LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 2
I - CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2
1. Khái niệm 2
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản chủ yếu nhất của Ngân hàng Trung ương. Có thể coi 2
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia 2
2.1.Nhóm các mục tiêu ổn định giá 2
2.2. Nhóm các mục tiêu tăng trưởng 2
3. Công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia 3
3.1. Nghiệp vụ thị trường mở (xem phần IV) 3
3.2. Chính sách chiết khấu, tái chiết khấu 3
3.3. Dự trữ bắt buộc 4
3.4. Lãi suất tín dụng 5
3.5. Công cụ hạn mức tín dụng 5
3.6. Tỷ giá hối đoái 6
IV - NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 6
1. Khái niệm 6
2. Cơ chế tác động 6
2.1. Khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm thay đổi lượng tiền cơ sở dẫn đến thay đổi lượng tiền cung ứng 6
2.2. Tác động khác 7
3. Hàng hoá giao dịch trên thị trường mở 8
4. Các loại nghiệp vụ thị trường mở và phương thức giao dịch trên thị trường mở 10
4.1. Các loại nghiệp vụ thị trường mở 10
4.2. Phương thức giao dịch trên thị trường mở 11
5. Nghiệp vụ thị trường mở - ưu nhược điểm 13
CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM 15
I - CƠ SỞ PHÁP LÝ 15
II - ĐIỀU KIỆN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 15
1. Thị trường tín phiếu kho bạc 16
2. Thị trường trái phiếu chính phủ 17
3. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng 18
III - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM 18
1. Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam 18
1.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở 18
1.2. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở 19
Thời hạn còn lại giấy tờ có giá ngắn hơn (trường hợp mua bán hẳn) 21
2. Diễn biến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) giai đoạn 2000 - 2008 21
3. Những kết quả đạt được 23
4. Những hạn chế còn tồn tại 26
5. Một số nguyên nhân 27
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
33 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ thị trướng mở - Công cụ ưu việt của thị chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu của họ và thường chỉ có chính quyền địa phương lớn phát hành. Loại chứng khoán này được các nhà đầu tư ưa chuộng và các NHTM thường dùng trái phiếu này để tái chiết khấu tại NHTW.
Các hợp đồng mua lại: Đây là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vất bảo đảm cho tài sản Có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán nợ. Phần lớn các hợp đồng mua lại là do người kinh doanh thực hiện qua đêm. Nhà kinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho tình hình vốn của họ. Các hợp đồng mua lại cũng có thể hiểu là các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa , điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới . Tình trạng này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải tìm kiếm các công cụ mới thỏa mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt : thời hạn, mức độ, rủi ro, mức sinh lời và cách thức thanh toán nợ. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường mở.
Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loại hàng hóa trên thị trường mở.
4. Các loại nghiệp vụ thị trường mở và phương thức giao dịch trên thị trường mở
4.1. Các loại nghiệp vụ thị trường mở
+ Giao dịch các giấy tờ có giá:
Giao dịch mua bán hẳn: Là việc mà NHTƯ mua bán chứng khoán với người giao dịch (mua bán một lần) và chuyển hẳn quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ cho người giao dịch và ngược lại.
Nghiệp vụ này được áp dụng khi NHTƯ cần can thiệp vào cung cầu của thị trường. Khi NHTƯ mua, làm giá chứng khoán lên cơn sốt và lãi suất hạ rất nhanh. Ngược lại, mỗi lần NHTƯ bán ra, giá chứng khoán lại tụt dốc, lãi suất lại vọt lên.
Giao dịch mua bán hẳn thường diễn ra dài hạn.
Giao dịch mua bán có kỳ hạn: Là việc thực hiện mua bán các giấy tờ có giá theo kỳ hạn. Khi đã NHTƯ phải ký hai hợp đồng: Hợp đồng mua và hợp đồng bán có kỳ hạn hoặc hợp đồng bán và hợp đồng mua có kỳ hạn.
Nếu mua bán theo thoả thuận RPs (hoặc theo hợp đồng mua lại): NHTƯ ký một hợp đồng mua chứng khoán với người giao dịch và người giao dịch sẽ đồng ý mua lại chứng khoán đã vào một ngày xác định trong tương lai. Đây là những hợp đồng mua bán có thời hạn rất ngắn. Do đó lượng tiền xuất ra hầu như không ảnh hưởng lớn đến lượng tền cung ứng. Có thể nói, một cách gián tiếp hoạt động này làm cho chu chuyển hàng hoá trên tệi trường tài chính tiền tệ trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn.
Nếu mua bán theo thoả thuận chuyển dịch tương đương hoặc mua bán lại dự trữ (còn gọi là theo hợp đồng mua lại đảo ngược): NHTƯ bán chứng khoán cho người giao dịch và người giao dịch đồng ý bán lại chứng khoán cho NHTƯ vào thời điểm xác định trong tương lai. Nói cách khác, đây là một hợp đồng vay tiền. Các ngân hàng trung gian hoặc công ty kinh doanh chứng khoán cho NHTƯ vay ngắn hạn chính dự trữ của họ tại tài khoản ở NHTƯ. Điều này sẽ tác động đến dự trữ của họ và do đã làm tăng, giảm khối lượng tín dụng cấp phát vào nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
+ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
Trong nghiệp vụ này, khi tham gia giao dịch, NHTƯ đồng thời ký hai hợp đồng:
- Ký một hợp đồng mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay.
- Ký một hợp đồng bán hoặc mua ngoại tệ với tỷ giá cã kỳ hạn.
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + điểm Swap
+ Giao dịch hoán đổi các chứng khoán khi đến hạn
Loại hình này chủ yếu áp dụng ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ. Người nắm giữ các chứng khoán, khi đến hạn thì có thể thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi chứng khoán cò thành chứng khoán mới trên thị trường mở. Khi chuyển đổi, mệnh giá chứng khoán có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chứng khoán mới.
Nếu giá chứng khoán cũ nhỏ hơn chứng khoán mới thì tức là NHTƯ thực hiện tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại nếu giá chứng khoán cũ lớn hơn chứng khoán mới thì tức là NHTƯ muốn hấp thụ khả năng thanh toán.
Ngoài các loại hình nghiệp vụ trên, NHTƯ còn có thể thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Phát hành chứng chỉ nợ của NHTƯ hoặc huy động tiền gửi với lãi suất cố định.
4.2. Phương thức giao dịch trên thị trường mở
+ Giao dịch song phương: NHTƯ giao dịch trực tiếp với người mua bán thực hiện mua bán hẳn chứng từ có giá.
+ Giao dịch qua thị trường chứng khoán: Thông qua thị trường chứng khoán, qua các đại lý chứng khoán mà NHTƯ tiếp cận với người mua hoặc người bán để tiến hành mua hoặc bán.
+ Giao dịch qua đấu thầu: Cã hai loại đấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.
Đấu thầu khối lượng: Theo phương thức này, NHTƯ sẽ đưa ra khối lượng, lãi suất, loại giấy tờ cã giá và thời hạn của nó. Người giao dịch sẽ thực hiện đặt thầu với khối lượng với mức lãi suất mà NHTƯ đã công bố.
Trường hợp khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng mà NHTƯ can thiệp thì không cần phân bổ thầu. Ngược lại, nếu khối lượng đặt thầu lớn hơn tổng khối lượng mà NHTƯ can thiệp thì phải tiến hành phân bổ thầu.
Tỉ lệ phân bổ thầu là tỉ lệ giữa tổng khối lượng mà NHTƯ can thiệp với tổng khối lượng đặt thầu của các ngân hàng tham gia. Sau đã tính khối lượng trúng thầu của từng ngân hàng thành viên bằng tích của tỷ lệ phân bổ thầu với số lượng đặt thầu của từng ngân hàng.
Đấu thầu lãi suất: Theo phương thức này, các đơn vị đặt thầu đăng ký lãi suất đặt thầu và đi kèm là lượng tiền mua theo lãi suất đăng ký. NHTƯ sẽ quan tâm đến lãi suất đặt thầu và sẽ lấy từ lãi suất cao đến lãi suất thấp đến khi nào đạt được lượng tiền mà NHTW cần cung ứng vào lưu thông.
Cả hai phương thức đấu thầu lãi suất: đầu thầu lãi suất thống nhất (kiểu Hà Lan) là tất cả khối lượng trúng thầu tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu và đấu thầu lãi suất riêng lẻ (kiểu Mỹ) là tổng mức khối lượng trúng thầu sẽ tương ứng với mức lãi suất dự thầu.
Nguyên tắc xét thầu là: Các đơn vị dự thầu được sắp xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp NHTƯ mua chứng khoán (cung ứng tiền) và lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp NHTƯ bán chứng khoán (hấp thụ khả năng thanh toán).
Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất nêú NHTƯ mua các giấy tờ có giá hoặc lãi suất dự thầu cao nhất nếu NHTƯ bán các giấy tờ có giá mà tại mức lãi suất đó, NHTƯ đạt được khối lượng tiền cần can thiệp.
Trường hợp khối lượng đặt mua lớn hơn mức cần can thiệp thì phải tiến hành phân bổ thầu. Sau khi xác định được lượng trúng thầu của từng ngân hàng thì sẽ xác định giá mua và bán giữa NHTW và đối tác theo công thức:
Gd: giá bán các chứng từ có giá
Gt: giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán
T : thời hạn còn lại của giấy tờ có giá
L: lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ
Nếu thực hiện mua bán có kì hạn thì giá mua bán lại giữa NHTƯ với các tổ chức tín dụng được xác định theo công thức:
Gv: giá mua lại
Tb: thời hạn mua bán.
5. Nghiệp vụ thị trường mở - ưu nhược điểm
Dưới giác độ là một công cụ của chính sách tiền tệ có thể thấy các ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở:
+ Nghiệp vụ thị trường mở tự nó có thể kiểm soát được hoàn toàn khối lượng mà nó thực hiện. Trong khi đó việc này không thể có được với các công cụ khác. Chẳng hạn với dự trữ bắt buộc, tự nó không phản ánh được toàn bộ dự trữ của hệ thống ngân hàng và do đó khó kiểm soát được lượng tiền cung ứng, đối với nghiệp vụ chiết khấu NHTƯ có thể dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết việc các NHTM vay vốn nhưng tự nó không thể kiểm soát được khối lượng chiết khấu. Sở dĩ có thể nói nghiệp vụ thị trường mở có thể kiểm soát được toàn bộ khối lượng mà nó thực hiện bởi vì khối lượng chứng khoán mua, bán trên thị trường sẽ trực tiếp tác động làm tăng, giảm lượng tiền cung ứng.
+ Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ linh hoạt và chính xác. Sự linh hoạt và chính xác ở đây thể hiện trên hai phượng diện là mức độ điều tiết và khả năng đảo ngược sự điều tiết.
- Mức độ điều tiết: Nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hay lượng tiền cơ sở nhỏ đến như thế nào cũng được bằng việc mua hoặc bán một lượng chứng khoán ít tương ứng. Ngược lại nếu muốn sự thay đổi lớn trong dự trữ và lượng tiền cơ sở thì nghiệp vụ thị trường mở đủ sức thực hiện điều đó thông qua việc mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng lớn
- Khả năng đảo ngược sự điều tiết: nghiệp vụ thị trường mở có thể dễ dàng đảo ngược lại. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở NHTƯ có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó trong thời gian ngắn. Chẳng hạn khi NHTƯ thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhiều do mua quá nhiều trên thị trường mở thì có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trong phiên giao dịch sau. Khi mà khoảng thời gian giữa các phiên giao dịch trên thị trường mở ngày một được rút ngắn lại thì khả năng này càng được nâng cao.
+ Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ đầy quyền lực. Khi NHTƯ quyết định mua hoặc bán thì sẽ tìm mọi cách định giá và đặt ra các điều kiện để thu hút các NHTM tham gia tích cực đáp ứng được yêu cầu của NHTƯ. Mặt khác nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng mà không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính.
Về nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Nhược điểm duy nhất có lẽ là những điều kiện đòi hỏi để công cụ này phát huy hiệu quả:
+ Về thị trường tài chính: phải có một thị trường tài chính phát triển, trong đó hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú và đa dạng.
+ Về phía NHTƯ: NHTƯ phải có khả năng dự báo trước vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống để can thiệp mua bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Ngoài ra khi NHTƯ mua bán làm tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Để tránh ảnh hưởng này NHTƯ phải có các biện pháp xử lí phù hợp, điều này đòi hỏi NHTƯ phải nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ của chính sách tiền tệ.
Từ những ưu nhược điểm nói trên có thể thấy nghiệp vụ thị trường mở có ưu thế hơn hẳn so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các công cụ khác, chính vì vậy đây là công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ tại các nước phát triển. Vậy ở Việt Nam công cụ này được sử dụng như thê nào, ta sẽ nghiên cứu trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM
I - CƠ SỞ PHÁP LÝ
Tại Việt Nam ngay từ năm 1997 trong luật ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành năm 1997 đã có khái niệm về thị trường mở: "Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiên chính sách tiền tệ quốc gia". Tuy nhiên đến tháng 07/2000 công cụ này mới chính thức được đưa vào hoạt động với việc NHNN ban hành qui chế Nghiệp vụ thị trường mở theo đó các lại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các lại giấy tờ có giá ngắn hạn khác thoả mãn các điều kiện:
Có thể giao dịch được;
Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
Đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định về việc đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày.
(Luật NHNN sửa đổi 16/06/2003 đã cho phép các lại giấy tờ có giá dài hạn còn thời hạn ngắn được giao dịch trên thị trường)
Nội dung cơ bản của qui chế đã nêu lên được những quy định chung về ban hành nghiệp vụ thị trường mở, thành viên tham gia thị trường, phương thức đấu thầu, quy trình đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt nam. Tiếp theo là hàng loạt các văn bản khác liên quan được ban hành như Quy trình nghiệp vụ thị trường mở, Quy định dăng ký giấy từ có giá, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc... Đã khẳng định sự chính thức đi vào hoạt động của công cụ này trong vận hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN.
II - ĐIỀU KIỆN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Như trong chương trước đã đề cập đến, để nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu quả thì đòi hỏi một thị trường tài chính phát triển trong đó bao gồm các thị trường trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cả về quy mô và chất lượng.
1. Thị trường tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc được phát hành qua Kho bạc từ tháng 10/1992 đến tháng 3/1995 với tổng doanh số trên 13.000 tỷ đồng. Lãi suất tín phiếu giảm dần qua các năm, từ 5%/tháng năm 1991 xuống còn 1,7%/tháng năm 1995. Từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức 392 đợt đấu thầu tín phiếu kho bạc với 63.718 tỷ đồng.
Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2005 gồm 47 thành viên với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 18 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
Doanh số đấu thầu tín phiếu kho bạc 2000 - 2004
Năm
Tổng số phiên giao dịch
Giá trị phát hành dự kiến
Giá trị trúng thầu
Lãi suất
bình quân
tỷ đồng
tỷ đồng
%/năm
365 ngày
364 ngày
273 ngày
182 ngày
2000
3
43
6.750
4.766
5,4
2001
40
8.550
3.955
5,4
2002
50
6
8.410
8.410
5,9
2003
48
3
18.100
15.989
5,87
2004
43
6
23.200
19.468
5,76
Nguồn: NHNN
Hiện nay, thường thường chỉ có 5 - 8 thành viên tham gia đấu thầu. Lãi suất là lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu kho bạc vẫn còn những hạn chế. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN đã được thành lập và hoạt động tương đối ổn định nhưng nội dung của nó còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến. Số thành viên tham gia vào thị trường đấu thầu vẫn chỉ là các NHTM quốc doanh và các công ty bảo hiểm Nhà nước quen thuộc. Các thành viên khác đã đăng ký nhưng rất ít tham gia. Trong tổng phiên đấu thầu còn quy định một loại kỳ hạn (364 ngày) và áp dụng cơ chế lãi suất trần. Cơ chế này, một mặt chưa được phát huy đầy đủ hiệu lực của pháp luật hiện hành (Luật NHNN Việt Nam cho phép tổ chức đấu thầu các loại tín phiếu và tín phiếu kho bạc), mặt khác chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn của các công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước nhưng tạm thời Ngân sách Nhà nước chưa bố trí được.
2. Thị trường trái phiếu chính phủ
Năm 1991, trái phiếu Chính phủ ra đời để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ (không thông qua kênh phát hành tiền của NHTƯ nữa). Đến 1994, khi trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc và trái phiếu công trình được phép phát hành rộng rãi thì thị trường trái phiếu Chính phủ mới tương đối được mở rộng. Trước năm 1995, trái phiếu Chính phủ phát hành trực tiếp đến công chúng tại các chi nhánh kho bạc nên khối lượng trái phiếu nhỏ: 17 tỷ đồng (trong cả giai đoạn 1991-1995). Từ tháng 6/1995, bắt đầu phát hành qua NHNN, lượng trái phiếu đã dồi dào hơn. Theo Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ được ban hành kèm theo NĐ 01/2000/NĐ - CP ngày 13-1-2000 của Chính phủ thì trái phiếu Chính phủ được ban hành qua các kênh như: đấu thầu qua NHNN; phát hành thông qua thị trường chứng khoán, bán lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nước, đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành (đối với trái phiếu kho bạc và tín phiếu đầu tư).
Như vậy, trong nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường, trái phiếu Chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế với số lượng huy động hàng năm khá lớn, thời gian phát hành tương đối liên tục, đối tượng huy động chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đã gãp phần tích cực vào việc giảm bớt sức ép của tiền mặt trong lưu thông, hạn chế những tác động tiêu cực của lạm phát. Trái phiếu Chính phủ ngày càng khẳng định được ưu thế của nó trong thị trường tài chính. Với hình thức đa dạng, phương thức phát hành phong phú và không ngõng được cải tiến, độ an toàn cao, phạm vi và đối tượng huy động rộng, cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện, nó ã đảm bảo được quền lợi và thị hiếu của nhà đầu tư cũng như nhu cầu sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước, đồng thời cã khả năng đáp ứng được các nhu cầu giao dịch, tín dụng trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc phát hành trái phiếu Chính phủ còn bộc lộ một số hạn chế. Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành hàng năm nhìn chung còn nhỏ bé (chỉ ở mức trên dưới 2,0%/GDP), chưa khai thác thoả đáng nguồn vốn nhàn rỗi còn khá tiềm tàng trong nền kinh tế. Thời hạn trái phiếu còn ngắn, lãi suất thấp. Trái phiếu Chính phủ được nắm giữ chủ yếu bởi các NHTM quốc doanh và một số ít NHTM cổ phần chủ yếu là để giải quyết lượng vốn tồn đọng. Do đã, khả năng phát triển thị trường thứ cấp là rất yếu. Hiện nay, khối lượng trái phiếu Chính phủ đang còn giá trị lưu hành chỉ đạt khoảng 4000 tỷ đồng.
3. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
ở Việt Nam, thị trường nội tệ liên ngân hàng được thành lập từ năm 1993. Lúc đầu tổ chức các phiên giao dịch theo tuần và sau này thì thực hiện giao dịch theo ngày làm việc của các ngân hàng. Hàng hoá của thị trường chủ yếu là trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng được chuyển nhượng. Thị trường được tổ chức thành hai loại: thị trường liên ngân hàng do NHNN làm trung gian và thị trường tiền tệ mở rộng giữa ngân hàng với khách hàng do NHTM làm trung gian.
Tuy đã có sự sôi động nhất định nhưng thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, chỉ dừng ở mức giao dịch diễn ra đối với từng nhóm nhỏ trên cơ sở vay mượn thường xuyên và hiểu biết lẫn nhau. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tương đối tích cực tham gia vào thị trường này (do hạn chế huy động VND). So với doanh số giao dịch trên thị trường mở thì doanh số giao dịch trên thị liên ngân hàng lớn hơn nhiều.
Khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của toàn hệ thống vào cuối năm 2000 đạt khoảng 12% lượng vốn huy động và gần gấp 3 lần lượng vốn vay từ NHNN.
Nhìn chung thị trường tài chính Việt Nam còn khá nhỏ bé về qui mô, đơn sơ về chủng loại hàng hoá, lạc hậu về cư sử vật chất kĩ thuật. Đây là trở ngại lớn đối với việc phát huy hiệu quả của công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở. Vì vậy từng bước xây dựng một thị trường tài chính phát triển trong thời gian tới là một yêu cầu không thể thiếu.
III - THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM
1. Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam
1.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở
Hiện nay, NHNN đang áp dụng hai phương thức mua bán đó là:
+ Mua hoặc bán hẳn: là việc mua, bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán cho bên mua và không kèm theo thỏa thuận mua bán lại. Với phương thức này, chỉ được thực hiện với các hàng hóa mà thời hạn còn lại (tức là thời gian thanh toán còn lại của giấy tờ có giá ngắn hạn, tính từ ngày giấy tờ có giá được mua bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở đến hạn thanh toán ) tối đa theo quy định của thông đốc trong từng thời kỳ ( hiện nay thời hạn thanh toán tối đa là 90 ngày ).
+ Mua, bán có thời hạn (còn gọi là giao dịch có kỳ hạn) là việc bên bán bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua đồng thời cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có đó sau một thời gian nhất định.
1.2. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở
Có hai phương thức mà NHNN áp dụng để đấu thầu đó là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.
+ Đấu thầu khối lượng: Là việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá mua hoặc bán và lãi suất do ngân hàng nhà nước thông báo cụ thể như sau:
NHNN thông báo cho các tổ chức tín dụng mức lãi suất và khối lượng các giấy tờ có giá cần bán hoặc cần mua ( NHNN có thể không thông báo khối lượng cần mua hoặc cần bán).
Các đơn vị thành viên tham gia dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán theo mức lãi suất ngân hàng công bố.
Sau khi mở thầu, NHNN xác định khối lượng trúng thầu của các đơn vị tham gia dự thầu theo nguyên tác sau:
Nếu tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của đơn vị chính là khối lượng dự thầu.
Nếu tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng lớn hơn khối lượng NHNN cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng sẽ được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu theo công thức sau:
Tỉ lệ phân bổ thầu Khối lượng dự thầu hợp lệ
Khối lượng trúng thầu =
100
Trong đó:
Khối lượng giấy tờ có giá NHNN cần bán(mua)
Tỷ lệ phân bổ thầu = x 100
Khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng
+ Đấu thầu lãi suất: Là việc xác định lãi suất chung thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá mà ngân hàng nhà nước cần mua hay bán
NHNN có thể công bố hoặc không công bố trước khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán.
Các đơn vị thành viên dự thầu theo mức lãi suất và khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán với mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm và được làm tròn đến hai con số sau dấu phẩy, lãi suất sẽ được sắp xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần, nếu ngân hàng nhà nước là người mua và ngược lại lãi suất sắp xếp theo thứ tự tăng dần nếu NHNN là người bán.
Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu cao nhất (Trường hợp NHNN là người bán) và lãi suất dự thầu thấp nhất (trong trường hợp NHNN là người mua) mà tại đó, đạt được khối lượng giấy tờ có giá mà NHNN cần bán hoặc cần mua.
Tùy tình hình cụ thể, NHNN có thể áp dụng phương thức xét thầu theo lãi suất thống nhất hoặc theo lãi suất riêng lẻ để tính toán số tiền phải thanh toán cho khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu:
- Lãi suất thống nhất: là toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính theo một mức lãi suất trúng thầu để tính số tiền thanh toán.
- Lãi suất riêng lẻ :Khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu được công bố trúng thầu để tính số tiền thanh toán.
Việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng được tuân theo các nguyên tắc sau:
Nếu tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng mà ngân hàng nhà nước cần bán (hoặc tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng khối lượng mà ngân hàng nhà nước cần mua ) thì khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng chính là khối lượng trúng thầu.
Nếu tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá mà NHNN cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng sẽ được tính theo công thức sau:
Khối lượng trúng Tổng khối lượng Khối lượng
Thầu của từng tổ = Trúng thầu của các + tại mức lãi suất
Chức tín dụng mức lãi suất trước đó trúng thầu cuối cùng
Tỷ lệ KL dự thầu của các TCTD
Khối lượng trúng thầu phân bổ thầu x mức lãi suất cuối cùng
tại mức LS trúng thầu cuối =
cùng của từng thành viên 100
Trong đó:
Tỷ lệ Tổng KL trúng thầu tại mức LS trúng thầu cuối cùng
Phân bổ = x 100
thầu (%) KL dự thầu của các TCTD tại mức LS trúng thầu cuối cùng
Tổng khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng bằng tổng khối lượng ngân hàng nhà nứơc cần mua (bán) trừ đi tổng khối lượng trúng thầu của các mức lãi suất trúng thầu trước đó.
Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, có nhiều loại giấy tờ có giá cần bán hoặc cần mua, NHNN sẽ xét thầu theo thứ tự ưu tiên tưng loại giấy tờ có giá trị như sau:
Giấy tờ có giá đăng ký với khối lượng lớn hơn.
Giấy tờ có giá thời hạn ngắn hơn (trường hợp giao dịch kỳ hạn)
Thời hạn còn lại giấy tờ có giá ngắn hơn (trường hợp mua bán hẳn)
2. Diễn biến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) giai đoạn 2000 - 2008
Nếu như trong thời gian đầu, các năm 2002 - 2003. doanh số giao dịch trên thị trường mở còn khiêm tốn, thì từ năm 2004 - 2006, doanh số giao dịch tăng hàng năm trên 200% và năm 2006 bằng 2,92 lần năm 2003 và 16 lần năm 2001. Doanh số giao dịch tăng nhanh bởi các phiên giao dịch thị trường mở đã được tổ chức thường xuyên hơn và doanh số giao dịch từng phiên tăng lên. Năm 2005, doanh số giao dịch bắng 165,5 % so với năm 2004.Phân tích thực trạng thời gian qua thì doanh số NHNN mua vào ngắn hạn các loại giấy tờ có giá qua thị trường mở tăng nhanh qua các năm và nhìn chung tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số giao dịch NVTTM. Đặc biệt doanh số mua vào năm 2006 tăng cao, bằng 6.18 lần so với năm 2005. Doanh số mua vào năm 2007 bằng 172,1% so với năm 2006. Thực tế đó đã chứng tỏ kết quả đổi mới của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng diễn biến thị trường cũng cho thấy các NHTM thường xuyên thiếu vốn khả dụng. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số mua vào tăng từ 62,06% năm 2000 lên đến 98,2% vào năm 2006. Chỉ có năm 2003 tỷ trọng này giảm chỉ còn 46,5%.
Doanh số t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6098.doc