Đề tài Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

MỤC LỤC

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm đầu tư

1.1.2.1. Đầu tư tài chính

1.1.2.2. Đầu tư thương mại

1.1.2.3. Đầu tư phát triển

1.1.3.Vai trò của đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp

1.1.3.1.Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

1.1.3.3.Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ

 

II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.2.1.Khái niệm nguồn vốn đầu tư

1.2.2.Bản chất của nguồn vốn đầu tư

1.2.3.Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong các doanh nghiệp

1.2.3.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp.

1.2.3.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3.3.Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

1.2.4.Cơ sở huy động nguồn vốn đầu tư phát triển trong các DNNN

1.2.5. Nội dung nguồn vốn đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp

 

1.2.5.1.Nguồn vốn bên trong (hay các nguồn ngân quỹ do doanh nghiệp tự tài trợ )

1.2.5.2.Nguồn vốn bên ngoài ( các nguồn tài trợ từ ngoài doanh nghiệp )

1.2.6. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước

1.2.7.1. Các nhân tố vĩ mô

1.2.7.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I.THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

2.1.2.Quĩ khấu hao

2.1.3. Lợi nhận giữ lại.

2.1.4. Nguồn vốn từ ngân hàng thương mại

2.1.5.Tín dụng thuê mua

2.1.6.Phát hành cổ phiếu trái phiếu

2.1.7.Bất động sản

II.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh

2.2.2. Nghiên cứu và đổi mới khoa học công nghệ

2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn vốn nhân lực

2.2.4.Tài sản vô hình

2.2.5. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUÂ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

 

I. Giải pháp cho việc huy động vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

 

3.1.1. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá , đa dạng hoá sở hữư doanh nghiệp nhà nước

3.1.2. Thực hiện sát nhập các doanh nghiệp: tích tụ và tập trung vốn.

3.1.2. Thực hiện sát nhập các doanh nghiệp: tích tụ và tập trung vốn.

3.1.4. Đổi mới, phát triển,nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN

II. Giải pháp cho việc sử dụng vốn đầu tư phát triển DNNN

3.2.1. Tăng cường giám sát , quản lý phần vốn được dầu tư

3.2.2. Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.

3.2.3. Tìm nguồn huy động vốn bên ngoài hợp lý, hiệu quả

3.2. 4. Xây dựng chiến lược đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả.

3.2.5. Xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tối đa hóa giá trị DN

 

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05 về kết quả hoạt động năm 2004 thì hầu hết các tổng công ty, tập đoàn kinh tế của Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận chỉ là 0,5%. Các ý kiến cho rằng hiện còn nhiều DNNN chưa kiểm toán có lãi, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp sống dựa vào việc cho thuê mặt bằng, còn kinh doanh thực tế không hiệu quả. Dẫu được hưởng hầu hết mọi ưu ái, nhưng trong năm 2005, nộp ngân sách của các DNNN chỉ tăng có 49%, trong khi đó, con số này của các DN ngoài quốc doanh là 137%. 2.1.4. Nguồn vốn từ ngân hàng thương mại Hiện nay, trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn phải giải quyết nhu cầu chi tiêu lớn cho an ninh quốc phòng và các nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội khác nên việc trợ giúp cho các DN cũng rất hạn hẹp,vì vậy nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại là một trong những nguồn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình rạng thiếu vốn của doanh nghiệp.Vốn đầu tư cho các DNNN do các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay chiếm xấp xỉ đến trên dưới 50%. Chỉ cách đây một vài năm, doanh nghiệp Nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay tình hình đã khác. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả tình trạng nợ đọng triền miên, tuy nhiên nhà nước ta lại có những chính sách loại bảo hộ bất hợp lý như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của DNNN, gây không ít khó khăn cho các ngân hàng. Hơn nữa, bản thân các ngân hàng thương mại cũng là DN nên nguồn vốn cho vay cũng là nguồn vốn huy động. Nếu DN không trả được nợ thì ngân hàng cũng sẽ không có vốn để quay vòng và ngược lại. Trong báo cáo đánh giá hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2006, hầu hết các ngân hàng thương mại đều nêu đối tượng khách hàng được quan tâm hiện nay của họ là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu vay của người dân để mua nhà ở, ô tô, xe máy... Không có ngân hàng nào đặt ưu tiên tín dụng vào doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian này. Phần nhiều các đơn vị xây dựng hiện nay là doanh nghiệp nhà nước và chịu sự quản lý trực tiếp của các tổng công ty. Khi vay vốn tại các ngân hàng, các tổng công ty thường đứng ra uỷ quyền và bảo lãnh cho đơn vị thành viên. Tuy nhiên, khi xảy ra việc mất khả năng thanh toán tại các đơn vị thành viên ngân hàng yêu cầu các tổng công ty thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng việc hợp tác của các đơn vị không mấy hiệu quả. Hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước thường gặp một số khó khăn như thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản bảo đảm nên việc cho vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp.Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Hội nghị phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) đã công bố một số liệu khá ảm đạm của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.Kết quả xếp loại 5.199 doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo loại hình doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhà nước được xếp loại khá trở lên (từ AAA đến BBB) lần lượt chiếm 17,1%; 18% qua 2 năm 2003, 2004 (số liệu tương ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44,1%; 45,4%. Của công ty TNHH và công ty cổ phần là 31,2%;27,6%).Số lượng doanh nghiệp Nhà nước xếp loại trung bình trở xuống (từ BB đến C) chiếm 55,9% vào năm 2003 và 54,6% năm 2004. Ngành xây dựng có số lượng doanh nghiệp xếp loại khá (từ AAA đến BBB) trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các ngành, lần lượt chiếm 9,1%; 8% qua 2 năm 2003, 2004. Số lượng doanh nghiệp xếp loại trung bình trở xuống chiếm 90,9% vào năm 2003 và 92% năm 2004 Tình hình các ngân hàng e ngại cho vay doanh nghiệp Nhà nước đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Nếu không làm được như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước khó lòng tìm kiếm được tài trợ về vốn từ các nhà đầu tư và định chế tài chính trung gian để đạt được mục tiêu giữ vị trí then chốt và nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Tuy nhiên với sự đổi mới của các doanh nghiệp nhà nước bằng quá trình cổ phần hoá mối quan hệ giưa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cũng được cải thiện rõ rệt. Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7.93%). Tính đến 31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần khoảng 51.603, chiếm 8,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống đối với nền kinh tế. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần (năm 2004 là 75,89%, năm 2005 là 73,3%, tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98%).Dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm 2006 đối với các doanh nghiệp cổ phần tăng 17,05% so với dư nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,94%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%. Bên cạnh đó thì nhiều DNNN trong lĩnh vực độc quyền, hay có nhiều lợi thế về mặt bằng, về nền tảng từ trước như: cảng biển, điện lực, nước sạch, bưu chính viễn  thông, dịch vụ, đóng tàu, khai thác và chế biến than, xi măng, sắt thép, bia và nước giải khát, đầu tư xây dựng nhà ở, dầu khí, dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không,… làm ăn có hiệu quả, vẫn là đối tượng cạnh tranh đầu tư vốn, cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có nợ quá hạn các ngân hàng thương mại và đang có số nợ tốt, hay nợ lành mạnh tại các ngân hàng thương mại. Tổng số nợ vốn vay ngân hàng của các DNNN trong các lĩnh vực đó lên tới 80.000–95.000 tỷ đồng. 2.1.5.Tín dụng thuê mua Thuê mua tài chính là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc đi thuê mua tài chính đối với tài sản. Thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chức tài chính mua thiết bị mình cần và thuê thiết bị đó. Sau khi hết thời hạn thuê, máy móc thiết bị đó có thể được bán lại cho doanh nghiệp với giá tượng trưng. Trong thực tế của Việt nam, do thị trường tài chính chưa đủ phát triển, đồng thời tính ổn định và độ tin cậy của các dự án kinh doanh chưa cao, nên phương án này thực tế ít áp dụng. Nghiệp vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam được NHNN áp dụng thí điểm bởi quyết định số 14/QĐ-NH5 từ ngày 17-5-1995 đến năm 2004 Việt Nam có 9 công ty cho thuê tài chính, tất cả đều thuộc các ngân hang trong đó 6 công ty là các công ty thuộc tổ chức tín dụng, 100% vốn trong nước còn lại là các công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài. Tỷ lệ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quốc doanh chiếm khoảng 74% tổng dư nợ. Đến tháng 9-2004 tổng dư nợ công ty tài chính đã đạt 5872400 triệu VND, tăng 36% so với năm 2003. Các công ty cho thuê tài chính đã hỗ trợ các DNNN đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật Cho thuê tài chính (CTTC) được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vốn vào tài sản sản xuất. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp ... CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC của chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể. CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá nhanh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Theo đánh giá chung hoạt động CTTC trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, chất lượng hoạt động CTTC tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước... Có thể nói mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 1997 đến nay nhưng nhìn chung các công ty CTTC còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam hiện nay rất nhiều DNNN vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị...nhưng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp đỡ thì các DN này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để được vay vốn khó hơn rất nhiều.Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các DN Việt Nam nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam. Dư nợ của các DN với các tổ chức cho thuê tài chính ở ĐBSCL Dư nợ 2005 2006 Tăng gi ảm Tyệt đối Tương đối DNNN 3061 1246 -1815 -59.29% DN ngoài nhà nước 179981 161705 -18279 -10.16% DN nước ngoài 1109981 103445 -7294 -6.59% từ bảng ta thấy dư nợ cho thuê TC ủa các DNNNgiảm qua các năm.DNNNlà loại hình có số dư nợ thấp nhất so với các loại hình DN khác  2.1.6.Phát hành cổ phiếu trái phiếu Cổ phần hoá Mục tiêu của CPH DNNN đã được quán triệt trong Nghị quyết Hội nghị TW 3 khoá IX (tháng 8/2001) là “Tạo ra loại hình doanh nghiệp (DN) có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản  lý năng động, có hiệu quả cho DNNN, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với DN, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN và người lao động. Đánh giá kết quả của quá trình CPH DNNN sau 15 năm, có nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến khác lại đánh giá cao kết quả của quá trình CPH DNNN trong thời gian qua, với việc đã CPH được trên 50% số DNNN và huy động được một số vốn lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đã tăng không ngừng quy mô vốn nhà nước trong các DN.Tính tới 30/6/2006, cả nước đã thực hiện chuyển đổi được 3.365 DNNN thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thành công ty cổ phần; đã tăng được quy mô vốn nhà nước bình quân tại DN từ 24 tỷ đồng (năm 2001) lên 71 tỷ đồng (năm 2005) trên một DN; đã thu về cho NSNN hơn 13.000 tỷ đồng để đầu tư cho mục đích khác; thông qua CPH đã huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; sau CPH có trên 90% số công ty hoạt động có hiệu quả; cổ tức bình quân đạt 17,11%/năm. Kết quả điều tra đối với 850 DNNN sau chuyển đổi sở hữu từ một năm trở lên cho thấy các chỉ tiêu chủ yếu đều có sự tăng trưởng tích cực: vốn điều lệ tăng 44% so với trước khi CPH; doanh thu tăng 23,6%; lợi nhuận tăng 139%; nộp ngân sách tăng 24,95%. Trong các năm 2007-2010 sẽ cổ phần hóa khoảng 1.400 doanh nghiệp, trong đó thực hiện cổ phần hóa Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 6 tổng công ty 91 và 64 tổng công ty 90. Đối với 2.242 doanh nghiệp đã CPH, từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước đã hình thành các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Nhờ CPH, phần lớn các DNNN đã khắc phục tình trạng DNNN nhỏ lẻ, phân tán, dàn trải trong tất cả các ngành, lĩnh vực đã tập trung hơn vào 39 ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Riêng trong lĩnh vực Công nghiệp, qua khảo sát ở 23 doanh nghiệp đã CPH trên 1 năm cho thấy, về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, có 17 doanh nghiệp (chiếm 74%) có vốn kinh doanh tăng lên so với trước khi CPH, với mức tăng xấp xỉ 2 lần (Công ty Cổ phần Xây lắp Đông Anh – Tổng Công ty Than Việt Nam, sau CPH vốn tăng từ 1,131 tỷ đồng lên 9,516 tỷ đồng; Công ty Cổ phần May Vĩnh Phú vốn trước khi CPH có 2,29 tỷ đồng, nay tăng gấp 4 lần…) CPH đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về tình hình kinh doanh của 850 DNNN hoàn thành CPH đã hoạt động sau 1 năm trở lên cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, đạt được tất cả các chỉ tiêu chủ yếu. Vốn điều lệ tăng bình quân 44%, doanh thu tăng 23,6%. Trong ngành Công nghiệp, các doanh nghiệp sau CPH cũng đạt được một số thành công. Về doanh thu, có 73,9% số doanh nghiệp sau khi CPH doanh thu tăng hơn trước. (Công ty cổ phần XNK Điện tử – Tin học Đà Nẵng doanh thu tăng từ trên 6 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng, Công ty Cổ phần than Tây nam đá mài doanh thu tăng từ 21 tỷ đồng lên 41 tỷ đồng, Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu doanh thu tăng từ 27 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng). Về lợi nhuận, sau khi CPH, 91% số doanh nghiệp có lãi. Nhiều công ty cổ phần cổ tức đạt khá cao, như Công ty Cổ phần May Bình Minh đạt cổ tức trên 18%. Công ty Cổ phần Bao bì hộp thiếc Cầu Tre cổ tức đạt 11,6%. Đặc biệt có Công ty cổ phần đạt cổ tức tới 25% như Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp nhẹ số 2... Thành công rõ nhất của DNNN thực hiện CPH ở Hà Nội là huy động được thêm nhiều vốn cho sản xuất, kinh doanh. Trước khi CPH tổng số vốn nhà nước của 98 doanh nghiệp là 261 tỷ đồng, sau CPH tổng vốn điều lệ tăng lên gần 400 tỷ đồng. Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Hà Nội: quá trình CPH đã huy động thêm 300 tỷ đồng vốn trong dân cư, số lao động trong doanh nghiệp trở thành cổ đông là 9.809 người. Nhờ tăng vốn nên các doanh nghiệp CPH đã đầu tư 382 máy mới có công nghệ hiện đại, xây dựng thêm 29.404 m2 nhà xưởng. Hầu hết số doanh nghiệp CPH đều làm ăn có lãi, lợi nhuận tăng cao hơn so với trước khi CPH. Một số doanh nghiệp trước đây lợi nhuận đạt thấp, nay tăng khá, như Công ty Việt Hà tăng 3 tỷ đồng, Dệt 10-10 tăng 2,3 tỷ đồng, công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội tăng 2,6 tỷ đồng... Một số doanh nghiệp sau CPH có mức tăng trưởng lớn như: Công ty xây dựng Ba Đình tăng doanh thu từ 1,8 tỷ đồng lên 8,8 tỷ đồng, Công ty xuất nhập khẩu Từ Liêm tăng từ 46,6 tỷ đồng lên 192,47 tỷ đồng... Làm ăn có lãi, các doanh nghiệp nộp ngân sách cao hơn trước đây: trước CPH, các doanh nghiệp nộp ngân sách 33 tỷ đồng, sau CPH là 58 tỷ đồng, tăng 75%. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, không thể phủ nhận  một thực tế là: quá trình CPH DNNN trong thời gian qua còn nhiều mặt hạn chế, kết quả đạt được còn hết sức khiêm tốn so với sự quan tâm và kỳ vọng của Đảng, Chính phủ và dư luận xã hội. Tình hình vốn chủ sở hữu nhà nướctại các DNNN cổ phần hoá 2000 2001 2002 2003 2004 2005 SốDN hoàn thành CPH 211 203 185 537 805 744 DNcó vốn NNnăm giữ >51% 21 27 29 250 371 246 DN có vốn NN nắm giữ từ 35%-49% 30 25 22 38 217 126 DN có vốn NN nắm giữ <35% 160 151 134 249 217 372 Nguồn: Đánh giá chính sách và thực trạng đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh-Bùi Văn Dũng, CIEM, 2006 Sau 15 năm thực hiện CPH DNNN đến nay vẫn còn hơn 2.300 DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn và trên 1000 công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Để thực hiện lộ trình đến năm 2010 hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các công ty Nhà nước sang hoạt động theo Luật DN  2005 thì mỗi năm cần CPH gần 600 DNNN. Tuy nhiên, với tốc độ CPH hết sức chậm chạp như hiện nay (bình quân mỗi năm CPH được khoảng 220 DNNN) thì quỹ thời gian 4 năm còn lại quả là quá ngắn để thực hiện kế hoạch đặt ra. Mặc dù các DNNN đã thực hiện CPH chiếm tỷ trọng lớn về mặt số lượng (khoảng 53%), nhưng chỉ chiếm khoảng 8,2% tổng số vốn nhà nước đầu tư tại DN. Các DNNN đã CPH có số vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm tới gần 60%; chỉ có 18,5% số DNNN CPH có quy mô vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng. Chuyển DNNN thành công ty cổ phần là nhằm đa dạng hoá sở hữu về vốn. Tuy nhiên, trong số trên 3.000 DN đã CPH, chỉ có 30% DN mà Nhà nước không  nắm giữ một đồng vốn nào; 20% DN mà Nhà nước giữ cổ phần từ 51% trở lên; tỷ lệ vốn nhà nứơc trong vốn điều lệ của các DNNN đã thực hiệnCPH chiếm tới 46,5%, người lao động nắm giữ 38,1% và cổ đông ngoài DN năm 15,4% vốn đièu lệ. Như vậy, Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất của phần lớn các DN sau CPH. Tỷ lệ vốn nhà nước trong vốn điều lệ của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá vẫn còn cao và có xu hướng ngày một tăng lên: từ chố chỉ chiếm 28% vào những năm 2000 và 2001 đã tăng dần lên 31% năm 2002, 55% năm 2003; 47$ năm 2004 và 57% năm 2005. Riêng giai đoạn 2001-2005, cả nước sắp xếp được 3.590 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN có vào đầu năm 2001, trong đó đã CPH 2.347 DNNN, chiếm hơn 80% toàn bộ số DN đã CPH trong cả 15 năm. Đã huy động được thêm 20.704 tỉ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngân sách nhà nước thu về 14.971 tỉ đồng. 85% số DN cổ phần hoạt động có lãi, có cổ tức cao. (Nguồn: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) Theo xu thế hiện nay,các doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô ngày càng lớn và mở rộng sang các lĩnh vực trước đây Nhà nước nắm giữ 100% vốn như điện lực, viễn thông, hàng hải, dầu khí, tài chính và bảo hiểm. Phát hành c ôphiếu ra công chúng Thực hiện Nghị định số 187/CP về chuyển đổi của DNNN thành công ty cổ phần trong năm 2005, các thị trường giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đã tổ chức đấu giá cổ phần cho 64 DN, thu về gần 4.574 tỷ đồng, gần gấp 1,5 lần giá trị mệnh giá, tăng 527 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trong năm có năm công ty cổ phần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng huy động 132,6 tỷ đồng; 10 công ty đã niêm yết trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh phát hành thêm cổ phiếu huy động 661,58 tỷ đồng. Số lượng DNNN sau khi CPH được niêm yết chiếm 10% trong tổng số khoảng 200 công ty đang niêm yết. Một kết quả điều tra trên 850 DNNN sau CPH cho thấy vốn điều lệ của các DN này tăng lên 44%; doanh thu tăng 23,6%; lợi nhuận tăng 139,7%; đóng góp vào ngân sách Nhà nước tăng 24,9%: thu nhập trung bình của người lao động tăng 12%; mức cổ tức trung bình tăng 17,11 Gần 60 DNNN gồm cả các ngân hàng thương mại lớn, với tổng vốn khoảng 50 nghìn tỷ đồng (3,1 tỷ USD) sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu trong khoảng thời gian từ tháng 6/2007 đến tháng 3/2008. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu vào đầu tháng 7 hoặc tháng 8 sau đó niêm yết cổ phiếu vào tháng 10. Ngân hàng công thương Việt Nam và ngân hàng đầu tư và phát triển VN hiện đang trong quá trình cổ phần hoá cũng sẽ có phát hành cổ phiếu lần đầu trong tương lai gần. Đây là nguồn huy động vốn trong thị trường đáng kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới và cũng là những bước thay đổi đáng kể trong việc huy động sử dụng vốn và hoạt động của các DNNN Phát hành trái phiếu quốc tế Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có thể được chia làm 2 giai đoạn, trước 2006 và từ 2006 đến nay. Trước 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 120/CP ngày17/9/1994 của Chính Phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó, thị trường này chưa phát triển, chỉ có các tổ chức tài chính tín dụng phát hành trái phiếu, còn trái phiếu doanh nghiệp thì có rất ít các doanh nghiệp phát hành, chính xác thì chỉ có 5 doanh nghiệp là: Công ty Cơ điện lạnh REE phát hành 5 triệu USD (năm 1996), Tổng công ty Dầu khí phát hành 300 tỷ (năm 2003), Tổng công ty Điện lực (EVN) phát hành 300 tỷ, Tổng công ty Xi măng 200 tỷ và EIS 10 tỷ (năm 1998). Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là sau khi có Nghị định 52/CP về việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Hiện nay, chủ thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp không chỉ là doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay cả nguyên tắc phát hành cũng thông thoáng hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có quyền tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Điều này có nghĩa là Nhà nước không còn can thiệp quá sâu vào việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Tháng 9/2006, bẩy đề án phát hành trái phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế của bẩy tổng công ty nhà nước đã được gửi lên Bộ Tài chính. Tuy nhiên, chỉ có 4 đề án trong số này được chấp thuận đưa vào danh mục đăng ký sử dụng vốn vay của Chính phủ từ nguồn trái phiếu phát hành ra quốc tế bởi đáp ứng được ba điều kiện cơ bản. Thứ nhất, dự án sử dụng vốn vay này đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước theo quy định, như có F/S, có quyết định đầu tư được duyệt... Thứ hai, dự án có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và khả năng giải ngân nhanh trong vòng 6 tháng. Thứ ba, phải có phương án tài chính chứng minh khả năng trả nợ. Trong 5 năm tới, Chính phủ vẫn tiếp tục chủ trương phát hành trái phiếu ra quốc tế theo dự kiến là 140 tỷ USD, trong đó huy động nguồn vốn trong nước là 90 tỷ và huy động từ quốc tế là 50 tỷ. Trong 50 tỷ USD đó thì 20 tỷ USD dự kiến từ phát hành trái phiếu quốc tế. Toàn bộ khoản vay 750 triệu USD từ đợt huy động trên thị trường quốc tế đầu tiên của Chính phủ được đầu tư vào Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Đây là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Tính đến thời điểm này, Vinashin đã nhận được các đơn hàng có giá trị hơn 1 tỷ USD và dự kiến doanh thu sẽ tăng lên gấp 5 lần sau 10 năm nữa. 2.1.7.Bất động sản Bất động sản là một trong những nguồn tài sản vô cùng quan trọng và có giá trị của các doanh nghiệp.Tuy nhiên phần lớn số bất động sản của DNNN là do nhà nước cấp, vốn của nhà nước vì vậy không ít DN sử dụng nguồn này một cách lãng phí sai mục đích. Thực tế là nhiều DNTN đã phải thuê lại mặt bằng của DNNN để xây dựng nhà xưởng. Trong nhiều trường hợp, để thuê được đất, các nhà đầu tư phải chi một khoản tiền khá lớn cho việc dọn mặt bằng và đền bù. Qua kiểm tra thực hiện Chỉ thị 15 của thành phố Hà Nội, đã phát hiện được 1.412 trường hợp các DNNN vi phạm để đất hoang phí, lãng phí, sử dụng sai mục đích với diện tích đất lên đến 472,8 ha. Nếu số diện tích nêu trên đượcthu hồi thì đủ mặt bằng cho trên 4.000 DNTN thuê. Tình trạng "kẻ ăn không hết, người lần không ra" đang diễn ra hết sức trầm trọng ở mọi nơi mọi ngành đó là lực cản để kinh tế phát triển Bất động sản là nguồn vốn lớn đối với DN mà nó còn là một sự bảo đảm, là sự thế chấp của DNNN khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương m ại. Trong giai đoạn hiện nay giá bất động sản đang có những có biến động khó lường vì vậy hiện nay các Ngân hàng thương mại đang giữ mộtkhoảng cách với các khoản vay thế chấp bằng bất động sản để giảm thiểu rủi ro H i ện nay các DNNN đang trong quá trình thực hiện cổ phần hoá,trong đó việc xác định giá trị của các nguồn bất động sản đang gặp nhiều khó khăn.Các DNNN hầu như không thể xac định đúng giá trị ngồn vốn bất động sản của mình gây khó khăn trong việc định giá giá trị DN II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay ,có thể nói DNNN vẫn giữ một vai trò quan trọng, nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội.n ăm 2000 tổng số lợi nhuận làm ra c ủa DNNN là 19.915 tỷ đồng; số doanh nghiệp có lãi là 3.965 (chiếm 75,3% số DNNN), số doanh nghiệp hoà vốn là 481 (chiếm 9,2%) và 820 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ (chiếm 15,5%).Trong giai đoạn 2001-2006, DNNN đóng góp gần 39% GDP, 50% tổng doanh thu ngân sách. Trong năm 2006, gần 80% DNNN kinh doanh có lãi, 8% DN hòa vốn, 12% DN thua lỗ, một số doanh nghiệp đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.Trước hết phải kể đến nhóm khai thác tài nguyên gồm hai ngành quan trọng là dầu khí và than đá. Riêng hai tập đoàn này, trong năm 2006 đã chiếm hơn 20% thu ngân sách. Tuy nhiên số thu này không nói lên tài năng kinh doanh mà là do giá cả tài nguyên, “họ là người thay mặt nhà nước khai thác tài nguyên để bán. Trong lĩnh vực này chưa chứng tỏ được sự vượt trội nào về áp dụng KHCN hay cải tiến quản lý, làm ra giá trị gia tăng Một số lĩnh vực khác, Dnnn cũng có đóng góp lớn cho ngân sách là Bia, thuốc lá, bảo hiểm,  hàng không. Đây là những ngành đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận cao, hiện nhà nước đang giữ độc quyền, khu vực ngoài quốc doanh chưa thể len chân được. Tuy nhiên, nguồn ngân sách thu được chủ yếu là thuế gián thu (thu từ người tiêu dùng). Những DN có kim ngạch xuất khẩu lớn gồm: Tổng Công ty (TCT) Dầu khí VN đạt 3.694 triệu USD tăng 30,3% (tính tỷ lệ 50% trong liên doanh); Tập đoàn Dệt may VN đạt 896,5 triệu USD (tăng 9,7%); Tập đoàn Than VN đạt 573 triệu USD (tăng Các DNNN thuộc Bộ Công nghiệp nhập khẩu năm 2005 khoảng 2.021 triệu USD, tăng 6,1%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24700.doc
Tài liệu liên quan