MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN. 3
NHẬN XÉT CỦA CƠQUAN THỰC TẬP. 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. 5
PHẦN I. 7
TÌM HIỂU CHUNGVỀ. 7
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG. 7
(ANGIMEX). 7
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY:. 7
1. Quá trình hình thành:. 7
2. Quá trình phát triển:. 8
II. CƠCẤU TỔCHỨC BỘMÁY CÔNG TY :. 10
1. Sơ đồbộmáy :.10
2. Chức năng nhiệm vụcủa các phòng ban:. 11
III.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY:. 12
1. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:. 13
2. Thuận lợi và khó khăn:. 14
PHẦN II. 15
NGHIỆP VỤCỤTHỂ. 15
I.CÔNG TÁC CỤTHỂTRONG NGHIÊN CƯÚ TIẾP CẬN THỊTRƯỜNG VÀ CHUẨN BỊ
ĐÀM PHÁN ĐỂKÍ HỢP ĐỒNG:. 15
1.Nghiên cứu và tiếp cận thịtrường:. 15
2. Cách lập phương án kinh doanh và định giá hàng trong các hợp đồng xuất nhập khẩu:. 16
3. Các hình thức đàm phán, giai đoạn chuẩn bịvà tiến hành đàm phán:. 18
4.Cách thức soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu:. 22
II. TỔCHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KẨU TẠI CÔNG TY ANGIMEX:. 31
1. Tổchức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty ANGIMEX:. 31
2. Tổchức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty ANGIMEX:. 34
3. Những trởngại thường xảy ra và cách xửlí:. 34
III. NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU, CÁC HỢP ĐỒNG KINH TẾKÍ KẾT VỚI ĐƠN VỊCHÂN
HÀNG VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ANGIMEX:. 34
1. Tìm hiểu vềnguồn hàng xuất khẩu của Công Ty :. 34
2.Các hợp đồng kinh tế được kí kết với đơn vịchào hàng:. 35
3. Thuận lợi và khó khăn:. 35
PHẦN III. 36
ĐỀTÀI:. 36
NGHIỆP VỤTHANH TOÁN TIỀN HÀNG. 36
TRONG XUẤT NHẬP KHẨU. 36
I.GIỚI THIỆU ĐỀTÀI:. 36
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC
TẾTẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG:. 36
1. Tìm hiểu về điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương:. 36
2. Thanh toán trong hợp đồng ngoại thương gồm các phương thức sau:. 37
3. Phân tích và đánh giá việc thực hiện các phương thức thanh toán trong Công Ty ANGIMEX:. 38
PHẦN IV. 44
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ. 44
I KẾT LUẬN CHUNG:. 44
II. KIẾN NGHỊ:. 45
PHỤLỤC:. 4
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am cần phải chuẩn bị các thiết bị và lực lượng để đón nhận hình
thức này. Hiện nay, phạm vi áp dụng giao dịch đàm phán qua mạng trong ngoại
thương của Việt Nam còn hạn hẹp và chưa có kết quả cao. Nên trong tương lai
cần phải đầu tư và ứng dụng nhiều hơn.
3.2 Các bước chuẩn bị đàm phán:
Để cuộc đàm phán thành công thì cần làm tốt các yếu tố sau:
* Chuẩn bị về ngôn ngữ:
Để đàm phán thành công thì cần phải nắm vững và sử dụng thuần thạo các
ngôn ngữ, bắt đầu từ tiếng mẹ đẻ. Sau đó, đến những ngôn ngữ thông dụng như:
Anh ; Pháp; Trung; Nhật. . . Vì trong giao dịch ngoại thương, sự bất đồng ngôn
ngữ là trở ngại lớn nhất nên các cán bộ ngoại giao không ngừng trau dồi, học hỏi
nhiều ngôn ngữ để tiện cho việc đàm phán
Trong trường hợp sử dụng phiên dịch, thì phải chọn người giỏi ngôn ngữ.
Nhưng phải am hiểu về lĩnh vực mà mình sắp đàm phán để tránh sự hiểu sai ý
của đối tác.
* Chuẩn bị về thông tin:
Trong thời đại ngày nay, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc nắm
bắt thông tin một cách kịp thời thì đều mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, trước
khi đàm phán thì cần phải chuẩn bị thông tin cần thiết cho cuộc đàm phán như:
hàng hoá; thị trường; thương nhân . . . Đó chính là cơ sở giúp cho các nhà đàm
phán thành công và đạt được hiệu quả trên thương trường, thông qua các cuộc
đàm phán.
*Chuẩn bị năng lực cán bộ đàm phán:
Vấn đề nhân sự trong đàm phán có vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải
được chuẩn bị chu đáo. Thành phần của đoàn đàm phán hợp đồng ngoại thương
cần hội đủ chuyên gia ở các lĩnh vực: pháp luật; kỹ thuật thương mại; đàm phán.
Trong đó, chuyên gia về thương mại thì quan trọng hơn, nên thường là trưởng
đoàn. Sự phối hợp ăn ý của các chuyên gia là cơ sở rất quan trọng cho quá trình:
20
đàm phán; kí kết hợp đồng chặt chẽ, khả thi và đạt hiệu quả cao. Nếu thiếu một
bộ phận chuyên gia nào đó thì cần phải thuê chuyên gia sao cho phù hợp với từng
thương vụ .
Xét về lâu dài, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần có
chính sách tuyển dụng, đào tạo thích hợp, nhằm giải quyết về vấn đề chuyên gia.
* Chuẩn bị thời gian:
Phần lớn phụ thuộc vào sự thoả thuận trước của hai bên, trên cơ sở tính
toán múi giờ giữ các quốc gia, cũng như sự thuận tiện cho cả hai. Trong thương
mại, thời gian hết sức quý báu, nên trước khi đàm phán, hai bên cần lập và thống
nhất với nhau về lịch làm việc cụ thể, cẩn thận hơn nên lập luôn cả phương pháp
dự phòng trường hợp hết thời gian mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.
*Chuẩn bị địa điểm:
Địa điểm đàm phán phải đảm bảo tâm lý thoải mái và tiện nghi phù với cả
hai bên. Có thể chọn địa điểm trên nước người bán hay người mua hoặc nước thứ
ba trung gian nào đó nhưng phải bảo đảm các điều kiện sau:
- An toàn cho các bên đàm phán về tình hình an ninh, trật tự, chính trị phải ổn
định.
-Đầy đủ tiện nghi về thông tin liên lạc
Ngoài ra cần phải chuẩn bị trước cuộc đàm phán những công viêc cụ thể sau:
+Thiết lập những mục tiêu cần thương lượng
+Xác định mục tiêu cần thương lượng
+Xác định giới hạn của sự thoả thuận
+Thiết lập biện pháp thay thế khi không đạt được thoả thuận
Cuối cùng cần phải đánh giá đối tác và các điểm mạnh, điểm yếu của mình
+Đánh giá đối tác;
Trước cuộc đàm phán cần xác định lại thật rõ đối tác của mình, cụ thể là
những công việc dưới đây:
-Cố gắng xác định được đối tác muốn yêu sách gì và muốn đạt được gì.
-Thăm dò xem những vấn đề gì, những mối quan tâm nào ẩn sau những
yêu sách của họ
-Trao đổi những thông tin cần thiết trong quá trình đàm phán
-Cân nhắc những cơ sở lập luận và lý lẽ mà đối tác có thể sử dụng.
-Tìm những vấn đề có thể ảnh hưởng tới hướng đi cũng như kết quả của
cuộc đàm phán.
+Đánh giá những điểm mạnh yếu của mình:
Trước cuộc đàm phán phải đánh giá những điểm mạnh yếu của mình một
cách khách quan , toàn diện, có như vậy mới có thể tránh khỏi bị rơi vào thế bất
ngờ, bị động.
3.3 Giai đoạn đàm phán:
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình đàm phán, trong
giai đoạn này các bên tiến hành bàn bạc, thoả thuận những vấn đề mà đôi bên
cùng quan tâm: hàng hoá; chất lượng, số lượng; giá cả; giao hàng; thanh toán; . .
.nhằm đi đến ý kiến thống nhất là kí kết được hợp đồng mua bán hàng hoá. Giai
đoạn này bao gồm:
*Đưa ra yêu cầu và lắng nghe đối tác trình bày
Khi đưa ra yêu cầu thì cần chú ý:
+Đưa ra yêu cầu hợp lý
+Trình bày mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ có căn cứ khoa học
21
+Luôn luôn nhớ rõ những lợi ích cơ bản, lên danh sách các lợi ích
cơ bản và đặt chúng lên mặt bàn.
+Đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ đoàn đàm phán.
+Không nên sử dụng cách nói mềm yếu trong đàm phán.
* Nhận và đưa ra nhượng bộ:
Nhượng bộ là xem xét lại vị thế trước đây của bạn trong đàm phán và
thay đổi nó sao cho thích hợp. Đàm phán luôn có nhượng bộ, tuy nhiên các bên
luôn cố gắng nhượng bộ càng ít càng tốt.
Có rất nhiều kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để giải quyết vấn đề. Một
trong những cách đó là đưa ra những nhượng bộ có điều kiện: gắn điều kiện vào
các nhượng bộ, bạn sẽ không sợ “ bị thiệt”. Do vậy, bất cứ khi nào có thể, hãy cố
gắng kiếm được cái gì đó để đổi lấy nhượng bộ của mình.
*Phá vỡ thế bế tắc:
Đàm phán có thể rơi vào thế bế tắc, tình huống mà các bên thấy không
thể nhượng bộ được nữa, cuộc đàm phán dừng lại ở đó và có nguy cơ tan vỡ.
Đơn phương phá vỡ bế tắc băng nhiều kỹ thuật khác nhau.
Nhờ sự trợ giúp của bên thứ ba như: trung gian hoà giải; nhờ dàn xếp
hay phân xử.
* Tiến tới thoả thuận:
Càng tiến tới gần thoả thuận thì càng tinh tế, nên càng phải tập trung, cố
gắng, sử dụng những kỹ thuật thích hợp để tiến tới thoả thuận một cách tốt nhất.
3.4 Các bước tiến hành trong đàm phán:
a. Hỏi hàng, hỏi giá:
Là hình thức người mua yêu cầu người bán cho biết giá cả và những thông
tin có liên quan đến hàng hoá: Thời hạn giao hàng; các điều kiện giao hàng; các
điều kiện thanh toán…… trên cơ sở đó người mua có thể nghiên cứu và quyết
định mua hàng.
Về phương diện pháp lý hỏi hàng, hỏi giá chỉ là giao dịch, không ràng
buộc người hỏi phải mua hàng. Do đó, người mua thường hỏi nhiều nơi để chọn
cho mình nhà cung cấp tốt nhất và có điều kiện tốt nhất.
b. Chào hàng, báo giá;
Là người bán gửi thư trào hàng tới cho người mua nhằm thể hiện mong
muốn bán hàng. Nội dung chào hàng bao gồm những yếu tố cần thiết để kí kết
hợp đồng mua bán ngoại thương như: tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất,
giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán...
c. Hoàn giá, đối giá:
Hoàn giá là một đề nghị mới do bên mua (bán) đưa ra sau khi đã nhận
được chào hàng (đặt hàng) của bên kia, nhưng không chấp nhận hoàn toàn chào
hàng(đặt hàng) đó.
Khi hoàn giá, chào hàng trước đó coi như huỷ bỏ. Trong buôn bán quốc tế,
mỗi lần giao dịch phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc.
d. Chấp nhận:
Là việc một bên hoàn toàn đồng ý với những gì bên kia đưa ra. Khi đó
hợp đồng được thành lập. Một chấp nhận muốn có hiệu lực phải đảm bảo các
điều kiện sau:
+ Chấp nhận hoàn toàn những điều kiện.
+Chấp nhận khi chào hàng vẫn còn hiệu lực.
+Do chính người được chào hàng và người chào hàng chấp nhận.
22
+Chấp nhận phải được truyền đạt đến tận người chào hàng.
e. Đặt hàng:
Trên cơ sở chào hàng, báo giá hay chấp nhận giá đưa ra, bên mua sẽ lập
đơn đặt hàng cho bên bán, thông thường một đơn đặt hàng đầy đủ gồm các mục
sau: tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, giá cả, thời hạn giao hàng, phương
thức thanh toán. . .
@ Một số điểm cần lưu ý khi đàm phán:
+Cần giữ bầu không khí tran hoà, cởi mở, xoá bỏ những cảm xúc tiêu
cực, tránh những cơn xúc động bộc phát, đừng gạt lời nhau và đổi lỗi cho nhau,
đừng bao giờ tỏ ra mình quá thông minh.
+ Cần chú ý lắng nghe ý kiến của đối tác, đừng cướp lời họ, đừng vội
vàng đưa ra nhận xét
+ Nói ít, nghe nhiều và luôn đặt câu hỏi
+ Cần diễn đạt chính xác ý kiến của mình, cố gắng làm cho lời nói có tính
thuyết phục. Nên dùng cách diễn giải chậm rãi, rõ ràng, thân thiện, đôi chỗ có thể
pha chút hài hước để tạo bầu không khí tốt.
` + Cần lường trước những câu hỏi mà đối tác có thể đặt ra cho mình và
sẵn sàng trả lời những câu hỏi đó.
+Đừng bao giờ làm cho đối tác mất thể diện
4.Cách thức soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu:
4.1 Khái niệm và đặc điểm:
a. Khái niệm:
Hợp đồng là sự thoả thuận của hai hay nhiều người, nhằm mục đích
tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.
Hợp đồng mua bán ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất
nhập khẩu, là sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán, giữa hai quốc gia khác
nhau. Trong đó, quy định bên bán ( xuất khẩu) cung cấp hàng hoá, chuyển giao
các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua (
nhập khẩu). Bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán ra nước ngoài, nhằm thực
hiện việc giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển hàng hoá đó sang
tay người mua.
b. Đặc điểm:
So với hợp đồng mua bán nội địa, hợp đồng ngoại thương có ba
đặc điểm:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương được hình thành giữa người mua và
người bán mà có cơ sở kinh doanh đăng ký ở hai quốc gia khác nhau( không bắt
buộc người mua bán phải khác quốc tịch). Dù người mua và người bán có quốc
tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán diễn ra trên lãnh thổ của cùng một quốc
gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính quốc tế.
-Hàng hoá là đối tượng mua bán của hợp đồng, được chính phủ các nước
hữu quan cho phép vận chuyển ra khỏi đất nước người bán trong qua trình thực
hiện hợp đồng .
Đồng tiền thanh toán sử dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương có
thể là ngoại tệ đối với một trong hai hoặc cả hai bên
23
4.2 Phân loại hợp đồng:
a. Theo thời gian thực hiện hợp đồng:
+ Hợp đồng ngắn hạn : Thường đươc kí trong một thời gian tương đối
ngắn, và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, thì quan hệ pháp lý
giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc.
+Hợp đồng dài hạn: có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó
việc giao hàng được tiến hành nhiều lần.
b. Theo nội dung trong quan hệ kinh doanh:
Có bốn loại:
+ Hợp đồng xuất khẩu:
Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao
hàng hoá đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu của hàng hoá đó
sang tay người mua.
+ Hợp đồng nhập khẩu:
Là hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để đưa hàng đó vào nước mình
nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến hay nhu cầu tiêu dùng trong nước.
+ Hợp đồng tái xuất khẩu:
Là hợp đồng xuất khẩu những hàng hoá trước kia đã nhập từ nước ngoài,
nhưng không qua tái chế hay sản xuất gì ở trong nước mình.
+Hợp đồng tái nhập khẩu;
Là hợp đồng mua những hàng hoá do nước mình sản xuất mà trước kia đã
bán ra nước ngoài, nhưng chưa qua chế gì ở nước ngoài. Việc tái nhập khẩu
không có ý nghĩa lớn trong ngoại thương ở các nước.
c. Các hình thức của hợp đồng:
+Hình thức văn bản
+Hình thức miệng
+ Hình thức mặc nhiên
So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu
điểm hơn cả: an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn . . .
Ở nước ta hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các
đơn vị xuất nhập khẩu của ta trong quan hệ với nước ngoài.
4.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương:
Hình thức của một hợp đồng ngoại thương thường được trình bày như sau:
CONTRACT (HỢP ĐỒNG)
No(số hợp đồng):
Date( ngày):
Between (giữa) Name (tên công ty)
Address( địa chỉ công ty):
Telephone: Telex: Fax:
. . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
24
Bố cục của hợp đồng:
-Phần mở đầu:
+Quốc hiệu
+Tên hợp đồng, số và kí hiệu hợp đồng.
+Thời gian , địa điểm kí hợp đồng.
+Những căn cứ xác lập hợp đồng
-Những thông tin về chủ thể hợp đồng
+Tên công ty
+Địa chỉ liên lạc
+Số Fax, Telex, Phone, Email . . .
+Người đại diện kí hợp đồng
-Phần nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương:
Nội dung của hợp đồng XNK bao gồm ba cụm điều khoản sau:
+Những điều khoản chủ yếu
+Những điều khoản thường lệ
+Những điều khoản tuỳ nghi
-Phần kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương:
Phải thể hiện được “ nguyên tắc hiệp ý”: có nghĩa là trong hợp
đồng phải thể hiện được sự thoả thuận và đồng ý giữa các bên tham gia kí kết
hợp đồng. Nguyên tắc này giúp các bên than gia kí kết hợp đồng tránh được
những phiền phức sau này.
4.4 Các điều khoản và phân tích các điều khoản trong hợp đồng ngoại
thương:
a. Điều khoản về tên hàng:
Điều kiện tên hàng hoá là để xác định sơ bộ đối tượng mua bán nhưng nó
là điều khoản cơ bản của hợp đồng. Do đó, để diễn tả một cách chính xác tên
hàng, ta có thể sử dụng những phương pháp sau:
- Ghi tên hàng bao gồm: tên thông thường + tên thương mại + tên khoa
học. Áp dụng cho các loại hoá chất, giống cây . . .
-Ghi tên hàng kèm theo địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm như: gạo Việt Nam, sâm Korea . . .
- Ghi tên hàng kèm với quy cách của nó như: gạo hạt dài(6mm) . .
-Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức này áp dụng đối
với những sản phẩm của hãng có uy tín.
-Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng hoá
b. Điều khoản về chất lượng:
Đây là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá, được bổ sung để làm rõ
điều khoản tên hàng, là cơ sở quan trọng của người mua và người bán xác định
đúng giá trị của hàng hoá và giúp người mua nhận được hàng đúng yêu cầu của
mình. Các qui định về quy cách phẩm chất thường dựa vào một số phương pháp
sau:
+ Chất lượng hàng hoá theo mẫu:
Căn cứ vào một số ít hàng được lấy làm đại diện đánh giá cho phẩm chất
của toàn bộ lô hàng nhưng phải đảm bảo những yêu cầu sau:
-Mẫu phải được rút ra từ chính lô hàng
-Mẫu phải có phẩm chất trung bình so với cả lô hàng
-Mẫu phải được gắn với hợp đồng: Trên hợp đồng dẫn chiếu đến mẫu và
trên mẫu cũng phải gắn chiếu đến hợp đồng.
25
-Mẫu chỉ có thể được huỷ khi không còn tranh chấp về phẩm chất xảy ra.
Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này không chính xác vì hàng hoá không
đồng đều về phẩm chất.
+Chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn:
Các bên trong hợp đồng phải ghi vào hợp đồng chất lượng hàng hoá đã được tổ
chức nào và theo tiêu chuẩn nào và đã được tổ chức nào cấp: chẳng hạn như tiêu
chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn quốc tế cấp: TCN; TCVN; ISO .. .tuy nhiên, phải hiểu
đúng tiêu chuẩn đó.
+ Chất lượng hàng hoá theo chủng loại:
Có thể căn cứ vào loại, kích cỡ, trọng lượng về một sản phẩm. Chất lượng
theo tài liệu kỹ thuật: Khi mua hàng hoá là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
. . . Người sử dụng tài liệu kỹ thuật để qui định qui cách, phẩm chất. Với cách
này, vừa chính xác, vừa nhanh chóng và tiện lợi
+Chất lượng hàng hoá theo nhãn hiệu thương mại:
Trong một số trường hợp người mua phải mua hàng hoá theo nhãn hiệu
Trong quá trình sản xuất, hàng hoá được thực hiện theo bằng sáng chế.
Khi sản xuất gồm cả việc sử dụng quy trình chế tạo bí mật.
Khi khối lượng cần nhập là ít
Khi mua sản phẩm bán cho người tiêu dùng mà họ thích nhãn hiệu nhất
định
+Chất lượng hàng hoá theo mô tả:
Mô tả những chỉ tiêu cụ thể:
-Hàm lượng: Những chất mà hàm lượng của nó làm cho phẩm chất
hàng hoá càng tốt thì cần quy định hàm lượng tối thiểu phải có. Những chất mà
hàm lượng của nó càng thấp thì làm cho phẩm chất hàng hoá càng tốt thì phải
quy định hàm lượng tối đa được cho phép.
-Chỉ số năng suất: Việc sử dụng hàng hoá là nguyên vật liệu cần bán
thành phẩm mà tạo ra năng suất càng cao sẽ chứng tỏ hàng hoá có phẩm chất
càng tốt nếu việc sử dụng đó có cùng một điều kiện như nhau
-Màu sắc hàng hoá: màu sắc có thể ảnh hưởng đến phẩm chất hàng
hoá và đôi khi cũng ảnh đến thị hiếu sử dụng hàng hoá.
-Kích cỡ của hàng hoá: kích cỡ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng
hoá và đôi khi cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng hàng hoá.
-Mô tả bằng những chỉ tiêu chung: áp dụng khi mua bán nông sản,
nguyên liệu và phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hoá, trên thế giới thường
dùng một số tiêu chuẩn phỏng chừng như: FAQ, GMQ.
c. Điều khoản về số lượng:
* Đơn vị tính số lượng:
Trong buôn bán quốc tế, có rất nhiều đơn vị tính số lượng có cùng tên gọi
nhưng nội dung lại rất khác nhau, trong những ngành buôn bán khác nhau. Bên
cạnh đó, người ta có thể sử dụng nhiều hệ thống đo lường trong buôn bán quốc tế
chẳng hạn:
1MT =1.000kg (1mectric ton)
1Tấn Mỹ(ST- short ton) =907,187 kg
1Tấn Anh(LT- long ton) = 1.016,047kg
1MT =2.204,60 pound
1 pound = 0.454 kg
1 ounce =28,35 kg
26
Vì vậy, khi quy định đơn vị tính khối lượng cần phải tìm hiểu kỹ nội dung
của nó và quy định một cách cụ thể trong hợp đồng.
* Địa điểm xác định số lượng:
Nếu số lượng hàng hoá được xác định tại điểm đi thì người mua phải chịu
mọi rủi ro về số lượng hàng hoá trong khi chuyên trở. Nếu số lượng hàng hoá
được xác định tại điểm đến thì người bán phải chịu mọi rủi ro về số lượng hàng
hoá trong khi chuyên trở.
*Phương pháp quy định số lượng:
+ Quy định chính xác: Các bên quy định chính xác một số lượng hàng hoá
cụ thể khi mua một số ít hàng hoá.
+ Quy định khoảng chừng: Khi mua một số lượng lớn hàng hoá, các bên
quy định một khoảng số lượng cho phép được giao động, khoảng cho phép được
giao động gọi là dung sai ( Telorance). Khi sử dụng dung sai, các bên phải thoả
thuận những nội dung sau:
-Mức dung sai: more or less, from…to… . about, approximate……
- Bên được chọn dung sai: là bên mua hay bên bán
-Giá của dung sai được tính theo giá của hợp đồng hoặc giá của thị trường.
*Phương pháp quy định trọng lượng:
+ Trọng lượng tịnh – Net Weight: là trọng lượng của bản thân hàng hoá,
sử dụng khi giá trị bao bì và giá trị hàng hoá khác xa nhau, hay khi trọng lượng
của bao bì chiếm một tỉ trọng đáng kể so với trọng lượng của hàng hoá.
+ Trọng lượng cả bì – Gross Wieght: Là trọng lượng hàng hoá tính cả bao
bì đóng gói, sử dụng khi giá trị bao bì và giá trị hàng hoá tương đương nhau, hay
khi tỉ trọng của bao bì không đáng kể so với trọng lượng của hàng hoá
Muốn thể hiện việc sử dụng cả bao bì, cần quy định rõ trong hợp đồng là:
Cả bì coi như tịnh “Gross Wieght for net”
+ Trọng lượng thương mại - Commercial Wieght: là trọng lượng hàng hoá
có độ ẩm tiêu chuẩn, thường được sử dụng khi buôn bán các mặt hàng hút ẩm
như: bông, len, lông cừu .. . Trọng lượng thương mại dùng để xác định giá trị
giao dịch
+ Trọng lượng thực tế – Actual Weight: là trọng lượng hàng hoá được xác
định tại thời điểm giao hàng. Trọng lượng thực tế thường có độ ẩm thực tế cao
hơn độ ẩm tiêu chuẩn, nên cần phải quy đổi trọng lượng thực tế qua trọng lượng
thương mại bằng công thức:
Trong đó:
Gt.m : trọng lượng thương mại của hàng hoá
Gt.t : trọng lượng thực tế của hàng hoá
Wt.c: độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hoá (tính bằng %)
Wt.t: độ ẩm thực tế của hàng hoá (tính bằng %)
d. Điều khoản về giá cả – price:
Net Wieght = Gross Wieght- Tare
Gross Wieght = Net Weight - Tare
Amount = Commercial Wieght x Unit
i
Gt.m = Gt.t x (100 + Wt.c) : (100 +Wt.t)
27
Giá cả trong hợp đồng phải được biểu thị rõ ràng đơn giá, tổng giá trị,
đồng tiền tính giá. Cần quy định rõ tên gọi đồng tiền và nước có đồng tiền đó.
Đơn vị tính giá phải phù hợp với đơn vị tính số lượng.
* phương pháp quy định giá:
+ Giá cố định:
Được ấn định vào lúc kí kết hợp đồng và không được sửa chữa nếu không
có sự thoả thuận khác. Thường được sử dụng cho những hợp đồng ngắn hạn với
những hàng hoá tương đối ổn định.
+ Giá qui định:
Giá không được định ngay trong lúc kí hợp đồng mà được định trong quá
trình thực hiện hợp đồng: Hợp đồng sẽ qui định một thời điểm nhất định, một số
nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho hai bên mua và bán gặp nhau để xác định giá
cả. Phương pháp này thường được dùng với hợp đồng có giá trị lớn, thời gian
thực hiện dài. Vì bất kì biến động về giá dù lớn hay nhỏ cũng gây thiệt hại cho
người bán hoặc mua.
* Giá có thể xét lại:
Giá đã định ngay trong lúc kí hợp đồng nhưng có thể được định lại trong
quá trình giao hàng. Nếu lúc giao hàng, giá của hàng hoá đó bị biến động tới
mức nhất định. Phương pháp này thường được áp dụng với những hợp đồng dài
hạn cho hàng hoá hay biến động giá cả.
* Giá di động:
Giá hàng hoá được điều chỉnh theo sự biến động của nguyên giá vật liệu
sản xuất và giá nhân công. Phương pháp này thường được sử dụng đối với hàng
hoá có thời gian chế tạo lâu như: thiết bị toàn bộ, tàu biển, . . . Khi kí hợp đồng
người ta quy định giá ban đầu là giá cơ sở và quy định cơ cấu của giá đó. Đồng
thời qui định phương pháp tính giá di động.
• Các hình thức giảm giá:
-Giảm giá theo số lượng
-Giảm giá thời vụ
-Giảm giá do trả tiền sớm
-Giảm giá thương mại
-Giảm giá riêng rẽ
-Giảm giá chuỗi
+ Ngoài ra còn có các hình thức tính giá gộp:
-Chi phí bốc dỡ, vận chuyển, san xếp hàng hoá
-Phí bảo hiểm
-Chi phí bao bì, vật liệu chèn lót
-Chi phí về phụ tùng thay thế
-Chi phí về đào tạo
e. Điều khoản giao hàng:
* Thời hạn giao hàng:
Thời hạn giao hàng là thời gian người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng. Trong buôn bán quốc tế, có một số quy định về thời hạn giao hàng:
- Giao hàng vào một ngày cố định.
- Giao hàng trong một thời hạn cố định
- Giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định
- Giao hàng trong một thời gian nhất định kể từ một thời điểm xác định
28
- Giao hàng nhanh như: giao ngay; giao ngay lập tức; giao càng sớm càng
tốt.
* Địa điểm giao hàng:
-Chọn địa điểm cụ thể giao hàng không chỉ tính đến yếu tố kỹ thuật mà
còn liên quan đến pháp lí. Nếu trong hợp đồng không qui định cụ thể, người giao
hàng có thể tranh thủ lợi thế để tiết kiệm chi phí, mặc dù gây thiệt hại cho người
mua nhưng người mua không đủ cơ sở pháp lí để bắt buộc bồi thường.
-Một số phương pháp qui định, thoả thuận cảng giao hàng:
Qui định cảng giao hàng, cảng đến và cảng thông quan.
Qui định nhiều cảng và một cảng
Qui định cảng khẳng định và cảng lựa chọn.
*Phương thức giao hàng:
Vấn đề này được thoả thuận trong hợp đồng mua bán, là yếu tố quan trọng
liên quan đến giao hàng ở đâu? Ai phải thuê phương tiện chuyên chở? Ranh giới
di chuyển rủi ro từ người bán sang người mua kết thúc ở đâu.
Giao hàng theo mỗi phương thức khác nhau đều phải tuân theo điều kiện
khác nhau, chẳng hạn như giao hàng theo các điều kiện giao hàng: FOB, FAS,
CIF, CFR… và các phương thức giao hàng trên áp dụng theo Incoterms 1990
hoặc Incoterms 2000.
* Thông báo giao hàng:
- Trong điều kiện CIF, FOB đều bao hàm nghĩa vụ thông báo giao
hàng. Tuy nhiên, hai bên vẫn thường phải thoả thuận về việc này như sau:
Bên có nghĩa vụ thông báo và bên nhận nghĩa vụ thông báo
Thời hạn thông báo
Nội dung thông báo
-Trước khi giao hàng, ngưới bán thường thông báo cho người mua biết
hàng sẵn sàng để giao, hoặc ngày đem ra cảng . Ngoài ra người mua phải thông
báo việc nhận hàng như thế nào?
-Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình và kết quả giao
hàng. Trong nhiều trường hợp, phải thông báo trước khi tàu vào cảng dỡ hàng
nếu tàu do người bán thuê.
f. Điều khoản về thanh toán:
Là vấn đề quan trọng trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nó liên quan
trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng. Đây là điều khoản ràng
buộc người mua. Điều khoản này sẽ được làm rõ trong phần đề tài.
g. Điều khoản trả tiền mặt đối ứng:
h. Điều khoản đảm bảo tiền tệ:
Là điều khoản để dảm bảo trị giá của hợp đồng không thay đổi khi đồng
tiền thanh toán có sự biến động về giá trị. Người ta có thể đảm bảo theo gía
vàng, hay theo một ngoại tệ khác, hay theo chỉ số giá . . .
i. Điều khoản bao bì:
Đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói trong quá trình vận
chuyển. Vì vậy, điều khoản bao bì cũng được đưa vào hợp đồng. Nên trong hợp
đồng phải qui định :
-Ai cung cấp bao bì
-Xác định chi phí bao bì
-Chất lượng bao bì
j. Điều khoản kí mã hiệu:
29
Kí mã hiệu là những kí hiệu bằng hình vẽ, bằng chữ, bằng số được ghi
trên bao bì của hàng hoá để hướng dẫn việc giao, nhận, vận chuyển và bảo quản
hàng hoá. Ngoài ra còn dễ phân biệt hàng hoá.
k. Điều khoản vân tải:
Là căn cứ để bên thuê phương tiện vận tải phải kí hợp đồng vận tải, từ đó
bảo vệ được quyền lợi cho bên kia. Thuê phương tiên vận tải bằng đường biển là
công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi người thuê phải có trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ cao để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Khi thuê phương
tiện vận tải cần lưu ý những vấn đề sau:
-Hành trình vân chuyển
-Hành trình chuyên chở
-Thời gian phương tiện vận tải đến
-Chi phí bốc dỡ, san, xếp hàng
-Tốc độ bốc, dỡ hàng
l.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu.pdf