Đề tài Nguồn và biện pháp tiết kiệm vật tư trong sản xuất ở các doanh nghiệp ngành thép

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN VÀ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ . 2

I. Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ 2

1.Khái niệm vật tư, tiết kiệm vật tư 2

2. Phân loại vật tư 2

3. Vai trò của vật tư trong sản xuất ở doanh nghiệp 4

4. Ý nghĩa của tiết kiệm vật tư. 4

II. NGUỒN VÀ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM VẬT TƯ 5

1. Nguồn tiết kiệm vật tư . 5

2. Biện pháp tiết kiệm vật tư. 7

CHƯƠNG II. 12

THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN VÀ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM VẬT TƯ TRONG SẢN XUẤT Ở NGÀNH THÉP 12

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VẬT TƯ Ở NGÀNH THÉP 12

1. Đặc điểm cung ứng vật tư cho sản xuất 12

2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 13

3. Đặc điểm quản lý vật tư ở doanh nghiệp 16

4. Đặc điểm tay nghề và ý thức của người lao động trong ngành thép 18

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TIẾT KIỆM VẬT TƯ Ở NGÀNH THÉP 20

1.Thực trạng của việc tạo nguồn vật tư ở ngành thép 20

2. Thực trạng của việc cung ứng vật tư cho sản xuẩt của ngành thép 22

3. Thực trạng của việc sử dụng vật tư ở ngành thép 25

CHƯƠNG III 29

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC TẠO NGUỒN VÀ TIẾT KIỆM VẬT TƯ TRONG SẢN XUẤT Ở NGÀNH THÉP 29

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THÉP 29

1. Mục tiêu phát triển của ngành thép 29

2. Phương hướng phát triển của ngành thép 31

II. GIẢI PHÁP CHO VIỆC TIẾT KIỆM VẬT TƯ Ở NGÀNH THÉP. 33

1. Về kỹ thuật, công nghệ của sản xuất. 33

2. Về tổ chức quản lý kinh doanh. 34

3. Về yếu tố con người trong việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu. 36

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn và biện pháp tiết kiệm vật tư trong sản xuất ở các doanh nghiệp ngành thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, thay thế những công nghệ sản xuất cũ để theo kịp với trình độ công nghệ của thế giới. Ở ngành thép số các nhà máy cán thép hiện đại chỉ chiếm 38,7% tổng công suất thiết kế, các nhà máy có công nghệ ở mức trung bình chiếm cao nhất, tới 48,9% tổng công suất thiết kế, còn lại là các nhà máy có công nghệ lạc hậu chiếm 12,4% tổng công suất thiết kế. Chi phí sản xuất cho 1 tấn thép ở Việt Nam cao hơn so với thế giới, thêm nữa phần lớn các nhà máy cũng chỉ sản xuất đạt 60% công suất thiết kế nên hiệu quả kinh tế không cao. 2.2 Thành phần con người (H) Yếu tố con người của các ngành thép được đánh giá ở mức trung bình. Ngành chịu một thực tế là bậc thợ không đi dôi với tay nghề, lực lượng công nhân vận hành máy vạn năng có tay nghề cao chiếm hơn 50% nhưng thực tế đội ngũ này còn xa lạ với kỹ năng công nghệ. Kiến thức có được chủ yếu bằng kinh nghiệm, khả năng đào tạo nâng cao trình độ tiếp cận thiết bị hiện đại là rất hạn chế. Hiện rất thiếu lao động có tay nghề cao như thợ cả, kỹ sư trưởng… do cơ chế đãi ngộ chưa xứng đáng nên các doanh nghiệp trong nước ít thu hút và giữ được các lao động có tay nghề tốt. Khả năng tự đào tạo của các doanh nghiệp rất yếu nên không nâng cao được chất lượng lao động . Ngành thép có nhiều liên doanh liên kết với công ty nước ngoài nên học được ở các đối tác phương pháp quản lý hiện đại và cách vận hành các dây chuyền hiện đại. Nhưng đa phần trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ không cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới trong ngành nên còn hạn chế trong việc cải tiến công nghệ cũng như trong nghiên cứu phát triển công nghệ mới. Trình độ tin học, ngoại ngữ còn yếu nên hạn chế việc tiếp thu các thông tin về đổi mới công nghệ trên thế giới. Độ tuổi cán bộ công nhân viên chức nhất là cán bộ kỹ thuật tương đối cao Trong cạnh tranh lao động hiện nay, lượng cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao và tuổi trẻ thường tập trung ở doanh nghiệp lớn, các công ty nước ngoài, nơi có thu nhập cao và có môi trường làm việc hiện đại, các doanh nghiệp nhỏ thu nhập thấp thường rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong những năm tới tình hình này cũng rất khó được cải thiện vì nguồn nhân lực được đào tạo trong các trường của nước ta còn hạn chế mà nhu cầu lại rất cao. Trình độ học vấn của đội ngũ công nhân, của các đơn vị đa phần ở mức rất thấp, chỉ ở trình độ sơ cấp, trình độ bậc thợ thuộc loại thấp và rất thấp còn khá cao. Điều này phản ánh tính không chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân và có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Tính kỷ luật và tính hợp tác trong đội ngũ công nhân lao động trong ngành còn kém, ý thức và tác phong lao động của người lao động không bài bản và chặt chẽ như công ty nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu như chưa được đào tạo một cách có hệ thống về làm việc quản lý nên trong quản lý doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn . 2.3 Thành phần thông tin (I) Qua nghiên cứu, trình độ thông tin của các doanh nghiệp được đánh giá chỉ nằm ở giai đoạn làm quen, thu thập và phân lọai các giai đoạn cao hơn như kết nhập, phân tích, tổng hợp để đề xuất chiến lược chưa triển khai được, lượng thông nghèo khai thác trong nước là chủ yếu. Điểm nổi bật đối với phần thông tin có thể thấy là hầu hết các đơn vị đều có mức độ sở hữu và sử dụng các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức kém, thậm chí rất kém còn lại ở mức trung bình. Việc thiếu thông tin tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Về cơ sở vật chất cho phần thông tin, hầu hết các ngành, các đơn vị đều có mức độ sử dụng máy tính thuộc loại cao và khá cao, nhưng mới chỉ tập trung cho công việc văn phòng không sủ dụng máy tính trong thiết kế và nghiên cứu nên đã hạn chế rất nhiều khả năng phát minh, sáng chế các sản phẩm mới. Còn việc sử dụng máy tính để điều khiển các quá trình công nghệ chỉ áp dụng ở một số đơn vị liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp mới đầu tư. Các nguồn thông tin về công nghệ, kế hoạch trong ngành còn rất hạn chế. Đây là tình trạng chung của nhiều ngành kỹ thuật ở nước ta. 2.4. Thành phần tổ chức(O) Vấn đề tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực hợp lý đã được các doanh nghiệp chú trọng. Các công ty liên doanh và khối doanh nghiệp mới đầu tư công nghệ hiện đại đã áp dụng mô hình tiên tiến, phù hợp với công nghệ sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Qua điều tra cho thấy, nhiều đơn vị chưa áp dụng một hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng thực tế, một số doanh nghiệp thực hiện quá trình quản lý theo ISO còn thấp. Một số doanh nghiệp chỉ làm ISO ở một số khâu, một số dây chuyền để lấy danh đã làm ISO, phần còn lại vẫn thể hiện công tác quản lý tùy tiện và chưa hiệu quả, thiếu tính chuyên nghiệp. Qua phân tích những vấn đề trên có thể thấy, việc đầu tư nâng cấp các tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành với các phòng thí nghiệm chuyên biệt cho từng ngành, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu của các viện với sự phát triển của các ngành là cần thiết. Đầu tư vào khoa học công nghệ được xem là biện pháp và phương thức hữu hiệu nhất vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. Bên cạnh đó gắn kết công tác đào tạo nhân lực với các dự án đầu tư ngay từ khi khởi động dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, các cán bộ kĩ thuật nhanh chóng nhập cuộc, nắm bắt và vận hành có hiệu quả các dây chuyền đầu tư, điều mà hiện nay chúng ta vẫn còn rất yếu . 3. Đặc điểm quản lý vật tư ở doanh nghiệp 3.1. Tổ chức chuyển vật tư hàng hóa về doanh nghiệp Trong công tác nghiệp vụ của phòng kinh doanh việc tổ chức vận chuyển vật tư hàng hóa về doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Đây là một trong những giai đoạn kết thúc công tác nghiệp vụ thực hiện kế hoạch mua sắm các yếu tố vật chất cho sản xuất. Quản lý và tổ chức việc vận chuyển tiếp nhận hàng hóa sẽ tạo điều cung ứng vật tư kịp thời và đồng bộ cho sản xuất của doanh nghiệp, giữ gìn tốt số lượng và chất lượng vật tư hàng hóa đồng thời bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và giảm được chi phí kinh doanh. Chuyển vật tư hàng hóa được thực hiện theo hai phương thức: Theo mức độ yêu cầu của sản xuất: áp dụng với doanh nghiệp sản xuất nhỏ, kế hoạch kinh doanh thường thay đổi, không xác định cụ thể được từng loại vật tư vào thời gian doanh nghiệp cần. Phương pháp vận chuyển tập trung: áp dụng với doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, khối lượng vật tư tiêu dùng ít thay đổi. 3.2. Tiếp nhận hàng về số lượng và chất lượng Khi hàng về đến doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tiếp nhận và bảo quản hàng hóa. Mục đích của khâu công tác này là kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, hàng hóa phải nguyên vẹn đảm bảo số lượng và chất lượng hay không? Sau khi tiếp nhận hàng hóa phòng kinh doanh của doanh nghiệp phải tổ chức quản lý và bảo quản hàng ở kho. Vật tư được bảo quản cũng tùy thuộc vào tính chất lí hóa mà bố trí sắp xếp theo từng loai kho. Trang bị kho và tổ chức bảo quản kho phải bảo đảm giữ gìn tốt số lượng, chất lượng hàng đồng thời phải tuân thủ yêu cầu dễ thấy dễ lấy, dễ kiểm tra và mỹ thuật kho hàng 3.3 Cấp phát vật tư cho phân xưởng Đây là khâu công tác hết sức quan trọng của phòng kinh doanh. Tổ chức tốt công tác này sẽ bảo đảm cho sản xuất của doanh nghiệp đuợc tiến hành nhịp nhàng góp phần tăng năng suất lao động của công nhân, tăng nhanh vòng quay vốn lao động doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm . Việc cấp phát được tiến hành theo hạn mức. Hạn mức là lượng vật tư quy định của phân xưởng trong kỳ kế hoạch để phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao. Hạn mức cấp phát nhằm nâng cao trách nhiệm của phân xưởng (tổ, đội sản xuất ) trong việc sử dụngsố lượng vật tư lĩnh được một cách hợp lý, tiết kiệm: nâng cao trách nhiệm của phòng vật tư trong việc bảo đảm cấp phát cho phân xưởng số lượng vật tư quy định trong hạn mức được đầy đủ, kịp thời và đúng quy cách phẩm chất; góp phần chấn chỉnh và củng cố kho tàng góp phần làm giảm số lương chứng từ và đơn giản hóa công tác ghi chép ban đầu về cấp phát vật tư. Hạn mức cấp phát vật tư cho đơn vị tiêu dùng phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, hạn mức cấp phát phải chính xác, nghĩa là số lượng vật tư quy định trong hạn mức phải hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị tiêu dùng, được tính toán có căn cứ khoa học Thứ hai, Hạn mức cấp phát phải được quy định cho một thời hạn nhất định (thường là một tháng, quý ) hoặc cho việc hoàn thành một công việc nhất định, hết thời hạn đó không còn giá trị nữa Thứ ba, hạn mức cấp phát phải quy định rõ mục đích sử dụng vật tư, nghĩa là dùng số lượng vật tư quy định trong hạn mức để sản xuất sản phẩm gì hay để thực hiện công việc gì? 3.4 Quyết toán và kiểm tra sử dụng Theo dõi sử dụng: trong quá trình sử dụng vật tư ở các đơn vị sản xuất để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đảm bảo vật tư theo định kỳ hoặc đột xuất người ta tiến hành kiểm tra tình hình thực tế trong công tác quản lý và sử dụng vật tư ở các đơn vị sản xuất. Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động kiểm tra đó là kiểm tra sự phù hợp của vật tư với yêu cầu sản xuất. Thanh lý vật tư: sau quá trình sử dụng vật tư ở các đơn vị sản xuất thường có một số lượng vật tư dôi dư hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của sản xuất ở doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp tiến hành hoạt động thanh lý số lượng vật tư này nhằm mục đích giải phóng diện tích kho và thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Quyết toán vật tư: đây là hoạt động cuối cùng kết thúc toàn bộ quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp. Hoạt động này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có định hướng và biện pháp để điều chỉnh hoạt động đảm bảo vật tư ở kỳ sản xuất tiếp theo 4. Đặc điểm tay nghề và ý thức của người lao động trong ngành thép Yêu cầu về lao động của ngành thép hiện nay không chỉ có kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức. Xét về mặt kiến thức chuyên môn, lực lượng lao động trong ngành thép còn khá thấp. Đây là một trong nhữngcản trở quan trọng đối với quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tỷ trọng cán bộ chuyên môn có trình độ cao còn thấp. Phần lớn các cán bộ chuyên môn ở các công ty thép Việt Nam chưa được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, mà đang làm việc ở các nhà máy có công nghệ lạc hậu. Hiện nay, ngành thép có khoảng 27500 lao động, trong đó tổng công ty thép Việt Nam có khoảng 18775 lao động. Riêng công ty thép Thái Nguyên là: 11411 người. Công ty thép Miền Nam 3867 lao động. Rõ ràng cùng với công nghệ lạc hậu cộng thêm lực lượng lao động lớn do lịch sử để lại trình độ chuyên môn thấp đang là bài toán khó với tổng công ty thép Việt Nam trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Vấn đề đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ làm dôi dư một lực lượng lao động khá lớn. Nhà nước cần hỗ trợ cho tổng công ty thép Việt Nam giải quyết vấn đề lao động của ngành. Lực lượng cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực thép tại Việt Nam còn khá mỏng. Xét về mức độ lành nghề, lực lượng thợ lành nghề ở Việt Nam không nhiều. Theo các nhà quản lý tại công ty liên doanh, lực lượng lao động Việt Nam được đào tạo cơ bản khá tốt so với các nước khác trong khu vực, có khả năng sáng tạo và thích nghi cao với công việc mới. Khả năng đó nếu được bồi dưỡng thêm một số kỹ năng thực hành thì họ sẽ trở nên rất giỏi. Cụ thể là: Công ty thép Việt – Hàn cũng tự hào có một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm đã qua tuyển chọn và đào tạo kĩ càng trong đó nhiều cán bộ kĩ sư của VPS đã từng làm việc hoặc được đào tạo ở công ty nước ngoài. Hàng năm VPS đã cử các đoàn cán bộ công nhân viên đi tham quan khảo sát và học tập tại các nhà máy sản xuất thép của tập đoàn POSCO (Hàn Quốc), để người lao động được học tập, nâng cao tay nghề. Nhờ vậy cán bộ công nhân viên của VPS không những đã hoàn toàn làm chủ dây chuyền công nghệ chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao, mà còn tích cực cải tiến kĩ thuật nhăm nâng cao năng suât, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nhà máy luyện thép Lưu Xá có đội ngũ gồm 800 cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, trong đó 110 người có trình độ đại học và cao đẳng, có trên 100 người có trình độ trung cấp được đào tạo ở trong và ngoài nước. Nhà máy luyện thép Lưu Xá trở thành một đơn vị sản xuất phôi thỏi lớn nhất ngành thép Việt Nam. Công ty gang thép Thái Nguyên đội ngũ lao động vẫn bộc lộ những mặt hạn chế . Một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển. Vẫn còn tư tưởng bao cấp, chưa thực sự chủ động tìm lớp tìm thầy để học tập, bồi dưỡng chuyên môn chưa coi việc tự đào tạo là nhu cầu thương xuyên của mỗi cán bộ, công nhân Các chế độ động viên, khuyến khích đối với người học và người dạy về vật chất, tinh thần cũng như đãi ngộ, ưu tiên trong việc tiến cử, đề bạt … thực sự chưa tạo được động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo Công tác đào tạo chủ yếu được tiến hành khép kín trong nội bộ công ty, chưa khai thác lợi thế và năng lực của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của các trường, trung tâm, viện nghiên cứu của tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội. II. Thực trạng của việc tiết kiệm vật tư ở ngành thép 1.Thực trạng của việc tạo nguồn vật tư ở ngành thép Ngành thép tiếp tục triển khai đầu tư chiều sâu các cơ sở luyện kim và cán thép hiện có. Đầu tư xây dựng mới 1-2 cơ sở sản xuất phôi thép, năng lực sản xuất phôi thép từ 40 vạn tấn năm 2000 lên 1 - 1.4 triệu tấn năm 2005. Xây dựng nhà máy cán thép nguội và nhà máy cán thép nóng để sản xuất thép tấm, thép lá. Nghiên cứu và chuẩn bị xây dựng cơ sở luyện thép liên hợp từ quặng trong nước và nhập khẩu. Do yêu cầu đổi mới đến năm 1992, nhà máy luyện thép Lưu Xá đã đầu tư lắp đặt 1 lò điện hồ quang luyện thép 30T/mẻ với công suất 92000T/năm (thiết bị Trung Quốc) thay thế cho công nghệ luyện thép Martin. Sau đó nhà máy tiếp tục lắp đặt thêm một máy đúc liên tục 4 dòng của Ấn Độ có bán kính cong 4m, công suất 1200000T/năm đưa vào sử dụng từ tháng 6/1996 thay thế cho công nghệ đúc phôi xi phông. Trong dự án đầu tư cải tạo mở rộng sản xuất công ty gang thép Thái Nguyên, nhà máy luyện thép Lưu Xá được đầu tư lắp đặt mới một lò điện siêu cao, công suất mở đáy 30T/mẻ, lò thùng tinh luyện 40T/mẻ Công ty thép Việt Hàn đã đề ra và thực hiện phương châm “mọi hoạt động đều hướng tới chất lượng và khách hàng” với mong muốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường VSP đã không ngừng chú trọng đầu tư nâng cấp dây chuyền, thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa phương thức phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm của VPS đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn của Nhật Bản (JIC) Anh (BS), Hoa Kỳ (ASTM) và Việt Nam (TCVN). Quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên liệu đầu vào đến xuất hàng đều được kiểm sóat nghiêm ngặt để loại bỏ các sản phẩm không phù hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định. Công ty thép tấm lá Phú Mỹ với mong muốn mang tới kế hoạch sản phẩm hoàn hảo và chất lượng, PFS đã đầu tư xây dựng những khu nhà xưởng với hệ thống các dây chuyền sản xuất khá hiện đại theo công nghệ cán 4 trục của các nước có nền công nghiệp phát triển như: Ý, Mỹ, Áo. Công suất sản xuất của công ty khoảng 400000 tấn / năm gồm các sản phẩm như thép lá nguội mềm cứng và cuộn thép P.O theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, DIN của Châu Âu và ASTM của Mỹ. Năm 2006 công ty thép Miền Nam đầu tư xây dựng một nhà máy mới theo công nghệ hiện đại có công suất hàng năm 500000 tấn phôi và 400000 tấn thép cán cùng một cảng chuyên dùng 1000000 tấn /năm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tổng công ty thép đã mở rộng cơ sở vật chất nhà máy sản xuất, trong 3 năm 2001-2003 TCT đã triển khai được 140 dự án lớn nhỏ, trong đó có 3 dự án nhóm A(cải tạo mở rộng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn 1, thép cán nguội Phú Mỹ với tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng) và 5 dự án nhóm B và hơn 100 dự án nhóm C. Riêng năm 2003 TCT đã phê duyệt 38 dự án mới (cả B và C) với tổng mức đầu tư là 339,6 tỷ đồng, tổ chưc phê duyệt được 53 gói thầu với giá trị trúng thầu giảm thấp là 1.759 tỷ đồng và 4,1 triệu USD … Trong giai đoạn 2006-2010 TCT thép có một số dự án đầu tư quan trọng: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái nguyên: sản xuất phôi thép từ quặng sắt, công suất 500.000 tấn /năm, vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng; Dự án liên doanh khai thác mỏ sắt Quý Sa và xây dựng Nhà máy Thép Lào Cai: 1,5 triệu tấn quặng sắt và 500.000 tấn phôi thép /năm; Vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; Dự án nhà máy thép cuộn nóng: Công suất 1,5-2 triệu tấn mỗi năm, vốn đầu tư khoảng 525 triệu USD; Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê: 5-10 triệu tấn/năm,vốn đầu tư khoảng trên 300 triệu USD; Dự án xây dựng nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, công suất 4,5 triệu tấn/ năm, vốn đầu tư 3,5 tỷ USD 2. Thực trạng của việc cung ứng vật tư cho sản xuẩt của ngành thép Việc đầu tiên mà công ty thép Miền Nam cần giải quyết là tìm được nguồn vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Công ty đã chủ động tìm kiếm, khai thác thu mua nguồn sắt thép vụn nên trong năm đã thu mua được 300 nghìn tấn sắt thép phế thải, gần 70 nghìn tấn gang các lọai đồng thời chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhờ thực hiện tốt việc cung ứng vật tư nên trong công ty đã nâng cao được sản lượng nấu luyện tự cung cấp 50% lượng phôi cho sản xuất cán. Theo tổng công ty thép Việt Nam, toàn ngành đến nay đã sản xuất được khoảng 400000 tấn phôi / năm. So với nhu cầu của nền kinh tế đang cần khoảng 2,4 triệu tấn thép /năm, thì lượng phôi sản xuất được còn quá nhỏ. Ngành thép vẫn đang phải nhập khẩu phôi thép để cán ra thép thương phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Điểm yếu của ngành luyện thép Việt Nam là nguồn nguyên liệu. Do điều kiện khai thác quặng sắt ở nước ta còn nhiều khó khăn ngành thép lại phát triển chủ yếu công nghệ lò điện và sử dụng nguyên liệu là sắt thép phế liệu để sản xuất thép phôi, nên phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thép phế. Ở nước ta 75% thép phôi có nguồn gốc từ thép phế liệu. Công nghiệp của Việt Nam mới phát triển nên chỉ tạo ra lượng thép phế liệu khoảng 300.000 tấn /năm, không đủ cho nhu cầu. Thống kê của Tổng cục hải quan cho biết, năm 1998 Việt Nam, mới nhập khẩu hơn 50.000 tấn thép phế liệu; năm 2000 đã nhập khẩu trên 170.000 tấn; và năm 2002là 261.389 tấn nhưng thép vụn cho lò điện không đáng kể . Từ năm 2005 khi hàng loạt lò luyện kim cuả các nhà máy: Phú Mỹ, Cái Lân, Cửu Long, Hưng Yên…đồng loạt hoạt động ngành thép khi đó đạt công suất trên 2 triệu tấn phôi thép /năm, thì nhu cầu thép phế liệu cho ngành luyện kim sẽ rất lớn. Sắt thép phế liệu là một loại nguyên liệu vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp thép, chiếm tỷ trọng 37-38% trong toàn bộ nguyên liệu để sản xuất thép. Chúng ta cần nhớ rằng, để sản xuất được trên 500 triệu tấn gang một năm nhân loại phải bỏ ra rât nhiều tiền của, công sức trí tuệ và phải chịu những hậu quả to lớn về môi trường trong việc thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt than mỡ, luyện cốc và luyện gang. Nguồn thép phế liệu được tạo ra chủ yếu từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Những nước nay là những nước đang phát triện ngành công nghiệp thép từ lâu nên sử dụng công nghệ chủ yếu là Lò cao-Luyện chuyển –tinh luyện – Đúc liên tục –Cán. Vì vậy những nước này là những nước xuất khẩu rất nhiều thép phế liệu. Thép phế liệu không phải là sản phẩm do con người sản xuất ra mà nó được tạo ra trong quá trình sản xuất và sử dụng thép vật liệu. Đây là lọai nguyên liệu vô cùng quan trọng của ngành công nghiệp thép, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng thép phế liệu để sản xuất thép mang lại những hiệu quả kinh tế và xã hội rất lớn. Viên nghiên cứu công nghiệp tái chế phế liệu đã tổng kết các lợi ích của việc sử dụng thép phế liệu sản xuất thép so với công nghệ khai thác quặng sắt – lò cao- lò thép như sau: Tiết kiệm năng lượng: 74% Tiết kiệm khoáng sản: 90% Giảm ô nhiễm không khí: 86% Giảm sử dụng nước: 40% Giảm ô nhiễm nước: 76% Giảm tiêu thụ nước trong khai mỏ: 97% Giảm phế thải phát sinh: 105% Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thép Việt Nam đã sản xuất khoảng 400.000 tấn phôi, trong đó khoảng 75% là từ thép phế liệu. Do công nghiệp của nước ta mới phát triển và còn nhỏ bé nên lượng thép phế liệu tạo ra hàng năm cũng chỉ khoảng 300.000 tấn. Vì vậy chúng ta đã phải nhập khẩu thép phế liệu từ nước ngoài, tuy còn rất ít. Năm 2002 chúng ta nhập khẩu 261.389 tấn thép phế liệu Công ty gang thép Thái Nguyên hiện là doanh nghiệp sở hữu duy nhất ở nước ta sản xuất thép chủ yếu đi từ nguyên liệu trong nước như quặng sắt, thép phế, than mỡ và một số vật tư khác. Năm nay công ty phấn đấu sản xuất gần 30 vạn tấn phôi thép, tăng hơn năm 2003 gần 4 vạn tấn, với giá thấp hơn hẳn phôi thép nhập của nước ngoài, hạ giá thành thép thành phẩm, góp phần bình ổn giá thép xây dựng ở trong nước, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo đà tăng nhanh hơn nữa mức sản xuất phôi thép trong các năm tới. Để đảm bảo sản xuât phôi thép với giá thành hạ lãnh đạo công ty đã tập trung chỉ đạo đồng bộ các khâu từ khai thác mỏ, mua gom và nhập khẩu thép phế liệu đến than cốc, luyện gang, cán thép thành phần với chi phí hợp lý. Các mỏ than, mỏ sắt đã sắp xếp lại sản xuất, tranh thủ thời tiết thuận lợi, tăng năng suất khai thác ngay từ đầu năm để đạt sản lượng cả năm trên 10,7 vạ tấn than mỡ, 47,8 vạn tấn quặng sắt; mua gom 14 vạn tấn thép phế ở trong nước và tổ chức nhập khẩu 5 vạn tấn thép phế liệu phục vụ sản xuất phôi thép. 3. Thực trạng của việc sử dụng vật tư ở ngành thép Khi sử dụng công nghệ luyện thép lò điện quang người ta thường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như sau: Cường hóa quá trình luyện thép bằng oxi và phun nhiên liệu phụ. Tinh luyện ngoài lò trong môi trường chân không hoặc khí bảo vệ để tăng năng suất và tăng chất lượng thép. Tăng công suất bìến thế. Tăng cường trang bị hệ thống làm nguội tường và đỉnh lò. Tận thu thừa của khí thải để đun nóng trước nguyên liệu. Áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất thép bằng máy đúc liên tục bằng cán thép, trang bị hệ thống điều khiển quá trình tự động nhằm thực hiện quá trình sản xuât liên tục mẻ tiếp mẻ. Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như: lò điện hồ quang ngọn lửa dài, lò hồ quang chân không, lò điện sử dụng dòng điện một chiều, lò điện có tháo thép ở đáy lệch tâm, lò 2 thân, sử dụng một phần nguyên liệu gang lỏng thay thế cho thép phế, chạy lò với chế độ bọt xỉ… Trong cán thép ngày nay đã có những bước dài trong đổi mới công nghệ, tập trung vào việc điều khiển tự động hóa quá trình cán thép . Để nâng cao năng suất máy trong cán thép áp dụng công nghệ tách phôi ban đầu thành nhiều dây. Công ty thép Thái Nguyên có dây chuyền luyện kim khép kín với thiết bị và công nghệ của Trung Quốc. Riêng nhà máy luyện cán thép Gia Sang do Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) giúp xây dựng. Các thiết bị công nghệ của công ty thép miền nam vốn do tư nhân quản lý được quốc hữu hóa sau năm 1995, hầu hết thiết bị xuất xứ từ Đài Loan. Trong quá trình cải tạo và đổi mới công nghệ tại 2 công ty này phần lớn thiết bị bổ sung chủ yếu đựợc chế tạo trong nước hoăc nhập khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan. Trong cùng một thiết bị luyện kim hoặc thiết bị cán, các bộ phận được chế tạo ở nhiều nước khác nhau. Chỉ có một số công ty liên doanh nhập thiết bị từ các nước G7. Đa số thiết bị toàn ngành thép không đồng bộ, mất cân đối giữa khâu luyện và cán, lạc hậu về trình độ kỹ thuật và công nghệ. Các máy đúc thép liên tục mới được lắp đặt cũng chỉ vận hành theo tưng mẻ theo năng suất lò điện luyện thép, nên chưa thể phát huy hết tinh ưu việt của nó. Một số đơn vị đã trang bị các hệ thống lọc bụi, hệ thống tuần hoàn nước thải, thu hồi nhiệt của lò nung phôi cán. Trừ máy cán và các thiết bị công nghệ khác của công ty liên doanh ra, các thiết bị công nghệ luyện kim chính vẫn được cơ giới hóa hoàn toàn trong vận hành, một bộ phận người lao động còn phải làm việc nặng nhọc và mức độ tự động hóa còn hạn chế. Sự lỗi thời của các thiết bị, máy móc đang sử dụng cộng với mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu lớn đã làm cho chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành thép Việt Nam thấp so với chỉ tiêu tương ứng ở các nước khác. Trừ hai dây chuyền cán mới ở Nhà máy thép Thủ Đức và nhà máy thép Nhà Bè mới được đầu tư có công nghệ trung bình tiên tiến mua của Đài Loan, các nhà máy còn lại hoạt động trong nhiều năm trong nhiều hoàn cảnh thiếu các điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế. Một số máy cán được cải tạo lại nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Các lò nung của máy cán cũ thường bị thoát nhiệt do hở nhiều, chế độ nhiệt không hợp lý do một số lò nung không có bộ phận trao đổi nhiệt cấp không khí nóng do mỏ đốt của lò, do đó tiêu hao dầu còn ở mức cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với chỉ tiêu tiêu hao dầu của các lò nung phôi ở các công ty liên doanh. Từ thực trạng công nghệ thiết bị và sử dụng năng lượng trong ngành thép như đã nêu trên, mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc399.doc
Tài liệu liên quan