Lời mở đầu 1
Chương I 3
Một số vấn đề lý luận về Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3
I. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3
1. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam và vai trò của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3
2. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 7
2.1. Đối với chủ xe 7
2.2. Đối với người thứ ba 7
3.3. Đối với xã hội: 7
3. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 8
3.1. Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng 8
3.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện dưới hình thức bắt buộc. 8
3.3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới có áp dụng giới hạn trách nhiệm 9
II. Nội dung bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 10
1. Khái niệm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba. 10
2. Đối tượng bảo hiểm 10
3. Phạm vi bảo hiểm 12
4. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí 13
4.1. Phí bảo hiểm 13
4.2. Phương pháp tính phí 14
Bảng1: Biểu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC) Đơn vị: VND 17
III. Hợp đồng bảo hiểm 18
1. Hợp đồng bảo hiểm 18
2. Hiệu lực bảo hiểm. 18
3. Chuyển quyền sở hữu. 18
4. Hủy bỏ hợp đồng. 19
5. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. 19
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- Kiến nghị nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ theo nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ tại PJICO giai đoạn 1998 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bán hàng, có tác động lớn đến uy tín của công ty. Do tầm quan trọng của công tác này nên việc giám định bồi thường luôn được ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy PJICO thực hiện rất tốt khâu bồi thường, giải quyết nhanh gọn vì vậy tạo thêm nhiều niềm tin cho khách hàng. Do đó chắc chắn PJICO sẽ ngày càng phát triển. Tuy nhiên bồi thường nhanh chưa phải là hữu hiệu cho công ty vì thời gian bồi thường nhanh chóng, thủ tục bồi thường đơn giản sẽ dễ tạo điều kiện cho khách hàng có hành vi trục lợi. Nếu bị trục lợi sẽ gây nhiều hậu quả cho cả công ty và xã hội.
Tình hình bồi thường của PJICO thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình bồi thường của PJICO 1998-2002
Năm
STBT
(Triệu đồng)
Mức tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tốc độ tăng
Tương đối (%)
Tỷ lệ bồi thường
(%)
1998
43.437,248
-
-
45,08
1999
46.903,766
3.466,518
7,98
45,18
2000
49.130,489
2.226,723
4,75
48,66
2001
68.910,964
19.780,478
40,26
47,03
2002
76.900,000
7.989,036
11,59
43,74
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO
Cũng như doanh thu, chi bồi thường của công ty trong 5 năm qua cũng có những biến động thất thường. Năm 1999 là năm có tỷ lệ bồi thường cao nhất 48,66%. Năm 2000 có tỷ lệ bồi thường thấp nhất 39,73%. Tỷ lệ bồi thường biến động lên xuống, năm 2002 là 43,74% tức là 76.900 triệu đồng. Đây là tỷ lệ nói chung có thể chấp nhận được.
Sự biến động về tỷ lệ bồi thường qua các năm là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Tỷ lệ bồi thường của các văn phòng cũng như các chi nhánh của công ty có biến động.
- Tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ cũng có nhiều biến động.
Năm 2002 các nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao như: Bảo hiểm con người phi nhân thọ, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm học sinh. Riêng bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao là do: Số xe máy lưu hành tăng lên một cách đột biến, cơ sở hạ tầng đường bộ chưa được cải tiến, tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và trầm trọng.
Trong năm 2002, các chi nhánh có tỷ lệ bồi thường thấp như văn phòng công ty (38,4%), PJICO Đà Nẵng (30,2%). Các chi nhánh có tỷ kệ bồi thường cao như: PJICO Nghệ An (53,9%), PJICO Khánh Hòa (66,2%)…
Như vậy tỷ lệ bồi thường từng văn phòng, từng chi nhánh biến động làm cho tỷ lệ bồi thường toàn công ty cũng có biến động theo. Nhìn chung năm 2002 tỷ lệ bồi thường có giảm so với trước tuy nhiên tỷ lệ này còn cao so với một số công ty bảo hiểm khác trong nước.
So sánh tỷ lệ bồi thường với Bảo Việt ta thấy rõ được điều này:
- Năm 1998 số tiền bồi thường của Bảo Việt là 29.107 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường là 33,21%.
- Năm 1999 số tiền bồi thường là 23.700 triệu đồng với tỷ lệ bồi thường 31,65%.
- Năm 2000 số tiền bồi thường là 28.286 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường 37,32%.
- Năm 2001 số tiền bồi thường là 32.250 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường 38,32%.
- Năm 2002 số tiền bồi thường của Bảo Việt là 34.350 triệu đồng với tỷ lệ bồi thường 40,42%.
Như vậy tỷ lệ bồi thường của Bảo Việt thấp hơn nhiều so với của PJICO. Yêu cầu đặt ra cho công ty PJICO trong thời gian tới đó là phải thực hiện tốt hơn nữa, phát hiện và xử lí các vụ trục lợi bảo hiểm để giảm chi phí bồi thường sai.
4.6. Kết quả kinh doanh toàn công ty giai đoạn 1998- 2002
Bảng4: Lợi nhuận kinh doanh của PJICO 1998-2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Lợi nhuận trước thuế
11.800
7.700
8.900
9.200
12000
Thuế
5.100
2.300
2.700
2.900
3.600
Lợi nhuận sau thuế
6.700
5.400
6.200
6.300
8.400
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO
Lợi nhuận sau thuế của công ty ngày càng tăng, năm 1995 do công ty mới đi vào hoạt động nên chỉ đạt 2 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng dần và năm 2002 đã đạt 12 tỷ đồng trước thuế, nộp Ngân sách 3,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8,4 tỷ đồng. Đây là một kết quả khả quan đối với một công ty vừa mới đi vào hoạt động được 8 năm. PJICO đang cố gắng phấn đấu để đưa vị trí của mình vào tiềm thức khách hàng.
Công ty đạt được kết quả như vậy là do mọt số nguyên nhân cơ bản sau:
Thúc đẩy các chính sách Marketing, thực hiện quảng cáo sâu rộng, đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng.
Mở rộng các văn phòng, chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và trong cả nước.
Sử dụng rộng rãi mạng lưới đại lí, công tác viên bảo hiểm khắp cả nước.
Sử dụng đòn bẩy kinh tế, có chính sách khuyến mại, giảm giá, giảm phí cho khách hàng đúng mực, hợp lí.
Thường xuyên có hội nghị khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng gặp gỡ trao đổi thông tin, tạo uy tín cho công ty…
II. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại pjico.
Một nghiệp vụ bảo hiểm để tiến hành có hiệu quả bao giờ cũng tuân thủ theo một quy tắc nhất định, đó là quy trình triển khai nghiệp vụ. Cũng như các công ty bảo hiểm khác PJICO cũng tuân thủ theo một quy trình bao gồm các bước sau:
Khai thác .
Thu xếp tái bảo hiểm.
Đề phòng và hạn chế tổn thất.
Giám định và bồi thường
Dịch vụ khách hàng.
Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có thời hạn ngắn (1 năm), phí bảo hiểm thấp nên quy trình triển khai có phần rút gọn như sau:
Khâu khai thác bảo hiểm .
Khai thác là khâu đầu tiên có vị trí quan trọng không chỉ với một sản phẩm bảo hiểm mà nó quan trọng với toàn bộ sản phẩm khác của công ty vì: Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít, do đó chỉ thông qua việc khai thác được một số lượng hợp đồng lớn, PJICO mới lập được quỹ tài chính tập trung, đủ lớn để bồi thường. Do đó đây là khâu quyết định đến sự thành bại của công ty nói chung và của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba không chỉ đơn thuần là một sản phẩm bảo hiểm mà nó là một chính sách bắt buộc của Đảng và Nhà Nước bắt buộc mọi người phải thực hiện .
Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng, không thể xác định một cách cụ thể nên đa số chủ phương tiện xe cơ giới đều chưa nhận thức rõ ràng về vấn đề này. Do vậy công tác khai thác thực chất là qúa trình vận động tuyên truyền cho các chủ xe cũng như mọi người dân thấy được sự cần thiết, ý nghĩa, tác dụng và tính bắt buộc của nghiệp vụ để ký kết hợp đồng TNDS cho người thứ ba đối với xe của mình, xe đi thuê hay xe cho thuê sử dụng.
Công tác khai thác bao gồm 4 bước:
Bước1: Lập kế hoạch khai thác
Trong bước này bất cứ công ty bảo hiểm nào cũng như PJICO đều phải đưa ra một mức nhất định, có thể là doanh thu cũng có thể là số đầu xe tham gia bảo hiểm cần phải đạt được trong kỳ. Mức đưa ra phải thoả mãn nguyên tắc “số đông” và cả thu nhập mang lại cho công ty. PJICO phải có phương thức xác định phí khoa học, hợp lý để việc khai thác khách hàng thuận lợi hơn. trong quá trình hoạt động công ty phải nắm được năng lực của mình đến đâu, mạng lưới đại lý của mình như thế nào, khâu tổ chức ra sao và đặc biệt là phải xem xét sản phẩm của mình có điểm mạnh yếu như thế nào so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình của công ty.
Bước 2: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ trong khâu khai thác
Các chính sách xúc tiến hỗn hợp như tuyên truyền, quảng cáo, in ấn và phát tờ rơi,.. . Trong bước này công ty cần phải nâng cao biện pháp hỗ trợ để nâng cao danh tiếng của công ty nói chung và của sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 nói riêng để cho mọi người dân biết đến công ty và sản phẩm của công ty. Mặc dù trong thời gian qua PJICO đã in và phát tờ rơi giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, có thực hiện tài trợ cho các chương trình ca nhạc trên truyền hình tuy nhiên vẫn còn nhiều và rất nhiều người chưa biết đến công ty cũng như sản phẩm của công ty. Vì vậy PJICO cần phải khuyếch trương danh tiếng của công ty nhiều hơn nữa.
Bước 3:Tiến hành khai thác:
Thực chất là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thuyết phục và đi đến ký kết hợp đồng. Bao gồm các khâu:
Chuẩn bị tài liệu: Quy tắc bảo hiểm, biểu phí, giấy yêu cầu bảo hiểm
Giới thiệu sản phẩm .
Thu xếp hợp đồng bảo hiểm
Thu phí bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm .
Bước 4: Đánh giá kết quả khai thác.
Thực hiện tốt khâu khai thác chính là việc thực hiện tốt công tác tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo được khách hàng tiềm năng về phía mình và thuyết phục để họ mua sản phẩm của công ty. Ngay từ khi thành lập PJICO đã không ngừng mở rộng địa bàn khai thác, đặt nhiều văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2002 nhiều văn phòng đại diện được nâng lên làm chi nhánh và mở thêm nhiều văn phòng mới. Công ty đã có hàng trăm đại lý lớn nhỏ trong cả nước, tạo điều kiện khai thác triệt để và cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác.
Trong 5 năm từ năm 1998 đến năm 2002, số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm ở PJICO có xu hướng gia tăng.
Bảng 5: Tình hình tham gia BHTNDS tại PJICO giai đoạn 1998-2002
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Số xe thực tế lưu hành( chiếc)
- Ôtô
- Xe máy
5692035
468910
5.223.125
6132567
521683
5.610..000
6647703
565504
6.082.198
7611620
601520
7.010.100
10800400
607400
10.273.000
Số xe tham gia bảo hiểm( chiếc)
- Ôtô
- Xe máy
49.292
27.548
21.744
54.862
32.265
22.587
79.439
46.719
32.720
125.577
73.839
51.738
184.967
100.835
84.132
Tỷ lệ tham gia
- Ôtô
- Xe máy
0,865
5,87
0,416
0,894
6,16
0,402
1,19
8,26
0,537
1,65
12,27
0,738
1,7
16,60
0,820
Tốc độ phát triển xe lưu hành(lần)
- Ôtô
- Xe máy
-
-
-
1,078
1,113
1,074
1,085
1,084
1,084
1,145
1,064
1,153
1,419
1,009
1,465
Tốc độ phát triển xe tham gia(lần)
- Ôtô
- Xe máy
-
-
-
1,114
1,171
1,039
1,448
1,448
1,447
1,581
1,580
1,581
1,473
1,366
1,626
Nguồn: Phòng quản lý nghiệp vụ PJICO
Nhìn vào bảng trên cho thấy tốc độ phát triển xe cơ giới ngày càng tăng và tăng lên một cách đột biến, năm 1998 có 5.692.035 chiếc, đến năm 2002 đã có hơn 10.000.000 xe cơ giới tham gia giao thông với tốc độ phát triển định gốc năm 2002 so với năm 1998 đạt 22.837 lần ( 228.37%), số lượng xe ô tô và xe máy đều tăng lên một cách nhanh chóng. Sự tăng lên này là do nền kinh tế phát triển ổn định, nhanh chóng. Đặc biệt là khi Đảng và Nhà Nước có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty, tổ chức nước ngoài đầu tư và làm việc tại Việt Nam, luật kinh doanh năm 2002 đã có những bước đơn giản hoá các thủ tục thnàh lập doanh nghiệp, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ra đời... đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu kinh tế, làm tăng lên về số xe ô tô và xe máy rất nhiều. Tốc độ phát triển bình quân số xe ô tô lưu hành hàng năm đạt 1.229 lần, đây là một con số khá lớnsđối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Mặc dù với số lượng xe lưu hành thực tế lớn như vậy nhưng số xe tham gia bảo hiểm chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé so với số xe thực tế lưu hành, tuy tỷ lệ này đã tăng lên từ năm 1998 đến nay tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp , cụ thể:
Năm 1998 tỷ lệ tham gia chỉ đạt 0.865% ( trong đó ô tô chiếm 5.87%, xe máy chiếm 0.416%).
Năm 1999 tỷ lệ này có tăng lên nhưng không đáng kể và đạt 0.894%( trong đó ô tô chiếm 6.16%, xe máy 0.402%) .
Năm 2000 tỷ lệ này tăng cao hơn hẳn và đạt 1.19% ( trong đó ô tô chiếm 8.26%, xe máy 0.537%).
Năm 2001 đạt 1.65% ( ô tô 12.27%, xe ,máy 0.738%) .
Năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên đến 1.7% ( ô tô 16.6%, xe máy 0.82%).
Nhìn vào tỷ lệ tham gia bảo hiểm chúng ta sẽ thấy một điều rất phi lý, đó là tỷ lệ xe ô tô tham gia bảo hiểm lại lớn hơn rất nhiều xe máy tham gia bảo hiểm. Bởi vì thực tế số lượng xe máy tham gia giao thông lớn hơn rất nhiều số xe ô tô, nhưng tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại trái ngược hoàn toàn, tỷ lệ xe ô tô tham gia bảo hiểm gấp 12 lần xe máy tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không vô lý, bởi lẽ số lượng xe ô tô lưu hành được quản lý chặt chẽ hơn thông qua việc phối hợp với các trạm Đăng Kiểm để kiểm tra xe lưu hành và việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các chủ xe. Mặc dù xe mô tô cũng phải tiến hành kiểm tra theo định kỳ như xe ô tô tuy nhiên nhiều chủ xe thường xuyên trốn tránh và thường không tham gia bảo hiểm. Như vậy PJICO chưa khai thác triệt để số xe máy tham gia bảo hiểm TNDS. Mặc dù từ năm 2002 trở về trước loại hình bảo hiểm này phải thực hiện bắt buộc theo nghị định 115CP của Chính phủ, tuy nhiên nhận thức của người dân, của các chủ phương tiện cơ giới chưa sâu sắc và chưa triệt để, toàn diện nên các chủ phương tiện chưa tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện nhất là đối với các chủ xe máy. Các chủ xe máy hầu hết chỉ đăng ký tham gia bảo hiểm một lần khi đăng ký xe mới, hết hiệu lực bảo hiểm thì không tái tục, mặt khác khâu mua bảo hiểm khi đăng ký xe Bảo Việt độc quyền nên làm cho số xe máy tham gia bảo hiểm của PJICO cũng bị hạn chế.
Phân tích cụ thể cho từng năm cho thấy:
Năm 1999 là năm có tốc độ tăng số đầu xe tham gia bảo hiểm thấp nhất chỉ ở mức 11,4% ( ô tô 17,1%, xe máy 3,9%) so với năm 1998, mặc dầu năm 1999 là năm xe máy Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành rẻ, phù hợp với mức sống của người dân, và đã được tiêu thụ với một khối lượng không nhỏ, tuy nhiên số đầu xe tham gia bảo hiểm của công ty vẫn thấp, đó là do: Số lượng xe máy mới được tiêu thụ không tham gia bảo hiểm ở công ty do Bảo Việt đã phối hợp với các cơ quan chức năng và trạm đăng kiểm để bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba, khi hết hạn bảo hiểm chủ xe không tái tục hợp đồng hoặc nếu có mua thì cũng chỉ mua của công ty Bảo Việt. Một nguyên nhân khiến cho số người tham gia bảo hiểm ở PJICO ít là do danh tiếng của công ty chưa đi vào người dân như Bảo Việt nên người tham gia bảo hiểm còn e ngại. Mặc dù năm 1999 tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm thấp nhưng vẫn đảm bảo cao hơn tốc độ tăng số xe thực tế lưu hành(7.8%).
Năm 2000 và 2001 diễn ra cuộc cạnh tranh của các hãng sản xuất xe máy, đặc biệt khi sản phẩm xe máy wavea ra đời với giá rẻ, cạnh tranh với xe Trung Quốc, đồng thời nhiều hãng ô tô đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ô tô hiện đại tại Việt Nam và tăng cường các hoạt động khai thác thị trường nội địa dẫn đến tăng số xe ô tô và số xe máy lưu hành trên toàn quốc. Năm 2000 số xe thực tế lưu hành đạt 6.647.703 chiếc tăng 108,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng 114,5% so với năm 2000, do đó số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên, năm 2000 tăng 144,8% so với năm 1999, năm 2001 tăng 158,1% so với năm 2000, tốc độ phát triển của xe máy và xe ô tô trong hai năm này là khá đều, chứng tỏ PJICO đã làm tốt hơn trong khâu khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Năm 2001 là năm diễn ra sự kiện khủng bố trên thế giới, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty, tuy nhiên với tốc độ phát triển về số xe tham gia bảo hiểm như vậy là khá ngoạn mục.
Năm 2002 là năm có tốc độ phát triển xe cơ giới lưu hành lớn nhất, năm 2001 số xe ô tô đã sản xuất, lắp ráp mới là 12.288 chiếc, tổng số xe ô tô đã nhập khẩu là 23.875 chiếc và tổng số xe máy lắp ráp mới là 2.169.398 chiếc. Tình hình thị trường như vậy tạo tiền đề cho năm 2002 có số xe lưu hành tăng lên, do đ làm cho số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên. Năm 2002 số xe tham gia bảo hiểm đã đạt được là 184.967 xe tăng 147,3% so với năm 2001, trong đó ô tô chiếm 100.835 chiếc tăng 136,6% và xe máy 84.132 chiếc tăng162,6% so với năm 2001.
Sự tăng lên như vậy cho thấy ngày càng có nhiều khách hàng đặt niềm tin vào công ty và cũng nhờ chính lòng tin từ phía khách hàng đã đưa đến cho PJICO kết quả khá khả quan trong doanh thu phí bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba. Tuy nhiên trong khâu khai thác còn rất nhiều hạn chế , cần sớm được khắc phục. Những hạn chế này xuất phát từ:
Số cán bộ nhân viên trong các văn phòng có trình độ đại học nhiều, tuy nhiên đại đa số đều làm việc trái ngành, trình độ chuyên môn thấp.
Công ty chưa biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các ngành, các cấp có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để khai thác hết tiềm năng bảo hiểm như phối hợp để bán bảo hiểm trực tiếp cho khách hàng mua xe và đăng kí xe mới.
Công tác tuyên truyền, quảng cáo của công ty còn nhiều hạn chế.
Do chủ xe và lái xe chưa nhận thức đúng và đủ về ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba nên chưa tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện.
Cơ quan chức năng chưa kiểm tra chặt chẽ giấy tờ như giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Mặc dù từ năm 2002 trở về trước bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã mang tính bắt buộc nhưng vẫn chưa có biện pháp xử phạt nếu thiếu giấy chứng nhận. Từ khi có Nghị định 15/ 2003/NĐ - CP ra đời thì việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã tăng lên, đã có các quy định xử phạt khi thiếu giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Năm 2003 sẽ có doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự tăng lên một cách đột biến, còn từ năm 2002 trở về trước doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau:
Bảng 6: Doanh thu phí bảo hiểm TNDS
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
Số xe tham gia bảo hiểm
Chiếc
49.292
54.862
79.439
125.577
184.967
Doanh thu phí BH TNDS
Triệu đồng
6.058
6.793
9.731
15.605
22.424
Tốc độ tăng DT phí
%
-
12,13
43,25
60,36
43,70
Mức tăng tuyệt đối DT phí
Triệu đồng
-
435
2.938
5.874
6.819
Doanh thu phí toàn công ty
Triệu đồng
96.353
96.400
123.655
146.538
175.800
Tỷ trọng DT phí BH TNDS
%
6,29
7,05
7,87
10,65
12,76
Nguồn: Phòng tổng hợp PJICO
Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của công ty nhìn chung tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 cả về tương đối và tuyệt đối. Năm 1998 đạt 6.058 triệu đồng, năm 1999 đạt 6.793 triệu , tăng 12,13% tương đương với mức tăng là 735 triệu đồng so với năm 1998
Năm 2000 doanh thu phí nghiệp vụ của công ty đạt 9731 triệu, tăng 43,25% với mức tăng tuyệt đối là 2.938 triệu so với năm 1999
Năm 2001 doanh thu tăng 60,36% tức tăng 5.874 triệu so với năm 2000 và đạt 15.605 triệu đồng.
Năm 2002 doanh thu phí cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trong năm này thấp hơn năm 2001 với mức tăng là 6.819 triệu đồng tương đương với 43,70% so với năm 2001.
Doanh thu phí của công ty hàng năm đều tăng lên với một mức nhất định, đây là một kết quả đáng mừng mà công ty đã phấn đấu trong 8 năm qua. Kết quả này đạt được xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
- Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, nhu cầu đi lại ngày càng lớn, số xe ô tô và xe máy ngày càng tăng, làm cho số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên. Do đó doanh thu phí của công ty theo đó tăng lên.
- Do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên công ty, họ đã biết thuyết phục, lôi kéo khách hàng làm cho số người tham gia bảo hiểm ngày càng lớn. Đây là nguyên nhân chủ quan và rất quan trọng, bởi lẽ thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm là rất khó, khách hàng thường xuyên có thói quen dùng sản phẩm của doanh nghiệp quen thuộc. Pjico mới được thành lập chưa lâu, người dân chưa biết đến công ty một cách phổ biến do đó cán bộ nhân viên khai thác của công ty đã phải nỗ lực hết mình mới mang lại kết quả như vậy.
- Nhận thức của người dân về bảo hiểm ngày càng được nâng cao, nhất là các chủ xe ô tô họ tự nhận thấy việc tham gia bảo hiểm giúp họ ổn định vật chất và tinh thần khi tai nạn xảy ra, họ nhận thức được bảo hiểm là tấm lá chắn hữu ích giúp họ vững vàng tay lái.
Đi liền với doanh thu phí bảo hiểm TNDS ngày càng tăng, tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ của công ty cũng chiếm một tỷ lệ khá tốt. Công ty triển khai hơn 40 nghiệp vụ trong đó nghiệp vụ bảo hiểm TNDS đã chiếm tỷ lệ 6,29% (năm 1998), 7,05% (năm 1999), 7,87% (năm 2000), 10,65% (năm 2001) và 12,76% (năm 2002). Đây là một tỷ trọng tương đối lớn và ngày một lớn hơn trong công ty chứng tỏ công ty rất chú trọng việc khai thác bảo hiểm TNDS và thực hiện chính sách của Nhà nước về nâng cao tính bắt buộc của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Tốc độ tăng số xe máy lưu thông cao hơn tốc độ tăng về số xe ô tô, nhưng tốc độ tăng số xe ô tô tham gia bảo hiểm lớn hơn xe máy. Mặt khác, phí bảo hiểm đầu xe ô tô lớn hơn rất nhiều phí bảo hiểm xe máy và chủ phương tiện ô tô tham gia vì nhận thấy rủi ro trong việc điều khiển xe của họ mua mức trách nhiệm cao còn chủ xe máy thực hiện chủ yếu là để đối phó. Tất cả những điều này làm cho phí thu về bảo hiểm của xe ô tô lớn hơn phí thu của bảo hiểm xe máy.
Bảng7: Doanh thu phí theo cơ cấu xe.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu phí BHTNDS
Trđ
6058
6793
9731
15605
22424
Doanh thu phí BHTNDS xe ôtô
Trđ
5.573,36
6.236,6
9.053,8
13.900,74
19.975,36
Tỷ lệ doanh thu
%
92
91,8
93
89
89,1
Doanh thu phí BHTNDS xe máy
Trđ
484,64
556,4
677,2
1.704,26
2.448,4
Tỷ lệ doanh thu
%
8
8,2
7
11
10,9
Nguồn:Phòng tổng hợp Pjico
Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của từng loại xe tăng lên hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước và luôn đạt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu phí bảo hiểm của chủ xe ôtô lớn hơn nhiều doanh thu phí thu từ chủ xe máy, doanh thu phí của chủ xe máy chỉ chiếm khoảng 9% trong khi đó doanh thu từ chủ xe ô tô là rất lớn trong tổng số phí thu được. Tỷ trọng phí thu từ xe máy cao nhất chỉ đạt 10,9% năm 2002, trong khi đó của chủ xe ô tô năm có tỷ trọng cao nhất là 93%. Như vậy công ty bảo hiểm cần phải có kế hoạch để khai thác tốt hơn số đầu xe máy tham gia bảo hiểm, có kế hoạch khai thác triệt để thị trường bảo hiểm xe máy.
Nhìn chung về hoạt động khai thác của PJICO là có kết quả, tuy nhiên trong một nghiệp vụ chỉ nhìn về kết quả chưa thể đánh giá hết chất lượng của nghiệp vụ. Do đó chúng ta phải xét đến hiệu quả của nghiệp vụ, phải tính đến chi phí bỏ ra trong khâu khai thác để đạt được kết quả đó.
Bảng 8: Hiệu quả khai thác bảo hiểm TNDS giai đoạn 1998- 2002.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
2002
DT phí nghiệp vụ
Trđ
6.058
6.793
9.731
15.605
22.424
Chi phí khai thác
Trđ
167,2
269
448,6
539,9
506,78
Tốc độ tăng DT
%
_
12,13
55,36
60,36
43,66
Tốc độ tăng CP
%
_
60,86
66,76
20,35
-6,13
Hiệu quả khai thác(DT/CP)
_
36,23
25,25
21,69
28,90
44,25
Nguồn: Phòng tổng hợp PJICO
Chi phí khai thác trong hai năm 1999 và 2000 tăng nhanh, năm 1999 tăng 60,86% so với năm 1998, nhưng sang năm 2001 chi phí này chỉ tăng 20,35% so với năm 1999. Năm 2002 chi phí khai thác giảm 6,13%. Bởi lẽ năm này tốc độ tăng về doanh thu phí cũng thấp hơn những năm khác nên tốc độ tăng chi phí cũng thấp hơn là phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên hiệu quả khai thác nghiệp vụ nhìn chung là tốt, năm 1998 một đồng chi phí bỏ ra đã tạo ra được 36,23 đồng doanh thu phí, đây là một con số quả là không nhỏ đối với một công ty vừa mới bước vào thị trường bảo hiểm chỉ có 3 năm. Những năm tiếp theo từ năm 1999 đến năm 2001 hiệu quả này có giảm (25,25; 21,69; 28,90) nhưng vẫn ở mức độ cao. Đến năm 2002 hiệu quả khai thác tăng lên đáng kể và tối ưu nhất trong giai đoạn, với một đồng chi phí bỏ ra đã thu lại được 44,25 đồng doanh thu phí.
Tình hình kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, triển vọng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ngày càng tăng, PJICO cần duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả khai thác nghiệp vụ làm sao cho thị phần về nghiệp vụ bảo hiểm này của công ty không thua kém bất kỳ một công ty nào khác trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2.Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Đề phòng và hạn chế tổn thất là một khâu không thể thiếu được của bất cứ một nghiệp vụ bảo hiểm nào. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự càng không thể thiếu được khâu đề phòng và hạn chế tổn thất. Bởi lẽ tình hình tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ngày càng phức tạp và nguy hiểm, có những vụ tai nạn xảy ra mang tính thảm hoạ. Do vậy khi nhận bảo hiểm cho khách hàng thì công ty phải tìm mọi cách để đề phòng hạn chế và kiểm soát rủi ro.
Nếu làm tốt khâu này thì số vụ tổn thất sẽ giảm đi, do đó số tiền bồi thường sẽ giảm xuống, hiệu quả của công ty sẽ tốt hơn rất nhiều. Chi phí bỏ ra để thực hiện các biện pháp đè phòng và hạn chế tổn thất có thể là rất lớn, nhưng xét về hiệu quả của nó mang lại thì lớn hơn, tai nạn xảy ra sẽ tăng số tiền bồi thường, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Kiểm soát rủi ro, mang lại sự an toàn, cảm giác bình yên và tâm lý thoải mái cho mọi người cả trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất kinh doanh .
Bởi vậy ngay từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này PJICO luôn luôn quan tâm chú trọng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, các biện pháp công ty đã sử dụng là:
Phối hợp với các ngành giao thông xây dựng hàng loạt đường lánh nạn và các rào chắn ở một số đoạn đường nguy hiểm như đèo Măng Găng, đèo Hải Vân, đèo Gió, đèo Ngoạn Mục.
Công ty cũng tiến hành phối hợp với các cơ quan, ngành giao thông công chính, phòng cảnh sát giao thông thực hiện tuyên truyền về luật an toàn giao thông nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của nhân dân và của các chủ phương tiện cơ giới.
Đối với các ngành đường sắt, công ty tiến hành lắp các lưới chống gạch đá và lắp các barie để tránh các nơi có đường bộ giao với đường sắt. Công ty cũng lắp đặt các Pa-nô, áp phích, biển báo góp phần nhắc nhở người dân và ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0002.doc