Lời nói đầu: 1
Chương I 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 2
I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI: 2
1. Khái niệm về thị trường hối đoái: 2
2. Đặc điểm của thị trường hối đoái: 2
3. Hàng hoá của thị trường hối đoái: 4
4. Các đối tượng tham gia thị trường hối đoái: 4
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI: 7
1. Kinh doanh ngoại hối: 7
1.1 Khái niệm: 7
1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với ngân hàng: 8
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối: 9
2. Quản lý rủi ro hối đoái: 11
2.1 Khái niệm rủi ro hối đoái: 11
2.2 Các loại rủi ro hối đoái: 12
2.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro hối đoái: 12
3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: 15
3.1 Kinh doanh ngoại hối thanh toán ngay: 15
3.2 Kinh doanh ngoại hối có kì hạn: 19
3.2.1 Khái niệm: 19
3.2.2 Ý nghĩa trong việc chống lại rủi ro về tỷ giá: 20
3.2.3 Xác định tỉ giá kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn: 21
3.2.4 Nghiệp vụ Swap: 23
3.3 Nghiệp vụ Arbitrage: 24
3.4 Nghiệp vụ quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn: 25
3.4.1 Định nghĩa: 25
3.4.2 Ý nghĩa của quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn: 25
3.4.3 Các loại quyền mua - bán lựa chọn: 26
III. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 28
1. Hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: 28
1.1 Sự gia tăng về số lượng thành viên đánh dấu sự phát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: 28
1.2 Hoạt động giao dịch của các NHTM trên TTNTLNH: 29
2. Những đổi mới trong lĩnh vực quản lý ngoại hối: 30
CHƯƠNG II 32
TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI 32
I.Tình hình kinh doanh ngoại tệ từ năm 1998 đến nay: 32
1.Mức tăng trưởng của Phòng về doanh số giao dịch 34
2.Mức tăng trưởng của Phòng về Lợi nhuận 34
3Những hạn chế của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của HTNHTM cổ phần Hà Nội : 35
Chương III: 36
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI 37
I. ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2005: 37
1. Huy động vốn : 37
2. Sử dụng vốn : 37
3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2005 : 38
II, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÓI CHUNG 39
1, Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thông tin ngân hàng: 39
2. Các giải pháp về chiến lược kinh doanh ngoại tệ: 40
3. Giải pháp về nguồn lực con người: 43
II, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN: 44
1. Đối với Chính Phủ: 44
2. Đối với NHNN: 47
2.1 Kiến nghị về đổi mới chính sách quản lý ngoại hối: 47
2.2 Kiến nghị về chính sách tỷ giá: 49
2.3 Kiến nghị về chính sách lãi suất: 52
2.4 Đầy mạnh hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: 52
3. Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội: 53
KẾT LUẬN: 56
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tức đồng tiền lên giá ) sẽ bù đắp cho mức lãi suất thấp của đồng tiền đó.
Ngược lại, khi đồng tiền yết giá có lãi suất cao hơn đồng tiền định giá ( I u > I d ) thì tỉ giá kì hạn bị khấu trừ vào tỉ giá giao ngay:
Tỉ giá kì hạn = Tỉ giá giao ngay - Deport
Khi này, lỗ do điểm khấu trừ ( tức đồng tiền xuống giá ) sẽ được bù đắp bởi mức chênh lệch lãi suất cao hơn của đồng tiền đó.
3.2.4 Nghiệp vụ Swap:
Nghiệp vụ SWAP là hình thức kết hợp đồng thời một lúc hai giao dịch hối đoái : một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kì hạn, được thực hiện cùng một khoản đối ứng với cùng một bạn hàng. Nói cách khác, giao dịch SWAP là một loại giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong đó với cùng một khách hàng, một đồng tiền được mua và bán đồng thời với thời hạn thanh toán khác nhau.
Ví dụ: Một ngân hàng dùng DM mua USD của một ngân hàng khác theo tỉ giá thanh toán ngay, đồng thời bán luôn cho ngân hàng đó số USD trên theo tỉ giá có kỳ hạn để thu DM. Tất nhiên người ta cũng có thể thực hiện theo hướng ngược lại. Nghĩa là ngân hàng bán USD cho ngân hàng khác theo tỉ giá giao ngay đồng thời mua lại của ngân hàng đó số USD theo tỉ giá kỳ hạn. Nói chung người ta xem nghiệp vụ Swap là việc trao đổi ngoại hối có các kỳ hạn thanh toán khác nhau. Sự chênh lệch giữa tỉ giá mua bán ngay và tỉ giá có kỳ hạn được gọi là mức Swap.
Phần lớn các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn đều được thực hiện thông qua nghiệp vụ Swap. Nghiệp vụ Swap thường được các ngân hàng sử dụng để cân bằng sự mất cân đối về ngoại hối .
Ví dụ: Ngân hàng Deutche Bank nhận một khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng bằng DM của khách hàng A với lãi suất 9.7%, đồng thời cấp một khoản tín dụng cũng kỳ hạn 3 tháng bằng USD cho khách hàng B với lãi suất 4.00%.
ở đây có 2 khả năng để Deutche Bank cân bằng nguồn vốn, tránh rủi ro thay đổi tỉ giá:
Khả năng thứ nhất: trên thị trường tiền tệ. Gửi khoản tiền DM kỳ hạn 3 tháng trên vào một ngân hàng, đồng thời cho vay một khoản tín dụng kỳ hạn 3 tháng bằng USD để cho khách hàng B vay.
Khả năng thứ hai: thông qua nghiệp vụ Swap. Mua USD, trả DM theo tỉ giá thanh toán ngay ( 1USD= 1.4620 DM ) để cấp tín dụng bằng USD cho khách hàng B. Đồng thời bán USD kỳ hạn 3 tháng thu lại DM để trả cho khách hàng A khi khoản tiền gửi bằng DM đến hạn với tỉ giá là 1USD= 1.4828 DM.
Vậy tỉ giá này được tính như thế nào?
Ta có: Tỉ giá có kỳ hạn bằng= tỉ giá thanh toán ngay + mức Swap
Mức Swap= Rs x N x ( Id - Iu )
( Đối với DM ) 360
Rs là tỉ giá giao ngay - có đồng USD ở vị trí yết giá
N là thời hạn cho vay, tính theo ngày. Nếu N là số tháng thì 360 sẽ được qui đổi thành 12 tháng.
Iu là lãi suất của đồng tiền yết giá ( USD)
Id là lãi suất của của đồng tiền định giá ( trong ví dụ trên là DEM ).
Thay số vào ta có:
Mức Swap = 1.4620 x ( 9.70 - 4.00 ) x 90 = 0.0208
360 x 100
Tỉ giá có kỳ hạn ( Swap ) 1USD = 1.4620 + 0.0208 = 1.4828 DM
3.3 Nghiệp vụ Arbitrage:
Nghiệp vụ Arbitrage là nghiệp vụ kinh doanh của bản thân ngân hàng - tức nghiệp vụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, nhằm sử dụng mức chênh lệch giá giữa các thị trường hối đoái để thu lãi. Mục đích của việc kinh doanh chênh lệch giá là để bảo toàn vốn và kiếm lời nhờ chênh lệch giá taị các thị trường hối đoái khác nhau.
Hai hình thức kinh doanh chênh lệch giá phổ biến là : ARBITRAGE ngoại hối ( foreign exchange arbitrage ) và ARBITRAGE lãi suất ( interest arbitrage )
Nghiệp vụ ARBITRAGE ngoại hối.
Có hai hình thức cơ bản :
Nghiệp vụ ARBITRAGE cân bằng : là việc mua một lượng ngoại tệ nhất định tại thị trường ngoại hối rẻ nhất, hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định trên thị trường ngoại hối đắt nhất vào một thời điểm nhất định.
Nghiệp vụ ARBITRAGE chênh lệch : là việc tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.
Nghiệp vụ Arbitrage lãi suất.
Arbitrage lãi suất là sự lợi dụng về chênh lệch lãi suất của các đồng tiền giữa các thị trường hối đoái khác nhau để kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đi vay và cho vay. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc vay ngoại hối ở thị trường lãi suất thấp đồng thời cho vay ngoại hối ở thị trường có lãi suất cao.
Ngày nay, trên cơ sở những phương tiện thông tin hiện đại, các thị trường ngoại hối trở nên thông suốt, nghiệp vụ Arbitrage không còn có ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại tệ nữa. Thực vậy, khả năng Arbitrage chỉ kéo dài trong vài phút và có thể chỉ trong vài giây do yếu tố cung cầu đến bất ngờ trong từng thời điểm của thị trường. Nếu không chớp được thời cơ quyết định đó thì nghiệp vụ Arbitrage không thể thực hiện được.
3.4 Nghiệp vụ quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn:
3.4.1 Định nghĩa:
Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là một sự thoả thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền chọn mua ( call-option), hoặc quyền chọn bán (put-option) một loại ngoại tệ nhất định, với số lượng cụ thể, theo một tỉ giá cố định vào một thời điểm cụ thể.
Theo tập quán kinh doanh của các nước Châu Âu, ngày thực hiện quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là ngày cuối cùng đã ghi trên hợp đồng. Nhưng theo tập quán kinh doanh của Châu Mĩ, ngày thực hiện quyền mua bán lựa chọn có thể là bất cứ ngày nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
3.4.2 ý nghĩa của quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn:
Quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ bảo đảm tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư.
Người mua quyền lựa chọn phải trả cho người bán một khoản tiền bảo đảm ( Option Money ). Thông qua đó, người mua dành được quyền chọn mua hoặc bán một loại ngoại tệ nào đó. Mặt khác anh ta có thể từ bỏ quyền chọn của mình khi thấy bất lợi.
Nghiệp vụ quyền mua - bán lựa chọn hiện nay được các ngân hàng sử dụng rộng rãi dưới hình thức tự do, với các thương vụ lớn.
3.4.3 Các loại quyền mua - bán lựa chọn:
Có 4 loại quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn, đó là :
Mua quyền chọn bán ngoại tệ
Bán quyền chọn bán ngoại tệ
Mua quyền chọn mua ngoại tệ
Bán quyền chọn mua ngoại tệ.
Mua quyền chọn bán ngoại tệ.
Người mua quyền chọn bán được quyền, nhưng không bắt buộc, bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỉ giá cố định ( giá cơ sở ) vào ngày đến hạn. Tuy nhiên anh ta phải trả ngay một khoản tiền bảo đảm cho ngân hàng sau khi hợp đồng đã kí.
Thực tế các nhà xuất khẩu thường mua quyền chọn bán, vì họ muốn có sự đảm bảo về tỉ giá đối với số ngoại tệ sẽ thu được từ số hàng xuất bán. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng thường kí hợp đồng mua quyền chọn bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ khi họ phán đoán tỉ giá một loại ngoại tệ sẽ giảm xuống trong tương lai.
Khi tỉ giá vào thời điểm đến hạn hợp đồng giảm xuống dưới mức tỉ giá cơ sở :
Nhà xuất khẩu sẽ sử dụng quyền chọn bán đã mua để bán ngoại tệ với giá cơ sở.
Nhà đầu cơ sẽ mua ngoại tệ ở ngoài thị trường theo giá thị trường, và sử dụng quyền chọn bán đã mua để bán số ngoại tệ đó cho ngân hàng theo mức giá cơ sở. Anh ta chỉ thực sự có lãi khi tỉ giá thị trường thấp hơn mức giá cơ sở trừ đi mức tiền bảo đảm đã trả.
Ngược lại, nếu tỉ giá ở thời điểm đến hạn hợp đồng ở mức cao hơn giá cơ sở, lúc đó cả nhà xuất khẩu lẫn nhà đầu cơ sẽ từ bỏ quyền chọn bán của mình. Trong trường hợp này họ chỉ mất khoản tiền bảo đảm đã trả cho người bán hợp đồng mà thôi. Nhà xuất khẩu sẽ bán số ngoại tệ mình có theo giá thị trường. Phần lãi mà anh ta thu được từ mỗi đồng ngoại tệ sẽ bằng hiệu số giữa giá thị trường và giá cơ sở trừ đi tiền bảo đảm đã trả.
Bán quyền chọn bán ngoại tệ.
Người bán quyền chọn bán ngoại tệ có trách nhiệm phải mua một số ngoại tệ cụ thể, theo tỉ giá cố định được qui định từ trước ( giá cơ sở ) vào ngày đến hạn hợp đồng.
Thực tế, người bán quyền chọn bán ngoại tệ thông thường là các nhà nhập khẩu, vì họ thường xuyên có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu. Ngoài ra các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại cũng thường bán quyền chọn bán để đảm bảo mua được ngoại tệ theo giá mình đã cam kết.
Vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường giảm xuống dưới mức giá cơ sở, nhà nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, tức là mua ngoại tệ theo giá cơ sở - tuy bị lỗ nhưng anh ta sẽ hạn chế được một phần thua thiệt do đã nhận được tiền bảo đảm cho mỗi đồng ngoại tệ mình mua vào. Điều đó có nghĩa là giá mua thực tế mỗi đồng ngoại tệ của anh ta vẫn thấp hơn giá cơ sở ( bằng giá cơ sở trừ đi tiền bảo đảm ).
Ngược lại, vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường tăng trên mức giá cơ sở, thì người mua quyền chọn bán sẽ từ bỏ quyền chọn bán của họ và do đó anh ta được hưởng mức lãi bằng chính số tiền bảo đảm.
Mua quyền chọn mua ngoại tệ.
Người mua quyền chọn mua ngoại tệ giành được quyền chọn mua một số lượng ngoại tệ cụ thể, theo tỉ giá cố định từ trước, vào ngày đến hạn hợp đồng. Để dành được quyền đó, anh ta phải trả cho người bán một khoản tiền bảo đảm ngay khi kí hợp đồng.
Thực tế các nhà nhập khẩu thường mua quyền chọn mua để đảm bảo mua được ngoại tệ theo giá mong muốn. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng thường kí hợp đồng mua quyền chọn mua ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ khi họ phán đoán tỉ giá một loại ngoại tệ sẽ tăng lên trong tương lai.
Vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường tăng lên trên mức giá cơ sở :
Nhà nhập khẩu sẽ sử dụng quyền chọn mua của mình để mua ngoại tệ với giá cơ sở.
Nhà đầu cơ cũng sử dụng quyền chọn mua của anh ta để mua số ngoại tệ đã kí theo giá cơ sở - thực tế giá mua của anh ta cao hơn giá cơ sở ( bằng giá cơ sở cộng với số tiền bảo đảm ), sau đó anh ta sẽ bán số ngoại tệ đó theo tỉ giá thị trường. Anh ta chỉ thực sự có lãi khi tỉ giá thị trường cao hơn giá cơ sở cộng với mức tiền bảo đảm đã thanh toán.
Ngược lại, nếu tỉ giá thị trường giảm xuống dưới mức giá cơ sở, lúc đó cả nhà nhập khẩu lẫn nhà đầu cơ sẽ từ bỏ quyền chọn mua của mình. Phần lỗ của họ đã được giới hạn bằng mức tiền bảo đảm đã trả cho bên bán. Nhà nhập khẩu sẽ chuyển sang mua ngoại tệ theo tỉ giá thị trường. Phần lãi mà anh ta thu được từ mỗi đồng ngoại tệ sẽ bằng hiệu số giữa giá cơ sở cộng với tiền bảo đảm đã trả và tỉ giá thị trường.
Bán quyền chọn mua ngoại tệ.
Người bán quyền chọn mua ngoại tệ có trách nhiệm bán một số ngoại tệ cụ thể, theo một tỉ giá cố định trước, vào ngày hợp đồng đến hạn.
Thực tế các nhà xuất khẩu thường bán quyền chọn mua, vì họ muốn có sự đảm bảo về tỉ giá đối với số ngoại tệ sẽ thu được từ số hàng xuất bán. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng thường kí hợp đồng bán quyền chọn mua ngoại tệ để đảm bảo mua được ngoại tệ theo giá mình đã cam kết.
Vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường tăng trên mức giá cơ sở, nhà xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, tức là bán số ngoại tệ của anh ta theo giá cơ sở - tuy bị lỗ nhưng anh ta sẽ hạn chế được một phần thua thiệt đo đã nhận được tiền bảo đảm cho mỗi đồng ngoại tệ mình mua vào. Điều đó có nghĩa là giá bán thực tế mỗi đồng ngoại tệ của anh ta vẫn cao hơn giá cơ sở ( bằng giá cơ sở cộng với tiền bảo đảm ).
Ngược lại, vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường giảm xuống dưới mức giá cơ sở, thì người mua quyền chọn mua ngoại tệ sẽ từ bỏ quyền chọn mua của mình để chuyển sang mua theo giá thị trường có lợi hơn và do đó anh ta được hưởng mức lãi bằng chính số tiền bảo đảm.
iiI. Thực trạng về hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam
1. Hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:
1.1 Sự gia tăng về số lượng thành viên đánh dấu sự phát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:
Kể từ khi chính thức bước vào hoạt động ngày 15/10/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ( TTNTLNH ) ngày càng thu hút đông đảo các thành viên tham gia. Nếu buổi đầu sơ khai, thị trường chỉ có 23 thành viên thì sau 3 năm hoạt động con số này đã đạt đến 63 thành viên gồm:
- 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh.
- 7 Ngân hàng liên doanh.
- 30 Ngân hàng thương mại cổ phần
- 22 Ngân hàng nước ngoài.
Sự gia tăng này góp phần làm cho thị trường trở nên sôi động, cường độ, phạm vi giao dịch ngày càng phát triển và mở rộng. Hơn nữa, điều đó còn ghi nhận niềm tin của giới ngân hàng trong việc hướng tới xây dựng một thị trường hôí đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam. Khác với trước đây, khi mới chỉ có 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ, các thành viên chỉ tập trung ở 2 khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì bây giờ các thành viên đã được mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Do vậy, hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ tạo điều kiện cho việc xác định tỉ giá trên thị trường.
1.2 Hoạt động giao dịch của các NHTM trên TTNTLNH:
Theo mô hình thị trường hối đoái ở các nước đang phát triển, các nghiệp vụ chủ yếu được thực hiện trên thị trường bao gồm: Spot, Forward, Swap, Option. Song ở Việt Nam từ năm 1990, ( thời điểm ra đời 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ ) đến cuối năm 1997, hoạt động giao dịch chỉ thông qua nghiệp vụ duy nhất là Spot. Đây là nghiệp vụ cơ bản và đơn giản nhất được áp dụng phổ biến trên các thị trường hối đoái. ở các thị trường lớn như New York, London, Tokyo ... các giao dịch Spot chiếm khoảng 40% trên tổng số các giao dịch ngoại hối thực hiện. Hiện nay, trên thị trường ngoài nghiệp vụ Spot, từ đầu năm 1998 chúng ta đã thực hiện hai nghiệp vụ Swap và Forward. Hai nghiệp vụ này hết sức quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng tham gia vào TTNTLNH. Thông qua đó, các ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường đồng thời hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Nhìn chung trong thời gian qua, TTNTLNH đã từng bước mở rộng các hình thức, quy mô hoạt động và đạt được những thành công nhất định. Điều này được thể hiện qua doanh số mua bán hàng năm giữa các NHTM
Doanh số mua bán ngoại tệ giữa các NHTM
Đơn vị: USD
Năm
1997
1998
1999
2000
Doanh số
949,305,000
2,328,739,000
726,998,000
987,692,000
( Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam. )
2. Những đổi mới trong lĩnh vực quản lý ngoại hối:
Ngày 1/4/1999 Ngân hàng Nhà Nước ( NHNN ) đã ban hành thông tư 01/1999/TT - NHNN7 thay thế cho thông tư số 33/NH - TT ngày 16/3/1989 của NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 161/NĐ - HĐBT ngày 18/10/1988 và một số văn bản khác về quản lý ngoại hối.
Thông tư mới đã tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoại hối. Đây cũng là cơ sở cho việc thực hiện chính sách quản lý về ngoại hối trong tình hình mới, đảm bảo việc tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động ngoại hối bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Thông tư 01/1999/TT - NHNN7 là văn bản hệ thống hoá những văn bản quản lý ngoại hối đã ban hành, bổ sung những vấn đề quản lý ngoại hối mới nhằm thực hiện chủ trương từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các giao dịch ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán. Thông tư đảm bảo cho việc sử dụng ngoại tệ đúng mục đích, phục vụ cho những nhu cầu quan trọng của đất nước, đảm bảo hoạt động thông suốt của các thành phần, đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài.
Nội dung của thông tư gồm có 10 phần quy định về ngoại hối và hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài, của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư bao gồm 9 phần:
Phần I: Những quy định chung
Phần II: Mở tài khoản và sử dụng ngoại tệ của người cư trú và không cư trú.
Phần III: Các giao dịch vãng lai.
Phần IV: Các giao dịch vốn
Phần V: Hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng và bàn đổi ngoại tệ.
Phần VI: Quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Phần VII: Tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam.
Phần VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm.
Phần IX: Điều khoản thi hành
Việc ban hành thông tư này có tác dụng rất tích cực đến việc điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Nó tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và hoàn chỉnh hơn đối với các đối tượng có hoạt động ngoại hối. Thông tư có một số quy định mới thuận lợi hơn:
Thứ nhất, đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Việc lần đầu tiên đầu tiên quy định rõ khái niệm về người cư trú và người không cư trú có tác dụng tốt với việc theo dõi và phân tích cán cân thanh toán quốc tế. Trước đây, khi chưa có các khái niệm này, rất khó có thể ghi chép và phân tích một cách chính xác cán cân thanh toán, bởi việc ghi chép và phân tích dựa chủ yếu vào việc theo dõi các giao dịch. Sự phân định rõ khái niệm người cư trú và người không cư trú, việc ghi chép và phân tích cán cân thanh toán sẽ tốt hơn, việc này sẽ giúp cho việc đưa ra các quyết định của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng chính xác hơn.
Thứ hai, đối với các Ngân hàng thương mại ( NHTM ). Việc đưa ra khái niệm người cư trú và người không cư trú sẽ tác động đến hệ thống kế toán của họ. Do trước đây không có khái niệm này nên không phải phân biệt tài khoản ngoại của người cư trú và người không cư trú. Trên cơ sở đó, các NHTM sẽ xác định rõ loại giao dịch giữa các tài khoản: giữa người cư trú và không cư trú để xác định rõ khung pháp lý phù hợp cho từng loại giao dịch.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện cán cân thanh toán liên tục bị bội chi, xuất khẩu gặp khó khăn dẫn đến cung về ngoại tệ bị hạn chế, để tạo thuận lợi cho các đối tượng kinh doanh đặc thù không tái tạo được nguồn ngoại tệ, thông tư đã có những quy định mới cho phép những đối tượng này được phép thu ngoại tệ bằng chuyển khoản và tiền mặt nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của họ.
Thứ tư, đối với cá nhân. Thông tư đã khẳng định quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân, họ có quyền cất giữ mang theo người, gửi vào ngân hàng theo tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân. Bên cạnh đó, trước đây cá nhân nếu ra nước ngoài vì mục đích như du lịch, học tập, công tác, ... thì không có quy định về quyền được mua, chuyển ngoại tệ hoặc mang ra nước ngoài. Do vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc có đủ số ngoại tệ cần thiết. Theo quy định mới, nếu ra nước ngoài vì các mục đích trên, họ sẽ được quyền mua, chuyển, hoặc mang ngoại tệ ra nước ngoài để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu thực tế của cá nhân ở nước ngoài trên cơ sở các giấy tờ hợp pháp.
Vấn đề đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của công dân Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài cũng đã có quy định cụ thể. Thông tư quy định: công dân Việt Nam khi được phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài có nguồn đồng Việt Nam sẽ được NHNN cấp giấy phép mua, chuyển hoặc mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mỗi người với số lượng tối đa không quá 15.000 USD. Số tiền còn lại nếu có sẽ được gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm và được mua mỗi năm không quá 10.000 USD hay các ngoại tệ khác có giá trị tương đương để chuyển dần ra nước ngoài.
Tóm lại, so với các văn bản về quản lý ngoại hối đã được ban hành thời gian trước đây, Thông tư này được soạn thảo một cách có hệ thống và đầy đủ hơn, có nhiều nội dung trước đây chưa quy định thì nay tại Thông tư đã quy định một cách chi tiết và cụ thể, tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh về quản lý ngoại hối cho mọi đối tượng. Những quy định tại Thông tư được soạn thảo dựa trên tinh thần phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được đòi hỏi về quản lý ngoại hối của Nhà nước.
chương II
tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần hà nội
I.Tình hình kinh doanh ngoại tệ từ năm 1998 đến nay:
Trong năm 1998 những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cộng thêm với những bất ổn về chính trị đã có những ảnh hưởng nặng nề lên đồng tiền các nước trong khu vực châu á, đặc biệt là các nước ASEAN ( Thái Lan, Indonesia, Philipin...) và cả Việt Nam. Đồng tiền của các quốc gia này vẫn đang bị mất giá từ 5 - 50% giá trị của nó trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Chính phủ các nước này đã có nhiều chính sách và kêu gọi sự trợ giúp của IMF, ADB, WB nhưng ngoại trừ Thái Lan đang có những dấu hiệu khích lệ còn đối với các nước khác việc thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải đáp hữu hiệu. Trước bối cảnh như vậy, các nhà đầu tư ASEAN đã giảm đáng kể lượng vốn đầu tư ra nước ngoài và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam. Các nước ASEAN là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam cụ thể như sau:
- 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang các nước ASEAN.
- Các nước ASEAN chiếm 70% số vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội đầu năm 2001 do Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước kỳ họp Quốc hội khoá X có nói rõ:
“ Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và những chủ trương chính sách cải thiện môi trường đầu tư chậm đi vào cuộc sống, nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta tiếp tục giảm, tính đến cuối tháng 4 chỉ có 57 dự án được cấp giấy phép, với số vốn đầu tư 358 triệu USD, bằng 32% cùng kỳ năm trước; vốn đầu thực hiện 4 tháng ước đạt 250 triệu USD, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2000.
Lần đầu tiên từ nhiều năm qua, trong 4 tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu tăng 1,2%, các doanh nghiệp trong nước giảm 9,7%. Kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 3.320 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu bằng 10,7% kim ngạch xuất khẩu ( cùng kỳ năm ngoái là 19% ). Sự giảm sút kim ngạch nhập khẩu, một mặt phản ánh tình trạng trì trệ trong đầu tư và kinh doanh, mặt khác do việc giảm giá trên thị trường thế giới.”
Như vậy, khi các nhà đầu tư không muốn đầu tư hoặc rút giấy phép kinh doanh và thêm vào đó là kim ngạch xuất khẩu giảm đã đặt nước ta trong tình trạng nguồn vốn ngoại tệ bị chuyển sang các quốc gia khác. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc khan hiếm ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời có một bộ phận công chúng cũng như các tổ chức kinh tế rút đang tích trữ USD với một số lượng lớn để đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá lên cao. Đứng trước sức ép như vậy song các NHTMCP Hà Nội vẫn có một chiến lược kinh doanh năng động, hợp lý,các ngân hàng chủ trương thu gom ngoại tệ từ mọi nguồn có thể với mức lãi suất thấp nhất có thể được. Do đó khối lượng giao dịch mua bán ngoại tệ vẫn ở mức cao. Đây có thể được coi là một thành công đáng khen ngợi của hệ thống NHTMCP Hà Nội. Đóng góp vào thành công trên của Phòng Ngoại hối có thể kể ra những nhân tố chủ yếu sau:
Tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận:
Nói chung hệ thống NHTMCP Hà Nội đang con non trẻ. Phòng Ngoại hối Ngân hàng TMCP mới được thành lập song qua số liệu thực tế chúng ta có thấy mức tăng trưởng khá nhanh của Phòng về mức doanh số và lợi nhuận. Thu nhập của Phòng chủ yếu từ 02 mảng chính là
Kinh doanh ngoại tệ
Mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng
1.Mức tăng trưởng của Phòng về doanh số giao dịch
1998 (%)
1999 (%)
2000 (%)
6 tháng 2001 (%)
Kinh doanh ngoại tệ
-
3.15
8.02
5.17
Phục vụ khách hàng
-
5.23
12.68
20.47
2.Mức tăng trưởng của Phòng về Lợi nhuận
1998 (%)
1999 (%)
2000 (%)
6 tháng 2001 (%)
Kinh doanh ngoại tệ
-
57.41
54.04
22.36
Phục vụ khách hàng
-
19.37
34.25
42.65
Qua 02 bảng trên ta có thể thấy được rõ mức tăng trưởng của Phòng qua từng năm.
Năm 1999, trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á vẫn còn hết sức nặng nề, sức mua của người dân giảm sút thì việc doanh số giao dịch của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 1999 tăng 3.15%, lợi nhuận tăng 57.41% so với năm 1998 sự thành công đáng ghi nhận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sở dĩ có được thành công nói trên là do trong năm 1999 thị trường ngoại hối quốc tế có sự biến động mạnh. Phòng Ngoại hối dựa trên những phân tích về mặt kỹ thuật (technical analyst) và các chỉ số kinh tế cùng với sự tham khảo các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Hà nội đã chủ động phán đoán khá chính xác diễn biễn của các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là đồng JPY. Đồng JPY trong năm 1999 giao động trong biên độ 101.00 – 118.95, đây là khoảng giao động khá rộng và các Ngân hàng nói chung sẽ thu được lợi nhuận lớn nếu như có sự phán đoán chính xác về sự biến động của tỷ giá. Cũng trong năm 1999, đồng tiền chung Châu Âu chính thức được lưu hành và cùng với đồng JPY trở thành đồng tiền giao dịch chủ yếu của Phòng Ngoại hối.
Trong mảng phục vụ khách hàng, tuy mức tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận còn khá khiêm tốn (tương ứng là 5.23% và 19.37%) so với hoạt động kinh doanh ngoại tệ song Ban lãnh đạo các Ngân hàng luôn xác định đây là nguồn thu nhập ổn định và có tính rủi ro rất thấp.
Năm 2000, cả hai nghiệp vụ chủ yếu của Phòng Ngoại hối tiếp tục có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Doanh số của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và phục vụ khác hàng tăng lần lượt là 8.02% và 12.68% trong khi lợi nhuận tăng 54.04% và 34.25% so với năm 1999. Năm 2000, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã dịu dẫn cũng là lúc các ngân hàng trên toàn hệ thống cạnh tranh nhau khốc liệt để lôi kéo khách hàng. Điều này đỏi hỏi các Ngân hàng TMCP Hà nội nói chung và các Phòng Ngoại hối nói riêng phải tiếp tục đổi mới toàn diện. Một loạt các loại ngoại tệ mới được Phòng chủ động đưa vào kinh doanh như GBP, AUD, SGD… và đã đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Năm 2000, một số nghiệp vụ kinh doanh ngoại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35269.doc