Đề tài Nguồn gốc bản chất, vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ngày nay

Phạm trù lợi nhuận trong các học thuyết của các trường phái lý luận tưsản thường được

hiểu là phần lợi ích đem lại nhưmột phần thưởng của sựthành công trong kinh doanh

hoặc là tiền lương của nhà kinh doanh . Còn phạm trù lợi nhuận trong học thuyết kinh tế

của Mác,với mục đích vạch rõ bản chất bóc lột của giá trịtưbản,đã chỉra rằng lợi nhuận

là phần giá trịthặng dưkhi được đem so với toàn bộtưbản ứng trước.Ta có thểthấy

rằng cảhai định nghĩa trên vềlợi nhuận đều mang nặng tính giai cấp, nhằm mục tiêu

hoặc là bảo vệgiai cấp mình, nhưlý luận của truờng phái tưsản, hoặc là phản ánh bản

chất bóc lột của giai cấp đối kháng nhưlý luận của Chủnghĩa Mác.Tuy nhiên ở đây ta

muốn nghiên cứu vai trò của lợi nhuận nhưlà một động lực của mọi con người, không

phân biệt giai cấp, cũng nhưlà động lực của toàn xã hội.Chính vì vậy mà ta sẽkhông

phân tích vai trò của lợi nhuận trên cơsởcác lý luận vềlợi nhuận mang tính giai cấp ở

trên mà ta sẽphân tích vai trò của lợi nhuận trên cơsởcoi lợi nhuận là một hình thức đặc

biệt của lợi ích kinh tế, một thành phần quan trọng trong các lợi ích của con người.Trên

cơsởcác phân tích nhằm thấy được vai trò của lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tếvà từ đó

thấy được vai trò của lợi nhuận, ta sẽ đi ngược lại xem xét vai trò động lực của lợi

nhuận, cảtrong lý thuyết và thực tiễn, ởhai khối nước TưBản ChủNghĩa và Xã Hội

ChủNghĩa, đại diện cho hai trường phái lý luận tưsản và trường phái lý luận Macxit,

nhằm thấy được những biểu hiện tiêu cực và tích cực cũng nhưvai trò cơbản của động

lực lợi nhuận.

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn gốc bản chất, vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn là hình thành nên trong nền Nông nghiệp TBCN ba giai cấp chủ yếu là giai cấp địa chủ,giai cấp tư bản Nông nghiệp và giai cấp công nhân Nông nghiệp. Nhưng cần phải thấy rằng giai cấp địa chủ lúc này không phải là những địa chủ xuất thân từ tầng lớp quí tộc, tăng lữ như trong giai đoạn phong kiến mà địa chủ lúc này, thực chất là những nhà tư sản,đã đầu tư tư bảnđể nhằm thu gom,thao túng ruộng đất, gây ra tình trạng'lũng đoạn quyền tư hữu ruộng đất'. 24 Chính vì sự xuất hiện của giai cấp địa chủ trong nông nghiệp cho nên giá trị thặng dư ,được hình thành do lao động không công của những công nhân làm thuê trong Nông nghiệp, sẽ được phân chia khác với trong lĩnh vực Công nghiệp trên cơ sơ đảm bảo lợi nhuận cho không chỉ giai cấp tư sản Nông nghiệp mà còn cho cả giai cấp địa chủ,những người mà thực chất là các nhà tư bản đã đầu tư vào ruộng đất. Điều đó có nghĩa là lượng giá trị thặng dư mà giai cấp tư bản Nông nghiệp chiếm đoạt được sẽ phải không những đủ để họ có thể thu được lợi nhuận bằng với lợi nhuận bình quân mà còn phải dư ra một khoản để trả cho chủ ruộng đất mà nhà tư bản đã thuê. Khoản dư ra để trả cho ruộng đất đó được gọi là địa tô Tư bản Chủ nghĩa. Vậy địa tô Tư bản Chủ nghĩa “là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất”. Sở dĩ ở đây, phần lợi nhuận mà nhà tư bản kinh doanh ruộng đất thu được phải bằng với lợi nhuận bình quân vì nếu nhỏ hơn lợi nhuận bình quân thì các nhà tư bản sẽ rút tư bản ra khỏi lĩnh vực Nông nghiệp dể đầu tư vào các lĩnh vực khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên nếu lợi nhuận của nhà tư bản Nông nghiệp đã bằng lợi nhuận bình quân,mà như ta đã biết thì tổng số lợi nhuận bao giờ cũng bằng tổng giá trị thặng dư. Như vậy thì giai cấp tư sản kinh doanh trong Nông nghiệp đã kiếm đâu ra phần lợi nhuận siêu ngạch để trả cho giai cấp địa chủ dưới hình thức địa tô Tư bản Chủ nghĩa. Để trả lời câu hỏi này ta sẽ phải xem xét sự hình thành của địa tô Tư bản Chủ nghĩa để thấy được nguồn gốc, bản chất và các hình thái của nó. Trước tiên ta sẽ xem xét nguyên nhân tạo ra phần lợi nhuận siêu ngạch trong sản xuất Nông nghiệp. Trong lĩnh vực Công nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch được hiểu là phần lợi nhuận chênh lệch so với lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản,có những điều kiện sản xuất cá biệt tốt hơn điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội, thu được.Phần lợi nhuận siêu ngạch này chỉ mang tính tạm thời, cá biệt. Còn trong lĩnh vực Nông nghiệp,lợi nhuận siêu ngạch cũng mang ý nghĩa tương tự, nó cũng là phần lợi nhuận chênh lệch mà những nhà tư bản đầu tư vào những mảnh đất mầu mỡ hơn có thể thu được. Tuy nhiên, khác với trong lĩnh vực Công nghiệp, phần lợi nhuận siêu ngạch trong lĩnh vực Nông nghiệp mang tính ổn định, lâu dài và khá phổ biến. Sở dĩ như vậy là vì trong Nông nghiệp, một tư liệu lao đông chủ yếu là đất đai lại có tính chất hạn chế,đại bộ 25 phận đất đai là xấu, cằn cỗi chỉ có một số ít là đất trồng trọt mầu mỡ. Hơn thế nữa, các ruộng đất xấu thì hoặc là không thể cải tạo được hoặc là cải tạo được nhưng đòi hỏi những chi phí rất lớn còn các ruộng đất tốt thì lại bị độc quyền kinh doanh kiểu TBCN. Chính vì vậy mà các nhà tư bản Nông nghiệp bắt buộc phải thuê ruộng đất xấu. Điều đó dẫn tới thực trạng là các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt luôn tốn ít chi phí hơn các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu để cùng sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Hơn nữa,nếu như trong Công nghiệp, giá cả là do giá thành sản xuất trong điều kiện trung bình quyết định thì trong Nông nghiệp,vì ruộng đất tốt sản xuất không đủ sản phẩm để thoả mãn nhu cầu do vậy bắt buộc phải tiến hành sản xuất trên ruộng đất xấu. Vì vậy nếu vẫn để giá cả sản xuất do điều kiện sản xuất trung bình quyết định thì các nhà sản xuất kinh doanh trên ruộng đất xấu sẽ thu được ít lợi nhuận hơn. Điều đó làm cho họ sẽ chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác và sẽ gây ra khan hiếm các sản phẩm Nông nghiệp. Chính vì vậy mà trong Nông nghiệp thì giá cả sản xuất là do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu quyết định. Từ hai nguyên nhân trên,đã dẫn tới việc hình thành nên lợi nhuận siêu ngạch trong sản xuất Nông nghiệp. Dạng lợi nhuận siêu ngạch này khi nộp cho chủ đất dưới dạng địa tô còn được gọi là địa tô chênh lệch. Vậy địa tô chênh lệch chính là phần lợi nhuận thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất trung bình và tốt, trên cơ sở giá cả sản xuất cá biệt nhỏ hơn giá cả sản xuất chung do điều kiện sản xuất xấu nhất quy định. Xét cho cùng thì nguồn gốc của địa tô chênh lệch cũng chính là một phần giá trị thặng dư do công nhân Công nghiệp tạo ra. Nhà tư bản có thể có được địa tô chênh lệch nhờ hai cách và do đó tương ứng có hai dạng địa tô chênh lệch khác nhau. Cách thứ nhất, địa tô chênh lệch có được nhờ việc kinh doanh trên ruộng đất có độ mầu mỡ tự nhiên hoặc có vị trí giao thông thuận lợi,theo cách này thì địa tô chênh lệch được gọi là địa tô chênh lệch I. Ngoài ra cũng có thể đạt được địa tô chênh lệch thông qua việc thâm canh, cải tạo ruông đất mà có.Với cách này thì địa tô được tạo ra gọi là địa tô chênh lệch II. Việc nghiên cứu địa tô chênh lệch và các hình thức biểu hiện của nó còn phản ánh được sự mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ. Một khi mà nhà tư 26 bản, nhờ thâm canh tăng vụ hoặc nhờ phương pháp sản xuất mới... mà tăng được phần lợi nhuận siêu ngạch nhằm mục đích tăng lợi nhuận thu được thì ngay sau đó chủ đất lại tìm mọi cách để tăng khoản địa tô phải nộp lên đúng bằng phần lợi nhuận siêu ngạch thu được. Chính vì vậy mà trong CNTB, sự tồn tại của địa tô chênh lệch đã không thúc đẩy các nhà tư bản kinh doanh quan tâm tới việc cải tạo, duy trì và nâng cao chất lượng đất trồng mà họ chỉ tìm mọi cách để khai thác hết độ màu mỡ của đất đai nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn.Do đó, đất đai sẽ ngày càng bị thoái hoá. Trên đây, ta đã nghiên cứu, xem xét nguồn gốc và bản chất của địa tô chênh lệch, là phần địa tô mà những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất trung bình và tốt phải nộp cho chủ đất còn giả định là những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu thì sẽ không phải nộp. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngay cả những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu cũng vẫn phải nộp địa tô cho chủ đất.Khoản địa tô này được gọi là địa tô tương đối.Vậy thì lượng địa tô tương đối này do đâu mà có? Nguồn gốc, bản chất của nó là gì? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ nghiên cứu dựa trên nhận định là với cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp và Nông nghiệp thì cấu tạo hữu cơ của lượng tư bản đầu tư vào Nông nghiệp sẽ thấp hơn trong Công nghiệp.Nhận định này xuất phát từ thực tế là do tồn tại sự độc quyền về tư hữu ruộng đấtcho nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sở hữu Tư bản Chủ nghĩa trong Nông nghiệp. Do đó dẫn tới tình trạng là Nông nghiệp thường lạc hậu hơn so với Công nghiệp về cả kinh tế và kỹ thuật.Do vậy mà chi phí cho lao động sống trong Nông nghiệp luôn lớn hơn chi phí trong Công nghiệp. Chính vì vậy nếu với một trình độ bóc lột ngang nhau,có nghĩa là tỷ suất giá trị thặng dư trong hai nghành là như nhau, thì một lượng tư bản đầu tư vào Nông nghiệp sẽ tạo ra nhiều gia trị thặng dư hơn so với một lượng tương ứng đầu tư vào Công nghiệp.Do vậy, giá trị của nông sản được tạo ra bao giờ cũng lớn hơn giá cả sản xuất chung.Chính sự chênh lệch này đã tạo ra địa to tương đối. Sở dĩ tồn tại sự chênh lệch đó là do tồn tại chế độ tư bản ruộng đất.Nếu không có chế độ tư hữu về ruộng đất thì số thừa ra,do cấu tạo hữu cơ Công nghiệp thấp hơn gây ra, sẽ được phân phối lại cho toàn bộ các nhà tư bản và lúc đó, nông sản sẽ được bán theo giá cả sản xuất (= k+p = c+v+p). Tuy nhiên,do tồn tại sự độc quyền về tư hữu ruộng đất nên 27 đã ngăn cản sự tự do cạnh tranh, đã ngăn cản việc hình thành lợi nhuận bình quân giữa hai nghành Công nghiệp và Nông nghiệp.Vì vậy mà cái phần chênh lệch dôi ra đó không tham gia vào việc bình quân lợi nhuận mà được giữ lại trong Nông nghiệp để trả cho chủ đất. Lượng chênh lệch này nhiều hay ít phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá bán và giá cả sản xuất chung mà giá bán lại dựa trên cơ sở là giá trị của nông sản và thường bằng đúng giá trị. Vậy địa tô tuyệt đối "cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong Nông nghiệp thấp hơn trong Công nghiệp,nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung". Nói tóm lại, địa tô,dù là địa tô tuyệt đối hay địa tô chênh lệch, như Mác nói,đều “là một thứ cống vật mà xã hội, dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, phải hiến cho những người nhiều ruộng đất”. Xét về nguồn gốc thì địa tô cũng như các hình thức khác của lợi nhuận,đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã chiếm đoạt của người công nhân. Hơn nữa, địa tô còn phản ánh tính “ăn bám” của giai cấp địa chủ, phản ánh những thiệt hại mà sự ăn bám đó mang lại.Vì có địa tô tuyệt đối nên các nông phẩm ngày càng trở nên đắt đỏ làm cho mức sống của con người giảm sút.Vì có địa tô chênh lệch nên xã hội không được hưởng những lợi ích từ việc tăng năng suất lao động trong Nông nghiệp cũng như nhiều lợi ích do đất đai phì nhiêu mang lại. d/ Lợi nhuận độc quyền: Ở trên,ta thấy rằng do tồn tại sự độc quyền về tư hữu ruộng đất cho nên đã hình thành nên địa tô tuyệt đối mà thực chất là một dạng lợi nhuận trả cho sự độc quyền về tư hữu ruộng đất.Nhưng dần dần cùng với sự mạnh mẽ của CNTB thì hiện tượng độc quyền không chỉ xuất hiện và tồn tại trong Nông nghiệp mà còn hình thành cả trong lĩnh vực Công nghiệp, dẫn tới sự ra đời của một hình thức mới của CNTB, đó là Chủ nghĩa Tư bản độc quyền. Sự hình thành của Tư bản độc quyền đã dẫn tới hình thành thêm một hình thức mới của lợi nhuận là lợi nhuận độc quyền và gắn với nó là một phương thức phân phối lợi nhuận (hay chính là giá trị thặng dư) mới. Để thấy rõ được nguồn gốc, bản chất của lợi 28 nhuận độc quyền,ta sẽ nghiên cứu,xem xét những lý luận của Lênin, người đã kế thừa và phát triển tiếp tục học thuyết của Mác trong giai đoạn độc quyền của CNTB. Trong lý luận của mình,Lênin đã chỉ ra rằng,với sự xuất hiện của Tư bản độc quyền mà đặc biệt là Tư bản tài chính,đã dẫn tới sự hình thành nên lợi nhuận độc quyền.Tư bản tài chính,được hình thành từ sự kết hợp giữa tư bản Công nghiệp và tư bản Ngân hàng, đã dần dần khống chế toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và chính trị trong nước, giữ vị trí thống trị trong sản xuất và lưu thông. Chính vì vậy mà ngoài việc sử dụng các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư như trong giai đoạn tự do cạnh tranh, các nhà Tư bản độc quyền còn sử dụng phương pháp “cưỡng bức kinh tế” nhằm tạo ra lợi nhuận độc quyền. Lênin đã chỉ rõ rằng lợi nhuận độc quyền,thực chất,là một hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư hình thành trong giai đoạn Chủ nghĩa Tư bản độc quyền,nó bao gồm lợi nhuận bình quân cộng với lợi nhuận độc quyền siêu ngạch có được do địa vị thống trị của độc quyền mang lại. Nguồn gốc và cơ cấu của lợi nhuận độc quyền bao gồm giá trị thặng dư của công nhân làm việc trong các tổ chức độc quyền ,một phần giá trị thặng dư của công nhân làm việc ngoài tổ chức độc quyền,một phần giá trị mới do người sản xuất hàng hoá nhỏ trong nước tạo ra, lợi nhuận thu được do xuất khẩu tư bản và sản xuất hàng hoá cho các nước kém phát triển, lợi nhuận thu được do lợi dụng việc quân sự hoá nền kinh tế... Sự hình thành của lợi nhuận độc quyền đã dẫn tới sự hình thành tương ứng của giá cả độc quyền, bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền.Thông thường thì các tổ chức độc quyền,dựa trên sức mạnh độc quyền,để mà ép giá mua vào thấp hơn giá trị của hàng hoá mua vào và nâng giá trị của hàng hoá bán ra lớn hơn giá trị của nó. Nói tóm lại, trong mục này,chúng ta đã tiến hành nghiên cứu những lý luận của học thuyết kinh tế Mác-Lênin và thông qua những lý luận đó, chúng ta đã phần nào thấy được các biểu hiện khác nhau của lợi nhuận.Các hình thức này,hầu hết là được hình thành nên do nhu cầu chuyên môn hoá, hợp tác hoá của giai cấp tư sản.Sự phân biệt lợi nhuận thành các hình thức khác nhau cũng chính là sự chia nhỏ giá trị thặng dư thành các phần lợi nhuận khác nhau ứng với các bộ phận tư bản khác nhau.Tuy nhiên,điều đó không có nghĩa là phần giá trị thặng dư mà mỗi bộ phận có được sẽ ít đi mà trên thực tế, nhờ sự phân công, hợp tác trong quá trình bóc lột giá trị thặng dư, giai cấp tư bản đã 29 ngày càng hoàn thiện các thủ đoạn bóc lột giá trị thặng dư làm cho toàn bộ khối lượng giá trị thặng dư nói chung cũng như phần giá trị thặng dư mà mỗi bộ phận tư bản nhận được không ngừng tăng lên.Chính vì vậy mà,với việc giải thích được sự hình thành và tồn tại của các hình thái khác nhau của lợi nhuận,Mác đã thể hiện sự khoa học và tiến bộ hơn so với các nhà lý luận trước Mác cũng như sau này.Hơn thế nữa, thông qua việc vạch rõ bản chất bóc lột của các hình thái khác nhau của lợi nhuận,Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư bản cũng như của PTSX TBCN. Như vậy là, ở phần I này, thông qua các học thuyết kinh tế mà đặc biệt là học thuyết kinh tế của CN Mác -Lênin, chúng ta đã nghiên cứu và xem xét nguồn gốc và bản chất của phạm trù lợi nhuận.Qua đó, ta đã thấy được rõ tính khoa học và tiến bộ hơn hẳn của học thuyết kinh tế của CN Mác-Lênin đối với các lý luận về lợi nhuận nói riêng và mọi vấn đề khác nói chung. Trên cơ sở hiểu rõ được nguồn gốc,bản chất của lợi nhuận cũng như các hình thái biểu hiện khác nhau của nó, sau đây, trong phần II, ta sẽ tiến hành phân tích nhằm thấy được vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 30 PHẦN II: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Như trên đã nêu,trong phần II này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích nhằm thấy được vai trò mang tính động lực của lợi nhuận trong nền KTTT. Để phân tích vai trò đông lực của lợi nhuận, trước hết cần phải thấy rằng: Phạm trù lợi nhuận trong các học thuyết của các trường phái lý luận tư sản thường được hiểu là phần lợi ích đem lại như một phần thưởng của sự thành công trong kinh doanh hoặc là tiền lương của nhà kinh doanh . Còn phạm trù lợi nhuận trong học thuyết kinh tế của Mác,với mục đích vạch rõ bản chất bóc lột của giá trị tư bản,đã chỉ ra rằng lợi nhuận là phần giá trị thặng dư khi được đem so với toàn bộ tư bản ứng trước.Ta có thể thấy rằng cả hai định nghĩa trên về lợi nhuận đều mang nặng tính giai cấp, nhằm mục tiêu hoặc là bảo vệ giai cấp mình, như lý luận của truờng phái tư sản, hoặc là phản ánh bản chất bóc lột của giai cấp đối kháng như lý luận của Chủ nghĩa Mác.Tuy nhiên ở đây ta muốn nghiên cứu vai trò của lợi nhuận như là một động lực của mọi con người, không phân biệt giai cấp, cũng như là động lực của toàn xã hội.Chính vì vậy mà ta sẽ không phân tích vai trò của lợi nhuận trên cơ sở các lý luận về lợi nhuận mang tính giai cấp ở trên mà ta sẽ phân tích vai trò của lợi nhuận trên cơ sở coi lợi nhuận là một hình thức đặc biệt của lợi ích kinh tế, một thành phần quan trọng trong các lợi ích của con người.Trên cơ sở các phân tích nhằm thấy được vai trò của lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế và từ đó thấy được vai trò của lợi nhuận, ta sẽ đi ngược lại xem xét vai trò động lực của lợi nhuận, cả trong lý thuyết và thực tiễn, ở hai khối nước Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa, đại diện cho hai trường phái lý luận tư sản và trường phái lý luận Macxit, nhằm thấy được những biểu hiện tiêu cực và tích cực cũng như vai trò cơ bản của động lực lợi nhuận. 1/ Vai trò động lực của lợi nhuận - xét từ khía cạnh lợi ích: 31 Như vậy, trên cơ sở những phân tích trên, chúng ta sẽ nghiên cứu, phân tích nhằm thấy được vai trò động lực của lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế để từ đó thấy được vai trò động lực của lợi nhuận, không chỉ đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn xã hội. Trước hết, như chúng ta đều biết, động lực bên trong thúc đẩy toàn bộ hoạt động của con người chính là nhu cầu.Nhu cầu đã tạo nên những “trạng thái căng thẳng” thôi thúc con người hành động để thoả mãn các nhu cầu đó. Tuy nhiên, nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động không phải một cách trực tiếp mà nó được thể hiện dưới hình thức lợi ích thúc đẩy con người hoạt động. Do vậy, trong những hoàn cảnh cụ thể, lợi ích với tư cách là phương tiện thoả mãn nhu cầu của chủ thể, trước sự thôi thúc của các nhu cầu có nguy cơ không thoả mãn được, đã trở thành động lực trực tiếp quyết định sự hoạt động của chủ thể. Nói như vậy có nghĩa là,con người một mặt bị thúc ép bởi những nhu cầu cấp bách chưa được thoả mãn, mặt khác họ đã nhận thức được rằng để đạt được sự thoả mãn các nhu cầu đó thì phải làm gì và sẽ đạt được những lợi ích cụ thể nào.Vì vậy, lợi ích đã trở thành một động lực trực tiếp thôi thúc chủ thể hoạt động, và với tư cách là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người, lợi ích bao hàm trong nó các lực thúc đẩy của các nhu cầu của chủ thể. Tuy nhiên, phạm trù lợi ích, tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà có thể chia ra làm nhiều loại như lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp hoặc lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần... Nhưng trong tất cả các hình thức đa dạng đó thì lợi ích kinh tế của từng cá nhân là có vai trò quyết định. Sở dĩ như vậy là vì: Trước hết, cần phải thấy rằng con người hoạt động không phải là những con người trừu tượng mà là những con người cụ thể, những người mà hoạt động luôn diễn ra trước hết vì lợi ích của bản thân họ như Mác đã viết “...các cá nhân chỉ theo đuổi lợi ích của riêng mình,lợi ích mà họ coi là không nhất trí với lợi ích chung của họ...” cho nên họ coi lợi ích chung đó là một cái gì “xa lạ”, “không phụ thuộc” vào họ.Sở dĩ lợi ích cá nhân có vai trò quan trọng hàng đầu là vì nó được cá nhân nhận biết trước hết và hơn nữa, nó đáp ứng ngay những nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân đó.Chính vì vậy mà lợi ích cá nhân luôn luôn là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với mọi hoạt động của con người ; tất cả các lợi ích khác đều thực hiện thông qua lợi ích cá nhân. 32 Tiếp đó, trong các lợi ích khác nhau của cá nhân như lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá xã hội... thì lợi ích kinh tế là sự biểu hiện của những quan hệ kinh tế đối với việc thoả mãn những nhu cầu vật chất cần thiết phản ánh đời sống của con người dưới hình thức xác định mục đích hoạt động kinh tế của con người, được coi là động lực cơ bản nhất thôi thúc con người thoả mãn những nhu cầu đó. Lợi ích kinh tế có vai trò quan trọng như vậy là do nó đáp ứng trực tiếp những nhu cầu bức thiết mang tính sống còn của con người, như Enghen đã viết “...giống như Đac Uyn đã tìm ra qui luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và... được”. Như vậy, theo sự phân tích ở trên, lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động của con người với tư cách là những cá nhân cụ thể. Và vì lợi nhuận,nếu hiểu một cách đơn giản, thuần tuý là khoản lợi mà mỗi cá nhân có thể nhận được do các hoạt động của mình đem lại, có thể coi như một hình thức đặc biệt của lợi ích kinh tế cá nhân. Cho nên lợi ích kinh tế cá nhân nói chung và lợi nhuận nói riêng có vai trò như một động lực của mọi hoạt động của con người và do đó là một động lực cơ bản của sự phát triển của mỗi cá nhân. Không chỉ có vai trò là động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân mà trên cơ sở là động lực của mỗi cá nhân, lợi nhuận còn trở thành động lực cho sự phát triển của toàn bộ xã hội. Để thấy được điều này, chúng ta sẽ quay trở lại tiếp tục phân tích phạm trù lợi ích để chỉ ra sự chuyển biến của lợi ích cá nhân, mà trong đó quan trọng nhất là lợi ích kinh tế cá nhân, từ vai trò là động lực của mỗi cá nhân tiến tới vai trò là động lực phản ánh sự phát triển của toàn bộ xã hội. Như đã phân tích ở trên, ta có lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của con người.Tuy nhiên,mỗi một con người cụ thể không thể tồn tại một cách độc lập mà phải tồn tại trong một cộng đồng, một xã hội. Và mặc dù mỗi cá nhân được thúc đẩy bởi các động lực lợi ích cụ thể khác nhưng nhìn chung,các cá nhân này đều phát triển theo những xu hướng cụ thể nhất định.Mặt khác,mỗi một cộng đồng, một xã hội không chỉ đơn thuần là một tập hợp những cá nhân được xếp cạnh nhau mà giữa những 33 cá nhân đó luôn có những mối quan hệ qua lại, luôn có sự gắn bó hữu cơ với nhau.Cho nên,sự hình thành,tồn tại và phát triển của cá nhân này sẽ ảnh hưởng đến những cá nhân khác và tới cả cộng đồng, xã hội. Nói cụ thể hơn, sự hoạt động theo đuổi những lợi ích cá nhân riêng lẻ đã tạo nên sự vận động chung của một tập thể hay của cả một cộng đồng xã hội theo những xu hướng vận động phát triển nào đó. Những xu hướng rất đa dạng, khác nhau thậm chí trái ngược nhau này đã tạo ra những lực đẩy thúc đẩy xã hội theo những hướng khác nhau và tổng hợp các lực đó sẽ tạo nên một “lực bình hành” thúc đẩy xã hội phát triển theo một xu hướng chung. Đúng như F. Anghen đã viết “...con người làm ra lịch sử của mình - vô luận là lịch sử này diễn ra như thế nào - bằng cách là mỗi con người theo đuổi những mục đích riêng, mong muốn một cách có ý thức,và chính kết quả chung của vô số những ý muốn tác động theo nhiều hướng khác nhau đó và của những ảnh hưởng muôn vẻ của những ý muốn đó vào thế giới bên ngoài đã tạo ra lịch sử...”. Như vậy, từ chỗ là động lực quyết định sự hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ, lợi ích trở thành động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhóm,các tập đoàn và các cộng đồng xã hội, tạo nên các xu hướng vận động chung của xã hội. Và từ chỗ là động lực thúc đẩy các nhóm, các tập đoàn, các cộng đồng người hoạt động, lợi ích đã trở thành một trong những động lực cơ bản quyết định sự vận động và phát triển chung của cả xã hội. Tuy nhiên không phải bất kì lợi ích cá nhân nào cũng là động lực thúc đẩy lịch sự phát triển theo hướng tiến bộ. Có những lợi ích mà khi con người hành động nhằm thoả mãn những lợi ích đó thì sẽ gây tổn hại tới lợi ích của những cá nhân khác,tới lợi ích của cộng đồng và xã hội.Chính vì vậy mà vai trò động lực của lợi ích cá nhân,đặc biệt là các lợi ích kinh tế, còn thể hiện qua sự phù hợp giữa một lợi ích cá nhân nào đó với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Lợi ích chung là lợi ích phản ánh và đáp ứng nhu cầu của một cộng đồng. Đối với những lợi ích cá nhân có vai trò không chỉ là động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân mà còn là động lực phát triển của toàn xã hội thì giữa chúng và những lợi ích chung của xã hội có mối quan hệ biện chứng thể hiện qua: 34 Một mặt lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của lợi ích chung. Sở dĩ như vậy là vì không có lợi ích riêng sẽ không có sự tồn tại của các cá nhân riêng lẻ, và do đó sẽ không có cộng đồng và lợi ích chung của cộng đồng.Thêm vào đó, trong quá trình hoạt động nhằm thoả mãn những lợi ích cá nhân của riêng mình, dù ý thức được hay không, các chủ thể cũng sẽ tạo ra những điều kiện cho việc thực hiện các lợi ích riêng của các chủ thể khác và đồng thời cùng tham gia đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng, xã hội mà người đó là thành viên.Như C.Mác đã viết “...sức mạnh duy nhất ràng buộc họ với nhau là lòng vị kỷ, là điều lợi riêng, là lợi ích tư nhân. Nhưng chính vì mỗi người chỉ lo cho mình và không ai lo cho người khác,cho nên tất cả bọn họ,do một sự nhịp nhàng đã định trước của sự vật,hay do sự che chở của một thượng đế rất khôn khéo,đều chỉ là một công việc có lợi cho cả hai bên, cho điều lợi chung,cho lợi ích chung...” Mặt khác thì lợi ích chung được hình thành và tồn tại thông qua các hoạt động của những con người cụ thể nhằm theo đuổi những lợi ích cá nhân của riêng họ. Đến lượt nó, lợi ích chung lại tạo ra những điều kiện,phương tiện và môi trường thuận lợi cho những cá nhân trong các hoạt động nhằm chiếm lĩnh lợi ích riêng. Hơn thế nữa, lợi ích chung còn tạo ra sự thống nhất giữa các lợi ích riêng, các mục đích riêng và qua đó tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thể khác nhau trong cộng đồng. Và do đó lợi ích chung đóng vai trò định hướng cho lợi ích riêng. Vậy nói tóm lại, qua các phân tích ở trên, ta đã chứng minh được vai trò của lợi nhuận không chỉ mang ý nghĩa động lực đối với mỗi cá nhân trong một cộng đồng xã hội mà còn là động lực cho toàn bộ xã hội. Tuy nhiên,không phải lúc nào lợi nhuận với tư cách là một lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân cũng đóng vai trò là động lực cho sự phát triển của toàn xã hội mà lợi nhuận cũng có thể trở thành nhân tố gây ra sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.pdf