Đề tài Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 2

I. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 2

II. Nội dung của nghiệp vụ thị trường mở 2

II.1. Các nghiệp vụ trên thị trường mở 2

II.2. Hàng hoá trên thị trường mở 4

II.3. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 7

II.3.1. Đấu thầu khối lượng (đấu thầu với khối lượng xác định) 7

II.3.2. Đấu thầu lãi suất 7

II.4. Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở 8

II.5. Đặc điểm của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ 9

II.5.1. ưu điểm 9

II.5.2. Hạn chế 10

II.6. Vai trò của ngân hàng trung ương trong việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở 11

PHẦN 2: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 12

I. Quy chế nghiệp vụ thị trưòng mở 12

I.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động thị trường mở 12

I.1.1. Các công cụ đươc giao dịch trên thị trường mở 12

I.1.2. Các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở 13

I.1.3. Điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở 14

I.1.4. Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và nhiệm vụ từng bộ phận 15

I.2. Nội dung hoạt động thị trường mở 17

I.2.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở 17

I.2.2. Cấp mã số giao dịch cho các tổ chức tín dụng 18

I.2.3. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở 18

I.2.4. Xác định giá bán (mua) giấy tờ có giá trên thị trường mở 23

II. Quy trình nghiệp vụ 27

III.1. Xác định khối lượng, thời hạn giấy tờ có giá cần mua, cần bán 27

II.2. Thông báo mua, bán giấy tờ có giá 28

II.3. Nộp đơn dự thầu 29

II.4. Tổ chức xét thầu 30

II.5. Xác định giá mua hoặc giá bán giấy tờ có giá 30

II.5.1. Trường hợp bán có kỳ hạn kèm theo hợp đồng bán và mua lại 30

II.5.2. Trường hợp mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng 31

II.6. Thông báo kết quả đấu thầu 31

II.7. Lập và giao, nhận hợp đồng bán và mua lại 32

II.8. Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá 32

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34

I. Nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam sau 5 năm vận hành 34

I.1. Kết quả đạt được 34

I.1.1. Khối lượng giao dịch 34

I.1.2. Số phiên giao dịch và kỳ hạn giao dịch 34

I.1.3. Quy trình nghiệp vụ 35

I.1.4. Hàng hoá trên thị trường mở 35

I.1.5. Thành viên tham gia 36

I.1.5. Nghiệp vụ thị trường mở thể hiện vai trò là một công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả 37

I.2. Hạn chế 38

II. Kiến nghị và giải pháp 39

KẾT LUẬN 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHTW hạn chế những biến động của lãi suất thị trường. Phần 2: Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam Trong phần 1 đã đề cập, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia do NHTW điều hành. ở nhiều nước trên thế giới, nghiệp vụ thị trường mở đã được sử dụng từ lâu và có vị trí quan trọng bậc nhất, được sử dụng thường xuyên, hàng ngày như Hoa Kỳ. Nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa vào vận hành từ ngày 12 tháng 7 năm 2000. I. Quy chế nghiệp vụ thị trưòng mở Theo mục 4 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 quy định Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, khái niệm nghiệp vụ thị trường mở được định nghĩa lại là nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiên trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. I.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động thị trường mở I.1.1. Các công cụ đươc giao dịch trên thị trường mở Điều 21, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định: "NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN Việt Nam và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ". Như vậy có thể thấy, hàng hoá được mua bán trên thị trường này là các giấy tờ có giá ngắn hạn: 1.Tín phiếu kho bạc 2.Tín phiếu NHNN 3. Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Các giấy tờ có giá trên phải có đầy đủ các điều kiện sau đây mới được giao dịch trên thị trường mở: - Có thể giao dịch được: Được hiểu là các giấy tờ có giá này được pháp luật cho phép mua, bán, chuyển nhượng, tặng… - Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) - Đăng ký tại NHNN theo quy định về đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của NHNN. - Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày. Mục đích của quy định này nhằm tăng khả năng thanh khoản của các công cụ này. Hiện nay, hai công cụ chủ yếu được giao dịch trên thị trường mở là Tín phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có đặc điểm: Tín phiếu kho bạc: là một loại chứng khoán ngắn hạn do Bộ Tài chính phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ với người sở hữu tín phiếu. Đó là khoản nợ của Chính phủ cho nên rủi ro của Tín phiếu kho bạc là rất thấp; Tín phiếu kho bạc được phát hành thông qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước: Là chứng khoán ngắn hạn do NHNN phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của NHNN với chủ sở hữu tín phiếu. Ngân hàng Nhà nước phát hành Tín phiếu NHNN nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ. Tín phiếu NHNN hầu như không có rủi ro. Những giấy tờ trên phải có đủ các điều kiện sau: 1. Có thể giao dịch được 2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam 3. Đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định về việc đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước 4. Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày I.1.2. Các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở là bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách vừa là người tổ chức điều hành thị trường vừa là thành viên trực tiếp mua bán trên thị trường. Các thành viên khác là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam. Mục tiêu tham gia vào thị trường mở của các tổ chức trên là điều tiết vốn khả dụng và kiểm soat lãi suất nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. I.1.3. Điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở Các tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố). 2. Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm nối mạng máy vi tính với Ngân hàng Nhà nước, có máy FAX và điện thoại để giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. 3. Có đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở theo mẫu của NHNN. Các tổ chức tín dụng nếu có đủ các điều kiện như trên, nếu muốn trở thành thành viên phải viết đơn đăng ký tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở (theo mẫu) gửi cho sở giao dịch NHNN. Sở giao dịch NHNN có trách nhiệm xem xét công nhận và cấp giấy chứng nhận thành viên tham gia thị trường mở. Việc xem xét thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Các tổ chức tín dụng khi được NHNN công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở sẽ được cấp mã số (code), mã khoá để giao dịch qua máy vi tính, máy Fax và mã số chữ ký cho những người đại diện được tổ chức tín dụng uỷ quyền tham gia giao dịch để thực hiện chế độ bảo mật đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở I.1.4. Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và nhiệm vụ từng bộ phận * Cơ cấu tổ chức của nghiệp vụ thị trường mở theo sơ đồ dưới đây: Bộ phận quản lý vốn khả dụng (Vụ chính sách tiền tệ ) Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở (Sở Giao Dịch) - 1 Phó giám đốc điều hành - Phòng nghiệp vụ Bộ phận thanh toán (Sở Giao Dịch) 1 Cán bộ phụ trách 1 Chuyên viên nghiệp vụ Bộ phận đăng ký tín phiếu (Sở Giao Dịch) - 1 Phụ trách - 1 Chuyên viên Ban điều hành thị trường mở + Trưởng ban: Phó thống đốc NHNN + Phó ban: - Phó ban thường trực:Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ - Giám đốc sở giao dịch NHNN + Thành viên: - Vụ trưởng vụ tín dụng - Phó giám đốc sở giao dịch và một chuyên viên của sở giao dịch làm thư ký * Nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phân: + Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở có các nhiệm vụ sau: - Điều hành hoạt động cuat nghiệp vụ thị trường mở theo quy định - Tiếp nhận thông tin từ bộ phận quản lý vốn khả dụng, thông tin về khối lượng và thời hạn tín phiếu đã mua hoặc bán trong từng thời kỳ; Phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của các Tổ chức tín dụng do các Vụ, Cục, Sở, Chi nhánh NHNN trực thuộc cung cấp để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về nghiệp vụ thị trường mở. - Quyết định các loại giấy tờ có giá cần mua, bán; Lãi suất; Thời hạn mua hoặc bán (nếu có); Phương thức xét thầu và các vấn đề khác. - Thông báo các thông tin cần thiết đã được Ban điều hành quyết định cho giám đốc Sở giao dịch NHNN biết. - Xử lý những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. - Trình thống đốc NHNN về mức vốn, nguồn vốn, khối lượng tín phiếu cần mua (bán) tín phiếu tối đa trong từng thời kỳ. - Tổng hợp kết quả và phân tích, dự báo diễn biến của thị trường. - Yêu cầu các Vụ, Cục, Sở thuộc NHNN cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. + Bộ phận quản lý vốn khả dụng có các nhiệm vụ sau: - Quản lý, theo dõi và cung cấp dự đoán vốn khả dụng theo định kỳ của NHNN. - Kiến nghị với ban điều hành thị trường mở về khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn mà NHNN cần mua (bán) trong kỳ. + Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở có các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào thông báo của ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở về khối lượng tín phiếu cần bán hoặc cần mua hàng ngày và thời hạn mua (bán) tín phiếu tối đa để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở: z Thông báo mua hoặc bán tín phiếu. z Tiếp nhận việc đăng ký mua hoặc bán trong các thành viên. z Tổ chức đấu thầu theo phương pháp đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. - Phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền để thông báo về phương thức hoạt động của thị trường mở, về khối lượng tín phiếu mua (bán), lãi suất và thể thức mua bán. - Tham mưu cho ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở về những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của thị trường mở. + Bộ phận đăng ký tín phiếu có các nhiệm vụ sau: - Thực hiện nhiệp vụ đăng ký tín phiếu của các đơn vị thành viên tham gia dự thầu. - Bảo quản tín phiếu đã đăng ký để hoạt động trên thị trường mở của các thành viên. - Xác nhận, phong toả, chuyển quyền sở hữu tín phiếu khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. - Theo dõi, thống kê chi tiết về thời hạn, khối lượng tín phiếu đã mua (bán) để cung cấp cho ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở. + Bộ phận thanh toán có nhiệm vụ sau: - Thực hiện việc ký quỹ đấu thầu của các thành viên. - Thực hiện việc hạch toán kế toán và thanh toán theo kết quả của hoạt dộng thị trường mở. I.2. Nội dung hoạt động thị trường mở Sự ra đời của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam (ngày 12/7/2000) đánh dấu bước phát triển mới trong điều hành chính sách tiền tệ từ các công cụ trực tiếp sang gián tiếp. Đây là công cụ tạo cho NHNN hoạt động linh hoạt, chủ động tác động đến dự trữ của các tổ chức tín dụng từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng theo ý đồ của chính sách tiền tệ thông qua việc NHNN mua (bán) các giấy tờ có giá với các đơn vị thành viên của thị trường mở. I.2.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở Hiện nay, NHNN đang áp dụng hai phương thức đấu thầu mua bán đó là: + Mua hoặc bán hẳn: Là việc mua, bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán cho bên mua và không kèm theo thoả thuận mua, bán lại giấy tờ có giá. Với phương thức này chỉ thực hiện đối với các loại hàng hoá mà thời hạn còn lại (tức là thời gian thanh toán còn lại của giấy tờ có giá ngắn hạn, tính từ ngày giấy tờ có giá trị được mua, bán thông qua nghiệp vụ thị trướng mở đến hạn thanh toán) tối đa theo quy định của thống đốc trong từng thời kỳ (hiện nay thời hạn thanh toán tối đa là 90 ngày). + Bán và cam kết mua lại (gọi tắt là giao dịch có kỳ hạn): Là việc bên bán (Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng) bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua (tổ chức tín dụng hoặc Ngân hàng Nhà nước) đồng thời cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá hạn đó sau một thời hạn nhất định. I.2.2. Cấp mã số giao dịch cho các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở được cấp mã số (code), mã khoá để giao dịch qua máy vi tính, máy FAX và mã số chữ ký cho những người đại diện được tổ chức tín dụng uỷ quyền tham gia giao dịch để thực hiện chế độ bảo mật đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. I.2.3. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở Việc mua, bán các lại giấy tờ có giá ngắn hạn gửi NHNN với các tổ chức tín dụng được thực hiện tại Sàn giao dịch thông qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn. Có hai phương thức giao dịch mà NHNN áp dụng để đấu thầu đó là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. a) Phương thức đấu thầu khối lượng Là việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Cụ thể như sau: - NHNN thông báo cho các tổ chức tín dụng mức lãi suất và khối lượng các loại giấy tờ cần bán hoặc mua (NHNN có thể không thông báo khối lượng cần mua. - Các đơn vị thành viên tham gia dự thầu khối lượng các loại giấy tờ cần mua hoặc cần bán theo mức lãi suất ngân hàng công bố. Sau khi mở thầu, NHNN xác định khối lượng trúng thầu của các đơn vị tham gia dự thầu theo nguyên tắc sau: * Nếu khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của đơn vị trúng thầu của đơn vị chính là khối lượng dự thầu. Thí dụ: NHNN thông báo bán một khối lượng giấy tờ có giá là 2000 tỷ đồng, lãi suất 0,9%/năm. Tại phiên đấu thầu có 4 đơn vị tham gia đặt thầu: + Ngân hàng thương mại A đăng ký mua 1000 tỷ đồng + Ngân hàng thương mại B đăng ký mua 500 tỷ đồng + Ngân hàng thương mại C đăng ký mua 200 tỷ đồng + Ngân hàng thương mại D đăng ký mua 200 tỷ đồng Vì tổng khối lượng dự thầu của các ngân hàng thương mại (1900 tỷ đồng) nhỏ hơn khối lượng mà NHNN chào bán, cho nên khối lượng dự thầu của các NHTM A, B, C, D nêu trên chính là khối lượng trúng thầu. * Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán, khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được làm tròn đến 10 triệu đồng. Cụ thể khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ phân bổ thầu x Khối lượng dự thầu hợp lệ Khối lượng trúng thầu = 100 Trong đó: Khối lượng GTCG NHNN cần bán (mua) Tỷ lệ phân bổ thầu = x 100 Khối lượng dự thầu của các TCTD Thí dụ: NHNN thông báo cần bán một khối lượng giấy tờ có giá là 1000 tỷ đồng, lãi suất 0,9%/năm. Tại phiên đấu thầu có 4 đơn vị tham gia đấu thầu: + Ngân hàng thương mại A đăng ký mua 500 tỷ + Ngân hàng thương mại B đăng ký mua 250 tỷ + Ngân hàng thương mại C đăng ký mua 250 tỷ + Ngân hàng thương mại D đăng ký mua 250 tỷ Trường hợp này, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng là 1250 tỷ, lớn hơn khối lượng NHNN muốn bán. Do vậy, chúng ta phải xác định khối lượng trúng thầu của từng ngân hàng thương mại bằng các áp dụng 2 công thức trên. Ta có: Tỷ lệ phân bổ thầu = (1000/1250) x 100 = 80(%) Khối lượng trúng thầu của: + Ngân hàng thương mại A: 80% x 500 = 400 (tỷ) + Ngân hàng thương mại B: 80% x 250 = 200 (tỷ) + Ngân hàng thương mại C: 80% x 250 = 200 (tỷ) + Ngân hàng thương mại D: 80% x 250 = 200 (tỷ) b) Phương thức đấu thầu lãi suất - NHNN công bố khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua (bán) - Các Tổ chức tín dụng dự thầu theo các mức lãi suất và khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán tương ứng với các mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ %/năm và được làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy. - Các đơn dự thầu của các tổ chức tín dụng được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp NHNN mua giấy tờ có giá, hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp NHNN bán giấy tờ có giá. - Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp NHNN mua giấy tờ có giá) hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp NHNN bán giấy tờ có giá) mà tại mức lãi suất đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá NHNN cần mua hoặc cần bán. - Khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp NHNN mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá). - Trong từng thời kỳ, Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ. + Lãi suất thống nhất: Toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu. + Lãi suất riêng lẻ: Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu. Việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng được tuân theo các nguyên tắc sau: * Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán, thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được tính theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu và được làm tròn đến 10 triệu đồng. Cụ thể: Khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng = Tổng khối lượng trúng thầu của các mức lãi suất trước đó + Khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng Mà: Khối lượng trúng Khối lượng dự thầu của các thầu tại mức LS Tỷ lệ phân bổ thầu x TCTD tại mức lãi suất trúng thầu cuối trúng thầu cuối cùng cùng của từng = thành viên 100 Trong đó: Tỷ lệ Tổng KL trúng thầu tại mức LS trúng thầu cuối sùng phân bổ = x 100 thầu KL dự thầu của các TCTD tại mức LS trúng thầu (%) cuối cùng Tổng khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng bằng tổng khối lượng NHNN cần mua (bán) trừ đi tổng khối lượng trúng thầu của các mức lãi suất trúng thâù trước đó. Thí dụ: NHNN thông báo mua hẳn một khối lượng giấy tờ có giá là 1000 tỷ đồng, phương thức đấu thầu lãi suất, phương thức xét thầu: Lãi suất thống nhất. Tại phiên đấu thầu có 4 ngân hàng thương mại tham dự thầu theo các số liệu sau: NH dự thầu NHTM A (K. lượng NHTM B (K. lượng NHTM C (K. lượng NHTM D (K. lượng K. lượng dự thầu Tổng khối LS dự thầu (%năm) dự thầu - tỷ đồng) dự thầu - tỷ đồng) dự thầu - tỷ đồng) dự thầu - tỷ đồng) tại từng mức lãi suấtdự thầu lượng dự thầu luỹ kế 0,91 100 100 50 150 400 400 0,90 200 100 100 100 500 900 0,89 50 100 150 100 400 1300 0,87 50 150 200 150 550 1850 0,85 50 200 200 250 700 2550 Cộng 450 650 700 750 2550 2550 Theo bảng số liệu trên, ta xác định được lãi suất trúng thầu cuối cùng là 0,89%. Các mức lãi suất trúng thầu trước đó là 0,90% và 0,91%. Chúng ta tính khối lượng trúng thầu của cá NHTM tham gia dự thầu (bằng cách áp dụng công thức trên): Tỷ lệ phân bổ thầu = (10000 - 900)/400 = 25(%) Khối lượng trúng thầu tại mức lãi suất trúng thầu cuối cùng cuat các ngân hàng thương mại là: NHTM A: 50 x 25% = 12., (tỷ) NHTM B: 100 x 25% = 25 (tỷ) NHTM C: 150 x 25% = 37,5 (tỷ) NHTM D: 100 x 25% = 25 (tỷ) Khối lượng trúng thầu của các ngân hàng thương mại là: NHTM A: 100 + 200 + 12,5 = 312,5 (tỷ) NHTM B: 100 + 100 + 25 = 225 (tỷ) NHTM C: 50 + 100 + 37,5 = 187,5 (tỷ) NHTM D: 150 + 100 + 25 = 275 (tỷ) Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, có nhièu loại giấy tờ có giá cần bán hoặc mua, NHNN sẽ xét thầu xác định thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá trị như sau: + Giấy tờ có giá đăng ký có khối lượng lớn + Giấy tờ có giá thời hạn bán ngắn hơn (trường hợp giao dịch có kỳ hạn) + Thời hạn còn lại giấy tờ có giá ngăn hơn (trường hợp mua bán hẳn) I.2.4. Xác định giá bán (mua) giấy tờ có giá trên thị trường mở * Trường hợp mua, bán hẳn giấy tờ có giá Trường hợp này giá mua, bán được xác định theo công thức: GT Gđ = L x T 1 + 365 x 100 Gđ : Giá bán GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán T : Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày) L : Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu, tính theo %/năm 365 : Số ngày quy ước của một năm Thí dụ 1: NHNN thông báo mua tín phiế kho bạc, khối lượng 200 tỷ VNĐ Ngày đáu thầu: 10/4/2002 Phương thức đấu thầu: Đấu thầu lãi suất Phương thức xét thầu: Lãi suất thống nhất Phương thức mua bán: Mua hẳn Khi nhận được thông báo trên, có 4 ngân hàng đăng ký bán tín phiếu kho bạc của họ gồm: Tổ chức tín dụng và các loại giầy tờ có giá ngắn hạn Lãi suất dự thầu (%) K.lượng GTCG khi đến hạn thanh toán (tỷ đồng) Ngày đến hạn 2002 Thời hạn còn lại (ngày) Ngân hàng thương mại A: - TPKH kỳ hạn 364 ngày (A1) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (A2) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (A3) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (A4) Ngân hàng thương mại B: - TPKH kỳ hạn 364 ngày (B1) - TPKH kỳ hạn 182 ngày (B2) - TPKH kỳ hạn 182 ngày (B3) Ngân hàng thương mại C: - TPKB kỳ hạn 364 ngày (C2) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (C3) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (C4) Ngân hàng thương mại D: - TPKH kỳ hạn 364 ngày (D1) - TPKB kỳ hạn 364 ngày (D2) 4,91 4,90 4,86 4,84 4,91 4,90 4,84 4,90 4,88 4,84 4,84 4,80 120 50 20 20 30 110 50 30 30 110 50 50 10 60 50 10 20/6 30/6 9/7 19/6 12/6 15/6 15/6 20/6 16/6 20/6 16/6 20/6 70 80 84 36 32 35 35 40 36 40 36 40 Hãy tính giá bán của các loại tín phiếu trúng thầu? Giải: Bằng cách sắp xếp các lãi suất dự thầu theo thứ tự giảm dần và dễ dàng thấy được lãi suất trúng thầu là 4,9%/năm. Khối lượng trúng thầu là 200 tỷ VNĐ được phân bổ như sau: Tổ chức tín dụng và các loại giầy tờ có giá ngắn hạn Lãi suất dự thầu (%) Khối lượng GTCG khi đến hạn thanh toán Ngày đến hạn 2002 Thời hạn còn lại (ngày) Ngân hàng thương mại A: TPKB kỳ hạn 364 ngày (A1) TPKB kỳ hạn 364 bgày (A2) Ngân hàng thương mại B TPKB kỳ hạn 364 ngày (B1) TPKB kỳ hạn 182 ngày (B2) Ngân hàng thương mại C TPKB kỳ hạn 364 ngày 4,91 4,90 4,91 4,90 4,90 70 50 20 80 50 30 50 50 20/6 30/6 12/6 15/6 20/6 70 80 32 35 40 Ta lần lượt tính giá bán của từng lợi tín phiếu được giao dịch trên. Do đấu thầu theo lãi suất thống nhất, nên tất cả lãi suất đều tính theo lãi suất trúng thầu. áp dụng công thức: GT Gđ = L x T 1 + 365 x 100 Giá bán của A1: 50 Gđ = 0,490 x 70 1 + 365 x 100 = 49,534 511 Tỷ đồng Như vậy, giá bán của A1 là: 49,534 511 tỷ đồng Tương tự ta có: + Giá bán của A2: 19,787 487 tỷ đồng + Giá bán của B1: 49,789 124 tỷ đồng + Giá bán của B2: 29,859 701 tỷ đồng + Giá bán của C1: 49,723 940 tỷ đồng * Trường hợp mua, bán có kỳ hạn Trường hợp này chúng ta phải xác định cả giá bán tịa thời điểm bán và mua tại thời điểm lúc kết thúc hợp đồng Giá bán: Được tính giống như trường hợp mua bán hẳn Giá mua: Được tính theo công thức sau: L x Tb Gv = Gđ x 1 + 365 x 100 Gv : Giá mua lại; Gđ : Giá bán; L : Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu, tính theo %/năm Tb : Thời hạn bán (số ngày) 365 : Số ngày quy ước của một năm. Thí dụ 2: NHNN thông báo mua tín phiếu kho bạc, khối lượng 200 tỷ VNĐ Ngày đấu thầu: 10/4/2002 Phương thức đấu thầu: Đấu thầu lãi suất Phương thức xét thầu: Lãi suất thống nhất Phương thức mua bán: Mua có kỳ hạn Thời hạn mua: 30 ngày Khi nhận được thông báo trên, có 4 ngân hàng thương mại tham gia đăng ký bán tín phiếu kho bạc của họ gồm: (Số liệu đăng ký của các ngân hàng giống thí dụ 1) Hãy tính giá bán và giá mua lại của các loại tín phiếu trúng thầu? Giải: + Trước hết tính giá bán: Tương tự Thí dụ 1 ta có: - Gd (A1) là: 49,534 511 Tỷ đồng - Gd (A2) là: 19,787 487 Tỷ đồng - Gd (B1) là: 49,786 124 Tỷ đồng - Gd (B2) là: 29,859 701 Tỷ đồng - Gd (C1) là: 49,732 940 Tỷ đồng + Tính giá mua lại của các loại tín phiếu trên: áp dụng công thức: L x Tb Gv = Gđ x 1 + 365 x 100 Ta có: GV(A1): 49,734 000 Tỷ đồng GV(A2): 19,867 177 Tỷ đồng GV(B1): 49,986 627 Tỷ đồng GV(B2): 29,979 954 Tỷ đồng GV(C1): 49,933 229 Tỷ đồng II. Quy trình nghiệp vụ III.1. Xác định khối lượng, thời hạn giấy tờ có giá cần mua, cần bán Bước 1:Từ 8 giờ đến 10 giờ ngày thông báo, Trưởng Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở hoặc Phó Trưởng ban được Trưởng ban uỷ quyền họp với các thành viên trong Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở để xác định các nội dung chính như sau: Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán Phương thức đấu thầu Phương thức xét thầu (Trường hợp đấu thầu lãi suất) Thời hạn của giao dịch mua bán có kỳ hạn Lãi suất mua hoặc bán (Trường hợp đấu thầu khối lượng). Bước 2:Việc xác định các nội dung trên dựa vào các căn cứ sau đây: Mục tiêu của chính sách tiền tệ Kết quả dự báo vốn khả dụng Khối lượng, lãi suất trúng thầu của các loại giấy tờ có giá ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước đã mua hoặc đã bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại phiên đấu thầu gần nhất Tham khảo các loại lãi suất hiện hành trên thị trường Tình hình hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Bước 3: Chậm nhất đến 11 giờ 30 ngày thông báo, Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Nghiệp vụ thị trường mở). II.2. Thông báo mua, bán giấy tờ có giá Bước 1: Từ 8 giờ đến 10 giờ ngày thông báo, Trưởng Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở hoặc Phó Trưởng ban được Trưởng ban uỷ quyền họp với các thành viên trong Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở để xác định các nội dung chính như sau: Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán Phương thức đấu thầu Phương thức xét thầu (Trường hợp đấu thầu lãi suất) Thời hạn của giao dịch mua bán có kỳ hạn Lãi suất mua hoặc bán (Trường hợp đấu thầu khối lượng). Bước 2: Việc xác định các nội dung trên dựa vào các căn cứ sau đây: Mục tiêu của chính sách tiền tệ Kết quả dự báo vốn khả dụng Khối lượng, lãi suất trúng thầu của các loại giấy tờ có giá ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước đã mua hoặc đã bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại phiên đấu thầu gần nhất Tham khảo các loại lãi suất hiện hành trên thị trường Tình hình hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Bước 3: Chậm nhất đến 11 giờ 30 ngày thông báo, Ban Điều hành Nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Nghiệp vụ thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0946.doc
Tài liệu liên quan