Lời nói đầu
Chương I. Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp.
Chương II. Thực tế về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu.
Chương III: Nhận xét đánh giá và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty CP TVTKKT Sông Cầu
Phần kết luận
Lời kết.
118 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tư vấn Thiết kế kiến trúc Sông Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nếu công trình hoàn thành được xây dựng ở nhiều địa phương khác nhau có thể do nhiều đơn vị xây lắp cùng thực hiện thì công trình tiến hành ở địa phương nào thì phải nộp VAT cho địa phương đó, sau đó gửi chứng từ cho đơn vị thi công chính (nhà tổng thầu) để quyết toán thuế. Nếu nhà tổng thầu chính nộp thuế thì nhà tổng thầu phụ không phải nộp nữa.
Bước 3: Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511
Có Tk 911
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911
Có TK 632
Xác định lãi, lỗ:
Nếu lãi:
Nếu lỗ:
Nợ TK 911
Nợ TK 421
Có TK 421
Có TK 911
V. Các hình thức ghi sổ kế toán
1. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo tưng nghiệp vụ phát sinh.
- Sổ nhật ký chung - Sổ cái
- Các sổ kế toán chi tiết (thẻ nếu có)
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức hình thức nhật ký chung cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sổ nhật ký tập hợp CPSX
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo CPSX và tính giá thành sản phẩm
Sổ, thẻ kế toán chi tiết tập hợp CPSX
Bảng tổng hợp chi tiết CPSX
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
2. Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái.
Căn cứ để ghi vào nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
- Nhật ký sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Báo cáo CPSX và tính giá thành sản phẩm
Nhật ký – Sổ cái
Sổ thẻ kế toán chi tiết tập hợp CPSX
Bảng tổng hợp chi tiết tập hợp CPSX
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán CPSX
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức hình thức nhật ký - sổ cái cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
3. Hình thức sổ nhật ký chứng từ ghi sổ.
Căn cứ trực tiếp để ghi là chứng từ ghi sổ, việc ghi bao gồm:
* Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
*Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp cùng loại cùng nội dung kinh tế.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức hình thức chứng từ ghi sổ cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết tập hợp CPSX
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán CPSX
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh CPSX
Báo cáo CPSX và tính giá thành sản phẩm
Bảng tổng hợp chi tiết tập hợp CPSX
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký – chứng từ.
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo chi phí sản xuất.
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu in sổ sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các laọi sổ sau:
+ Nhật ký chứng từ
+ Bảng kê
+ Sổ cái
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức hình thức nhật ký - chứng từ cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê CPSX
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết tập hợp CPSX
Bảng tổng hợp chi tiết tập hợp CPSX
Báo cáo CPSX và tính giá thành sản phẩm
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết lập theo nghuyên tác của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên. phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức hình thức kế toán trên máy vi tính cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo CPSX và tính giá thành sản phẩm
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cpsx
Chứng từ kế toán
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
Chương II
Thực tế về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc sông cầu
A. Tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc sông cầu.
I. Giới thiệu doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu
2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Ông Nguyễn Trọng Tuyến
3. Địa chỉ:
Số 177 Nguyễn Văn Cừ-Thành Phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 024.895 898
Tài khoản: 035000048434 Tại ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh
Mã số thuế: 2300280111
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc Sông Cầu được thành lập theo quyết định số 01/2003/QĐ-UB ngày 12/01/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 01/11/2004, công ty được sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 21.03.000.168 và chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông của công ty góp vốn được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu là: 700.000.000 đ(Bảy trăm triệu đồng).
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Vốn pháp định của công ty cũng chính là số vốn cũng ghi trong điêu lệ công ty.
II. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ:
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu là công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập.
Năm 1997, Tỉnh Bắc Ninh được tái lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Hà Bắc. Là tỉnh mới được tái lập nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, các cơ quan cấp tỉnh và các doanh nghiệp chưa có trụ sở làm việc. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương là một nhu cầu cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngày 01/11/2004 công ty được sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 21.03.000.168 và chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần.
Từ ngày thành lập đến nay, công ty liên tục hoàn thiện mình và không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, luôn xây dựng cho mình uy tín trên thị trường. Đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên có thu nhập khá cao. Công ty đã thực hiện công tác tư vấn rất nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận. Một số công trình tiêu biểu đã và đang thực hiện của công ty như:
* Công trình giám sát kỹ thuật thi công:
Trụ sở Ngân hàng nhà nước Bắc Ninh.
Trụ sở liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh.
Trụ sở ngân hàng đầu tư phát triển Bắc Ninh.
Trụ sở viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Trụ sở viện kiểm sát nhân dân huyện Gia Bình.
Trụ sở kho bạc huyện Quế Võ.
…..
* Công trình khảo sát- thiết kế đường giao thông và hạ tầng:
Thiết kế đường thôn Đại Lâm-Tam Đa-Yên Phong-BN
Khảo sát thiết kế đường Đền Đô-Đình Bảng-BN
Lập dự án khảo sát- thiết kế nâng cấp đường Bắc Sơn-BN
KSTK đường Đấu Mã-BN
…………...
* Công trình lập dư án, thiết kế kỹ thuật thi công(KTTC)
- Lập dự án, thiết kế KTTCtrụ sở tỉnh uỷ BN
- Lập dự án, thiết kế KTTC trụ sở cục thống kê BN
- Lập dự án, thiêt kế KTTC trụ công ty sổ số BN
- Lập dự án, thiết kế KTTC trụ sở thanh tra tỉnh BN
- Lập dự án, thiết kế KTTC trụ sở tư pháp tỉnh BN
- Lập dự án , thiết kế KTTC TTGDTX Lục Nam –BG
- Lập dự án, thiết kế KTTC trụ sở thanh tra tỉnh BN
- Lập dự án, thiết kế KTTC trường PHTH Hiệp Hoà -BG
- ….
* Công trình thiết kế quy hoạch :
- Quy hoạch khu nhà ổ cao cấp công ty Đại Dương
- Quy hoạch khu dân cư thị trấn Chờ- huyện Yên Phong
- Quy hoạch trường kinh kế kỹ thuật tổng hợp Hà Nội
- Quy hoạch trường Cao Đẳng Dệt May Thời Trang Hà Nội
- ………..
* Công trình khảo sát, đo vẽ bản đồ địa chính:
- Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính khu công nghiệp Quế Võ
- Đo vễ bản đồ đian hình, địa chính khu công nghiệp Yên Phong
- Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính khu công nghiệp Phong Khê
- Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính khu công nghiệp Xuân Lâm- Thuận Thành- BN
- Đo vẽ bản đò địa hình, địa chính mở rộng bệnh viện Đa Khoa BN
- Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính Trường ĐH Tư Thục Đông á.
- ………..
* Công trình khảo sát địa chất công trình :
- Khảo sát địa chất công trình trụ sở UBND tỉnh BN
- Khảo sát địa chất công trình trụ sơ tỉnh uỷ BN
- Khảo sát địa chất công trình nhà máy chế biến thức ăn gia súc BN
- Khảo sát địa chất công trình trung tâm văn hoá Kinh Bắc
- Khảo sát địa chất công trình bể bơi BN
- Khảo sát địa chất công trình Trung tâm y tế dự phòng BN
- Khảo sát địa chất nhạc nước và cổng vào khu du lịch Tuần Châu –Hạ Long
- …….
* Công trình khảo sát địa chất thuỷ văn, khoan nước ngầm:
- Giếng khoan khai thác trại giống Lạc Vệ- Công ty nông sản BN
- Giếng khoan khai thác trại lợn Thuận Thành –BN
- Giếng khoan khai thác nhà máy kính nổi BN
- ………
III. Nhiệm vụ của doanh nghiệp :
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng . Ngành nghề được phép kinh doanh (được đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư xây dựng BN cấp):
1. Đo vẽ bản đồ địa hình - địa chính , khảo sát địa chất công trình Địa chất phục vụ công tác cấp đất, quy hoạch và thiết kế xây dựng .
2. Lập quy hoạch chung - đô thị, quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị – nông thôn, thị trấn thị tứ và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
3. Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp giao thông thuỷ lợi .
4. Khảo sát thiết kế kỹ thuật xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông đường bộ. Các công trình thuỷ lợi .
5. Khảo sát thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35KV, điện ngoại thất các công trình xây dựng .
6. Thiết kế nội ngoại thất, hệ thống gió, cấp nhiệt, điện lạnh điện nhẹ, các công trình xây dựng.
7. Tư vấn thẩm định thiết kế – dự toán và kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp giao thông, thuỷ lợi, điện lực.
8. Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá - phân tích hồ sơ dự thầu, giám sát kỹ thuật thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị , tư vấn điều hành dự án.
9. Thăm dò địa chất thuỷ văn và khoan khai thác nước ngầm.
10. Thí nghiệm cơ lý đất và vật liệu xây dựng, kiểm tra độ chặt đất nền.
11. Thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện lực.
IV.cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp:
Hội đồng quản trị
phó giám đốc
Phòng quản lý tổng hợp
Phòng thiết kế I
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phòng quản lý kỹ thuật
Phòng thiết kế II
Phòng thiết kế điện
Phòng địa hình- địa chính
Phòng địa chất
Phòng hạ tầng giao thông
đội thi công xây dựng
Thông tin chỉ đạo, quản lý trực tuyến.
1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận:
Thông tin liên hệ chức năng.
2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận .
- Hội Đồng quản trị quyết định các chủ trương lớn, kế hoạch dài hạn định hướng cho sự hoạt động và phát triển của công ty, điều hành các hoạt động của công ty thông qua Giám Đốc. Tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu thì Chủ tịch HĐQT là Ông Trần Quý Việt.
- Giám đốc là Ông Nguyễn TRọng Tuyến - người đại diện theo pháp luật, thay mặt và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị trong việc điều hành các hoạt động của Công ty, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm đã được phê chuẩn và theo đúng điều lệ công ty.
- Phó giám đốc là Bà Phạm Thị Hằng - người giúp việc cho Giám Đốc, tự chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về phần việc được giao .
- Các bộ phận sản xuất bao gồm các phòng ban với tổng số là 49 người, có trách nhiệm chủ động triển khai thực hiện công việc được giao, trực tiếp quản lý vật tư, thiết bị, tổ chức sản xuất, điều hành tiến độ, thực hiện quyền giám sát tác giả và xử lý các vấn đề phát sinh khi thi công.
- Phòng quản lý tổng hợp gồm có 05 người, có trách nhiệm giúp Giám Đốc trong việc giao dịch với khách hàng, soạn thảo các văn bản- thủ tục cần thiết, giao việc cho sản xuất, theo dõi tiến độ, quản lý (xuất, nhập, dự trữ) hồ sơ và thanh toán với khách hàng, chuẩn bị vốn cho các nhu cầu hoạt động của đơn vị, xây dựng các định mức – quy chế cần thiết, lập các báo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định .
- Phòng quản lý kỹ thuật kiểm tra kỹ thuật hồ sơ trước khi hoàn thiện, cung cấp các phần mềm máy tính chuyên ngành phục vụ sản xuất, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất, xử lý các vướng mắc hoặc phát sinh về kỹ thuật .
- Ban kiểm soát gồm có 03 người, có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động của tất cả các bội phận và các lĩnh vực trong công ty theo quy định trong điều lệ công ty.
3. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Do vậy để phù hợp với yêu cầu quản lý với trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tổng hợp tại phòng kế toán tổng hợp.
Sơ đồ tổng quát bộ máy kế toán
Trưởng phòng quản lý tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ, vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương và BHXH
Thủ quỹ
Thủ kho
Văn thư lưu trữ (Nv hành chính)
Vì là phòng kế toán tổng hợp nên mỗi thành viên trong phòng phải kiêm thêm nhiều việc khác nhau ngoài công việc chính.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và biên chế hiện nay của phòng quản lý tổng hợp, công việc trong phòng được phân công cụ thể như sau:
Công việc của phòng quản lý tổng hợp gồm 4 mảng chính:
* Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương: Tiếp nhận, điều động, giải quyết chế độ cho Cán bộ công nhân viên, nâng lương - nâng bậc lập đơn giá tiền lương.
* Hành chính: Mua sắm dụng cụ văn phòng phẩm, tiếp khách, đôn đốc trực và vệ sinh cơ quan, sửa chữa điện, nước, dụng cụ làm việc, lái xe, văn thư, thủ quỹ; lưu trữ hồ sơ - tài liệu và công văn, quản lý quỹ - con dấu, đánh máy.
* Kế toán tài vụ: Nhập - xuất hồ sơ, dụng cụ + thiết bị, hạch toán kế toán, theo dõi, thanh toán công nợ nội bộ và khách hàng, lập kế hoạch và báo cáo tài chính, đơn giá nội bộ, thống kê kế toán, BHXH - BHYT.
+ Kế toán trưởng: Trực tiếp lãnh đạo các kế toán viên, tổ chức luân chuyển chứng từ, chọn sổ sách kế toán, phụ trách công tác hạch toán của toàn Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về công tác hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Thực hiện việc ghi chép tổng hợp sự biến động của tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định, biến động về số lượng giá trị. Thực hiện lập và theo dõi hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, tổng hợp các bảng kê, thu thập số liệu để lập các chứng từ tổng hợp, vào sổ chi tiết và sổ cái. Lập các báo cáo tài chính theo quy định.
+ Kế toán thanh toán: Thực hiện lập và theo dõi tình hình thanh toán nội bộ, thanh toán với khách hàng, thực hiện các giao dịch với ngân hàng, đề nghị và lập chứng từ thanh toán cho các phòng, đội sản xuất.
+ Kế toán thanh toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ ghi chép phân bố tiền lương cho công nhân viên, từ đó chịu trách nhiệm về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước các khoản trích tạm ứng lương và trả lương vào cuối kỳ.
+ Thủ quỹ: Theo dõi và quản lý tiền mặt các loại của Công ty, thực hiện thu - chi tiền mặt và đảm bảo tồn quỹ tiền mặt.
* Kế hoạch: Lập thủ tục HĐKT, thanh lý HĐ nội bộ, theo dõi HĐKT tiến độ thực hiện, thống kê kế hoạch, báo cáo của lãnh đạo.
V. tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :
1. Các bộ phận sản xuất và mối quan hệ :
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Các phòng, đội sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc công ty trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Công ty giao cho các phòng, đội sản xuất thực hiện các hợp đồng tư vấn khảo sát – thiết kế, xây lắp thông qua Phòng quản lý tổng hợp bằng hợp đồng nội bộ.
Giữa các phòng, đội có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó với nhau cùng tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp, cho chính mình và cho xã hội. Các phòng không thể tách rời nhau, có tác động qua lại với nhau tạo ra một cỗ máy hoạt động nhịp nhàng ăn khớp nhau. Cụ thể: Bộ phận khảo sát địa hình - địa chất là khâu đầu tiên khi thực hiện tư vấn xây dựng, kết quả khảo sát được áp dụng để thiết kế kỹ thuật và các khâu tiếp theo. Phòng quản lý kỹ thuật kiểm tra chất lượng rồi qua phòng quản lý tổng hợp , bộ phận kế toán sẽ nhập xuất và làm thủ tục thanh toán với khách hàng và thanh toán nội bộ.
2. Quy trình sản suất sản phẩm chính:
Sau khi hợp đồng tư vấn được ký kết , công ty thành lập tổ chức dự án gồm tổ trưởng, tổ phó và các thành viên hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
Tổ trưởng có trách nhiệm cùng chủ nhiệm đồ án thiết kế phân công và trực tiếp đôn đốc và điều hành công việc trong tổ, đồng thời thường xuyên liên hệ với chủ đầu tư để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Các tổ phó là các chủ trì chuyên môn phụ trách từng khâu kỹ thuật (kiến trúc,kết cấu...), có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra công việc của các thành viên (NV kỹ thuật ).
Các thành viên sau khi thực hiện xong phần được giao, chuyển cho chủ trì chuyên môn (kiến trúc, kết cấu, điện, nước…) kiểm tra trước khi chuyển cho chủ nhiệm đồ án và bộ phận quản lý kỹ thuật của công ty kiểm tra.
Sau khi được kiểm tra ở tổ và kiểm tra tại phòng quản lý kỹ thuật của công ty, hồ sơ được hoàn thiện để giao nộp cho bộ phận kế toán kèm theo các biên bản nghiệm thu cần thiết để bàn giao cho chủ đầu tư.
Chủ nhiệm đồ án , tổ trưởng và các tổ phó có trách nhiệm đối với hồ sơ thiết kế trong suốt quá trình hồ sơ gửi cơ quan thẩm định phê duyệt và thực hiện quyền giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công.
B. thực tế nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn Thiết kế kiến trúc
sông cầu .
Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đồng thời có địa bàn hoạt động rộng khắp trong và ngoài tỉnh, sản phẩm mang tính đơn chiếc (theo từng hợp đồng kinh tế) cho nên có rất nhiều sự tác động đến công tác kế toán của đơn vị. Sự tác động lớn nhất là phải có đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ kế toán nói riêng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong công việc để hoà mình vào guồng quay của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội.
I. Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp được tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hình thức tổ chức công tác kế toán, khả năng trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp.
ở Công ty Cổ phần tư thiết kế kiến trúc Sông Cầu, để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh và phù hợp với bộ máy kế toán của mình. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” thực hiện báo cáo thống kê đúng yêu cầu nội dung, thời hạn và gửi báo cáo theo đúng quy định. Đồng thời sử dụng các tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành của Bộ tài chính.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức hình thức nhật ký chung cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sổ nhật ký tập hợp CPSX
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo CPSX và tính giá thành sản phẩm
Sổ, thẻ kế toán chi tiết tập hợp CPSX
Bảng tổng hợp chi tiết CPSX
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc Sông Cầu gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán (Kế toán thanh toán đảm nhiệm).
- Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán sau đó trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Thủ quỹ xuất tiền thanh toán theo số liệu, thông tin chính xác trên chứng từ kế toán.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán (do kế toán tổng hợp đảm nhiệm).
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán (do kế toán tổng hợp đảm nhiệm).
II. Chứng từ kế toán, các loại sổ kế toán, báo cáo kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán..
1. Sổ nhật ký chung:
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, doanh nghiệp đã mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán.
2. Sổ nhật ký tập hợp CPSX:
- Sổ nhật ký thu tiền: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép, các nghiệp vụ thu tiền của Công ty. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, B…)
- Nhật ký chi tiền: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của Công ty. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, B…)
- Nhật ký mua hàng: Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng nhóm hàng tồn kho của công ty: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ …
- Nhật ký bán hàng: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của công ty như: bán dịch vụ …
3. Sổ cái:
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong niên độ kế toán.
4. Các số thẻ kế toán chi tiết tập hợp CPSX:
Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ cho yêu cầu tính toán một số chi tiêu tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được.
- Sổ chi tiết tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Sổ chi tiết tập hợp chi phí nhân công sản xuất trực tiếp.
- Sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất chung.
5. Trình tự ghi sổ kế toán:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, Trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan định kỳ (3, 5, 10 …. ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết tập hợp chi phí được lập từ các sổ kế toán chi tiết, được dùng để lập các báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối phát sinh phải bằng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
III. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
Hiện nay công ty đã và đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Sản phẩm đầu ra của công ty đó là những hồ sơ bản vẽ thiết kế, những báo cáo kết quả khảo sát, thẩm tra, dự án đầu tư xây dựng, bản đồ đo vẽ địa hình, địa chính …
- Do tính đặc thù riêng của ngành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36822.doc