Có nhiều giống cà chua đang được trồng ở Việt Nam. Có thể chia cà chua thành 3 loại dựa vào hình dạng [1]:
- Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi, hoặc múi không rõ. Thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. Các giống thường gặp: Ba Lan, hồng lan của Viện cây lương thực; giống 214; HP5; HP1 của Hải Phòng
- Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là giống cây sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không bằng cà chua hồng.
- Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu sâu bệnh khá. Nhóm cà chua này dễ trồng nhưng giá trị kinh tế thấp. Nông dân tự trồng trong vườn để tự cung cấp cho gia đình.
Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn các giống cà chua khác nhau. Yêu cầu chất lượng của cà chua chế biến có một số điểm khác biệt so với cà chua ăn tươi. Hàm lượng chất khô hòa tan của cà chua chế biến phải cao (ít nhất 4-50Bx), pH thấp (khoảng 4,4), quả cà chua phải cứng chắc, không nứt, nhiều thịt quả, ít hạt, màu đỏ sáng Các giống cà chua PT18, HT21, XH2, Savior, cà chua Đà Lạt là những giống điển hình dùng trong chế biến. Một số giống cà chua được dùng ở nước ta là [2,25]:
Giống cà chua XH2: Là giống được chọn tạo bởi Viện nghiên cứu Rau quả. Đây là giống cà chua quả nhỏ, có chất lượng tốt, năng suất cao.
Giống cà chua HP5: Giống này do trại giống rau An Hải (Hải Phòng) chọn từ giống cà chua Nhật Bản. Giống cho quả tròn, khi chưa chín có màu xanh, khi chín quả đỏ thẫm. Quả từ trung bình đến to. Năng suất đạt 35 - 40 tấn/ha.
Giống cà chua MV: Giống có nguồn gốc từ Mônđavi (Liên Xô) do tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh (ĐHNN1) chọn lọc. Quả chín có màu đỏ, quả cứng. Khối lượng quả trung bình 40 – 50 g/ quả. Năng suất đạt 52 – 60 tấn/ha.
Giống cà chua chế biến PT18: Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 100 -200 ngày. Thân có màu trắng, phân cành ít. Dạng quả thuôn dài, màu đỏ đậm, không bị nứt.
Giống cà chua lai HT 21: được chọn tạo bởi Trường Đại Học Nông nghiệp I, HT21 thuộc giống sinh trưởng ngắn ngày, thấp cây, nhiều quả. Đây là giống chịu bệnh tốt, khả năng đậu quả lớn, cho năng suất cao không những ở điều kiện vụ đông mà còn ở vụ hè. HT21 có độ lớn quả vửa phải, khối lượng trung bình 66,2 – 71,2 g [5].
Giống cà chua Đà Lạt: Thân mảnh nhỏ, lá xanh nhạt, bản lá mỏng. Quả chín có màu đỏ, quả hơi thuôn dài, không chia múi, nhiều bột, kích thước quả trung bình, khối lượng quả trung bình, thích hợp cho sản xuất.
Giống cà chua Savior: Là giống được tuyển chọn bởi các nhà khoa học của công ty Syngenta. Giống Savior có khả năng chống chịu tốt với virut xoăn vàng lá cà chua, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đây là giống cà chua chịu được nóng, có thể trồng vào các tháng nóng nhất ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung khi mà hầu hết các giống cà chua khác không thể trồng được. Đây là đặc điểm quý của giống này vì có thể trồng được trái vụ, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
26 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất bột cà chua có hàm lượng lycopen cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược coi là một tác nhân tiềm năng cho công tác phòng chống một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy [12,17]. Trong một số nghiên cứu về các bệnh ung thư, lycopen là carotenoid có liên quan với giảm các nguy cơ. Cuối năm 2001, trước sự can thiệp thử nghiệm lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cho thấy bổ sung với lycopen giúp làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trong thực tế, sự lây lan của bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã giảm 73%. Kết quả này đã không được quan sát thấy với bất kỳ carotenoid nào khác [17].
Theo một nghiên cứu thực hiện bởi các Dana-Farber Cancer Institute, tiêu thụ sản phẩm cà chua nhiều hơn hai lần một tuần có liên quan tới việc suy giảm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt lên đến 34%. Trong số 46 loại trái cây và rau quả điều tra, chỉ có các sản phẩm cà chua cho thấy khả năng suy giảm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt [17]. Một ví dụ của thói quen dinh dưỡng được tìm thấy ở vùng Địa Trung Hải, được đặc trưng bởi mức tiêu thụ cao dầu ôliu và các sản phẩm có nguồn gốc từ cà chua cũng chấp nhận rằng chế độ ăn uống truyền thống này có trách nhiệm cho một rủi ro thấp của bệnh tim mạch vành và một vài loại ung thư [9].
Theo nghiên cứu y khoa cho thấy hoạt động của lycopen thông qua các cơ chế khác nhau, trong đó có tiềm năng hợp tác trong việc giảm sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt so với tế bào bình thường, trong việc giảm sự gây hại ADN, và trong việc cải thiện sang chấn oxy hóa (oxydative stress) [11].
Ngoài ra còn có các bằng chứng dịch tễ cũng cho thấy rằng một lượng lycopen cao của sản phẩm cà chua liên kết với nguy cơ giảm sự phát triển bệnh ung thư phổi, vú, cổ tử cung, và đường tiêu hóa … [17]. Trong một bài khảo cứu mới nhất đăng ở tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa y tế công cộng trường Harvard đã xác nhận rằng những người ăn nhiều cà chua và cà rốt sẽ giảm được tỷ lệ ung thư phổi đến 20 - 25%. Lycopen còn có ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh ung thư ở phụ nữ. Người ta nhận thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều lycopen thì chỉ độ 1/5 ở trong tình trạng tiền ung thư cổ tử cung mà thôi, so với những người ăn ít hơn.
Cuối cùng những nhà nghiên cứu đã đưa ra một hệ luận: Ăn một trái cà chua mỗi ngày cũng đủ để tránh ung thư.
Đối với với rối loạn lipit máu
Cơ chế của tác động này là lycopen bảo vệ cho các phân tử sinh học của tế bào như lipit, lipoprotein, protein và NDA không bị tổn hại do sự tấn công của các gốc tự do. Lipit là chất nhạy cảm nhất, đặc biệt là những lipit chứa nhiều axit béo chưa no, vì sự phá hoại oxy hóa những axit béo chưa no tiến hành theo một chuỗi phản ứng liên tục. Tế bào - bao gồm cả màng tế bào, màng nhân và nhân tế bào - bị các gốc tự do tấn công hàng triệu “cú”/giây. Nhiều tế bào hoạt động (như tế bào cơ) cũng chịu tổn hại rất lớn vì phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ lipit. Để duy trì sự hoàn chỉnh và hoạt động bình thường, tế bào động vật có cơ chế bảo vệ. Cơ chế này được trang bị bởi hệ thống các chất chống oxy hóa, bao gồm một số vitamin như vitamin E, vitamin C, các caroten, lycopen… và một số enzyme chứa kim loại (gọi là metalloenzyme).
Đối với với lão hóa
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được.
Gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa, làm cho da khô và nhăn. Càng nhiều chất béo không bão hòa ở da, càng tăng mức độ hủy hoại của gốc tự do, và càng cao cơ hội mắc bệnh già sớm, da nhăn, da đổi màu, và ung thư. Chống oxy hoá là cách tốt nhất ngăn chặn sự lão hóa của cơ thể. Chất chống oxy hóa có khả năng tiêu hủy gốc tự do, ngăn chặn được những phản ứng liên hoàn do gốc tự do gây ra, nhờ vậy mà chống được quá trình lão hóa. Lycopen có trong cà chua chính là chất có tác dụng tiêu hủy gốc tự do cực mạnh.
Đối với với 1 số bệnh khác
Lycopen và thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ về xơ vữa động mạch vành cao do làm tăng sự peroxyt hóa lipit. Vì thế, chất chống oxy hóa mà có thể bảo vệ LDL từ quá trình oxy hóa cũng có thể bảo vệ người hút thuốc đã được hiển thị để có nồng độ thấp của hầu hết các carotenoid (bằng 18-44%) so với người không hút thuốc sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống có lycopen và các chất có khả năng tiêu hủy khác [12]. Có nghiên cứu đã xem xét tác dụng của việc tiêu thụ cà chua hàng ngày của 1 số nước ở người hút thuốc. Hàm lượng lycopen huyết tương, nồng độ vitamin và tổng số peroxyt bị ngăn chặn triệt để đã được đánh giá. Nghiên cứu do đó chỉ ra rằng lycopen bổ sung từ thực phẩm có thể làm giảm sự peroxyt hóa lipit và tính nhạy cảm của LDL oxy hóa trong người hút thuốc và có thể phục hồi những sang chấn oxy hóa (oxydative stress) của khói thuốc lá [15].
Lycopen còn có ích trong việc bảo vệ chống bệnh tim mạch, thoái hóa ở mắt, giảm trí nhớ do tuổi tác... Lycopen có thể giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa mắt, nguyên nhân hàng đầu của mù lòa ở người trên 65 tuổi. Lycopene là vi chất dinh dưỡng trong huyết thanh mà thể hiện là liên quan tỷ lệ nghịch tới các nguy cơ liên quan đến thoái hóa mắt ở người cao tuổi [9,17].
Lycopen bảo vệ chống lại sự phát triển đục thủy tinh thể được thử nghiệm bởi ưu điểm chống oxy hoá của nó, và nó hữu ích để phòng bệnh hoặc điều trị chống đục thủy tinh. Một trăm phần trăm thủy tinh thể trong nhóm kiểm soát phát triển lớp vỏ đục sau 24 giờ ủ. Ngược lại chỉ có 20% các thủy tinh thể trong nhóm thử nghiệm phát triển lớp vở đục, còn số còn lại 80% các thủy tinh thể vẫn rõ nét. Lycopen bảo vệ mắt chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong chức năng của mắt [20].
Lycopen chữa trị sinh lý yếu ở nam giới: Y học hiện đại đã chứng minh gốc tự do chính là thủ phạm làm yếu cơ quan sinh dục nam giới như giảm số lượng tinh trùng, làm tinh trùng yếu đuối, khiếm khuyết, làm giảm ham muốn tình dục... may thay lycopen là sát thủ cải thiện đáng kể chức năng sinh lý và nhu cầu tình dục ở nam giới.
Trong một nghiên cứu gần đây của Rao và cộng sự với mức lycopen ăn vào thấp (từ 5, 10 đến 20 mg/ngày) cho thấy mức lycopen huyết thanh tăng đáng kể từ 92% lên đến 216% và giảm peroxyt hóa lipit trung bình 10%. Dựa vào đó, người ta đưa ra khuyến nghị mức lycopen ăn vào mỗi ngày từ 5 – 10 mg là đủ để duy trì mức lycopen huyết thanh và giảm peroxyt hóa lipit [15]. Việc ăn vào không đủ lycopen và các carotennoid khác trong nhiều năm có thể làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể với sự tổn hại bởi gốc tự do, vì vậy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch và các bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá thừa lycopen có thể gây vàng da, một biểu hiện vô hại gọi là lycopenodermia.
Lycopene trong thực phẩm
Trong tự nhiên, chỉ thực vật và vi sinh mới có khả năng tổng hợp lycopen. Động vật không tự tổng hợp lycopen được mà phải bổ sung lycopen từ thức ăn. Thực phẩm chứa nhiều lycopen là các loại rau quả màu đỏ như cà chua, dưa hấu, bưởi đào, mơ, ổi đào…
Hàm lượng lycopen trong một số loại thực phẩm được thể hiện như bảng 1.3:
Bảng 1.3: Hàm lượng lycopen trong một số thực phẩm [14]
Thực phẩm
Dạng thực phẩm
Hàm lượng lycopen (mg/100g)
Nho
Tím, tươi
3,36
Ổi
Hồng, tươi
5,40
Nước ổi
Hồng, đã chế biến
3,34
Ketchup
Đã chế biến
16,60
Đu đủ
Đỏ, tươi
2,00 - 5,30
Sốt pizza
Lon
12,71
Sốt spaghetti
Đã chế biến
17,50
Cà chua
Đỏ, tươi
3,10 - 7,74
Cà chua
Đã chế biến
11,21
Nước cà chua
Đã chế biến
7,83
Súp cà chua
Lon, cô đặc
3,99
Cà chua dạng paste
Lon
30,07
Dưa hấu
Đỏ, tươi
4,10
Cà chua và sản phẩm cà chua được xem là nguồn lycopen chính và cũng là nguồn carotenoid quan trọng trong khẩu phần ăn. Cà chua có chứa nhiều lycopen, hàm lượng lycopen trong cà chua nhiều hay ít phụ thuộc vào giống và độ chín của cà chua. Cà chua thật đỏ chứa 50mg lycopen, trong khi đó cà chua vàng chỉ có 5mg lycopen trong 1kg cà chua.
Nhìn chung các nhà khoa học đều công nhận hiệu quả sinh học của lycopen trong các sản phẩm cà chua có gia nhiệt tăng lên so với cà chua tươi. Quá trình xử lý nhiệt và chế biến cà chua sẽ làm chuyển hoá lycopen thành dạng cis, loại có giá trị sinh học cao hơn. Đồng phân cis tăng lên cùng nhiệt độ và thời gian chế biến. Ngoài ra, quá trình chế biến còn làm tăng cường giá trị sinh học của lycopen bởi sự phá vỡ thành tế bào, việc này làm yếu lực liên kết giữa lycopen và mạng lưới tế bào, vì vậy làm lycopen dễ dàng được giải phóng hơn [16,18]
Cà chua
Nguồn gốc [1,4]
Cây cà chua thuộc họ cà (Solanaceae) trong họ này còn bao gồm cây cà, cây ớt chuông và cây khoai tây.
Cây cà chua có nguồn gốc từ Châu Mỹ (Pêru, Bôlivia và Equado). Những loại cà chua hoang dại gần gũi với loại cà chua trồng trọt ngày nay vẫn được tìm thấy ở dọc theo dãy núi Anđơ (Peru), Eequado và Boolivia. Trước khi Crixitop Côlông phát hiện ra Châu Mỹ thì ở Peru và Mêhico đã có trồng cà chua. Các nhà thực vật học đều thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán đảo Galanpagos bên bờ biển Nam Mỹ, ở Pêru, Equado, Chilê. Tuy nhiên, Mêhico là đất nước đầu tiên trồng trọt hóa cây cà chua.
Nhà thực vật học người Pháp đã đặt tên Latin cho cây cà chua là Lycopersicon esculentum có nghĩa là “trái đào độc dược”, “trái đào” vì cà chua cũng tròn trĩnh và hấp dẫn, “độc dược” vì lúc đó người ta nghĩ nhầm về cà chua và cho là độc hại.
Cà chua tiếng Mỹ gọi là“tomato” là từ gốc của Tây Ban Nha “tomatl” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1595. Theo Peggy Trowbridge Filippone: Cà chua có nguồn gốc từ vùng phía Tây của Nam Mỹ và Trung Mỹ. Năm 1519, Cortez đã tìm ra những cây cà chua mọc hoang dại trong vườn Montezuma, ông đã lấy hạt mang về Âu Châu để trồng làm cảnh. Trong giai đoạn đầu, hầu như những giống cà chua có trái chín sắc vàng Âu Châu được ưa thích và chọn lọc. Từ đó đối với người Ý Ðại Lợi là Tây Ban Nha trái cà chua còn được gọi là “pomi d'oro” có nghĩa màu vàng của của táo. Cho đến năm 1778, cà chua mới được xem là trái cây ăn được, người Pháp còn nghĩ rằng cà chua còn có thể giúp ích cho khả năng tình dục nên trái cà chua còn mang tên như “pommes d'amour”, hay táo tình yêu. Dần dần do nhu cầu là trái cây dinh dưỡng được nhiều người ưa thích nên cây cà chua đã nhanh chóng trồng trọt ở khắp Âu Châu đặc biệt là ở Ý Ðại Lợi. Cây cà chua cũng được trồng trọt tại Bắc Mỹ với những người khai phá đầu tiên định cư ở Virginia, và phổ biến gieo trồng vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, Hoa Kỳ, Nga, Ý Ðại Lợi , Tây Ban Nha, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các quốc gia thương mại và là nhà sản xuất hàng đầu cà chua.
Đặc điểm, cấu tạo của cây cà chua
Đặc điểm:
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesiumesculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ là loại rau ăn quả họ cà (Solanaceae). Cà chua có hoa màu vàng mọc thành từng chùm từ 3-30 hoa, nở từ dưới lên lên, hoa tự thụ phấn. Quả cà chua chứa nhiều vitamin C nên có vị chua, khi chín quả có màu vàng hoặc màu đỏ, có nhiều hình dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi, cây cà chua có hai loại hình sinh trưởng là có hạn và vô hạn.
Cấu tạo:
Quả cà chua gồm có vỏ, thịt quả, dịch quả và hạt. Thông thường quả được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ do 3 phần tương ứng của vách bầu biến đổi thành. Vỏ ngoài do lớp biểu bì ngoài của vách bầu hình thành, mặt ngoài có tầng catium hoặc lớp sáp hoặc có lông. Vỏ giữa tương đương với phần thịt quả (hay mô mềm) của vách bầu, thường dày làm thịt hoặc cùi quả. Vỏ trong do lớp biểu bì trong của vách bầu biến thành. Sát vỏ quả là thành ngoài, bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2- 20 buồng hạt) được ngăn cách bởi những thành trong. Giữa buồng hạt là khoảng trống chứa đầy dịch quả và hạt. Thành quả càng dày thì thịt quả càng nhiều và hạt càng ít. Lượng hạt trong quả có ít buồng hạt sẽ nhiều hơn quả có nhiều buồng hạt. Thành quả nhất là thành trong có hàm lượng chất khô cao. Khối lượng quả có chênh lệch đáng kể giữa các loài, thậm chí cả trong cùng một loài. Dựa vào khối lượng quả có thể chia thành ba nhóm:
+ Nhóm quả có khối lượng dưới 50 gr.
+ Nhóm quả có khối lượng trung bình từ 50 – 100 gr.
+ Nhóm quả có khối lượng trên 100 gr.
Khi quả cà chua chín, tuỳ thuộc đặc điểm giống mà có màu sắc khác nhau như đỏ, đỏ hồng, vàng da cam, vàng nhạt. Màu sắc của quả còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu khi trồng. Khi cây cà chua phát triển ở nhiệt độ nhỏ hơn 300C thì chất màu lycopen được hình thành nhiều làm cho quả có màu đỏ. Và ngược lại, khi cây phát triển ở nhiệt độ lớn hơn 300C thì caroten hình thành nên vỏ quả có màu vàng da cam hoặc đỏ nhạt. Quả cà chua chín cây có chất lượng tốt hơn so với quả cà chua chín do dấm, chín trong thời gian bảo quản. Trong quá trình chín, cà chua phải trải qua các thời kì sau:[4]
+ Thời kỳ quả xanh: quả và hạt phát triển chưa hoàn chỉnh. Nếu thu hái quả ở thời kỳ này và thông qua các phương pháp thúc chín thì quả chín không bình thường, quả không có hương vị, không có màu sắc đặc trưng của giống.
+ Thời kỳ chín xanh: chất keo bao quanh hạt được hình thành, quả chưa có màu hồng hoặc vàng. Nếu đem thúc chín thì quả sẽ thể hiện màu sắc của giống.
+ Thời kỳ chín vàng: đỉnh quả xuất hiện màu vàng hoặc màu hồng với diện tích bề mặt chiếm khoảng 10%.
+ Thời kỳ chuyển màu: diện tích bề mặt từ 10% – 30% có màu vàng hoặc đỏ.
+ Thời kỳ chín hồng: Diện tích bề mặt quả từ 30% - 60% có màu hồng nhạt hoặc màu vàng.
+ Thời kỳ quả hồng hoặc đỏ: Diện tích bề mặt quả từ > 60% - 90% có màu vàng hoặc đỏ.
+ Thời kỳ quả chín đỏ: diện tích bề mặt từ 90% trở lên.
Độ chín trong cà chua là quá trình sinh hoá phức tạp. Cường độ của quá trình đó phụ thuộc vào mức độ chín bắt đầu và điều kiện chín, nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, ánh sáng… Trong thời kỳ quả chín, nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các sắc tố của quả, chủ yếu là lycopen (màu đỏ) và carotene (màu vàng). Nhiệt độ tốt nhất cho quả chín là 220C, độ ẩm 80 – 85%. Màu sắc của quả được quy định bởi hàm lượng sắc tố. Lycopen là sắc tố màu đỏ, được hình thành trong điều kiện nhiệt độ khoảng 200C. Khi chín, màu của quả chuyển thành quả màu đỏ nhờ lượng sắc tố lycopen tăng lên, thịt quả trở nên mịn hơn, ngoài ra quả có vị ngọt hơn do khi chín lượng tinh bột chuyển hoá thành đường, đồng thời lượng axit giảm xuống. Ở giai đoạn chín này, lượng vitamin C và caroten đạt mức cao nhất.
Mùa vụ:[25]
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong mùa khô dưới nhiệt độ 21-250C, nếu cao hơn 300C khả năng đậu quả sẽ bị hạn chế. Một năm có thể trồng 4 vụ cà chua:
- Vụ sớm, gieo hạt vào cuối tháng 7 đầu tháng 8
- Vụ chính gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10
- Vụ muộn gieo từ tháng 11 đến giữa tháng 12
- Vụ xuân gieo từ tháng 1 - 2 năm sau
Hiện nay cà chua trồng được quanh năm.[23]
Một số giống cà chua phổ biến ở nước ta
Có nhiều giống cà chua đang được trồng ở Việt Nam. Có thể chia cà chua thành 3 loại dựa vào hình dạng [1]:
- Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi, hoặc múi không rõ. Thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. Các giống thường gặp: Ba Lan, hồng lan của Viện cây lương thực; giống 214; HP5; HP1 của Hải Phòng…
- Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là giống cây sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không bằng cà chua hồng.
- Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu sâu bệnh khá. Nhóm cà chua này dễ trồng nhưng giá trị kinh tế thấp. Nông dân tự trồng trong vườn để tự cung cấp cho gia đình.
Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn các giống cà chua khác nhau. Yêu cầu chất lượng của cà chua chế biến có một số điểm khác biệt so với cà chua ăn tươi. Hàm lượng chất khô hòa tan của cà chua chế biến phải cao (ít nhất 4-50Bx), pH thấp (khoảng 4,4), quả cà chua phải cứng chắc, không nứt, nhiều thịt quả, ít hạt, màu đỏ sáng… Các giống cà chua PT18, HT21, XH2, Savior, cà chua Đà Lạt là những giống điển hình dùng trong chế biến. Một số giống cà chua được dùng ở nước ta là [2,25]:
Giống cà chua XH2: Là giống được chọn tạo bởi Viện nghiên cứu Rau quả. Đây là giống cà chua quả nhỏ, có chất lượng tốt, năng suất cao.
Giống cà chua HP5: Giống này do trại giống rau An Hải (Hải Phòng) chọn từ giống cà chua Nhật Bản. Giống cho quả tròn, khi chưa chín có màu xanh, khi chín quả đỏ thẫm. Quả từ trung bình đến to. Năng suất đạt 35 - 40 tấn/ha.
Giống cà chua MV: Giống có nguồn gốc từ Mônđavi (Liên Xô) do tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh (ĐHNN1) chọn lọc. Quả chín có màu đỏ, quả cứng. Khối lượng quả trung bình 40 – 50 g/ quả. Năng suất đạt 52 – 60 tấn/ha.
Giống cà chua chế biến PT18: Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 100 -200 ngày. Thân có màu trắng, phân cành ít. Dạng quả thuôn dài, màu đỏ đậm, không bị nứt.
Giống cà chua lai HT 21: được chọn tạo bởi Trường Đại Học Nông nghiệp I, HT21 thuộc giống sinh trưởng ngắn ngày, thấp cây, nhiều quả. Đây là giống chịu bệnh tốt, khả năng đậu quả lớn, cho năng suất cao không những ở điều kiện vụ đông mà còn ở vụ hè. HT21 có độ lớn quả vửa phải, khối lượng trung bình 66,2 – 71,2 g [5].
Giống cà chua Đà Lạt: Thân mảnh nhỏ, lá xanh nhạt, bản lá mỏng. Quả chín có màu đỏ, quả hơi thuôn dài, không chia múi, nhiều bột, kích thước quả trung bình, khối lượng quả trung bình, thích hợp cho sản xuất.
Giống cà chua Savior: Là giống được tuyển chọn bởi các nhà khoa học của công ty Syngenta. Giống Savior có khả năng chống chịu tốt với virut xoăn vàng lá cà chua, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Đây là giống cà chua chịu được nóng, có thể trồng vào các tháng nóng nhất ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung khi mà hầu hết các giống cà chua khác không thể trồng được. Đây là đặc điểm quý của giống này vì có thể trồng được trái vụ, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của quả cà chua
Thành phần hóa học trong cà chua chín thể hiện như bảng sau:
Bảng 2.1 : Thành phần hóa học của quả cà chua[3]
STT
Thành phần
Đơn vị
Hàm lượng/100g
1
Protein
g
0.6
2
Lipit
g
0.2
3
Gluxit
g
4.0
4
Fructoza
g
1.37
5
Glucoza
g
1.25
6
Canxi
mg
12
7
Sắt
mg
1.4
8
Magiê
mg
1.5
9
Phospho
mg
26
10
Kali
mg
275
11
Natri
mg
12
12
Đồng
mcg
90
13
Vitamin C
mg
40
14
Vitamin E
mg
0.54
15
Vitamin K
mcg
7.9
16
Vitamin PP
mg
0.5
17
Folate
mcg
15
18
α – caroten
mcg
112
19
β – caroten
mcg
393
20
Lycopen
mcg
3025
21
Lysin
mg
25
22
Axit aspartic
mg
104
23
Axit glutamic
mg
269
Trong quả cà chua chín chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng [25]:
Hàm lượng sinh tố: Khi cà chua chín màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt trong việc trình bày các món ăn. Màu đỏ của cà chua cũng cho thấy hàm lượng vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitaminC, ngoài ra còn có vitamin B1, B2 ( 0,06mg vitamin B1; 0,04mg vitamin B2; 0,5mg vitamin PP; 40mg vitamin C), vitamin E cùng nhiều vitamin enzyme cần thiết khác.
Ðặc biệt trong trái cà chua có 4 loại caroten là alpha-caroten, beta-caroten, lutein và lycopen.
Chất bổ dưỡng: protein; hàm lượng chất béo thấp; gluxit (dưới dạng đường); tro (khoáng); xellulo (xơ), cung cấp ít năng lượng do vậy rất thích hợp với người sợ mập.
Khoáng vi lượng: Canxi, sắt, kali, phospho, lưu huỳnh, niken, iôt, mangan, crom, chromium, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tuỳ môi trường trồng mà cà chua còn có đồng, molibden.
Hợp chất caroten trong quả cà chua là chất có khả năng chống oxi hoá phổ biến. Ngoài tác dụng làm tiền chất tạo ra vitamin A giúp cho sự tăng trưởng đổi mới tế bào, hợp chất caroten còn có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ tế bào, bảo vệ niêm mạc, miệng, mũi, đường hô hấp ...
Hàm lượng vitamin C có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nhẹ dị ứng do các nguyên nhân như phấn hoa, khói bụi. Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng chống oxi hoá, còn giúp cho cơ thể hấp thụ tốt các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Cu, Zn …
Chính nhờ các yếu tố trên mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Lượng vitamin C trong cà chua thay đổi theo mùa, thường thấp nhất vào mùa xuân (12 mg/100g), vừa vào đầu hè (15 mg/100g) và cao nhất vào cuối hè.
Một số tính năng, tác dụng của cà chua [24]
Cà chua rất giàu lycopen có khả năng trung hoà các gốc tự do trước khi chúng chưa kịp gây hại vì thế nó được xem là vũ khí để chống lại các nếp nhăn và đột qụy. Các nghiên cứu cho thấy lycopen có khả năng chống ung thư cao gấp 2 lần so với hợp chất caroten. Cà chua cũng chứa sắt nên ngăn ngừa bệnh thiếu máu và mệt mỏi.
Ăn cà chua giúp cơ thể chống hoại huyết, chuyển hoá tốt, tăng sức đề kháng, miễn dịch. Vỏ, hạt, thịt quả cà chua giúp nhu động ruột dễ dàng hơn, quét sạch cặn bã trong ruột.
Cà chua được chỉ định dùng ăn hay lấy dịch quả uống để điều trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, xung huyết, máu quá dính, xơ cứng động mạch, thấp khớp, goute (thống phong) thừa ure trong máu, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột… Dùng ngoài để chữa trứng cá (dùng quả cà chua thái lát xoa làm mất vết nám, tàn nhang…).
Cà chua phòng bệnh ung thư: Các nhà khoa học đã xác định lycopen có hiệu ứng chống ung thư, đặc biệt làm giảm tỷ lệ sinh ung thư thực quản, dạ dày, kết tràng, tiền liệt tuyến. Lycopen là chất mà cơ thể con người không thể tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài.
Cà chua chống lão hóa: Gốc tự do (free radical) là chất có trong cơ thể con người, sinh ra trong quá trình hoạt động của cơ thể và gây nên các tác động xấu gọi chung là sự lão hóa. Chống oxy hoá là cách tốt nhất ngăn chặn sự lão hóa của cơ thể. Chất chống oxy hóa có khả năng tiêu hủy gốc tự do, ngăn chặn được những phản ứng liên hoàn do gốc tự do gây ra, nhờ vậy mà chống được quá trình lão hóa.Lycopen có trong cà chua chính là chất có tác dụng tiêu hủy gốc tự do cực mạnh.
Cà chua phòng chống bệnh tim: Tác dụng oxy hóa của các gốc tự do là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh về tim, mạch máu não (nhất là bệnh xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành và tai biến mạch máu não). Lycopen có trong quả cà chua có tác dụng phòng chống, bảo vệ tim mạch thông qua tác dụng phòng chống sự hình thành các cục máu đông trong lòng động mạch. Ở Mỹ và Nhật Bản dùng lycopen để chế ra các loại thuốc hạ huyết áp, giảm mỡ máu…
Cà chua chữa trị sinh lý yếu ở nam giới: Y học hiện đại đã chứng minh gốc tự do chính là thủ phạm làm yếu cơ quan sinh dục nam giới như giảm số lượng tinh trùng, làm tinh trùng yếu đuối, khiếm khuyết, làm giảm ham muốn tình dục… may thay lycopen trong cà chua là sát thủ cải thiện đáng kể chức năng sinh lý và nhu cầu tình dục ở nam giới.
Một số sản phẩm chế biến từ cà chua [1]
Sản phẩm cà chua chế biến đã trở thành mặt hàng tiêu thụ phong phú. Mức tiêu thụ cà chua trong khẩu phần ăn hàng ngày đã tăng mạnh trong 4 thập kỷ qua. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất đồ hộp với sự tham gia đáng kể các sản phẩm cà chua chế biến đã làm cho mức tiêu thụ sản phẩm cà chua chế biến tăng mạnh và ổn định. Một số sản phẩm chế biến từ cà chua phổ biến hiện nay như sau:
Đồ hộp cà chua nguyên quả: Đồ hộp cà chua nguyên quả là dạng gần với quả tự nhiên nhất, có thể dùng để xào nấu như cà chua tươi. Đồ hộp cà chua nguyên quả (hay đồ hộp cà chua tự nhiên) được chế biến ở hai dạng: không bóc vỏ và bóc vỏ. Sản phẩm được đóng trong nước muối loãng hoặc nước cà chua.
Cà chua cô đặc ( cà chua paste, puree cà chua): Cà chua cô đặc là một trong những sản phẩm chính của công nghiệp đồ hộp rau quả, được coi như bán chế phẩm dùng để chế biến các loại đồ hộp khác như: đồ hộp xốt các loại, nước xốt của đồ hộp thịt cá, rau, làm nguyên liệu nấu nướng… Cà chua cô đặc được phân loại theo độ khô thành phẩm như sau:
+ Độ khô thấp: 12 - 20%
+ Độ khô trung bình: 30 - 40%
+ Độ khô cao: 50 - 70 %
Mứt cà chua: Mứt cà chua được sản xuất từ quả tươi hoặc quả bán chế phẩm, dạng nguyên quả hay dạng miếng. Sản phẩm này được làm bằng cách cho thấm từ từ siro đường, đun lại, ngâm trong siro nhằm tăng lượng đường cho đến khi có thể bảo quản mà không bị hỏng.
Nước cà chua: Sản phẩm này có hai loại: nước cà chua ép (juice) và nước cà chua nghiền (nertarr). Cà chua được nghiền, lọc và tinh chế bột nhão ở dạng không đậm đặc, dạng này chứa chất khô không hòa tan từ thịt quả cà chua, sản phẩm này khi sử dụng thường không pha loãng hay cô đặc. Sản phẩm có màu đỏ tươi đặc trưng, trạng thái mịn, không phân lớp, có hương vị tự nhiên.
Nước xốt cà chua (catsup, ketchup): Làm trực tiếp từ nước cà chua tươi sau khi bỏ hạt, vỏ quả, lõi, có thể được làm từ bột cô đặc, nhưng thường được làm từ cà chua tươi. Trong quá trình chế biến có bổ sung thêm đường, giấm, muối, hành và gia vị khác.
Bột cà chua ( tomato powder): Có thể được làm thành nước uống hoặc như gia vị trong món súp. Việc sấy khô thường được thực hiện bằng phương pháp sấy trục hoặc sấy phun. Bột cà chua lý tưởng phải đảm bảo duy trì được chất lượng và dễ phân tán trong nước và giữ được hương tự nhiên, màu, vị, tính chất lý hóa của cà chua tươi.
Tương cà chua: Cà chua chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35148.doc