MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÒNG VỆ RỦI RO
BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU
1. Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro
1.1. Đặc điểm của thị trường dầu lửa
1.2. Rủi ro biến động giá xăng dầu
1.3. Tại sao phải phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu
2. Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng
dầu
2.1. Forwards
2.2. Futures
2.3. Options
2.4. Swaps
2.5. Các công cụ khác
3. Kinh nghiệm về phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu của Trung Quốc
CHưƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG
VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM
1. Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế
1.1. Nhu cầu dầu thế giới
1.2. Biến động giá xăng dầu thế giới
1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam
1.4. Biến động giá xăng dầu ở Việt Nam
2. Phân tích hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu tại Việt
Nam
2.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam
2.2. Hiện trạng của việc phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại ViệtNam
2.3. Đánh giá tình hình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam
2.4. Tồn tại, nguyên nhân và phương hướng
3. Phân tích khả năng ứng dụng công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến
động giá xăng dầu tại Việt Nam
CHưƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN
ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
1. Các giải pháp vĩ mô
2. Các giải pháp vi mô
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008, Gasoil là 103$/thùng. PLX chịu chi phí cơ hội là 2$/thùng.
- Tháng 6/2008, Gasoil là 109$/thùng. PLX tiết kiệm được 4$/thùng.
3. Kinh nghiệm về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu của Trung Quốc
Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về cơ chế quản lý
kinh tế và các vấn đề phát sinh khi hội nhập. Nền kinh tế của Trung Quốc và
Việt Nam trước khi cải cách mở cửa đều theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập
trung của Liên Xô cũ, do đó khi tiến hình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị
trường có sự can thiệp của Nhà nước, hai nước đều gặp phải những vấn đề nảy
sinh khá tương đồng. Ngành dầu khí Trung Quốc đã tiến hành những bước cải
cách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khi gia nhập tổ chức WTO.
Kinh nghiệm của Trung Quốc về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu sẽ cho
thấy được nhiều điều đáng học hỏi đối với Việt Nam.
3.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc
33
Trước năm 1992, Trung Quốc vẫn tự cân đối được dầu mỏ. Từ năm 1993
Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu đã qua tinh chế
và từ năm 1996 trở thành quốc gia nhập khẩu ròng về dầu thô do Trung Quốc có
sự tăng trưởng kinh tế nhanh đột biến. Phát triển kinh tế đi kèm với việc sử dụng
năng lượng kém hiệu quả trong vòng 26 năm qua đã làm Trung Quốc trở thành
nước khát dầu. Trong năm 1990, tiêu thụ dầu thô nội địa ước tính chiếm khoảng
3,5% của tiêu dùng toàn thế giới. Nhưng đến năm 2003 sự tiêu thụ này đã tăng
hơn gấp đôi chiếm 7,7% làm cho Trung Quốc trở thành nước lớn thứ hai về tiêu
thụ dầu, mặc dầu nó vẫn còn cách khá xa so với Mỹ, nước mà chiếm 25,7% sản
lượng tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới.
Chính vì vậy đến năm 2003, Trung Quốc đã phải nhập khẩu trung bình 1,8
triệu thùng dầu thô mỗi ngày và việc nhập khẩu dầu chiếm 30% tiêu dùng nội
địa. Năm 2004 Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 40,5% tổng lượng dầu tiêu thụ
trong cả nước. Nhập khẩu dầu của Trung quốc đang tăng lên mức quá cao. Theo
Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng Quốc gia nhu cầu về dầu thô sẽ
đạt tới 318 triệu thùng cho cả năm 2005, trong đó 135 triệu thùng hay 42,5% là
được nhập khẩu.
Vào tháng 6 năm 1998 Chính Phủ đã loại bỏ chính sách ấn định giá dầu
mỏ trong nhiều thập kỷ và bắt đầu cho phép linh hoạt giá bán lẻ xăng, dầu ở
mức nhất định. Bắc Kinh thiết lập "giá định hướng của Nhà nước", cụ thể: giá
bán lẻ được phép thả nổi trong khoảng + 5% so với giá định hướng của Nhà
Nước. Hai năm sau tức là vào năm 2000, Chính phủ bắt đầu liên kết việc định
giá với thị trường quốc tế, sử dụng giá dầu trên thị trường Singapore như là một
tham chiếu trong việc thiết lập "giá định hướng" đối với thị trường nội địa.
Nguyên tắc là khi giá cả tại Singapore dao động vượt khoảng +8% so với “giá
định hướng” thì Trung Quốc sẽ điều chỉnh giá định hướng. (xem phụ lục 3)
Sau đó, vào tháng 11 năm 2001, Trung Quốc bắt đầu quan sát không phải
với một thị trường Singapore mà là 3 thị trường nước ngoài là Singapore -
Rotterdam - New York, và sử dụng giá bình quân gia quyền của ba thị trường
này như một giá tham chiếu cho việc định giá nội địa. Đến năm 2006 giá bán lẻ
34
xăng dầu được quyền tính giá thay vì biên độ +5% lên biên độ +8% so với giá
giá định hướng quy định.
Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) đang sớm xem xét phá bỏ
việc neo giá sản phẩm dầu bán tại Trung quốc với giá ở các thị trường
Singapore, Rotterdam và New York. Thay vào đó, sẽ xem xét những ảnh hưởng
của giá dầu thô Brent, Dubai và Minas là những nơi mà phản ánh giá thích hợp
hơn trên thị trường toàn cầu tới giá sản phẩm dầu trong nước.
3.2. Các chính sách khác đối với ngành xăng dầu
Quyền kinh doanh xuất - nhập khẩu: Cho đến nay chỉ có một số ít các
công ty nhà nước được cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu dầu thô và các sản
phẩm lọc dầu, cụ thể gồm Unipec (do SINOPEC - Tổng công ty trách nhiệm
hữu hạn Xăng dầu và hoá chất Trung Quốc sở hữu 70%) và China Oil (do
PetroChina sở hữu 70%) và SINOCHEM - Tổng công ty Xuất khẩu - Nhập khẩu
Công nghiệp Hoá chất Trung Quốc.
Quyền phân phối: Các công ty bán buôn xăng và dầu diesel phải có sở
hữu một phần của SINOPEC hoặc PetroChina hoặc do các công ty này cùng
điều hành. Phân phối bán lẻ xăng và dầu diesel được mở cho các công ty trong
nước tham gia. SINOPEC hoặc PetroChina chiếm 80% thị phần mạng lưới bán
buôn các sản phẩm dầu khí, nhưng các công ty này có thị phần bán lẻ nhỏ hơn tỷ
lệ trên. Nhận thức được tầm quan trọng của phân phối trong điều kiện những
thác thức từ cạnh tranh quốc tế sắp tới sau khi gia nhập WTO, các công ty này
đang có nhiều nỗ lực và có nhiều tiến bộ trong việc mua lại các trạm bán xăng
hay thiết lập các trạm bán xăng mới trong những năm qua. Đến cuối năm 2000,
thị phần bán lẻ kết hợp của các công ty này về xăng và dầu diesel đã tăng tới
hơn 60%. Các công ty này có kế hoạch tăng thị phần lên 80% đến năm 2004.
Chính sách thuế: Thuế nhập khẩu đối với dầu thô là thấp, thuế nhập
khẩu đối với các sản phẩm lọc dầu là thấp hơn so với mức thuế trung bình đối
với hàng công nghiệp của Trung Quốc (17%).
Các hàng rào phi thuế: Nhín chung, ngành xăng dầu của Trung Quốc
vẫn được bảo hộ so với các ngành công nghiệp khác của Trung Quốc. Giấy phép
35
và hạn ngạch vẫn đang áp dụng đối với các sản phẩm lọc dầu. Hệ thống đăng ký
hạn chế định lượng áp dụng đối với dầu thô. Sự tham gia của nước ngoài vào
phân phối và bán lẻ bị hạn chế. Thương mại nhà nước được duy trì đối với dầu
thô và các sản phẩm lọc dầu. Cấm nhập khẩu áp đụng đối với xăng và dầu diesel
từ năm 1998.
3.3. Một số nét về giao dịch Fueloil trên sở giao dịch hàng hoá giao sau
Thƣợng Hải SHFE (Shang Hai Futures Exchange)
Hiện nay, ở SHFE có nhiều loại hàng hoá thiết yếu được giao dịch như
đồng đỏ (copper), nhôm, cao su tự nhiên, Fueloil, ngô, đậu nành, bông, đường...
việc những loại hàng hoá này được giao dịch một cách tập trung và có kiểm soát
đã tạo ra những bước phát triển thuận lợi cho các ngành sản xuất của Trung
Quốc nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hết năm 2007, SHFE có 370 công ty
thành viên, đa phần là các công ty môi giới và các tập đoàn sản xuất.
Biểu đồ 1.7: Khối lượng giao dịch hàng hoá trên SHFE
qua các năm
626.85 825.57 1122.06
2434.62
8015.95 8115.47
6757.95
11621.2
17112.77
0
5000
10000
15000
20000
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(Đơn vị : 10,000 lots; 1 lot = 10 tấn)
Nguồn: số liệu tổng hợp trong báo cáo thường niên các năm của SHFE
Fueloil tuy chỉ chiếm 3,67% tổng giá trị giao dịch của SHFE (năm 2007),
những xét về khối lượng được giao dịch thì là một con số không nhỏ, khoảng
240 triệu tấn. Cũng như các hàng hoá khác, Fueloil được giao dịch với kỳ hạn 3
tháng, được quy định một tiêu chuẩn chất lượng mang tầm quốc tế và rất rõ
ràng, hàng hoá giao dịch tập trung tại những nơi dự trữ của SHFE, được kiểm tra
và đảm bảo về chất lượng theo quy định của sở. (xem phụ lục 6)
36
SHFE có hẳn một chương trong điều luật quy định về điều khiển rủi ro,
trong đó quy định những biện pháp giám sát nhằm phát hiện, phòng ngừa các
hoạt động đầu cơ. Các thành viên khi tham gia giao dịch đều phải có một tài
khoản bảo chứng (margin account) quản lý và đảm bảo sự tham gia của các
thành viên giao dịch, quy định về mức độ tham gia, cùng một khách hàng mà
nắm giữ những vị thế khác nhau ở các tài khoản khác nhau tại các công ty mô
giới thành viên khác nhau sẽ bị tính toán để gộp chung lại.
Kinh nghiệm rút ra cho thấy, do có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và
quy mô tương đối lớn, nên Trung Quốc cũng có một thị trường tự do phát triển
cao. Xu hướng kiểm soát giá vừa hỗ trợ và kiểm soát sức mạnh thị trường của
nhà cung cấp độc quyền. Cơ chế đặt giá xăng dầu theo hai lớp định hướng (giá
bán lẻ trong nước theo giá định hướng Nhà nước, giá định hướng Nhà nước lại
đặt theo giá của một vài thị trường lớn ở nước ngoài) rất phù hợp để học tập đối
với tình hình trước mắt của Việt Nam. Đặc biệt, mô hình hoạt động của sở giao
dịch hàng hoá giao sau Thượng Hải cũng là một tiền đề để dõi theo, nghiên cứu
và học hỏi nước bạn, tiến tới việc thành lập thị trường hàng hoá giao sau tập
trung tại Việt Nam.
Kết luận chƣơng I
Giá xăng dầu diễn biến bất thường trên thế giới sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
nền kinh tế, đó là rủi ro thường xuyên xảy ra và khó tránh khỏi, và vai trò chiến
lược quan trọng của việc bảo hiểm giá, phòng vệ rủi ro là không thể phủ nhận.
Việc sử dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu sẽ mang
lại nhiều hiệu quả tích cực, giảm thiểu rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, thực hiện được
những nghiệp vụ này hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, khả
năng điều hành của Nhà nước và mức độ phát triển của nền kinh tế vĩ mô trên
nhiều lĩnh vực. Kinh nghiệm về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro của Trung Quốc sẽ là
bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam về việc kiểm soát giá xăng dầu, phát
triển nghiệp vụ phòng vệ rủi ro.
37
CHƢƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG
VỆ RỦI RO GIÁ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
1. Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế
Xăng dầu, một loại nhiên liệu chưa thể thay thế có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với mỗi quốc gia. Xăng dầu cung cấp năng lượng cho các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng. Xăng dầu là yếu tố quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia.
Sơ đồ 2.1: Lƣợng tiêu thụ dầu trên đầu ngƣời năm 2007 (đơn vị: tấn)
Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển
kinh tế với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng.
Nhìn chung, các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn, lượng tiêu thụ bình
quân đầu người cao thuộc các nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do
kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp… càng cần
tiêu thụ nhiều. Hơn nữa, mức sống của của người dân cao làm tăng nhu cầu sử
dụng các trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng hoặc các phương tiện giao
thông cho hoạt động đi lại, du lịch…Ngược lại, đối với những đang phát triển và
kém phát triển thì nhu cầu xăng dầu thấp hơn. Tuy nhiên các nước này cần đẩy
mạnh, nhanh nhu cầu sử dụng xăng dầu để hỗ trợ các ngành công nghiệp, giao
thông vận tải, thương mại…
Ngành năng lượng đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Việt Nam.
Ngành năng lượng có thể vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do xuất
38
khẩu năng lượng là một phần quan trọng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu và
vừa do năng lượng là điều kiện sống còn đối với phát triển công nghiệp và
thương mại. Năng lượng sẽ đóng vai trò thiết yếu trong triển vọng lâu dài của
kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đầy, nhu cầu về năng lượng hiện đại đã
tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP là 30% và nhu cầu về điện thì tăng nhanh hơn
70%. Những yêu cầu phát triển kinh tế tương lai gắn liền với sự gia tăng nhu cầu
về năng lượng. Nhu cầu về năng lượng các loại đối với sự phát triển kinh tế của
Việt Nam được minh họa qua bảng dưới đây.
Bảng 2.1: Nhu cầu về năng lƣợng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Năng lượng 2000 2005 2010
Điện (GW/a) 25,706 44,491 77,406
Xăng dầu (1000 thùng) 53,994 79,431 117,841
Khí thiên nhiên (Tỷ m3) 2,111 4,663 7,717
Than (1000 tấn) 7,166 9,142 11,115
Tổng (1000 tấn quy đổi) 16,975 24,267 36,973
(Nguồn : World Bank 1999)
Tại Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến
lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền nhà nước. Nhà nước
thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản
lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạnh nhập
khẩu. Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 11 doanh nghiệp đầu mối; trong
đó Petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60%, là vị trí
thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa. Vị trí quan trọng này do nhà nước xác
lập tương ứng với vai trò chủ đạo của Petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu
cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả
xăng dầu trên thị trường và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp phát
triển đất nước. Cơ cấu sử dụng xăng dầu được biểu diễn trong biểu đồ trong hoạt
động dịch vụ (chủ yếu là vận tải) chiếm tỉ lệ lớn nhất (56%). Vận tải là ngành
phải sử dụng một lượng lớn xăng dầu trong quá trính hoạt động cho nên đây cũng
là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nhất khi giá cả xăng dầu tăng lên.
39
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam (Nguồn: Báo
cáo của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) năm 2007)
2%
7%
4%
20%
11%
56%
Sản xuất điện
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thương mại-dịch vụ
Dân sự
Giao thông vận tải
Ở nước ta do chưa có công nghiệp lọc dầu, nên 100% dầu mỏ khai thác
phải xuất khẩu, để rồi lại nhập khẩu 100% xăng dầu cho tiêu dùng trong nước.
Mặc dù xuất khẩu dầu mỏ cũng đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích lớn, ví dụ
như bổ sung nguồn ngoại tệ lớn nhất trong NSNN (năm 1998: 692 triệu USD,
năm 1999 : 1030 triệu USD, năm 2000: 1778 triệu USD), tỷ trọng đóng góp
trong GDP là một con số đáng kể, thúc đầy nhanh chóng quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm, mở rộng hợp tác quốc tế...tuy
nhiên điều đó cũng là nghịch lý vừa làm cho nguồn năng lượng trong nước thiếu
tính chủ động, vừa làm giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh trong
ngành năng lượng.
1.1. Nhu cầu dầu thế giới.
Trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ Trung hạn mới công bố tháng 7 năm
2008, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khuyến cáo thị trường dầu mỏ sẽ tiếp
tục bị thắt chặt trong 5 năm tới khi sản xuất dầu mỏ trì trệ ở các quốc gia ngoài
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và nhu cầu vẫn tăng khá mạnh.
40
IEA cho hay nhu cầu tăng mạnh ở các nước đang phát triển và những
căng thẳng về nguồn cung hiện nay tiếp tục cho thấy "một bức tranh thị trường
dầu mỏ u ám trong trung hạn". Theo IEA, trong giai đoạn 2008-2013, tăng
trưởng sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ chậm khoảng 0,5% trong
khi nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 1,6%/năm, từ mức 86,9 triệu thùng/ngày lên
94,1 triệu thùng/ngày.
Các nhà phân tích cho rằng sự mất cân đối trên có nghĩa kinh tế thế giới
sẽ phải dựa nhiều hơn vào OPEC và giá dầu có thể duy trì ở mức cao. Kể từ năm
2004, khả năng cung ứng nghèo nàn trước sức ép nhu cầu tăng mạnh từ các
Thay đổi so với năm trước đó
Dự báo
triệu thùng
mỗi ngày
Nguồn: IEA
triệu thùng
mỗi ngày
Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng sản lƣợng các nƣớc ngoài OPEC
(thay đổi so với năm trƣớc đó)
Nguồn: IEA
Biểu đồ 2.2:
41
nước phát triển đã khiến giá dầu tăng nhanh nhằm hạn chế nhu cầu. Mặc dù
hàng tỷ USD đã được đầu tư, thách thức khai thác nhiều hơn nữa từ các mỏ dầu
cũ cho thấy trong 5 năm tới các nước ngoài OPEC sẽ phải dựa vào các loại
nhiên liệu sinh học như ethanol.
Sự cạn kiệt nhanh chóng của các mỏ dầu, nhất là ở Biển Bắc và Mêhicô -
nơi sản lượng đang giảm tới hơn 20%/năm - có nghĩa 14,8 triệu thùng trong tổng
số 16 triệu thùng cung cấp mới từ các nước ngoài OPEC trong 5 năm tới sẽ bù
đắp sự thiếu hụt từ hoạt động khai thác ngày càng kém ở các mỏ dầu cũ. Trong
khi đó, OPEC cũng đang cố trì hoãn các dự án ảnh hưởng tới khả năng tăng
thêm công suất của tổ chức này. IEA đã giảm mạnh dự đoán về khả năng cung
ứng dầu thô của OPEC trong giai đoạn năm 2008-13 thấp hơn 1,2 triệu
thùng/ngày so với dự kiến trước đó.
Hiện IEA dự đoán nhu cầu dầu mỏ của Tổ chức Phát triển và Hợp tác
Kinh tế (OECD) có thể giảm 0,1%. Trong khi đó, nhu cầu cầu mỏ sẽ gia tăng ở
các nước đang phát triển có dân số lớn ngày càng giàu hơn do họ mong muốn có
đời sống cao hơn như ở các nước OECD. Tuy vậy, nếu nguồn cung dầu bị hạn
hẹp, cách duy nhất để đạt được sự cân bằng là tăng giá dầu dần dần cho tới khi
nhu cầu được hạn chế ở các nước OECD.
Sơ đồ 2.2: Tăng trƣởng nhu cầu dầu mỏ tại các khu vực trên thế giới
Trung bình các năm:
nghìn thùng/ngày
Tăng cầu trung bình của thế giới:
(triệu thùng/ngày)
Nguồn:IEA
42
Hiện nay, khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trong giai đoạn
2002-2006 khu vực này tiêu thụ trung bình từ 22-25 triệu thùng dầu/ngày. Trong
đó trên nước Mỹ đã tiêu thụ trung bình khoảng 20 triệu thùng dầu/ngày và luôn
là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Tiếp đó là
khu vực châu Á và châu Đại Dương, hai khu vực này có lượng tăng rất cao và
đang được dự báo là tiếp tục tăng cao. Trong đó phải kể ra hai quốc gia tiêu thụ
dầu lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Trung Quốc (trung bình khoảng 7 triệu thùng
mỗi ngày) và Nhật Bản (trung bình 5 triệu thùng mỗi ngày). Trong khi đó, các
khu vực kém phát triển hơn như Châu Á và Châu Phi chỉ cần đến một lượng dầu
khá khiêm tốn, với tốc độ tiêu thụ tăng không đáng kể.
* Tổng quan về một số sản phẩm xăng dầu:
1. Xăng mogas
Cung:
- Gia tăng xuất khẩu từ Ấn Độ từ Quý 3 năm 2008 do sự khởi động của nhà máy
lọc dầu Reliance II
- Trung Quốc tiếp tục có nhiều hàng trong kho và nguồn cung dồi dào đang
được ổn định. Tiềm năng về tin tức giá giảm xảy ra khi Trung Quốc dự trữ quá
nhiều hàng và trở thành một nước xuất khẩu chính trong vài tháng tới.
- Váo tháng 2 năm 2008, tổng kho xăng ở mức cao lịch sử.
Cầu:
- Sự giảm nhập khẩu của Iraq vì có ba dự án mở rộng sản xuất của ba nhà máy
lọc dầu nước này
- Cầu về xăng ở Mỹ, nước tiêu dùng xăng lớn nhất thế giới, đang giảm vì tình
hình kinh tế ảm đạm trong tương lai, dẫn đến việc giảm cầu trên toàn thế giới.
Tổng quan:
- Các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu sẽ làm di chuyển cán cân cung – cầu từ
mức cân bằng sang thặng dư ở châu Á và khu vực Trung Đông.
- Các nước Iran, Iraq, Indonesia, Malaysia sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu chính
về xăng chất lượng trong vài năm tới. Việt Nam sẽ vẫn là nước nhập khẩu. Úc,
Nhật và Hàn Quốc sẽ thiếu hụt những sản phẩm xăng chất lượng cao hơn.
43
- Hiện tại cấu trúc thị trường xăng đang ở dạng backwardation (thị trường “bù
hoãn bán”) trong nửa đầu năm 2008.
2. Gasoil
Cung:
- Mức tổng kho cao ở trong khu vực tại thời điểm đầu năm 2008, mặc dù đã ở
giai đoạn cuối của mùa đông, khi mà nhu cầu heating oil (nhiên liệu sưởi) dần
kết thúc.
- Mức lưu kho cao và khả năng sản xuất mạnh ở Nhật Bản làm cho khả năng
xuất khẩu của Nhật tăng mạnh và làm tăng thêm mức cung cho thị trường.
Cầu:
- Indonesia mua nhiều Gasoil vì các vấn đề ở các nhà máy lọc dầu.
- Mức cầu thời vụ cao vào tháng 3 ở châu Á Thái Bình Dương sẽ có thể khiến
cho nhu cầu hàng tương lai gần tăng mạnh, nhưng nhiều sự biến động ở Trung
Quốc về nhu cầu của các nhà máy phát điện chạy xăng và hậu quả của suy giảm
nông nghiệp do giá lạnh sẽ có thể làm giảm những ảnh hưởng đó.
Tổng quan:
- Các nhà giao dịch trục lợi từ việc chuyển các lô hàng đến châu Âu từ khu vực
châu Á, nguồn cung có thể bị giảm sút với việc các nhà máy lọc dầu cắt giảm
công suất voà tháng 3 năm 2008.
- Hiện tại, cấu trúc thị trường là Gasoil là backwardation (thị trường “bù hoãn
bán”) tới tận tháng 8 năm 2008.
3. Fuel oil
Cung:
- Sản lượng sản xuất Fuel oil đã bắt đầu giảm trong 10 năm qua.
- Tỷ lệ tăng sản xuất Fuel oil từ việc mở rộng các nhà máy lọc dầu sẽ được bù
lại bằng việc mở nhiều các bộ phận lọc dầu phức tạp hơn nhu cokers hay
residuel catalytic cracker (RCC), nếu như tất cả khởi động đúng như dự định.
- Sản lượng Fue oil sẽ giảm
Cầu:
- Nhu cầu dầu chạy tàu thuỷ tăng mạnh ở mức khoảng 10%/năm.
44
- Mức tăng dự đoán của nhu cầu Fuel oil là sẽ từ Trung Đông do nhu cầu chạy
các máy phát điện.
- Việc đóng cửa TEPCO với nhà máy điện nguyên tử Kashiwazaki – Kariwa
8,21GW sẽ tăng nhu cầu phát điện bằng chạy lò hơi.
- Tuy nhiên, cầu ở Trung Quốc có thể thấp đi do các nhà máy lọc dầu nhỏ không
có mức sinh lợi tốt.
Tổng quan:
- Châu Á vẫn thiếu hụt vì lượng xuất khẩu ngày càng nhỏ dần từ Trung Đông,
nhiều Fuel oil được chế biến nâng cao thành loại sản phẩm cao cấp hơn, và nhu
cầu dầu chạy tàu thuỷ vẫn ở mức cao.
- Mong chờ nhiều Fuel oil xuất khẩu từ các nước như Venezuela, Nga và châu
Âu vào châu Á để phục vụ nhu cầu cao ở đây.
- Hiện tại, cấu trúc thị trường Fuel oil là contango (thị trường “bù hoãn bán”) tới
tận tháng 8 năm 2008.
1.2. Biến động giá xăng dầu thế giới.
Nhìn chung, từ năm 2004 trở về trước giá xăng, dầu thế giới tương đối ổn
định. Trong năm 2004-2005, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng với tốc
độ tương đối cao. Cụ thể:
Biểu đồ 2.4: Biến động giá danh nghĩa của dầu Brent theo các đồng tiền
Nguồn:
45
Bảng 2.2: Giá dầu thô thế giới năm 2004 - 2005
(Nguồn: BP_oilmarkets_into2006)
Bốn tháng đầu năm 2006 giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh liên tục lập
kỷ lục về giá. Trung bình trong tháng 4/2006 giá dầu WTI tại New York và giá
dầu Brent tại London xấp xỉ 70$/thùng. Trong hai tuần đầu tháng 8/2006 có lúc
đã lên tới 79,85$/thùng. Từ giữa tháng 8/2006 giá dầu trên thị trường thế giới đã
giảm nhanh. Ngày 25/8/2006 giá dầu Brent tại London và WTI tại New York đã
giảm 4,9 – 5,9$/thùng.
Từ năm 2007 cho đến nay giá xăng dầu tăng nhanh. Với giá dầu WTI đã
vượt mức 100$/thùng (100.09$/thùng trong tháng 1 năm 2008), so với mức thấp
ở 50.48$/thùng tháng 1 năm 2007.
(Nguồn:WTRG Economics 2008 trên web: www.wtrg.com)
Giá dầu ($/thùng) Năm 2004 2005 % tăng giá
Brent 38.27 54.52 42.5%
WTI 41.49 56.59 36.4%
Rổ OPEC 36.04 50.71 40.7%
Biểu đồ 2.5: Giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2008 tại NYMEX
$
/t
h
ù
n
g
46
Thị trường dầu thô liên tiếp lập những kỷ lục mới qua các phiên giao dịch.
Tính chung từ đầu năm, giá vàng đen đã tăng hơn 50%. Trong phiên giao dịch
ngày 3/7 tại New York giá dầu thô giao tháng 8/2008 đã có lúc các hợp đồng
giao tương lai được ký ở mức 145,85 USD mỗi thùng, tăng gần 2 USD so với
lúc đóng cửa ngày 2/7. Trong phiên giao dịch ngày 4/7, Giá dầu thô giao tháng 8
tại New York chốt 145,29 USD mỗi thùng. Xăng bán lẻ cũng chạm mức 4,10
USD mỗi gallon (tương đương 18.250 đồng một lít). Tại London, dầu Brent chốt
tại ngưỡng kỷ lục 146,08 USD mỗi thùng, tăng 1,82 USD.
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.7:
Nguồn: IEA
Nguồn: IEA
47
Từ đầu năm 2008 đến nay giá xăng dầu luôn tăng với tốc độ kỷ lục. Dự
báo trong năm 2008 là một năm đầy biến động với giá dầu mỏ. Hầu hết các nhà
phân tích đều nâng cao dự đoán của năm 2008 đến khoảng 80$-85$/thùng so với
mức thấp 70$/thùng cho giá dầu ICE Brent. Trong năm 2007 giá trung bình đối
với dầu ICE Brent là 73$/thùng. Dự báo của WorldBank năm 2008 về giá dầu
thô trung bình trong các năm tới như sau:
Bảng 2.3: Dự báo của WorldBank về giá dầu thô trung bình trong các năm tới.
Năm 2006(thực tế) 2007(thực tế) 2008(dự báo) 2009(dự báo)
Giá($/thùng) 64.3 71.1 108.1 105.5
Như vậy, trong thời gian sắp tới có thể giá xăng dầu thế giới vẫn ở mức
cao và biến động lớn.
1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam.
1.3.1. Nguồn cung xăng dầu
Việt Nam có nguồn dầu thô dồi dào, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu
thô rất lớn, tuy nhiên do công nghệ trong nước còn yếu, chưa có nhà máy lọc
dầu nên nước ta chưa thể tự làm ra các sản phẩm từ dầu thô. Nguồn cung các sản
phẩm xăng dầu là nhập khẩu 100%.
Hàng năm, căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, nhu cầu xăng dầu cho nền
kinh tế năm kế hoạch. Chính phủ giao tổng mức nhập khẩu xăng dầu các loại
cho từng doanh nghiệp đầu mối. Phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế,
nhu cầu xăng dầu hàng năm cũng liên tục tăng. Tăng trưởng nhu cầu bình quân
cả thời kỳ khoảng 7,7% năm.
Bảng 2.4: Lƣợng nhập khẩu xăng, dầu qua các năm(đ/v: triệu tấn)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
7.425 8.747 9.083 9.9705 9.9364 11.047 11.477 11.212 12.85
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo Tổng cục Hải quan - bộ Tài Chính thì thị trường nhập khẩu xăng dầu
của Việt Nam chủ yếu từ Singapore, mỗi năm chiếm tới hơn 50% tổng lượng
nhập khẩu, tiếp theo là Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Về cơ cấu nhập khẩu, cũng thay đổi theo thời kỳ, nhưng nhập khẩu dầu
diesel (DO) luôn chiếm phần lớn nhất (theo Tổng cục thống kê thì là khoảng
48
hơn 50% lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước qua các thời kỳ), tiếp theo là
dầu mazut, xăng, nhiên liệu máy bay, dầu hoả.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007
23, 23%
42, 42%
26, 26%
4, 4%
5, 5%
Xăng
Dầu diesel
Dầu mazut
Dầu hoả
Nhiên liệu máy bay
Nguồn: IEA
1.3.2. Cầu tiêu dùng xăng dầu
Lượng xăng dầu được nhập khẩu về sử dụng trong nước khoảng 92-93%,
còn lại tái xuất ra nước ngoài khoảng 7-8% vào các khu chế xuất, các tàu biển
nước ngoài tiếp nhiên liệu tại các cảng biển Việt Nam, máy bay của Việt Nam
và nước ngoài tiếp nhiên liệu tại các cảng hàng không Việt Nam và tái xuất sang
các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Lượng xăng dầu tiêu thụ
trong nước được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam.pdf