tương ứng với các lựa chọn A, B, C, D trong câu
trắc nghiệm, phương án đúng được đánh dấu (*), giá trị 9 chỉ missing - học sinh không
chọn hoặc bỏ trống không trả lời câu hỏi.
- Disc: độ phân biệt.
- Percent: tỉ lệ phần trăm của một phương án là tỉ lệ giữa số thí sinh chọn phương án đó so
với thí sinh làm bài kiểm tra.
- Pt – Beserial: hệ số tương quan point biserial. Cần loại bỏ những câu hỏi có mối tương
quan thấp hoặc dưới 0 sẽ làm tăng độ tin cậy của bài kiểm tra.
- StepLabel 1: Giữa giá trị 0 và 1 có một bước, thí sinh thực hiện được bước này khi trả lời
đúng câu hỏi.
- Thresholds: ngưỡng để vượt qua, thực chất là độ khó của câu trắc nghiệm. Ví dụ với câu
hỏi 1 dưới đây, chỉ số Thresholds là -0.53 là một câu hỏi dễ nó chỉ đòi hỏi người có
ngưỡng khả năng là -0.53 đã có cơ may 50% trả lời đúng câu hỏi này.
- Error: sai số trong tính toán.
Đối với câu hỏi 1 (Item 1)
Độ khó p = 88.4: câu hỏi dễ.
Độ phân biệt D = 0.31: chấp nhận được.
Infit MNSQ = 1.05 nằm trong khoảng cho phép.
..........................................................................................
Item 1: item 1 Infit MNSQ = 1.05
Disc = .31
Categories 0 1 2 3 4* 9
Count 0 3 1 1 38 0
Percent (%) .0 7.0 2.3 2.3 88.4 .0
Pt-Biserial NA -.37 .13 -.15 .30 NA
p-value NA .007 .212 .172 .024 NA
Mean Ability NA .36 3.41 .71 2.14 NA
Step Labels 1
Thresholds -.53
Error .51
..........................................................................................
Đồ thị biểu thị xác suất trả lời đúng câu hỏi với năng lực của thí sinh dưới đây cũng
cho thấy câu hỏi 1 là câu dễ, độ phân biệt không cao.
58
Đối với câu hỏi 3(Item 3)
Độ khó p = 95.3: câu hỏi quá dễ;
Độ phân biệt D = 0.16: thấp.
Infit MNSQ = 1.07 nằm trong khoảng cho phép.
Phương án nhiễu B không có học sinh nào chọn. Cần xem xét viết lại phương án
nhiễu trong câu hỏi này.
.........................................................................................................................................................................................................................
Item 3: item 3 Infit MNSQ = 1.07
Disc = .16
Categories 0 1* 2 3 4 9
Count 0 41 0 1 1 0
Percent (%) .0 95.3 .0 2.3 2.3 .0
Pt-Biserial NA .16 NA -.10 -.12 NA
p-value NA .149 NA .257 .213 NA
Mean Ability NA 2.05 NA .99 .85 NA
Step Labels 1
Thresholds -1.60
Error .75
..........................................................................................
Đồ thị biểu thị xác suất trả lời đúng câu hỏi với năng lực của thí sinh cũng cho thấy
câu hỏi là câu quá dễ, độ phân biệt không cao.
59
Đối với câu hỏi 15(Item 15)
Độ khó p = 72.1: câu hỏi dễ, nằm trong khoảng cho phép.
Độ phân biệt D = 0.46: đạt yêu cầu.
Infit MNSQ = 1.17 nằm trong khoảng cho phép.
Các phương án nhiễu đều có khả năng “bẫy” được học sinh.
..........................................................................................
Item 15: item 15 Infit MNSQ = 1.17
Disc = .46
Categories 0 1 2 3* 4 9
Count 0 5 4 31 3 0
Percent (%) .0 11.6 9.3 72.1 7.0 .0
Pt-Biserial NA -.10 -.24 .46 -.41 NA
p-value NA .260 .064 .001 .003 NA
Mean Ability NA 1.89 1.10 2.35 .23 NA
Step Labels 1
Thresholds .82
Error .41
...................................................................................
Đồ thị biểu thị xác suất trả lời đúng câu hỏi với năng lực của thí sinh cũng cho thấy
câu hỏi là câu dễ, độ phân biệt không cao. Có thể vẫn giữ lại câu hỏi để cho vào ngân hàng.
60
- Trên đây chỉ đưa các chỉ số về 3 câu trắc nghiệm câu 1, câu 3, câu 15 trong đề kiểm tra để
phân tích.
- Các item 3, 7, 9, 34, 37 có độ phân biệt nhỏ hơn 0.2 nên xem xét để sửa chữa hoặc loại ra
khỏi đề.
- Các item 1, 3, 5, 8, 9 quá dễ vì chỉ số p > 0.75.
- Các câu hỏi còn lại cần phải xem xét các phương án nhiễu, để có câu hỏi tốt các phương
án nhiễu phải có tỉ lệ lựa chọn tương đương nhau và có chỉ số Pt - Beserial âm hoặc gần 0.
4. Kết luận
- Qua kết quả phân tích ở các phần trên, với đề kiểm tra Giải tích Chương 1 nên loại đi câu
hỏi: 3, 7, 17, 34, 37 có độ phân biệt rất thấp.
- Sửa chữa phương án nhiễu ở các câu hỏi: 4, 5, 6, 11, 12, 13, 14, 18, 19, 21, 22, 23 ,25, 28,
30, 31, 32, 33, 36, 38, 39.
- Đề kiểm tra Giải tích Chương 1 nên bổ sung thêm các câu hỏi khó và bỏ bớt đi các câu
hỏi dễ 33, 34, 9.
- Các câu hỏi 8, 9, 25, 40 dùng để đo mức độ vận dụng (mức cao hơn mức độ biết và hiểu)
nhưng có nhiều học sinh làm được. Độ khó của câu hỏi thấp, người ra đề nên xem xét lại.
61
Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi Chương 1 Giải tích
Câu hỏi Mức
độ
Độ khó
p
Độ phân biệt
D
Lựa chọn
A (%)
Lựa chọn B
(%)
Lựa chọn C
(%)
Lựa chọn D
(%)
Kết
luận
Câu 1 B 0.884 0.31 7.0 2.3 2.3 88.4
Câu 2 B 0.814 0.54 2.3 14.0 81.4 2.3
Câu 3 B 0.953 0.16 95.3 0.0 2.3 2.3 Loại
Câu 4 H 0.721 0.66 23.3 72.1 0.0 4.7 Sửa
Câu 5 H 0.837 0.49 0.0 83.7 4.7 11.6 Sửa
Câu 6 H 0.907 0.24 2.3 90.7 7.0 0.0 Sửa
Câu 7 H 0.907 - 0.04 0.0 2.3 90.7 0.0 Loại
Câu 8 VD 0.884 0.44 4.7 4.7 88.4 2.3
Câu 9 VD 0.884 0.21 2.3 88.4 7.0 2.3
Câu 10 VD 0.837 0.51 83.7 2.3 2.3 11.6
Câu 11 B 0.814 0.53 0.0 18.6 81.4 0.0 Sửa
Câu 12 B 0.930 0.27 0.0 93.0 0.0 7.0 Sửa
Câu 13 B 0.814 0.45 0.0 81.4 4.7 14.0 Sửa
Câu 14 H 0.791 0.42 79.1 11.6 9.3 0.0 Sửa
Câu 15 H 0.721 0.46 11.6 9.3 72.1 7.0
Câu 16 H 0.767 0.61 76.7 7.0 4.7 11.6
Câu 17 H 0.698 0.15 4.7 16.3 69.8 9.3 Loại
Câu 18 VD 0.744 0.58 74,4 25.6 0.0 0.0 Sửa
Câu 19 VD 0.837 0.44 7.0 83.7 9.3 0.0 Sửa
Câu 20 VD 0.791 0.50 14.0 79.1 2.3 4.7
Câu 21 B 0.767 0.59 18.6 4.7 0.0 76.7 Sửa
Câu 22 B 0.512 0.61 51.2 7.0 0.0 30.2 Sửa
Câu 23 B 0.977 0.31 97.7 2.3 0.0 0.0 Sửa
Câu 24 B 0.558 0.54 18.6 4.7 2.3 55.8
Câu 25 H 0.884 0.44 2.3 88.4 0.0 9.3 Sửa
Câu 26 H 0.581 0.67 14.0 9.3 58.1 11.6
Câu 27 H 0.512 0.83 2.3 51.2 7.0 23.3
Câu 28 H 0.814 0.49 11.6 81.4 7.0 0.0 Sửa
Câu 29 H 0.698 0.64 69.8 9.3 2.3 18.6
Câu 30 VD 0.953 0.30 0.0 95.3 4.7 0.0 Sửa
Câu 31 VD 0.907 0.44 7.0 2.3 0.0 90.7 Sửa
Câu 32 VD 0.814 0.52 0.0 16.3 81.4 2.3 Sửa
Câu 33 VD 0.930 0.29 7.0 93.0 0.0 0.0 Sửa
Câu 34 B 1.0 0.00 0.0 0.0 0.0 100.0 Loại
Câu 35 H 0.744 0.47 4.7 74.4 7.0 14.0
Câu 36 H 0.767 0.66 0.0 18.6 4.7 76.7 Sửa
Câu 37 VD 0.907 0.11 90.7 0.0 7.0 2.3 Loại
Câu 38 B 0.767 0.59 76.7 18.6 0.0 4.7 Sửa
Câu 39 H 0.977 0.31 2.3 97.7 0.0 0.0 Sửa
Câu 40 VD 0.884 0.32 2.3 2.3 88.4 7.0
62
Kết luận chương 2
Để thực hiện quá trình đánh giá có nhiều công cụ đánh giá được sử dụng.
Xác định đúng đắn mục đích đánh giá giúp giáo viên định hướng thiết kế công cụ
đánh giá. Môn Toán ở trường THPT chủ yếu sử dụng công cụ đánh giá là các đề
kiểm tra viết bao gồm các dạng đề đề tự luận sử dụng 100% câu hỏi tự luận, đề
TNKQ sử dụng 100% câu hỏi TNKQ và đề sử dụng cả câu hỏi TL và câu hỏi
TNKQ. Kết quả của bài kiểm tra dù được sử dụng vào mục đích nào đều cần phải
cung cấp thông tin chính xác. Bởi những quyết định quan trọng trong giảng dạy
thường phải dựa trên việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong lớp học. Để
việc đánh giá trong lớp học được chính xác thì công cụ đo lường phải được phân
tích và đánh giá một cách đầy đủ dựa trên việc đối chiếu với các tiêu chuẩn đo
lường. Giáo viên cần có nhận thức đầy đủ quy trình thiết kế và phân tích câu hỏi
kiểm tra mới có thể sử dụng đề kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ đánh giá của mình.
Chương 2 giới thiệu quy trình thiết kế câu hỏi TNKQ từ đó thiết lập đề kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong lớp học, chú trọng đến việc phân
tích, đánh giá câu hỏi thi kiểm tra. Từ kết quả phân tích, đánh giá câu hỏi dựa vào
các tiêu chuẩn đo lường, bước đầu thiết lập ngân hàng câu hỏi TNKQ.
63
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Toán 12
Thực hiện đầy đủ quy trình thiết kế câu hỏi TNKQ, sau khi tiến hành thử
nghiệm tại lớp 12A1 trường THPT Bến Tre - Tỉnh Vĩnh Phúc đã phân tích để phát
hiện những câu hỏi tốt, tìm ra những câu hỏi cần sửa chữa và loại đi những câu hỏi
kém chất lượng.
Qua quá trình thiết kế, thử nghiệm và phân tích 13 đề kiểm tra trắc nghiệm
khách quan với các câu hỏi TNKQ bốn lựa chọn ở trên, với sự hỗ trợ của phần mềm
chuyên dụng Quest và ConQuest, có thể phân tích chính xác độ khó, độ phân biệt,
khả năng lựa chọn của từng phương án trả lời của mỗi câu hỏi. Trên cơ sở đó đưa ra
quyết định sửa chữa hay loại bỏ câu hỏi. Các bảng số liệu thống kê các câu hỏi cần
sửa chữa hoặc loại bỏ khỏi ngân hàng xem ở phần phụ lục.
Sau khi xem xét lại các câu hỏi sửa chữa những câu hỏi về câu dẫn, phương
án lựa chọn và loại đi các câu hỏi không đáp ứng yêu cầu về độ khó p, độ phân biệt
và các phương án nhiễu. Cuối cùng còn lại trong ngân hàng số lượng câu hỏi là 343
câu hỏi theo các chủ đề thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi theo chủ đề
Chủ đề
Số câu trước
khi thử nghiệm
Số câu
bị loại
Số câu
còn lại
1.Đạo hàm 66 6 60
2.Ứng dụng của đạo hàm 72 9 63
3.Nguyên hàm - Tích phân 71 13 58
GT
4.Giải tích tổ hợp 55 10 45
5.Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng 74 14 60
HH
6.Phương pháp toạ độ trong không gian 82 25 57
Tổng 420 77 343
64
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi theo đề kiểm tra
Loại đề
Số câu trước
khi thử nghiệm
Số câu bị
loại
Số câu còn lại
1. 15 phút Giải tích HK1 10 1 9
2. 15 phút Giải tích HK2 10 1 9
3. 15 phút Hình học HK1 10 0 10
15 phút
4. 15 phút Hình học HK2 10 1 9
5. Chương 1 Giải tích 40 5 35
6. Chương 2 Giải tích 40 8 32
7. Chương 3 Giải tích 40 5 35
8. Chương 4 Giải tích 40 8 32
9. Chương 1 Hình học 40 8 32
10. Chương 2 Hình học 40 11 29
60 phút
11. Kiểm tra cuối năm 40 18 22
12. Kiểm tra HK1 50 8 42
90 phút
13. Kiểm tra HK2 50 3 47
Tổng 420 77 343
Trên đây đã thực hiện quy trình thiết kế câu hỏi TNKQ đưa vào các bài kiểm
tra dùng trong lớp học, phân tích đánh giá câu hỏi TNKQ một cách khoa học nhờ
các phần mềm chuyên dụng Quest và ConQuest. Tuy nhiên, vì chỉ thực hiện trong
lớp học, với quy mô mẫu nhỏ (43 học sinh của lớp 12A1), nên các câu hỏi vẫn chưa
đáp ứng được triệt để các điều kiện đo lường. Kết quả phân tích câu hỏi TNKQ ở 13
đề kiểm tra theo phân phối chương trình, thu được 343 câu hỏi có thể giữ lại trong
ngân hàng và bỏ đi 77 câu hỏi kém chất lượng.
3.2. Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Sau khi thiết kế, thử nghiệm và phân tích câu hỏi, kết quả thu được là các câu
hỏi đáp ứng được yêu cầu khoa học và được giữ lại trong ngân hàng câu hỏi TNKQ.
Do tính chất đặc trưng của môn Toán, việc thiết kế các câu hỏi có nội dung và tính
chất tương tự về độ khó và độ phân biệt phỏng đoán là rất đơn giản. Giáo viên tiếp
tục sửa chữa và hoàn thiện các câu hỏi để bổ sung vào ngân hàng câu hỏi, từ đó có
thế rút ra để thành lập các đề kiểm tra khác.
Đã bổ sung 77 câu trắc nghiệm khác sau khi đã loại 77 câu hỏi kém chất
lượng khỏi ngân hàng đã có được 13 đề kiểm tra (Xem phụ lục các đề kiểm tra sau
65
khi đã chỉnh sửa). Cần tiếp tục thử nghiệm các đề này và tiếp tục phân tích để tìm
những câu hỏi có chất lượng, cần phải tiến hành nhiều lần các thử nghiệm mới có
được một ngân hàng khả dụng.
Qua quá trình giảng dạy và tích luỹ lâu năm của bản thân và đồng nghiệp,
mỗi giáo viên sẽ có một lượng lớn câu hỏi sử dụng trong giảng dạy của mình, hỗ trợ
việc ra các đề kiểm tra TNKQ hoặc các đề kiểm tra có sử dụng kết hợp câu hỏi
TNKQ và câu hỏi TL. Đồng thời có thể khuyến khích học sinh chủ động ôn tập
bằng cách sử dụng câu hỏi lấy từ ngân hàng câu hỏi TNKQ.
3.3. Nâng cao kỹ năng ra đề thi - kiểm tra của giáo viên
Thông thường khi giáo viên biên soạn đề thi - kiểm tra, tiến hành cho học
sinh kiểm tra và cho điểm, trả bài cho học sinh, một trong những sai lầm hay gặp
của giáo viên là không xem xét tính hiệu quả của bài kiểm tra mình đã xây dựng.
Điều này xảy ra bởi vì, giáo viên chưa hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá
chính xác và không biết các phương pháp phân tích đề kiểm tra, hơn nữa giáo viên
cho rằng việc phân tích đề kiểm tra, câu hỏi kiểm tra là không có thời gian. Người
giáo viên cần hiểu rằng, những quyết định quan trọng đối với học sinh thường dựa
trên kết quả học tập của họ, do đó tính chính xác trong đánh giá là việc rất quan
trọng. Đánh giá phải đối chiếu với tiêu chuẩn đo lường. Đối với những bài kiểm tra
trong lớp học, giáo viên thường quan tâm đến độ giá trị nội dung nhiều nhất.
Tính khách quan và tính hiệu quả của đề kiểm tra trong lớp học cần phải và
hoàn toàn có thể được kiểm định dù với bất kỳ loại hình kiểm tra nào. Độ khó và độ
phân biệt thường là hai đại lượng được quan tâm trong quá trình phân tích câu hỏi.
Dù việc phân tích câu hỏi của đề kiểm tra do giáo viên tự soạn có đưa ra kết quả như
thế nào thì việc đánh giá của giáo viên cũng cần được khách quan. Nếu công cụ
đánh giá mà giáo viên thiết kế chưa chính xác, câu hỏi không phù hợp thì giáo viên
cũng nên biết điều đó để ít chú trọng đến dữ liệu thu được để đưa ra quyết định và
tiếp tục cải tiến công cụ đo lường để sử dụng và đưa ra quyết định cho những lần
sau.
Muốn nâng cao kỹ năng ra đề kiểm tra của mình, giáo viên cần có kiến thức
chuyên môn và kiến thức về khoa học đo lường đánh giá; giáo viên phải thực hiện
đầy đủ quy trình, từ việc xác định mục đích đánh giá, quá trình đánh giá, phương
tiện đánh giá, công cụ đánh giá, sau đó là đánh giá công cụ và đánh giá kết quả học
tập của học sinh, cuối cùng là việc đưa ra quyết định trong quá trình dạy học của
mình.
66
3.4. Đổi mới công tác đánh giá
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tôi trực tiếp tham gia vào quá trình
giảng dạy và đánh giá học sinh, bởi vậy nhận thấy việc sử dụng kết quả đánh giá rất
quan trọng trong quá trình đánh giá. Kết quả đánh giá được dùng để xác nhận kết
quả học tập của học sinh theo từng lĩnh vực nội dung học tập đã được quy định.
Đồng thời cung cấp những thông tin quan trọng chính xác về quá trình học tập của
học sinh.
Ngay từ lúc soạn bài cho từng nội dung cụ thể cho từng bài học, người giáo
viên phải tính đến việc đánh giá nhằm giúp học sinh và bản thân kịp thời nắm bắt
thông tin liên hệ ngược chiều để điều chỉnh quá trình dạy học. Trong mỗi tiết dạy,
giáo viên có thể kiểm tra học sinh bằng 5 đến 10 câu hỏi TNKQ dưới nhiều dạng
thức khác nhau, như vậy không chỉ phân tích câu hỏi qua những bài kiểm tra định
kỳ với dạng câu hỏi nhiều lựa chọn mà còn có thể đánh giá các câu hỏi dạng thức
khác để đưa vào ngân hàng câu hỏi.
Giáo viên thường ngại việc phân tích câu hỏi kiểm tra, bởi vậy việc đưa vào
các phần mềm chuyên dụng để xử lý câu hỏi thi kiểm tra là rất cần thiết.
67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Trong đề tài này, việc thực hiện quy trình xây dựng, thiết kế, thử nghiệm
và phân tích câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán
của học sinh lớp 12 cho thấy có thể sử dụng câu hỏi TNKQ trong các đề kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh nếu như các câu hỏi TNKQ được
thiết kế tốt, được đánh giá theo khoa học đo lường. Giáo viên có thể triển khai sử
dụng các câu hỏi TNKQ trong ngân hàng để thiết kế các đề kiểm tra định kỳ (có thể
sử dụng 100% câu hỏi TNKQ hoặc sử dụng phối hợp câu hỏi TNKQ và TL).
1.2. Việc thành lập ngân hàng câu hỏi TNKQ môn học đối với mỗi bậc học,
cấp học là việc cần thiết. Ngân hàng này có thể sử dụng trong kiểm tra đánh giá,
trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên để xây dựng một
ngân hàng khả dụng với các câu hỏi TNKQ có chất lượng, đặc biệt đối với môn
Toán là việc làm khó khăn, đòi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên, học sinh, nhà
quản lý giáo dục. Nhiều luồng ý kiến chưa ủng hộ việc áp dụng phương pháp TNKQ
vào thi kiểm tra môn Toán bởi lẽ nguyên nhân chính là chúng ta chưa thiết kế được
ngân hàng câu hỏi với các câu hỏi có khả năng đo lường tốt, có thể đo được các mức
nhận thức cao hơn mức áp dụng (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Nhưng với sự góp
sức của đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà giáo dục, các chuyên gia về đo lường
đánh giá cùng với sự nỗ lực cải tiến chương trình sách giáo khoa, thống nhất chung
về kiến thức chuẩn, chắc chắn việc thành lập và sử dụng ngân hàng đề thi TNKQ
đối với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là rất khả quan.
1.3. Trong tình hình đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay, việc thiết kế công cụ
đánh giá trong đó có đánh giá câu hỏi TNKQ là một vấn đề khó khăn đối với mỗi
giáo viên. Câu hỏi TNKQ do giáo viên soạn và sử dụng kiểm tra trong lớp học
không được phân tích đánh giá sẽ dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác kết quả học
tập của học sinh.
1.4. Việc xử lý câu hỏi TNKQ có sử dụng các phần mềm chuyên dụng (phần
mềm Quest và ConQuest) dựa theo lý thuyết khảo thí hiện đại cũng giảm bớt được
nhiều thời gian tính toán hơn khi áp dụng lý thuyết khảo thí cổ điển.
1.5. Các câu hỏi TNKQ thu được từ quá trình xây dựng và thử nghiệm sẽ tiếp
tục được bổ sung để hoàn thiện hơn, thiết thực áp dụng tại trường THPT Bến Tre,
tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được sửa chữa những câu hỏi chưa tốt, bỏ đi những câu hỏi
68
kém chất lượng, bổ sung thêm những câu hỏi khác, các đề kiểm tra cần được tiếp tục
đem thử nghiệm để đánh giá độ tin cậy, tính giá trị.
2. Khuyến nghị
2.1. Cần thường xuyên, liên tục bồi dưỡng năng lực đánh giá trong giáo dục
cho giáo viên và nhà quản lý.
2.2. Mỗi môn học cần xây dựng một hệ thống ngân hàng câu hỏi TNKQ căn
cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được đặt ra.
2.3. Giáo viên cần sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá học sinh. Không
chỉ đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra dùng trong lớp học.
2.4. Phải có tác động qua lại giữa việc giáo viên đánh giá học sinh, học sinh
đánh giá giáo viên để điều chỉnh quá trình dạy học.
2.5. Hiện nay các Sở GD-ĐT đều có phòng khảo thí và kiểm định chất lượng
giáo dục, các trường THPT cần có cán bộ (có thể làm công tác kiêm nhiệm) phụ
trách công tác khảo thí của trường. Các cán bộ phụ trách công tác khảo thí này có
thể phối hợp cùng với các giáo viên bộ môn từ khâu thiết kế đề thi đến khâu phân
tích xử lý kết quả thi. Một mặt sẽ thiết lập ngân hàng đề thi cho các môn học trong
toàn trường, mặt khác có thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng
dạy của giáo viên và công tác quản lý của lãnh đạo.
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quang An (1997), Trắc nghiệm khách quan và Tuyển sinh Đại học.
2. Văn Như Cương (Chủ biên ) - Tạ Mân (2000), Sách giáo khoa Hình học lớp 12,
NXBGD.
3. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên) – Vũ Anh Tuấn - Nguyễn Thanh Hưng – Đào Thị
Thu Nga - Nguyễn Thanh Thuỷ (2005), Chuẩn bị kiến thức thi tốt nghiệp trung
học phổ thông và tuyển sinh ĐH-CĐ.
4. Nguyễn Kim Dung (dịch), Viết câu hỏi thi (Tập bài giảng ĐL-ĐG trong giáo dục).
5. Trần Khánh Đức, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng Khoa sư
phạm ĐHQG Hà Nội.
6. Nguyễn Phụng Hoàng và Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXBGD.
7. Ngô Thúc Lanh (Chủ biên) - Ngô Xuân Sơn - Vũ Tuấn (2000), SGK GT 12,
NXBGD.
8. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và đo lường trong KHXH, NXB chính trị Quốc
gia 2004.
9. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP.
10. Nguyễn Phương Nga (2007), Bài giảng lớp thạc sĩ ĐL-ĐG trong giáo dục
ĐHQGHN.
11. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy - Học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB ĐHSP.
12. Lê Đức Ngọc (2000), Bài giảng Đo lường đánh giá trong giáo dục, Trung tâm
đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục.
13. Dương Thiệu Tống (2005 ), Trắc Nghiệm & Đo Lường thành quả học tập
(Phương Pháp Thực Hành ), NXB Khoa học xã hội.
14. Phạm Xuân Thanh (2006), Tập bài giảng lý thuyết đánh giá.
15. Nguyễn Thế Thạch (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12,
NXBGD.
16. Lâm Quang Thiệp(2000), Giáo dục học đại học, NXB ĐHQGHN.
17. Quentin Stodola & Kalmer Stordahl (1996 ), Trắc nghiệm và Đo lường cơ bản
trong giáo dục .
18. P. Griffin (1994), Cơ sở của Kỹ thuật trắc nghiệm, Vụ Đại học - Bộ GD&ĐT.
19. Quentin Stodola, Kalmer Stordahl (1996), Trắc nghiệm và Đo lường cơ bản
trong Giáo dục, Vụ Đại học - Bộ GD-ĐT.
20. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, NXBGD.
70
Tiếng Anh
21. David Andrich (1998) - Rasch models for mesuremen - SAGE Publication.
22. Raymond J. Adams, Siek-Toon Khoo (1993) - QUEST, The Interactive Test
Analysis System - ACER, Australia.
23. Ronald K. Hambleton, H. Swaminathan, H. Jane Rogers (1991), Fundamentals
of Item Response Theory - SAGE Publicatios.
24. Thorndike, E.L. (1994) Introdution to the Theory of Mental and Social
Measurements. New York: Teacher College, Columbia University.
25. Blaine R. Worthen, Walter R. Borg, Karl R. White (1993), Measurement and
Evaluation in the Schools. Longman.
26. Margaret L. Wu, Raymond J. Adams, Mark R. Wilson (1998), ACER
CONQUEST - Generalised Item Response Modelling Software - ACER Press.
27. Gronlund, N.E. (1982), Constructing Achivement Tests, Prentice-
hallEnglewood Cliffs, N.J.
28. Grondund, N.E (1998), Asseessment of student achievement. Boston: Allyn and
Bacon.
29. Griffin, Patrick (1994), Testing and Evaluation: A project for the Ministry of
Education and Training, Viet Nam, Assessment Research Centre, RMIT,
Melbourne, Australia.
30. Popham, W.J (1998), Classroom asseessment: What teachers need to know.
Boston: Allyn and Bacon.
71
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phân tích câu hỏi kiểm tra 15 phút học kỳ 1 GT12
1. Dữ liệu để phân tích
1.1. File dữ liệu SPSS
- File dữ liệu được nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm SPSS, tên file là TN15GT1.sav.
- Biến đầu tiên là: Tên học sinh
- 10 biến tiếp theo là: c1 c2 c3 c4 c5 c6 c7 c8 c9 c10. Đây là các biến ghi lại các câu trả lời
của học sinh khi làm bài kiểm tra ứng với 40 câu hỏi trắc nghiệm (chỉ nhận các giá trị 0,1).
Mỗi biến ghi kết quả trả lời của học sinh nhận các giá trị nguyên dương từ 1 đến 4 ứng với
các phương án lựa chọn trong câu trắc nghiệm (1=A, 2=B, 3=C, 4=D), giá trị 9 để chỉ dữ
liệu bị bỏ sót hoặc không hợp lệ.
1.2. File dữ liệu để sử dụng mô hình Rasch
- Lệnh để tạo file dữ liệu:
write outfile'TN15GT1.dat'/
c1 c2 c3 c4 c5 c6 c7 c8 c9 c10 (10f1).
execute.
- File dữ liệu có tên là TN15GT1.dat
1.3. Tạo file điều khiển
- Các dòng lệnh:
header KT trac nghiem 15 phut GT ky 1
set width =132 ! page
set logon >- TN15GT1.log
data_file TN15GT1.dat
codes 012349
format items (t1,10a1)
key 4412434413! score=1
scale 1-10 !TN
estimate ! iter=100;scale=TN
show ! scale=TN>-TN.map
show cases!scale=TN; form=export; delimiter=tab >- TN.cas
show cases!scale=TN>-TN.cas
show items!scale=TN>-TN.itm
72
itanal ! scale=TN>-TN.ita
quit
- File điều khiển có tên là: TN15GT1.ctl
2. Kết quả chạy chương trình.
2.1. Xem kết quả trong file TN.map
2.1.1. Mức độ phù hợp với mô hình
KIEM TRA 15 phut GT1
-------------------------------------------------------------------------
Case Estimates
all on tn (N = 43 L = 10 Probability Level= .50)
-------------------------------------------------------------------------
Summary of case Estimates
======
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tóan lớp 12 tại trường THPT Bến Tre, VĨnh .pdf