Nội Dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI T BA 3
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHTNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3
1. Sự cần thiết khách quan phải thực hiện BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba . 3
2. Tác dụng của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 5
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 6
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 7
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 7
1.1. Đối tượng bảo hiểm 7
1.2. Phạm vi bảo hiểm 9
2. Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm 11
2.1. Khái niệm 11
2.2. Phương pháp xác định phí 11
2.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm 13
3. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 16
3.1 Chủ xe cơ giới 16
3.2 Công ty bảo hiểm 17
4. Công tác giám định- bồi thường 18
4.1 Thiệt hại của người thứ 3 18
4.2 Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm 19
PHẦN II23TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY PJICO 23
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 23
1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2. Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động kinh doanh 24
3. Các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai 26
4. Kết quả hoạt động kinh doanh 26
5. Định hướng và chỉ tiêu kinh doanh năm 2003 27
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BHTNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI PJICO 28
1. Công tác khai khác 28
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 38
3. Công tác giám định-bồi thường 44
3.1. Công tác giám định 44
3.2. Công tác bồi thường 47
4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 của PJICO giai đoạn 1998-2002. 51
PHẦN III 57MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BẮT BUỘC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY PJICO 57
I. NHỮNG ĐIỂM THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI CƠ BẢN CỦA PJICO 57
1. Thuận lợi 57
2. Khó khăn_tồn tại 58
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 59
1.Mục tiêu của Công ty đặt ra đối với nghiệp vụ trong thời gian tới 59
2. Một số kiến nghị 60
2.1. Trong công tác khai thác 60
2.2. Trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất 62
2.3. Trong công tác giám định-bồi thường 63
2.4. Các công tác khác 64
KẾT LUẬN 65
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,913
2,356
4,690
Phí nhượng TBH
44,825
35,526
33,600
46,000
53,500
Thu bồi thường
nhượng TBH
(18,903)
(18,348)
(13,440)
(13,500)
(12,700)
Lợi nhuận trước thuế
11,8
7,7
8,9
9,2
12
Chi trả cổ tức (%/năm)
14,4
12
12
12
15
Nguồn: Báo cáo của Bộ Tài Chính về tình hình thu chi của công ty PJICO (1998-2002)
Nhìn chung doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty tăng lên qua các năm. Riêng năm 1999 doanh thu bảo hiểm gốc chỉ đạt 92,43 tỷ đồng, giảm ~ 15% so với năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Năm 2001 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề trong đó có ngành bảo hiểm, nhưng công ty vẫn cố gắng phấn đấu đứng vững và đạt doanh thu bảo hiểm gốc là 138,3 tỷ đồng. Năm 2002 phí bảo hiểm gốc của PJICO là 175,8 tỷ đồng, tăng trưởng 27,11% so với năm 2001.
Các chỉ tiêu khác cũng khá khả quan: Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng dần từ năm 2000 và đạt 12 tỷ đồng vào năm 2002. Tỷ lệ chi trả cổ tức giữ ở mức 12%/ năm trong 3 năm 1999, 2000, 2001. Năm 2002 tỷ lệ này tăng cao, đạt 15%/năm, tăng trưởng 25% so với năm 2001.
Như vậy, qua 7 năm hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex luôn đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngày càng củng cố được vị trí và uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước, có sức cạnh tranh đáng kể với các công ty bảo hiểm lớn và lâu đời.
5. Định hướng và chỉ tiêu kinh doanh năm 2003
Những định hướng lớn
Nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục phát triển và nâng cao thị phần.
Thực hiện chiến lược phát triển kết hợp với hiệu quả, trong đó ưu tiên chiến lược phát triển gia tăng, khách hàng, doanh số, thị phần…
Đa dạng hoá danh mục đầu tư, tích cực tham gia đầu tư vào các công ty cổ phần có chất lượng và các dự án có hiệu quả cao...
Các mục tiêu kinh doanh
Tổng thu kinh doanh: 300 tỷ, tăng trưởng 42%. Trong đó:
Phí bảo hiểm gốc 245 tỷ, tăng 40%;
Thu nhận tái 25 tỷ, tăng 78%;
Hoa hồng nhượng tái 18 tỷ, tăng 35%;
Thu đầu tư 12 tỷ, tăng 26%.
Lợi nhuận trước thuế: 18 tỷ, tăng 50%.
Cổ tức: 15%.
II. Tình hình thực hiện nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICo
1. Công tác khai khác
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ đặc biệt bởi nó chỉ là sự cam kết của người bảo hiểm với người tham gia về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm cho những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Như vậy, lời cam kết là sản phẩm vô hình mà cả người bán lẫn người mua không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, mầu sắc…Hơn nữa, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi, bởi nhà bảo hiểm không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra để phải bồi thường và người tham gia bảo hiểm cũng không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với mình để được nhận tiền bảo hiểm. Họ mua bảo hiểm chỉ mong có một tấm lá chắn cho mình trong lúc không may gặp phải rủi ro. Bởi thế, công tác khai thác bảo hiểm rất khác so với việc khai thác các sản phẩm thông thường.
Công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thực chất là quá trình vận động, giới thiệu, tuyên truyền cho các chủ xe cũng như người dân thấy được sự cần thiết, ý nghĩa, tác dụng và tính chất bắt buộc của nghiệp vụ để từ đó đi đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cho mình hoặc cho lái xe mà mình thuê trong quá trình vận hành sử dụng xe.
Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Do đó, nó có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm đó.
Công ty PJICO do gia nhập thị trường bảo hiểm muộn hơn so với các công ty bảo hiểm khác nên rất chú trọng đến công tác khai thác sản phẩm. Khẩu hiệu cho công tác khai thác của công ty đó là: “năng động, tích cực, khoa học, nhanh chóng và tôn trọng lợi ích của khách hàng cũng như của đại lý và cộng tác viên”. Phương châm hoạt động là: “lấy chữ tín làm trọng, tất cả vì lợi ích của khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ khách hàng”.
Bởi vậy ngay từ khi bắt đầu hoạt động, và đặc biệt là từ ra đời Nghị định 155/CP/1997 của Chính phủ quy định: chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, PJICO đã tiến hành khai thác và không ngừng mở rộng địa bàn khai thác, đặt thêm nhiều Chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh...Hàng trăm đại lý, cộng tác viên được tuyển dụng trong cả nước, các tổng đại lý được mở rộng ở các khu vực trọng điểm, nhiều người qua lại, thuận tiện cho việc mua bán bảo hiểm như: các trạm xăng dầu, trạm thu phí cầu đường, các trường đại học, khu tập thể...nhằm thực hiện khai thác một cách tốt nhất, tiếp cận được với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tham gia bảo hiểm của công ty. Đồng thời công ty còn phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Giao thông vận tải, lực lượng Công an, Cảnh sát giao thông... cùng giám sát và triển khai nghiệp vụ.
Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và những khó khăn phải đối mặt của một công ty bảo hiểm mới, PJICO vẫn đạt được những kết quả đáng kể.
Bảng 5: Tình hình tham gia BHTNDS tại PJICO (1998-2002)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Số xe thực tế
lưu hành (chiếc)
Ôtô
Xe máy
4.817.032
435.768
4.381.264
5.421.030
470.200
4.950.830
6988.000
510.000
6.478.000
8.952.930
557.092
8.395.835
10.880.400
607.400
10.273.000
Số xe tham gia
bảo hiểm (chiếc)
- Ôtô
Xe máy
41.667
25.512
16.155
48.247
30.866
17.381
72.421
45.321
27.100
115.909
67.785
48.124
183.845
105.785
78.060
Tỷ lệ tham gia
bảo hiểm (%)
Ôtô
Xe máy
0,86
5,85
0,37
0,89
6,56
0,35
1,05
8,89
0,40
1,30
12,16
0,57
1,70
17,41
0,76
Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ công ty PJICO
Qua Bảng 5 cho thấy: Lượng xe cơ giới lưu hành thực tế tăng dần qua các năm.
Năm 1998, tổng số xe là 4.817.032 chiếc, trong đó ôtô: 435.768 chiếc, xe máy: 4.381.264 chiếc.
Đến năm 2000, tổng số xe đã lên đến 6.988.000 chiếc. Năm 2001 tổng số xe lưu hành là 8.952.930 xe, tăng 28,12% so với năm 2000.
Năm 2002 có tổng lượng xe tham gia lưu thông là lớn nhất: 10.880.400 chiếc, gấp gần 2,3 lần so với năm 1998.
Ba năm 2000, 2001, 2002 lượng xe cơ giới lưu hành tăng lên một cách đột biến, đặc biệt là xe máy:
- Năm 2000, số lượng xe máy là 6.478.000 chiếc, tăng thêm 30,84% so với năm 1999_về số tuyệt đối là 1.527.170 chiếc.
Năm 2001, số lượng xe máy là 8.395.835 chiếc, tăng thêm 29,60% so với năm 2000_về số tuyệt đối là 1.917.835 chiếc.
Năm 2002, lượng xe máy vẫn tiếp tục tăng nhanh, tăng thêm 22,3% so với năm 2001 và về số tuyệt đối là 1.877.165 chiếc.
Sở dĩ có sự gia tăng đột biến đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn hiện nay là gần 450 USD/năm. Nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống được đáp ứng một cách thoả đáng trong đó có nhu cầu đi lại.
Năm 2000 và 2001, xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá cả rất rẻ, đáp ứng được nhu cầu của rất đông người lao động có thu nhập thấp. Ngoài ra giá của xe máy do Việt Nam lắp ráp và sản xuất cũng rất thấp, vì vậy chỉ cần hơn 10 triệu đồng đã có thể mua được một chiếc xe máy. Hơn nữa mấy năm trở lại đây, nhiều hãng ôtô đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ôtô tại Việt Nam và tăng cường công tác khai thác thị trường nội địa, do đó lượng ôtô và xe máy tăng lưu hành tăng nhanh.
Phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày một tăng nên phương tiện giao thông của cá nhân và các tổ chức vẫn phát huy được ưu thế.
Nền kinh tế phát triển, quan hệ giao lưu trong nước và quốc tế được mở rộng làm cho nhu cầu lưu thông ngày một tăng lên…
Lượng xe cơ giới tăng lên nên số đầu xe tham gia bảo hiểm tại PJICO cũng ngày một tăng lên.
Năm 1998 số xe cơ giới tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là 41.667 chiếc với tỷ lệ tham gia là 0,86% thì đến năm 2002 số đó đã là 183.845 chiếc, chiếm 1,70% tổng số xe lưu hành thực tế. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty tăng lên rất nhanh. Mặc dù mới tham gia vào thị trường bảo hiểm nhưng PJICO vẫn đủ sức cạnh tranh với các công ty bảo hiểm có tên tuổi. Nhưng giai đoạn 1998-1999 lượng xe tham gia bảo hiểm tại công ty lại tăng chậm: năm 1999 tỷ lệ tham gia bảo hiểm chỉ là 0,89% so với 0,86% của năm 1998. Đây là giai đoạn phát triển chậm nhất của công ty.
Số lượng xe máy tham gia lưu thông lớn hơn gấp nhiều lần so với xe ôtô nhưng tỷ lệ tham gia BHTNDS tại PJICO lại thấp hơn nhiều so với xe ôtô. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ là do tính bắt buộc của BHTNDS đối với xe máy là chưa cao, chưa có chế tài xử phạt cụ thể, hơn nữa công ty cũng chưa thực sự tập trung khai thác đối với xe máy. Điều này đặt ra một nhiệm vụ cho công ty PJICO trong thời gian tới cần phải tích cực hơn nữa trong công tác khai thác đối với lượng xe máy trong lưu thông nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO, góp phần tăng doanh thu cho công ty. Đây là một thị trường còn rất tiềm năng.
Đối với ôtô
Số lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm tại PJICO có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
Số lượng xe ôtô lưu hành giai đoạn 1998-2002 tăng trung bình ~ 42.900 xe, tức là khoảng 8,6%/năm.
Số lượng xe tham gia BHTNDS tại PJICO năm 1998 là 25.512 chiếc trên tổng số 435.768 xe lưu hành, chiếm 5,85%.
Năm 1999 tổng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc là 167.625 xe, trong đó tham gia tại công ty là 30.866 xe chiếm 18,41%. Tuy nhiên tỷ lệ tham gia năm 1999 lại tăng chậm nhất, chỉ đạt 6,56%, tăng trưởng 12,14% so với năm 1998.
Năm 2000 số lượng xe ôtô tham gia tại công ty đã là 45.321, gấp 1,47 lần so với năm 1999 và chiếm ~ 25% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
Năm 2001 là thời kỳ tốc độ gia tăng về tỷ lệ tham gia bảo hiểm là lớn nhất. Tỷ lệ tham gia là 12,16%, tăng so với năm 2000 là 37,78%. Đây là giai đoạn đất nước đã hoàn toàn phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và bước vào giai đoạn tăng trưởng, lượng xe lưu hành tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại PJICO.
Tính đến hết năm 2002, tổng số xe ôtô tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty là 105.785 xe chiếm 17,41% số xe lưu hành trên toàn quốc trong năm.
Tỷ lệ ôtô tham gia bảo hiểm bình quân trong giai đoạn này mới chỉ vào khoảng 40%, trong đó tham gia tại PJICO là 10,88%. Điều này chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng được củng cố và mở rộng.
Đối với xe máy
Lượng xe máy có trên toàn quốc tăng lên rất nhanh qua các năm nhưng tỷ lệ tham gia BHTNDS tại công ty lại rất thấp.
Năm 1998 tổng số xe máy lưu hành trên toàn quốc là 4.381.264 chiếc, tham gia bảo hiểm tại PJICO là 16.155 xe, chiếm 0,37%. Sang năm 1999, tỉ lệ tham gia này không tăng mà còn giảm xuống còn 0,35%. Như vậy tỉ lệ này là quá thấp, ngoài lí do chung của nền kinh tế thì chứng tỏ công ty chưa có sự quan tâm thỏa đáng vào việc khai tác nghiệp vụ này đối với xe máy.
Năm 2000 lượng xe máy tham gia lưu thông tăng lên một cách đột biến, thêm 1.527.170 chiếc, do vậy tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại công ty cũng tăng lên 0,4%. Tuy vậy tỷ lệ này vẫn còn thấp, một phần do lượng xe tham gia lưu thông tăng rất nhanh trong khi đó số xe tham gia bảo hiểm chỉ tăng nhẹ.
Năm 2001 số xe máy tăng so với năm 1998 là 91,63% nhưng tỷ lệ tham gia bảo hiểm trên toàn quốc lại giảm từ 13,83% năm 1998 xuống còn 10,9% năm 2001. Đây phải chăng là một nghịch lý.
Trong khi đó tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại PJICO lại tăng: 0,37% năm 1998 lên 0,57% năm 2001. Kết quả này phản ánh sức bật khá tốt của công ty, trong điều kiện chung của thị trường năm 2001 bị ảnh hưởng bởi sự kiện khủng bố ngày 11/9 làm cho giá xăng dầu tăng lên.
Năm 2002, công ty PJICO có sự thay đổi và bổ sung cán bộ quản lí, phân cấp toàn bộ việc tuyển dụng, kí kết hợp đồng cho giám đốc các chi nhánh nhằm tăng cường tính chủ động. Ngoài ra tại các chi nhánh và văn phòng luôn tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Những sự thay đổi và tăng cường trên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả khai thác của công ty, trong đó có nghiệp vụ BHTNDS. Trong năm công ty đã khai thác được 78.060 xe trên tổng số 10.273.000 xe lưu hành, chiếm 0,76%.
Đây là một kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự cố gắng nỗ lực và sự đổi mới phù hợp trong hoạt động của công ty trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua còn chứng tỏ rằng uy tín của công ty ngày càng được nâng cao và ngày càng có nhiều khách hàng đạt niềm tin vào PJICO.
Tuy vậy, so với các công ty bảo hiểm khác như Bảo Việt, Bảo Minh thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm xe máy hiện nay tại công ty vẫn còn thấp. Trong thời gian tới, PJICO cần phải có những chiến lược xúc tiến hiệu quả để kết quả khai thác đạt được cao hơn nữa.
Một số yếu tố tác động đến hoạt động khai thác của công ty PJICO
Yếu tố khách quan
Từ phía người tham gia: ý thức tham gia bảo hiểm của các chủ phương tiện cơ giới là chưa cao, hầu hết là do bắt buộc. Họ luôn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHTNDS ở các công ty bảo hiểm trong đó có PJICO. Người tham gia bảo hiểm chưa nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa và tác dụng của việc tham gia BHTNDS đối với người thứ ba. Họ còn nghi ngờ về việc được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm vì cho rằng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra khó có thể đòi được tiền bồi thường do thủ tục rườm rà, phức tạp và mất thời gian. Đây cũng là một vấn đề mà các công ty cần phải quan tâm.
Ngoài ra, các chủ xe chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về công ty cũng như về thị trường bảo hiểm. Họ luôn có suy nghĩ là tham gia bảo hiểm tại công ty của Nhà nước vẫn đảm bảo hơn là tại một công ty cổ phần.
Từ phía thị trường: Do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nhiều công ty đã hạ phí xuống một cách tùy tiện không theo quy định của Bộ Tài Chính, làm cho PJICO bị động nên việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gặp nhiều khó khăn.
Công tác kiểm tra, kiểm soát việc tham gia bảo hiểm của các cơ quan có chức năng như Công an, Cảnh sát giao thông là chưa rõ ràng và chặt chẽ…
Yếu tố chủ quan
Công ty chưa quan tâm thỏa đáng đến công tác khai thác BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đặc biệt là xe máy.
PJICO chưa nhạy bén, chưa thực sự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng do vậy kết quả khai thác không cao.
Trình độ chuyên môn và đặc biệt là kinh nghiệm khai thác của cán bộ nhân viên của công ty chưa cao. Mặc dù hơn 95% cán bộ nhân viên có trình độ Đại học nhưng tỷ lệ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm lại thấp.
Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, do vậy người dân không hiểu được rõ về lợi ích và tác dụng cũng như nghĩa vụ tham gia BHTNDS. Các hoạt động quảng cáo về công ty rất ít nên nhiều cá nhân, tổ chức vẫn chưa biết nhiều về công ty vì vậy không tin tưởng để tham gia bảo hiểm…
Về Doanh thu phí BHTNDS xe cơ giới giai đoạn 1998-2002.
Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty vẫn có được những kết quả khả quan. Doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn tăng đều qua các năm và đặc biệt là 2 năm trở lại đây. Cụ thể:
Bảng 6: Doanh thu phí BHTNDS xe cơ giới giai đoạn 1998-2002
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu phí ôtô
5.573,36
6.236,60
9.053,80
13.900,70
19.461,15
Doanh thu phí xe máy
484,64
556,19
677,49
1.704,56
2.961,85
Doanh thu phí nghiệp vụ
6.058
6.792,79
9.731,30
15.605,30
22.423
Tổng doanh thu phí BH
gốc toàn công ty
108.740
92.430
109.770
138.300
175.800
Tỷ trọng doanh thu BHTNDS (%)
5,57
7,35
8,86
11,28
12,75
Nguồn: Phòng kế toán công ty PJICO
Số liệu Bảng 6 cho thấy doanh thu nghiệp vụ tăng dần qua các năm. Điều này là hợp lí vì số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên và không có sự tăng giảm thất thường.
Ba năm 2000, 2001, 2002 doanh thu tăng nhanh do số xe lưu hành tăng đột biến cả ôtô và xe máy dẫn đến số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm tại công ty cũng tăng nhanh:
Năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm là 79.439 xe, tương ứng với doanh thu là 9731,3 triệu đồng.
Năm 2001 doanh thu phí là 15.605,2 triệu đồng, chiếm 11,28% doanh thu phí toàn công ty.
Năm 2002 doanh thu đem lại là 22.423 triệu đồng, tương đương với 12,93% doanh thu phí của công ty. Đây là năm có doanh thu phí nghiệp vụ cao nhất, tăng trưởng 43,7% so với năm 2001.
Doanh thu phí từ ôtô lớn hơn gấp nhiều lần so với từ xe máy đem lại do các chủ xe máy tham gia bảo hiểm chủ yếu là vì bắt buộc nên thường tham gia mức trách nhiệm thấp nhất. Trong khi đó các chủ xe ôtô thường tham gia với mức trách nhiệm cao và có tính tự nguyện, tự giác vì họ ý thức được sự nguy hiểm cao độ khi điều khiển xe ôtô, từ đó ý thức được trách nhiệm tham gia BHTNDS.
Hiệu quả khai thác nghiệp vụ của PJICO trong một số năm gần đây cũng rất cao, đặc biệt là năm 2002. Thể hiện:
Bảng 7: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới tại PJICO
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu phí
(Triệu đồng)
5355
6058
6.792,9
9.731,3
15.605,3
22.423
Chi phí khai thác
(Triệu đồng)
149
240
272
389
624
897
Tốc độ tăng doanh thu
(%)
-
113,12
112,13
143,25
160,36
143,69
Tốc độ tăng chi phí
(%)
-
161,07
113,33
143,01
160,41
143,75
Hiệu quả khai thác
(Triệu/Triệu)
35,94
25,24
24,97
25,02
25,01
25
Nguồn: Phòng kế toán công ty PJICO
Năm 1998 doanh thu phí đạt được là 6.058 triệu đồng, tăng 13,12% so với năm 1997. Chi phí khai thác năm 1998 là 240 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí khai thác là 161,07%. Đây là năm có tốc độ tăng chi phí khai thác lớn nhất. Điều này làm cho hiệu quả khai thác của năm giảm mạnh: từ 35,94% năm 1997 còn 25,24% năm 1998. Tức là trong năm 1998: 1 đồng chi phí khai thác bỏ ra chỉ tạo ra 25,24 đồng doanh thu so với 35,94 đồng doanh thu năm 1997.
Sở dĩ chi phí khai thác năm 1998 tăng cao là do: PJICO mới thành lập và đi vào hoạt động giữa năm 1995, trong những năm đầu công tác quảng cáo và tuyên truyền cho nghiệp vụ này chưa được trú trọng. Những năm đầu khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng trong cổ đông. Từ năm 1998, công ty bắt đầu hoạt động một cách nề nếp và lớn mạnh hơn thì công tác tuyên truyền mới được chú trọng và đầu tư nhiều hơn như: mở rộng mạng lưới đại lí và cộng tác viên bảo hiểm, liên hệ và đặt thêm nhiều điểm bán bảo hiểm…
Năm 1999 tỷ lệ tham gia bảo hiểm không những không tăng mà còn giảm so với năm 1998, làm cho tốc độ tăng doanh thu giảm xuống và chỉ đạt 112,13%. Bên cạnh đó, chi phí khai thác lại tăng 36,25% so với năm 1998. Do đó hiệu quả khai thác năm 1999 là rất thấp. Năm 1999 hiệu quả khai thác chỉ là 24,97, tức là: 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 24,97 đồng doanh thu. Đây là năm có hiệu quả khai thác thấp nhất trong bảng.
Năm 2000 tốc độ tăng doanh thu đã tăng lên 143,25%, hơn nữa tốc độ tăng chi phí lại giảm xuống còn 143,01% làm cho hiệu quả khai thác tăng lên là 25,02.
Năm 2001 chi phí khai thác cũng tăng lên nhiều nhưng do doanh thu khai thác tăng lên rất nhanh (tăng trưởng 60,41% so với năm 2000) nên hiệu quả khai vẫn giữ được ở mức 25,01: 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 25,01 đồng doanh thu. Đây là dấu hiệu phục hồi một cách nhanh chóng, chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư, quan tâm đáng kể đối với nghiệp vụ bảo hiểm này; đồng thời ý thức tham gia bảo hiểm của người dân cũng đã được nâng cao.
Năm 2002 doanh thu nghiệp vụ tiếp tục tăng, tăng trưởng 43,69% so với năm 2001; chi phí khai thác cũng tăng hơn năm 2001 là 43,75%, về số tuyệt đối là 273 triệu đồng. Do đó hiệu quả khai thác năm 2002 giảm so với năm trước: 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra 25 đồng doanh thu.
Như vậy hiệu quả khai thác cũng như tổng doanh thu phí nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO tăng lên hàng năm và luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Số phí bảo hiểm kế hoạch
Số phí bảo hiểm thực thu
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
1998
4639
6058
130,6
1999
6067
6792,8
112
2000
8896
9731,3
109,4
2001
12238
15605,3
127,5
2002
21335
22423
105,1
Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ
Với tinh thần lấy khai thác làm nhiệm vụ hàng đầu để bảo toàn vốn, công ty bảo hiểm PJICO luôn hoàn thành kế hoạch đề ra về thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, thậm chí còn vượt mức kế hoạch.
Năm 1998 công ty thu được 6.058 triệu đồng, vượt mức kế hoạch 30,6% về số tuyệt đối là 1.414 triệu đồng. Đây là năm có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất, đạt 130,6%.
Năm 1999 công ty thu được 6.792,8 triệu đồng, đạt 112% kế hoạch đề ra.
Năm 2001 tổng phí thu được là 15.605,3 triệu đồng, vượt mức kế hoạch đề ra 3.367,3 triệu đồng.
Năm 2002 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 105,1%, số phí thu được là 22.423 triệu đồng vượt kế hoạch 1.088 triệu đồng.
Tóm lại, công tác khai thác nghiệp vụ BHTNDS của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 5 năm vừa qua (1998-2002) đã đạt được nhiều kết quả khả quan: số lượng đầu xe, tỷ lệ tham gia bảo hiểm, doanh thu phí đạt được và hiệu quả khai thác ngày một tăng. Tuy nhiên số lượng xe tham gia tại PJICO so với tổng xe lưu hành vẫn còn rất nhỏ ( năm 2002 tỷ lệ này là 1,7%).
Như vậy khả năng phát triển nghiệp vụ này vẫn còn rất lớn. Công ty cần tích cực và chú trọng tập trung hơn nữa vào khâu khai thác; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và không ngừng quảng cáo, tuyên truyền về công ty để có thêm nhiều người biết đến công ty, hiểu công ty, tin tưởng và trở thành khách hàng của PJICO. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiến hành giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia BHTNDS của các chủ phương tiện cơ giới nhằm tăng doanh thu cho công ty và giúp ổn định cuộc sống cho những người không may gặp rủi ro.
Tuy nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chưa phải là nghiệp vụ chính của PJICO nhưng nó đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu bảo hiểm của toàn công ty.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Đề phòng hạn chế tổn thất là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Nó có quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm bảo hiểm đó. Đề phòng hạn chế tổn thất tác động đến xác suất xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ hạn chế được tối đa tai nạn rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm và như vậy công ty bảo hiểm sẽ không phải thực hiện bồi thường. Phí thu về được nhiều mà phải bỏ ra càng ít thí lợi nhuận đem lại càng lớn. Ngược lại hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất không được thường xuyên thực hiện hoặc thực hiện một cách qua loa thì số vụ tổn thất xảy ra sẽ rất lớn, số tiền bồi thường mà công ty phải bỏ ra có thể sẽ lớn hơn cả số phí thu được.
Điều này nếu cứ tiếp tục tiếp diễn thì nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ không thể tồn tại được. Đặc biệt đối với nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, rủi ro giao thông là rất lớn, rất bất ngờ và không thể lường trước. Hơn nữa, tai nạn giao thông trong những năm gân đây xảy ra rất nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất càng phải được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc.
Đề phòng hạn chế tổn thất có hiệu quả không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Đề phòng hạn chế tổn thất trong kinh doanh bảo hiểm không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, vì sự ổn định cuộc sống và tài chính cho chủ xe cũng như người thứ ba mà nó còn vì sự an toàn và trật tự chung của toàn xã hội
Đề phòng hạn chế tổn thất vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi của các công ty bảo hiểm. Bởi vậy ngay từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới, công ty PJICO đã tiến hành rất nhiều hoạt động nhằm hạn chế một cách tối đa tổn thất có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm.
* Các hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất mà công ty đã thực hiện:
Phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng như: Cảnh sát giao thông hay Sở Giao thông công chính tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn về luật lệ an toàn giao thông nhằm xây dựng và nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân nói chung và các chủ phương tiện cơ giới nói riêng.
Xây dựng các đường lánh nạn; các rào chắn; biển báo tại các trục đường đèo dốc nguy hiểm và thường xảy ra nhiều tai nạn; lắp gương cầu ở các đoạn đường cua hẹp như: đèo Hải Vân, đèo Cù Mông…
Đặt các bình cứu hỏa tại các trạm xăng dầu.
Đặt các pano_áp phích trên các đường Quốc lộ, đường cao tốc, nơi giao với đường sắt nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông tập trung, cẩn thận tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Phối hợp và yêu cầu các chủ phương tiện thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất như: cùng với Sở Giao thông công chính tổ chức các đợt thi lấy bằng lái cho các chủ xe cơ giới; thường xuyên kiểm định, bảo dưỡng xe đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia lưu hành. Công ty thường có hoạt động khuyến khích các cá nhân và tổ chức chấp hành tốt Luật lệ an toàn giao thông để họ có ý thức tự đề phòng cho bản thân. Yêu cầu các chủ phương tiện phải có biện pháp hạn chế đến mức tối đa thiệt hại cho con người và tài sản,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0016.doc