mục lục107
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I. Nguồn gốcvà bản chất của lợi nhuận 2
I. Quan điểm về lợi nhuận trong các học thuyết Mác -xít2
II. Quan điểm về lợi nhuận trong học thuyết của Mác5
Phần II.Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường 16
1. Vai trò động lực của lợi nhuận -xét từ khía cạnh lợi ích16
2. Vai trò của lợi nhuận đối với các nước Tư Bản Chủ Nghĩa 18
3. Vai trò của lợi nhuận đối với các nước Xã Hội 22 108
Chủ Nghĩa
Kết luận 29
Tài liệu tham khảo 30
Mục lục 3
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguồn gốc, bản chất, vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LờI NóI ĐầU
Sự phát triển của Việt Nam cũng như của các nước Xã Hội
Chủ Nghĩa (XHCN) khác được đánh dấu bằng sự chuyển hướng
trong tư tưởng,nhận thức của các Đảng va Nhà Nước về Chủ
Nghĩa Xã Hội(CNXH) và con đường đi lên CNXH.ở Việt
Nam,từ sau những năm đổi mới đến nay mới chỉ có hơn 15
năm,đó thực sự chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn so với lịch
sử phát triển của một dân tộc,một đất nước.
Tuy nhiên,trong 15 năm đó,Việt Nam đã có những sự thay đổi
và phát triển vượt bậc.Từ một nước nghèo đói va thiếu ăn quanh
năm,luôn phải trông chờ vào các khoản viện trợ,trợ giúp của các
nước khác,Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan).Các nghành sản xuất Công-
Nông Nghiệp và Dịch Vụ đã đạt được những thành quả đáng
kể,đời sống của nhân dân được cải thiện vv...Có được sự phát
triển đó,như trên đã nêu,chính là nhờ sự đổi mới trong nhận
thức,tư duy về CNXH và con đường
đi lên CNXH .Trong số những nhận thức đó,đặc biệt quan
trọng,là sự đổi mới trong nhận thức về nguồn gốc và bản chất
của lợi nhuận nói chung cũng như sự đánh giá lại vai trò của lợi
2
nhuận trong công cuộc xây dựng CNXH nói riêng .Đảng và Nhà
Nước ta đã khẳng
định rằng chỉ dựa trên cơ sở có những hiểu biết đúng đắn về
nguồn gốc,bản chất và vai trò của lợi nhuận thì chúng ta mới có
thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển,sớm đưa Việt Nam hội nhập
với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xây dựng
thành công CNXH.
Vậy thì lợi nhuận là gì?Nguồn gốc,bản chất của lợi
nhuận?Vai trò của lợi nhuận trong việc phát triển nền kinh tế là
như thế nào?Những câu hỏi nay không phải dến bây giờ mới
được đặt ra mà từ rất lâu rồi con người đã có nhiều những quan
điểm khác nhau về lợi nhuận.Từ những quan điểm của các
trường phái lý luận trước Mác cho đến những trường phái lý
luận ngày nay,mỗi trường phái đều có những luận điểm,học
thuyết của mình để trả lời những câu hỏi đó.Trong số những
quan điểm đó,học thuyết của Chủ Nghĩa Mác(CN Mác),được
xây dựng trên nền tảng lý luận giá trị thặng dư(GTTD),đã giải
thích được một cách đầy đủ,chính xác và khoa học nhất về
nguồc gốc,bản chất và vai trò của lợi nhuận.Chính vì vậy mà
toàn bộ học thuyết của CN Mác nói chung và những lý luận về
3
lợi nhuận của CN Mác nói riêng đã được Đảng ta coi là cơ sở lý
luận quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
Hơn nữa,do những hạn chế về mặt lịch sử cho nên dù các học
thuyết này có đúng đến mấy cũng luôn đòi hỏi phải được vận
dụng một cách hợp lý vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi quốc gia
.Chính vì vậy mà đề án này,không chỉ phân tích nguồn gốc,bản
chất của lợi nhuận trong quan điểm của một số các trường phái
từ trước đến nay,đặc biệt là học thuyết của Mác , xem xét tới vai
trò của lợi nhuận như là một động lực cơ bản của nền kinh tế thị
trường(KTTT) mà còn xem xét tới quá trình vận dụng lý luận
vào thực tiễn ở nước ta để thấy được rõ nét hơn vai trò động lực
của lợi nhuận.
Trong phạm vi cho phép của bàiviết và do hiểu biết còn hạn
chế nên bài viết này khó tránh khỏi những sai sót .Vì vậy,em rất
mong nhận được sự chỉ dẫn,giúp đỡ của thầy giáo để em có
được những nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
4
PHầN I : Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
i/ Quan điểm về lợi nhuận trong các học thuyết phi Mác-xít:
1/Quan điểm của trường phái Trọng Thương về lợi nhuận:
Về mặt hoàn cảnh lịch sử,Chủ Nghĩa Trọng Thương(CNTT)
được ra đời vào thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của giai cấp tư
bản.ở giai đoạn này,vấn đề được quan tâm hàng đầu và mang
một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đó là tiền.Mọi cá nhân,mọi tổ
chức,thậm chí là mọi quốc gia đều tìm mọi cách để tích trữ thật
nhiều tiền,như nhận xét của Engels sau này thì
"các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn,hai tay ôm
khư khư túi tiền quí báu, nhìn sang người láng giềng với con mắt
ghen tỵ,đa nghi".
Do được hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử như vậy cho
nên toàn bộ học thuyết của CNTT nói chung và quan điểm về lợi
nhuận nói riêng đều được xây dựng trên cơ sở đồng nhất giá trị
với tiền bạc và lấy đối tượng nghiên cứu của Kinh Tế Chính
Trị(KTCT) là lĩnh vực lưu thông,coi KTCT "là khoa học về của
5
cải thương mại mà nhiệm vụ của nó là bán nhiều mua ít".Chính
vì vậy,CNTT cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông,do sự
mua bán trao đổi mà sinh ra.Nó là kết quả của việc mua ít bán
nhiều ,mua rẻ bán đắt mà có.Họ cho rằng muốn có đượclợi
nhuận thì không có cách nào khác ngoài việc trao đổi buôn bán.
Về vai trò của lợi nhuận thì CNTT đã khẳng định rằng lợi
nhuận luôn là mục tiêu của mọi hoạt động trao đổi mua bán trên
thị trường.Điều này được thể hiện qua việc một quốc gia phải
luôn đảm bảo xuất siêu như Thomas Mun đã viết:" Chúng ta
phải thường xuyên giữ vững nguyên tắc là hàng năm bán cho
người nước ngoài với số lượng hàng hoá lớn hơn số lượng chúng
ta phải mua của họ".Còn đối với các thương nhân thì mục tiêu
của họ luôn là mua rẻ bán đắt nhằm thu được phần lợi nhuận
chênh lệch.
Nhìn chung thì các quan điểm về lợi nhuận của CNTT,cũng
như các quan điểm khác của họ,chưa có được sự nhận thức,phân
tích mang tính khoa học sâu sắc ,chưa mang tính quy luật.Tuy
nhiên,các quan điểm này cũng đóng vai trò khá quan trọng, làm
tiền đề cho các học thuyết kinh tế sau này.
6
2/Quan điểm của trường phái Tư Sản Cổ Điển về lợi nhuận:
Có thể nói rằng,trong giai đoạn trước Mác,trường phái Tư Sản
Cổ Điển(TSCĐ) là trường phái tiến bộ nhất.Đây cũng là một
trong ba trường phái được Mác chọn làm tiền đề lý luận cho học
thuyết của mình.Sở dĩ trường phái TSCĐ được đánh giá cao như
vậy là do đây là trường phái đầu tiên chuyển đối tượng nghiên
cứu của KTCT từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất.Đó
cũng là lần đầu tiên các nhà kinh tế học không dừng lại ở việc
nghiên cứu,xem xét hiện tượng bên ngoài mà đã sử dụng phương
pháp trừu tượng hoá khoa học để đi sâu vào nhận thức,phân tích
nhằm tìm ra bản chất và tính quy luật của các sự vật,hiện tượng
đồng thời xây dựng một hệ thống các phạm trù như giá trị,giá
cả,lợi nhuận vv...
Được hình thành trong giai đoạn đầu của Chủ Nghĩa Tư
Bản(CNTB),trường phái TSCĐ đã có một số những đại biểu kiệt
xuất như W.Petty,A.Smith,D.Ricardo,vv...Quan điểm của các
đại biểu này về lợi nhuận vừa mang tính kế thừa người đi trước
vừa mang tính sáng tạo mà trong đó có một số quan điểm nổi
bật về lợi nhuận cuả phái Trọng Nông,A.Smith hay D.ricardo
mà ta sẽ xem xét sau đây.
7
Trước tiên là phái Trọng Nông,mặc dù thừa nhận quy luật giá
trị tuy nhiên họ lại cho rằng chỉ có lao động trong nông nghiệp
mới tạo ra giá trị,tạo ra cái mà họ gọi là sản phẩm thuần tuý còn
lao động trong các nghành nghề khác như trong công nghiệp
hay thương nghiệp thì không tạo ra giá trị.Sở dĩ như vậy,theo họ
giải thích,là do trong nông nghiệp ngoài sức lao động của chính
mình ra thì người nông dân còn được sự trợ giúp của thiên
nhiên.Vì vậy mà lợi nhuận,theo quan điểm của họ,chính là phần
thu nhập không lao động của nhà tư bản do người nông dân tạo
ra.ở đây,mặc dù còn hạn chế khi cho rằng chỉ có lao động nông
nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý tuy nhiên trường phái
Trọng Nông đã có một đóng góp quan trọng đó là bước đầu tìm
ra nguồn gốc của cái gọi là sản phẩm thuần tuý,xét về bản chất
chính là GTTD.Ngoài ra,trong lý luận của phái Trọng Nông,đã
xuất hiện những mầm mống tư tưởng về lợi nhuận bình quân và
xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận.
Đến A.Smith,người được coi là đại biểu của trường phái TSCĐ
trong thời kỳ công trường
thủ công,thì đã có những bước tiến đáng kể về lý luận so với
phái Trọng Nông.Ông khẳng định rằng không chỉ lao động
trong nông nghiệp mà tất cả mọi hình thức lao động khác cũng
8
đều tạo ra giá trị và lao động chính là thước đo của giá trị.Dựa
trên quan điểm đúng đắn về giá trị lao động,A.Smith đã đưa ra
những lý luận của mình về lợi nhuận.Ông cho rằng phần giá trị
mà người lao động tạo ra được phân chia thành tiền lương trả
cho người lao động,địa tô trả cho địa chủ và lợi nhuận trả cho
nhà tư bản.Nói như vậy có nghĩa là nếu như ta coi địa tô là
khoản khấu trừ thứ nhất thì lợi nhuận chính là khoản khấu trừ
thứ hai vào sản phẩm của người lao động và chúng đều có chung
một nguồn gốc là lao động không dược trả công của người lao
động.Xét về mặt lượng thì địa tô và lợi nhuận chính là những
khoản dôi ra ngoài tiền lương của người lao động còn xét về mặt
chất thì chúng phản ánh quan hệ bóc lột của tư bản và địa chủ
đối với người lao động.Ông chỉ rõ rằng " Khi sở hữu TBCN xuất
hiện,người công nhân trở thành lao động làm thuê thì tiền lương
của họ không phải là toàn bộ giá trị sản phẩm lao động của họ
sản xuất ra nữa,mà chỉ là một bộ phận của giá trị đó".Ngoài
ra,A.Smith cũng đã thấy được xu hướng bình quân hoá tỷ suất
lợi nhuận và xu hướng tỷ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng
tư bản đầu tư tăng lên.
D.Ricardo đã kế thừa một cách xuất sắc những tư tưởng của
A.Smith.Là người sống trong thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng
công nghiệp nên D.Ricardo đã có được những điều kiện khách
9
quan để tiếp tục phát triển học thuyết của A.Smith.Về lợi
nhuận,D.Ricardo cho rằng lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền
lương mà nhà tư bản trả cho người công nhân.Tiến bộ hơn
A.Smith,Ricardo không những đã thấy được xu hướng giảm sút
của tỷ suất lợi nhuận bình quân mà còn giải thích được nguyên
nhân của sự giảm sút là do sự vận động , biến đổi của thu nhập
giữa ba giai cấp địa chủ,công nhân và nhà tư bản.Ông giải thích
rằng do trong nông nghiệp có tồn tại quy luật màu mỡ của đất
đai ngày càng giảm,vì vậy,giá cả của nông phẩm sẽ ngày càng
tăng lên làm cho tiền công của công nhân và địa tô của địa chủ
cũng tăng lên trong khi lợi nhuận của nhà tư bản thì không tăng
theo.Do vậy mà tỷ suất lợi nhuận sẽ ngày càng giảm xuống,gây
thiệt hại cho nhà tư bản.Tuy nhiên, đây chỉ là những luận giải
được thiết lập trên cơ sở những quan sát bên ngoài sự vật,hiện
tượng chứ không hề mang tính khoa học.Chỉ đến khi Chủ Nghĩa
Mác-Lênin(CN M-L) xuất hiện,với việc phân chia tư bản thành
tư bản bất biến và tư bản khả biến,mới giải thích được đúng đắn
quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần.
Trên đây,chúng ta đã xét tới một số trường phái lý luận trước
Mác,các trường phái này đều là các trường phái có những quan
điểm tiến bộ ,về lợi nhuận nói riêng và về các phạm trù kinh tế
học khác nói chung,đặc biệt là trường phái TSCĐ.Những quan
10
điểm này đều đã đạt được những thành tựu nhất định mặc dù
vẫn còn rất nhiều hạn chế.Sở dĩ như vậy là do các học thuyết này
phát sinh vào giai đoạn đầu mới hình thành của CNTB , lúc này
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản chưa gay
gắt lắm còn mâu thuẫn cơ bản của xã hội lúc bấy giờ là mâu
thuẫn giữa tư sản và địa chủ.Hơn nữa,vào lúc đó,chưa có một
học thuyết nào,đứng về phe giai cấp công nhân,được hình thành
để giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và chủ tư
bản.Chính vì vậy cho nên các nhà lý luận của giai cấp tư bản
mới có thể đưa ra các học thuyết ít nhiều còn mang tính khoa
học.
Tuy nhiên,trong giai đoạn sau của CNTB,sự phát triển của
CNTB đã bắt đầu bộc lộ ngày càng rõ nét những mâu thuẫn giữa
giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.Đã bắt đầu có những xung
đột ngày càng gay gắt về quyền lợi giữa hai giai cấp được thể
hiện qua các hiện tượng xã hội như khủng hoảng,thất nghiệp,sự
phá sản của sản xuất nhỏ hay quá trình bần cùng hoá giai cấp vô
sản vv...Các phong trào đấu tranh của công nhân bùng nổ ngày
càng nhiều.Đặc biệt là từ sau khi xuất hiện CN M-L ,với vai trò
như một lý luận chỉ đường cho giai cấp công nhân,chỉ ra sứ
mệnh lịch sử của họ trong việc xoá bỏ và thay thế PTSX TBCN
bằng một PTSX tiến bộ hơn,PTSX XHCN ,thì sức ép lên giai cấp
11
tư sản ngày càng tăng.Chính vì vậy,trong giai đoạn này,các nhà
lý luận của giai cấp tư bản đã ra sức xuyên tạc,bẻ cong những lú
luận đúng đắn trước kia và đưa ra những lý luận sai lầm nhằm
giải thích các hiện tượng xã hội kể trên với mục đích che dấu
bản chất bóc lột của CNTB.Do đó
các học thuyết hình thành trong thời kỳ này nói chung và các lý
luận về lợi nhuận nói riêng không còn mang tính khoa học
nữa.Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số trường phái như
vậy,trên cơ sở phân tích các lý luận về lợi nhuận để thấy rõ bản
chất phi khoa học của các học thuyết này.
3/Quan điểm về lợi nhuận của trường phái Hậu Cổ Điển:
Trường phái Hậu Cổ Điển(HCĐ),mặc dù xuất hiện ngay sau
trường phái TSCĐ nhưng các nhà lý luận của trường phái HCĐ
lại hoàn toàn xa rời những lý luận cuả trường phái TSCĐ.Họ rời
bỏ phương pháp trừu tượng hoá khoa học,không đi sâu vào phân
tích bản chất của sự vật,hiện tượng mà chỉ xem xét hời hợt bên
ngoài.Đặc biệt là họ đã áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan
trong phân tích kinh tế,"coi KTCT là khoa học nghiên cứu về