MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI
1.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và con người xã hội chủ nghĩa
1.2. Quan niệm về nguồn lực con người và vai trò của nó đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Quan niệm về nguồn lực con người
1.2.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội
Chương 2. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VIỆT NAM
2.1. Những yếu tố tác động đến nguồn lực con người Việt nam
- Một là những yếu tố lịch sử truyền thống
- Hai là các yếu tố hiện đại bao gồm tình hình trong nước và quốc tế:
+ Về tình hình trong nước
+ Về tình hình quốc tế
2.2. Thực trạng nguồn lực con người Việt Nam
* Ở Việt Nam
* Những kết quả đạt được
* Những hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam
2.3. Phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt Nam
2.3.1. Phương hướng phát huy nguồn lực con người Việt Nnam
2.3.2. Giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt nam
* Nhóm giải pháp kinh tế
* Nhóm giải pháp chính trị
* Nhóm giải pháp xã hội
* Nhóm giải pháp về giáo dục- đào tạo
Về cơ cấu lao động
Về tầm vóc, thể lực
Về trí lực
Về phẩm chất đạo đức – tinh thần của con người Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4187 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn lực con người và vai trò của nó đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng là biển, biển đó chỉ có tác dụng cho việc đánh bắt thuỷ hải sản, nhưng nếu như có sự khai thác, phát huy của nguồn lực con người một cách hiệu quả thì biển ấy không chỉ là địa bàn đánh bắt thuỷ hải sản mà nó còn là nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch, khai thác giao thông biển, cảng biển,.v. v…Qua đó, chúng ta có thể khẳng định vai trò quan trọng của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, đất nước ta đang bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò của con người ngày càng được thể hiện rõ rệt, bởi chủ nghĩa xã hội có thể xây dựng thành công trên đất nước ta hay không phụ thuộc vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không. Vì vậy, mà sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, truớc hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.(8 -tr310).
Khi khẳng định vai trò của nội lực so với ngoại lực, Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội “ Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường mới đảm bảo được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhà nước” ( 7 - tr179).
Khi đề cập đến vai trò của con người đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể khái quát vai trò của ngườn lực con người ở một số nội dung sau:
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế.
Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. V.I.Lênin đã chỉ ra: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Con người khi được làm chủ tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng kinh tế. Ngày nay, vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình xây dựng CNXH, người lao động đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện sự dân chủ thực sự”. Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ nhà nước tích cực tuyên truyền đường lối của Đảng, kết hợp với việc người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó sẽ làm tăng cường sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nói về vai trò quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã viết: “khi người dân … biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mỉnh dám nói, dám làm, thì việc khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”. Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa.
Nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội. Quần chúng lao động là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Một khi con người có tri thức, có hiểu biết vầ các hình thức nghệ thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Con người có văn hóa cũng là những người có nghĩa vụ bảo tốn di sản văn hóa của đất nước, của nhân loại. Trình độ tri thức của mỗi người về văn hóa là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức ,tạo điều kiện tốt cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội.
* Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội.
Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói – giảm nghèo… Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò của nguồn lực con người. Muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từ nâng cao sức khỏe,trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động. Chính sách xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình để nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Như vậy con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội. Sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội. Hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người tùy thuộc vào chế độ xã hội, cơ chế và chính sách của xã hội.
Chương 2. PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VIỆT NAM
2.1. Những yếu tố tác động đến nguồn lực con người Việt nam
Từ thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay có thể thấy có nhiều yếu tố tác động đến nguồn lực con người Việt Nam, biểu hiện như sau:
- Một là những yếu tố lịch sử truyền thống:
Từ lịch sử dân tộc cho thấy trải qua quá trình sống và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đã dần hình thành nên từ rất sớm những truyền thống văn hoá của dân tộc như tinh thần đoàn kết cộng đồng, đề cao vai trò của lao động cần cù sáng tạo, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, truyền thống kế thừa văn hoá của dân tộc và nhân loại,v.v. Những nét văn hoá đó luôn được lưu giữ từ đời này qua đời khác và không ngừng được bổ sung, phát huy và phát triển trong từng con người lao động Việt Nam tạo nên những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Với những phẩm chất đó, nguồn nhân lực Việt Nam có thể phát huy tốt các giá trị đó trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tốt đẹp được lưu giữ trong từng con người Việt Nam đã trình bầy ở trên, nguồn lực con người Việt Nam còn ẩn chứa những hạn chế bất lợi trong khai thác, phát huy nguồn lực con người Việt Nam như những thói quen xấu, những hủ tục lạc hậu, tư duy làm ăn của người sản xuất nhỏ, v.v...Những yếu tố đó cũng gây cản trở trong việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam.
- Hai là các yếu tố hiện đại bao gồm tình hình trong nước và quốc tế:
+ Về tình hình trong nước:.
Về Kinh tế: Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng phát triển khoa học công nghệ gắn với đô thị hoá nông thôn tạo ra sự chuyển biến lao động từ những người nông dân thành người công nhân tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển; tạo ra những chủ thể kinh tế độc lập tự chủ, thích nghi với cơ chế thị trường quen làm ăn theo pháp luật. Với chủ trương đó của Đảng và nhà nước ta đã tạo ra sự chuyển biến lớn đến nguồn nhân lực đòi hỏi nguồn nhân lực phải có thể lực tốt, có trình độ tay nghề cao, có khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, hơn nữa xây dựng được đạo đức văn hoá trong sản xuất - kinh doanh.
Về chính trị: Với tình hình chính trị tương đối ổn định trong thời gian qua nên đường lối chính sách của Đảng ngày càng tập trung chăm lo cho đời sống nhân dân, đặc biệt là những vùng dân cư có hoàn cảnh khó khăn thể hiện ở chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách đối với 1000 xã đặc biệt khó khăn; Xu hướng dân chủ hoá ngày càng nhân rộng và thể hiện tính tích cực, v.v. Nhờ đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta nên nguồn nhân lực nước ta ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt nguồn nhân lực ở những vùng gặp khó khăn có điều kiện được học tập nâng cao trình độ, cũng như phát triển thể lực.
Về xã hội: Trong những năm qua với tình hình chính trị ổn định tạo cơ sở cho một xã hội lành mạnh, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, giáo dục đào tạo cần được chăm lo phát triển. Vì vậy, nguồn lực con nguời được chăm lo phát triển đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướnh xã hội chủ nghĩa.
+ Về tình hình quốc tế:
Tình hình quốc tế về cơ bản là ổn định, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng xung đột sắc tộc, chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra ở một số nơi, nạn khủng bố diễn ra thường xuyên ở nhiều nước, đặc biệt chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô, phong trào công sản quốc tế vẫn chưa vượt qua giai đoạn thoái trào gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền; Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu và ngày càng ra tăng, trình độ khoa học công nghệ của thế giới phát triển với tốc độ cao. Với tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp như trên đã tác động lớn đến nguồn nhân lực Việt Nam đòi hỏi nguồn nhân lực nước ta phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ tay nghề, nâng cao đạo đức văn hoá trong hợp tác kinh doanh, cũng như nâng cao thể lực.
2.2. Thực trạng nguồn lực con người Việt Nam
Để nghiên cứu và phát huy nguồn lực con người Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lí luận mà cần phải nghiên cứu thực tiễn con người Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu đánh giá thực trạng con người Việt Nam là một việc cần thiết.
* Ở Việt Nam:
Phát triển con người cũng đã được biết tới từ lâu như là một khái niệm rất cơ bản trong "Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản" (1848) nổi tiếng. Ở đây trình bày thành tựu phát triển con người theo nội hàm và cách lượng hóa chung của thế giới: Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích của phát triển là tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống dài lâu, khỏe mạnh và sáng tạo. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Chương trình phát triển LHQ (UNDP) đã đưa khái niệm này làm tiêu chí phát triển của từng nước hay vùng lãnh thổ, và quan trọng hơn là đã xác định cụ thể hệ tiêu chí và đưa ra cách tính toán chính xác từng tiêu chí, để đánh giá và xếp hạng trình độ phát triển của các nước trong LHQ theo hệ tiêu chí phát triển con người (tiếng Anh viết tắt là HDI) gồm một tiêu chí về thu nhập quốc dân đầu người (GDP/đầu người) và 2 tiêu chí về năng lực con người (giáo dục và sức khỏe), nhấn mạnh ý tưởng coi con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu của sự phát triển, phê phán những quan điểm phiến diện, như chú trọng phát triển, nhưng vô tình hoặc cố ý "bỏ quên" con người, nhìn con người chỉ như là công cụ, phương tiện của sự phát triển. Từ năm 1990 đến nay, UNDP hằng năm công bố báo cáo phát triển con người. Báo cáo của Việt Nam được xuất bản năm 2001, với chủ đề Ðổi mới vì sự nghiệp phát triển con người đã được đánh giá cao, được UNDP bình chọn tặng thưởng vào vào năm 2006. Tiêu chí đánh giá của nước ta: Từ đó HDI đã trở thành công cụ xác định chiến lược phát triển của các quốc gia, thước đo đánh giá trình độ phát triển hằng năm trên thế giới - đây thật sự là một thành quả cực kỳ to lớn của chủ nghĩa nhân văn trong thời đại mới. Ðại hội IX (2001) Ðảng ta đã đưa HDI thành chỉ tiêu quốc gia. Các chỉ số HDI cơ bản được mang giá trị từ 0 đến 1; chỉ số giáo dục được coi là có giá trị bằng 1, khi 100% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0, khi 0% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ được coi là có giá trị bằng 1, khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0, khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi. Chỉ số kinh tế được coi là có giá trị bằng 1, khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD (tính theo PPP - giá trị sức mua của đồng tiền); bằng 0, khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 100 USD (tính theo PPP).
Theo kết quả thống kê năm 2005 dân số nước ta hiện nay khoảng trên 80 triệu người trong đó: Thành thị chiếm 30% và nông thôn chiếm 70%; Lao động nông nghiệp chiếm trên 60%; Cơ cấu giới, nam chiếm 49,6% và nữ chiếm 50,4%; Tỷ lệ người biết chữ chiếm 92%; Tuổi thọ trung bình đạt 71,5 tuổi.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt dưới 2 $/ ngày, đứng thứ 132/174 nước
- Chỉ số HDI đứng thứ 108
- Chỉ tiêu bình đẳng giới đứng thứ 89/143 nước
- Tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi chiếm 71,9% trong đó độ tuổi từ 15-35 chiếm 50,7%, từ 35-54 chiếm 42,2%, từ 55 tuổi trở lên chiếm 7%. Qua đó cho thấy lực lượng lao động nước ta trẻ, tỷ lệ người lao động trên tổng dân số chiếm tỷ lệ cao
Qua thực trạng dân số nước ta như trên có thể đi đến một số đánh giá như sau:
Thứ nhất: Số lượng dân số đông, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Điều đó cho thấy nguồn nhân lực nước ta hết sức rồi rào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động lớn, sẽ là điều kiện thuận lợi trong khai thác, sử dụng nguồn nhân lực.
Thứ hai: Tỷ lệ người lao động biết chữ cao, lại cần cù, thông minh, sáng tạo, có truyền thống yêu nước, đoàn kết trong lao động. Với những giá trị ấy sẽ là điều kiện tốt để chúng ta có thể khai thác, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực đồng thới đó còn là cơ sở để nước ta có thể đào tạo nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nền kinh tế thị trường hiện nay.
Bên cạnh những giá trị tích cực trong việc phát huy nguồn nhân lực thiết nghĩa còn tồn tại một số mặt hạn chế sạu:
Một là: Mặc dù tỷ lệ nguồn nhân lực biết chữ cao nhưng số người có trình độ từ trung học phổ thông trở lên còn thấp nên gặp không ít khó khăn trong việc chiếm lĩnh những trị thức khoa học công nghệ cao, khó có thể đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hai là: Tỷ lệ công nhân và dân thành thị thấp phản ánh cơ cấu kinh tế ở nước ta nông nghiệp là chủ yếu.
Ba là: Sức khoẻ kém, chiều cao thấp, cân nặng ít (trọng lượng cơ thể của người Việt nam chỉ bằng gần 70% trọng lượng cơ thể của người Châu Âu), trẻ em bị suy dinh dưỡng cao khoảng 36%.
Bốn là: Tâm lí của người Việt Nam còn nặng tư tưởng địa phương, cục bộ.
Năm là: Mặc dù khi đất nước đổi mới đời sống nhân dân đã được cải thiện tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người còn thấp gây khó khăn trong việc đào tạo nâng cao trình độ của nguồn nhân lực.
* Những kết quả đạt được:
Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, những người Việt Nam đã từ địa vị những người mất nước, người nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước. Nhà nước của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những năm qua, kinh tế – xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng cao, đã tạo điều kiện cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, giúp cho việc chăm sóc con người ngày một tốt hơn.
Việt Nam đã quan tâm tới giáo dục đào tạo, đã đưa tỷ lệ số người biết chữ từ 5% trước đây, tới nay đã gần 90% dân số biết chữ. Nhà nước khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, tạo ra điều kiện thuận lợi để “cả nước trở thành một xã hội học tập”. (văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Việc chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân đã được xã hội quan tâm. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên nhiều so với trước đây. Thể lực của thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện hơn trước. Nhìn chung, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo tới việc bồi dưỡng nguồn nhân lực của đất nước cả sức khỏe, tri thức, năng suất,phầm chất đạo đức; thực hiện cải cách bộ máy Nhà nước về mọi mặt; tạo điều kiện cho mỗi người phát huy được khả năng của mình đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Những hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam
Trước hết, trong việc phát huy nguồn lực con người con người ở Việt Nam, chúng ta đề quá cao mặt xã hội, nặng động viên tinh thần, nhẹ mặt tự nhiên, không quan tâm đúng mức đến nhu cầu vật chất, tài năng cá nhân chưa được coi trọng.
Hai là, có lúc chúng ta đề cao quá mức tính giai cấp, coi nhẹ tính nhân loại, không chú ý kế thừà những giá trị truyền thống dân tộc, chưa làm theo đúng quy luật mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra. Sự hiểu biết về tinh hoa văn hóa trong nhiều người Việt Nam còn hạn chế. Điều đó gây ra những khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
Ba là, tình trạng quan liêu trong bộ máy nhà nước, một bộ phận cán bộ tham nhũng, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân; không ít kẻ cơ hội, hữu khuynh chui vào tổ chức đảng, cơ quan nhà nước gây ra những tác động xấu đang làm xói mòn lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước ta. Cơ cấu đào tạo giữa các ngành, các bậc học chưa hợp lý, việc đào tạo và sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu việc làm trong một bộ phận thanh niên đang tạo sức ép lớn cho xã hội.
Bốn là, sự kết hợp các nguồn lực ở nước ta còn nhiều hạn chế, hiệu quả khai thác đất đai ở nước ta còn thấp trong khi đó sức lao động còn dôi dư khá nhiều. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và một bộ phận người lao động ở thành phố gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực con người.
Năm là, năng lực lao động của người Việt Nam còn hạn chế. Tinh thần kỷ luật, trách nhiệm chưa cao.
Những hạn chế trong việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người Việt Nam trong thời gian quan do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, việc chăm sóc đầy đủ, đảm bảo những điều kiện cho con người phát triển toàn diện còn hạn chế.
Thứ hai: Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh, hậu quả chiến tranh còn để lại rất nặng nề đòi hỏi toàn đảng, toàn dân phải tiếp tục khắc phục.
Thứ ba: những ảnh hưởng của phong tục tập quán ,thói quen của người sản xuất nhỏ.
Thứ tư: tư tưởng chủ quan nóng vội,muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội. Cơ chế hành chính bao cấp tạo nên tư tưởng trông chờ ỷ lại, sự thiếu dân chủ trong đời sống xã hội đã hạn chế phát triển tính năng động, sáng tạo, tính dám chịu trách nhiệm của con người Việt Nam.
Thứ năm: Trong quá trình chuyển dang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, một mặt cũng tạo ra những tác động tích cực, nhưng mặt khác cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như : lối sống thực dụng, vì lợi mà không ít người có thể làm mọi việc bất chấp đạo lý.
Thứ sáu: Sự đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn hạn chế “công tác quản lý giáo dục - đào tạo có những mặt yếu kém bất cập” (Văn kiên Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII) trực tiếp ảnh hưởng tới việc phát huy nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
Thứ bảy: những yếu kém trong quản lý nhà nước, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ
2.3. Phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt Nam
2.3.1. Phương hướng phát huy nguồn lực con người Việt Nnam
Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao
Từ mục tiêu trên, để phát huy nguồn lực con người Việt nam hiện nay, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cần chú ý một số điểm sau:
Thứ nhất: Nguồn lực con người không thể đặt ngang hàng với các nguồn lực khác mà phải coi nguồn lực con người là nhân tố trung tâm, xuất phát điểm và bao trùm nên các nguồn lực khác. Song nguồn lực con người không đồng nhất với con người nhưng cũng không thể tách khỏi con người, khỏi cộng đồng người trong xã hội. Vì vậy, việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay không chỉ tìm ra phương hướng khai thác tối đa những năng lực vật chất, tinh thần hay trí tuệ của con người mà còn phải biết vì con người.
Thứ hai: Nghiên cứu con người không chỉ dừng lại ở khái quát lí luận mà còn phải xem xét ở cả thực tiễn nữa. Vì vậy, nghiên cứu nguồn lực con người cần dựa vào cơ sở thực tiễn là con người và những điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam…
Thứ ba: Con người trong xã hội Việt Nam hôm nay chịu ảnh hưởng hàng loạt những nhân tố khách quan cũng như chủ quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nên chưa có sự ổn định, thống nhất trong tâm lý, đạo đức, lối sống,v.v. Vì vậy, việc phát huy nguồn lực con người phải đặt trong mối quan hệ giữa khai thác và bồi dưỡng phát triển.
2.3.2. Giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt nam
Ở nước ta hiện nay, phát huy nguồn lực con người là một điều cần thiết. Nhưng để phát huy tốt nguồn lực con người thì điều quan trọng nhất là phải có phương pháp. Trong phạm vi một khóa luận chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học thì việc sáng tạo, tìm tòi ra một giải pháp nào đó là một điều hết sức khó khăn. Trên tinh thần ấy chỉ có thể tìm hiểu và làm sáng tỏ những giải pháp đã được Đảng, nhà nước đề ra mà thôi. Những giải pháp đó bao gồm:
* Nhóm giải pháp kinh tế:
Như đã thấy việc phát huy nguồn lực con người và phát triển kinh tế có quan hệ gắn bó với nhau, chúng ta không thể có đời sống cao khi kinh tế không phát triển, ngược lại kinh tế không thể phát triển khi không có sự phát huy nguồn lực con người.
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế thông qua thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc phát huy nguồn lực con người phải gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tiễn đó yêu cầu nguồn nhân lực cần phải được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực, cả năng lực và đạo đức nghề phiệp. Nghĩa là với sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì số lượng lao động công nghiệp phải được tăng lên, trình độ của người lao động cũng không ngừng được bổ sung, phát triển.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình ấy cần nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất, khắc phục tình trạng tách rời giữa người lao động với tư liệu sản xuất. Để làm được điều đó cần thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân để nông dân trở thành người làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội.
Trong lĩnh vực kinh tế, để phát huy nguồn lực con người cần phải có dân chủ trong xây dựng đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nuớc, của địa phương, của đơn vị xây dựng kinh doanh. Đồng thời động viên người lao động bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh phát huy thế mạnh của địa phương, của đất nước, phát triển các ngành nghề truyền thống. Qua đó phát huy trình độ tay nghề năng lực quản lí kinh doanh của mỗi thành viên trong xã hội. Để làm được điều đó, Đảng và nhà nước cần quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện phân phối công bằng, dân chủ, công khai. Có như vậy nền kinh tế mới phát triển, nguồn lực con người mới được phát huy.
Qua sự trình bày trên, thiết nghĩ để phát huy tốt nguồn lực con người thì điều quan trọng là cần phải có đường lối chính sách kinh tế đúng đắn, khách quan, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, những thành tựu về kinh tế mà chúng ta đạt được đã phần nào khẳng định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hội Việt nam.
* Nhóm giải pháp chính trị:
Để đảm bảo cho việc phát huy nguồn nhân lực cần xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam với mục tiêu hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nội dung cốt lõi đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ gắn liền với sáng tạo, biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nâng cao trình độ nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân về pháp luật về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Qua đó nâng cao được trách nhiệm và năng lực của họ khi tham gia vào công việc của Đảng, nhà nước và các cơ quan nhà nước. Đây là điểm hết sức quan trọng bởi muồn cán bộ, đảng viên, và nhân dân thực hiện đúng chủ truơng, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì khâu đầu tiên là phải nhận thức đúng trước đã, nếu không nhân thức thức đúng đắn sẽ dẫn đến hành động sai lầm.
Thứ hai: Để nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân cần phải phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra giám sát của nhân dân đối với các cán bộ, đảng viên, cũng như các cơ quan của Đảng, nhà nước. Nhưng để phát huy được quyền làm chủ của nhân dân và phát huy dân ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CN05.doc