Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (13,1 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%).
Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý.
Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được.
Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà.
Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU. nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát,đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng.Sau đó,kinh tế tăng trưởng chậm lại throng 2 năm 1998-1999.Tuy bắt đầu tăng dốc từ năm 2000,nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát
Xuất khẩu trong giai đoạn 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm.Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47.6% trong năm 1986 xuống như cân bằng 1989 và thậm chí đã có xuất siêu năm 1990
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1992 đến 1996 đặt 9% năm,nhưng từ 1997 thì giảm dần.Sau khủng hoảng kinh tế chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: sự ổn định kinh tế vĩ mô là sự tăng trưởng áp dụng nguyên tắc “ chậm mà chắc”
Nhờ chính sách đổi mới Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới,bên cạnh gạo các mặt hàng xuất khảu chính gồm: hồ tiêu,cao su,hạt điều…đều được xếp vào thứ hạng cao trên thế giới
Song song với những nỗ lực tăng sản lượng nông nghiệp,Việt Nam đã tìm cách tăng sản lượng công nghiệp.Sản phẩm công nghiệp không những tăng gấp bội về số loại mà còn cả về chất lượng.Công nghiệp chiếm đến 32,5% GDP năm 1999.Tính đến đầu năm 2005,cả nước có 23,2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động với tổng số 3,2 triệu lao động,tổng số vốn gần 677,2 nghìn tỉ đồng ,tài sản cố định 400 ngìn tỷ đồng
Năm
1986
1988
1989
1990
1991
Nhập siêu
-47,6%
-30%
-0,8%
2,5%
-3.2
Về thương mại việc mua bán ở trong nước được tự do hoa, nhiều sản phẩm cung
đa vượt cầu .Hiện Việt Nam có quan hệ với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, kim
ngạch xuất khẩu tăng 20% năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch
xuất khẩu năm 2006 tương đương tren 60% GDP cả nước
Kể từ 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên hầu hết các
lĩnh vực, tạo nên thế va lực mới, và mở ra rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển
cho đất nước . Liên tục trong vòng 20 năm, tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP tăng
binh quân 7% / năm, riêng năm 2005 va 2006 tăng trưởng trên 8%/năm. Dự báo kinhtế Việt Nam tăng trưởng 8,5% trong năm 2007. Đất nước đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Chính
phủ Việt Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Cung với Trung Quốc,
Nam Phi, va Ve-ne-zu-e-la, đầu tháng 5/2007, tổ chức ASEAN đã chinh thức ra
tuyên bố công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo số liệu
của IMF, tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm 2004 lên
hơn 60 tỷ USD năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 40 tỷ
USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoai vượt trên 10 tỷ USD.riêng năm 2006 đa thu hút được 10,2 tỷ USD.
Những thành tựu kinh tế chung của đất nước đã góp phần cải thiện đời sống các
tầng lớp nhân dân. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả nổi trội, Việt Nam
đa hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo trước thờihạn 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19% năm 2006
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở mức khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Việt Nam đang phấn đấu thực hiện mục tiêu để sớm ra khỏi nước kém phát triển năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
CHUƠNG II: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM SAU KHI
GIA NHẬP WTO
Tổng quan : Tình hình ngoại thương Việt Nam sau khi hội nhập
Gia nhập WTO là một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có sự tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế Việt Nam.Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương,đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ.Tuy mới là những năm đầu tiên,nhưng đã có cơ sở để chứng minh rằng việc gai nhập WTO là một chủ trương đúng đắn.Các doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt thời cơ ,mở rộng thị trường xuất khẩu,được hưởng mức thuế thấp ,được đối xử bình đẳng và có nhiều lựa chọn khi nhập khẩu; vốn đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều hơn,phát huy các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên,nhân công ,tài nguyên,vị trí địa lý,nâng cao năng lực kinh tế,đặc biệt là đối với hàng xuất khẩu,từ đó tác động tích cực đến xuất khẩu,vị thế,hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.
2.1) NHỮNG NĂM ĐẦU VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ( 2007-2008)
A) Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2007
-- Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 43,68 tỷ USD và bình quân 1 tháng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, thì tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD, cao hơn mức bình quân tháng trong 11 tháng trước đó, cao nhất từ đầu năm đến nay. Kết quả trong tháng 12 đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 lên 48,38 tỷ USD.
-- Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%.
Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.
Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO.
Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
B) QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU 2008
Trong tháng 12/2008, trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,67 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng trước,kim nghạch xuất khẩu 79,91 tỷ USD tăng 27,5% so với năm 2007. Tính đến hết tháng 12, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt mặt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng không hoàn thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, gỗ & sản phẩm gỗ.
Trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu chung có đóng góp lớn của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 12, khối này xuất khẩu 2,17 tỷ USD và hết 12 tháng đạt gần 24,26 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao (38,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
2) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
- Dầu thô: trong tháng 12 xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn, tăng 35,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu cả năm 2008 lên 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,5 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007.
Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007;…
- Hàng dệt may: trong tháng cả nước xuất khẩu là 848 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng 11. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm.
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD,...
- Giày dép: trong tháng xuất khẩu 519 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng 11, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên hơn 4,77 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm.
Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng năm 2008 vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ 2007
- Gạo: trong tháng xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007.
Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,…
- Hải sản: trong tháng xuất khẩu 325 triệu USD, giảm 10,5% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 lên 4,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt 6,1% kế hoạch năm.
Hết tháng 12/2008, trị giá hải sản xuất khẩu sang EU đạt 1,14 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản: 830 triệu USD, Hoa Kỳ: 739 triệu USD, Hàn Quốc: 302 triệu USD. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác là 1,5 tỷ USD, chiếm 33,3% tổng kim ngạch hải sản xuất khẩu của cả nước
- Cà phê: xuất khẩu trong tháng đạt 173,7 nghìn tấn, tăng 133,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 lên 1,06 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007.
Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn, Ý: 86 nghìn tấn,
- Cao su: trong tháng xuất khẩu hơn 72 nghìn tấn, tăng 20% so với tháng 11, nâng tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 lên 658 nghìn tấn, giảm 7,9% và chỉ hoàn thành có 84,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên, do năm 2008 giá bình quân tăng 25% (tương đương với tăng 487 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm đạt hơn 1,6 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2007.
Năm 2008, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 431 nghìn tấn, chiếm tới gần 65,5% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 29 nghìn tấn, Đức: 24 nghìn tấn, Đài Loan: 21,2 nghìn tấn, Malaysia gần: 21 nghìn tấn,…
- Gỗ và sản phẩm gỗ: trong tháng xuất khẩu 274 triệu USD, tăng 16,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2008 lên 2,83 tỷ USD, tăng 17,7 % nhưng chỉ hoàn thành 94,3% kế hoạch năm.
Tính đến hết tháng 12/2008, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 1,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo là thị trường EU: 795 triệu USD, tăng 24%; Nhật Bản: 379 triệu USD, tăng 23,4% ; Đức: 152 triệu USD, tăng 54,7%; Trung Quốc: 141 triệu USD, giảm 13,2%;...
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu gần 158 triệu USD, giảm 39,1% so với tháng trước, nâng kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 lên 2,64 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước nhưng hoàn thành kế hoạch năm chỉ đạt 75,4%.
Các thị trường chính trong năm 2008 cho sản phẩm này là Thái Lan với 405 triệu US, Nhật Bản: 379 triệu USD, Hoa Kỳ: 305 triệu USD, Trung Quốc: 274 triệu USD, Hà Lan: 206 triệu USD, Singapore: 163 triệu USD,…
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản
C) KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU 2007
Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (13,1 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%).
Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý.
Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết, bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được.
Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà.
Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...
D) KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU 2008
Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng nhập khẩu 1,42 tỷ USD, tăng 45% so với tháng 11. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng tăng cao là do nhập khẩu 1 máy bay trị giá 73 triệu USD, và 5 chiếc tàu chở dầu, tàu chở container.. với trị giá hơn 145 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 13,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước và thực hiện vượt 3,7% mức kế hoạch năm. Nhập khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4,64 tỷ USD, tăng 39,4% so với năm 2007 và chiếm 33,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 3,77 tỷ USD, tăng 57,4% so với năm 2007; Nhật Bản: 2,48 tỷ USD, tăng 27,5%; Hàn Quốc: 1,02 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 984 triệu USD, tăng 24,5%,....
- Phân bón các loại: trong tháng nhập khẩu 134 nghìn tấn, tăng 62,7% so với tháng 11. Hết tháng 12/2008, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,03 triệu tấn, giảm 20% so với năm 2007. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007) nên trị giá nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với năm 2007.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 1,5 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nga: 346 nghìn tấn, Nhật Bản: 199 nghìn tấn,…
- Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu gần 1,17 triệu tấn, tăng 44,8% so với tháng 11 và trị giá là 443,7 triệu USD. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm.
Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007.
Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…
- Sắt thép: trong tháng nhập khẩu 703 nghìn tấn, tăng tới 215,4% so với tháng trước nâng tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên 8,26 triệu tấn, tăng nhẹ (2,9%) so với năm 2007 và chỉ đạt 87% kế hoạch năm.Tính đến hết tháng 12 năm 2008, kim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 6,72 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm 2007.
Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 12 là 274 nghìn tấn, tăng hơn 7 lần so với tháng 11, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2008 là 684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007.
Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc trong năm qua giảm mạnh 30% trong khi nhiều thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhật Bản tăng 24%, Hàn Quốc 107%, Liên Bang Nga 106%,…
- Ôtô nguyên chiếc: trong tháng nhập khẩu hơn 2,66 nghìn chiếc, tăng 73,3% so với tháng trước. Hết năm 2008, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 51 nghìn chiếc, tăng 68,3% với trị giá là 1,04 tỷ USD, tăng 79,6% so với năm 2007.
Ô tô nguyên chiếc chủ yếu được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm (khoảng 72% lượng nhập khẩu cả năm). Do thuế cao và chính sách nhập khẩu đối với nhóm hàng này thắt chặt hơn nên những tháng còn lại của năm lượng ôtô nhập khẩu giảm nhiều.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 24,17 nghìn chiếc, chiếm tới 7% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 9,9 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7,9 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2 nghìn chiếc, …
Trị giá nhập khẩu linh kiện ôtô các loại trong tháng là 60,3 nghìn USD, giảm 18,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu cả năm lên gần 1,4 tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 2007.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trong tháng nhập khẩu gần 309 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2008 lên 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,…
- Nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: trong tháng nhập 615 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2008 lên 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn).
Hết năm 2008, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD,… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Vàng các loại: trị giá nhập khẩu năm 2008 là 2,73 tỷ USD, tăng 108% so với năm 2007, tập trung vào 5 tháng đầu năm (chiếm tới 98%). Các thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là: Thụy Sỹ là 1,64 tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông: 469 triệu USD, Úc: 341 triệu USD, Anh: 121 triệu USD
Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007.
Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 127 triệu USD, tăng 82,4% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2008 lên 1,75 tỷ USD, tăng 48% so với năm trước.
Mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 259 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này cả năm lên 2,31 triệu tấn với trị giá là 1,05 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%), vì vậy mặc dù lượng nhập khẩu mặt hàng này chỉ tăng 0,8% nhưng trị giá nhập khẩu tăng tới 55,9%.
Trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhất là suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến nước ta, những thành tựu đạt được trong 2 năm vào WTO là to lớn và cơ bản. Những hạn chế và bất cập tuy còn nhiều nhưng chỉ là khó khăn tạm thời, khó tránh khỏi trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển đổi với điểm xuất phát thấp và bước đầu hội nhập vào WTO.
2.2) TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG GIA ĐOẠN 2009-2010
Hoạt động thương mại nói chung về xuất khẩu (XK) nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản... bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng xuất khẩu tăng hơn năm 2008 (lượng XK tăng làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm bị giảm 9,7% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm này cũng là kết quả rất đáng khích lệ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ XUẤT ,NHẬP KHẨU 2009
Về quy mô xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2009 đạt khoảng 56,7 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch . Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so với năm 2008.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8% so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007.
Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất. Nếu loại trừ 2 tỷ USD xuất khẩu vàng của khối doanh nghiệp trong nước thì tỷ trọng khối FDI còn cao hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2010 và các năm tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào khối này.
Về nhóm hàng xuất khẩu
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5% trong tổng KNXK. So với năm 2008, lượng XK của nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh, như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gấp 2,2 lần, hạt tiêu tăng 40,2%, chè tăng 21,1%, gạo tăng 18%... nhưng do giá XK bình quân của các mặt hàng đều giảm, như: cao su giá giảm 33,6%, hạt tiêu giá giảm 28,6%, gạo giá giảm 26%, cà phê giá giảm 24,2%... khiến KN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thư chao hàng.docx