CHƯƠNG I : MỞ BÀI 1
CHƯƠNG II : THÂN BÀI 2
I : KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG CHO MẠNG MÁY TÍNH 2
II. Mễ HèNH THAM CHIẾU OSI 2
TẦNG VẬT Lí 8
1.Vai trũ và chức năng của tầng vật lý 8
2. Môi trường thực và môi trường logic của tầng vật lý 9
3. Phõn biệt hai khỏi niệmDTEvà DCE 9
4. Cỏc chuẩn quan trọng cho giao diện vật lý. 10
TẦNG LIấN KẾT DỮ LIỆU 12
1. Vai trũ và chức năng của tần liên kết dữ liệu 12
2.Giao thức hướng kí tự. 13
3.Giao thức hướng bit 15
TẦNG MẠNG 17
1. Vai trũ và chức năng của tầng mạng. 17
2. Kỹ thuật chọn đường. 18
3. Giao thứ X25 PLP (Packet Level Protocol) 21
TẦNG GIAO VẬN 31
1. Vai trũ và chức năng của tầng giao vận 31
2. Giao thức cho tầng giao vận. 31
3. Dịch vụ OSI cho tầng giao vận. 36
TẦNG PHIấN. 37
1. Vai trũ và chức năng của tầng phiên 37
2. Giao thức chuẩn cho tầng phiờn (ISO 8327/CCĩTT.225) 37
3. Dịch vụ OSI cho tầng phiờn 38
TẦNG TRèNH ĐIỄN. 38
1. Vai trũ và chức năng của tầng trỡnh diễn 38
2. Cỏc giao thức cho tầng trỡnh diễn 39
3. Cỏc dịch vụ OSI cho tầng trỡnh diễn 40
TẦNG ỨNG DỤNG 40
1. Vai trũ và chức năng của tầng ứng dụng. 40
2. Chuẩn hoỏ tầng ứng dụng. 40
CHƯƠNG III.: KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à gửi đi. Nếu không có tin để truyền đi B gửi lệnh EOT để trả lời.
Trạm A sau khi gửi lệnh nếu quá một thời gian mà không nhận được trả lời của B hay nhận được trả lời sai thì nó sẽ chuyển sang trạng thái phục hồi.
+ Mời nhận tin:
trạm A muốn mời trạm B nhạn tin thì lúc đó trạm gửi tới trạm B lệnh như sau:
EOT
B
ENQ
Nếu trạm B nhận tin thì nó sẽ gửi ACK để trả lới nếu không thì nó sẽ gửi NAK để trả lời.
Nếu trạm B sau mộ tthời gian mà không nhận được trả lời hay trả lời sai thì nó chuyển sang trạng thái phục hồi.
+ Yêu cầu trả lời:
•Một trạm cần trạm kia trả lời một yêu cầu nào đó đã gửi đi thì nó chỉ cần gửi lệnh ENQ.
•Ngừng truyền tin gửi lệnh EOT
•Muốn giải phóng liên kết gửi lệnh DLE và EOT
+ Trạng thái phục hồi như sau:
Lặp lại lệnh đã gửi n lần hay gửi yêu cầu trả llơi n lần hay kết thcú truyền bằng cách gửi lệnh EOT
3.Giao thức hướng bit
Giao thức HDLC (Hight- level Data link control)
HDLC là giao thức hướng bit nghĩa là các phần tử của nó được xây dựng từ cấu trúc nhị phân và khi nhận dữ liệu thì nó sẽ được tiếp nhận lần lượt từng bit một. Giăo thức này sử dụng cho cả hai trường hợp: điểm -điểm và nhiều điểm với phương thức truyền hai chiều đồng thời.
Khung HDLC có hai khuôn dạng: chuẩn và mở rộng.
Khuôn dạng tổng quát của một khung của HDLC như sau:
Flag
Address
Control
Informtion
FSC
Flag
Hình: Khuôn dạng tổng quát một khung HDLC
+Flag đánh dấu bắt đầu và kết thcú một khung Frame, vùng này có kích thứơc là 8 bit như sau: 01111110. Để tránh sự xuất hiẹn mã này trong nội dung của khugn người ta có cơ chế như sau: khi dữ liệu truyền đi, nếu có một xâu bit có 5 bit liên tiếp thì chèn vào một bit 0. Khi nhận nếu thấy xuất hiện một bit 0 sau 5 bit 1 thì tự động bỏ bit 0 này đi.
+Address: vùgn địa chỉ của trạm đích của khung nó có kích thước 8 bit với dạng chuẩn và 16 bit với dạng mở rộng.
+Control: là vùng định danh các loại khung khác nhau của HDLC. HDLC có 3 loại khung chuẩn :
Khung loại U (unnumbered frame) dùng để thiết lập nên liên kết dữ liệu theo phương thức hoạt động khác nhau và giải phóng liên kết khi cần thiết. Đây là khung điều khiển. Các bit của vùng control đối với khung loịa U như sau:
1
1
M
M
P/F
M
M
M
Khung loại U có 5 bit M dùng để định danh nên sẽ có 32 khung loại U khác nhau.
P/F (poll/final bit) là bit thể hiện khung này là khung yêu cầu hay một khung trả lời. Nếu là bit P thì ta có khung yêu cầu và nếu là bit F thì ta có khung trả lời, nếu p=1 thì trao quyền truyền tin cho trạm đích, trong phương thức trả lời chuẩn nếu F=1 thì chỉ rằng đây là khung cuói cùng trong dãy khung đã truyền đi của trạm client. Sau đó trạm client sẽ ngừng truyền tin cho đến khi nhậnhd dược sự cho phép của trạm chủ.
Sau đây là 5 khung loại U thông dụngvới các bit của vùng điều khiển như sau:
, SNRM (Set Normal Response Mode) : phương thức trả lời chuẩn.
1
1
0
0
P
0
0
1
Phương thức trả lời chuẩn được sử dụng trong trường hợp cấu hình không cân bằng, tức có một trạm điều khiển và các trạm bị điều khiển
, SARM (Set Asynchronous Response Mode): phương thức trả lời dị bội.
1
1
1
1
P
0
0
0
Phương thức trả lời dị bội cũgn được sử dụng trong trường hợp cấu hình không cân bằng nhưng các trạm tớ được phép tiến hành việc truyền tin mà không cần sự cho phép của trạm chủ. Phương thức này dùng trong trường hợp điểm -điểm với phương thức truyền hai chiều.
, SABM (Set Asynchronous Balanced Mode): Phương thức dị bội cân bằng.
1
1
1
1
P
1
0
0
Phương thức này sử dụng trong trường hợp điểm- điểm với phương thức truyền hai chiều, hai trạm đều có vai trò như nhau.
, DISC (Disconnect) được sử dụng để giải phóng liên kết khi cần thiết
1
1
0
0
P
0
1
0
, UA (Unnumbered Acknowledgement) dùng để trả lời cho các khung loại U khác.
1
1
0
0
F
1
1
0
Khung loại I (Information Frames): dùng để chứa thông tin của người sử dụng và trong đó có đánh số thứ tự để kiểm soát. Các bit của vùng control đối với khung loại I như sau:
0
N(S)
P/F
N(R)
N(S) là chỉ số thứ tự của khung I mà trạm gửi đang chờ để nhận và cho biết rằng đã nhận tốt các khung có số thứ tự từ khung này trở về trước.
Khung loại S (Supervisory Frames) là khung điều khiển dùng để kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu trong quá trình truyền tin. Các bit của vùng control đối với khung loại S như sau:
1
0
S
S
P/F
N(R)
Hai bit S để định danh như vậy có 4 khung loại S:
, Nếu hai bit S có giá trị 0 0 thì ta có khung RR (Receive Ready), khung này dùng để thông báo rằng trạm này sẵn sàng nhận tin và cũng thông báo rằng đã nhận tốt các khung cho đến khung thứ N(R)-1.
, Nếu hai bit có giá trị 1 0 thì ta có khung RNR (Receive Not Ready), khung này dùng để thông báo rằng trạm này không sẵn sàng nhận tin đồng thời đã nhận tố các khung có thứ tự đến N(R)-1.
, Nếu hai bit S có giá trị 0 1 thì ta có khung REJ (Reject) khung này yêu cầu truyền hoặc truyền lại các khung từ N(R) trở đi và đồng thời ám chỉ rằng đã nhận tố các khung từ N(R)-1 về trước.
, Nếu hai bit S có giá trị là 1 1 thì ta có khung SREJ (Selective Reject) khung này dùng để yêu cầu truyền hoặc truyền lại khung N(R) và đồng thời ám chỉ rằng đã nhận tốt các khung từ N(R)-1 về trước.
+Information: là vùng chứa thông tin cần truyền đi
+FSC (Frame check Sequence) là vung ghi mã kiểm soát lỗi cho nội dung của khung với phương pháp kiểm tra vòng CRC.
Các giao thức cải biên từ HDLC:
LAP ( link Access Procedure) tương ứng với phương thức trả lời dị bội của HDLC trong trường hợp không cân bằng.
LAP- B (link Access Procedure Balanced) tương ứng với phương thức dị bội cân bằng của HDLC trong trường hợp cân bằng.
g tầng mạng
Vai trò và chức năng của tầng mạng.
Tầng mạng cung cấp các phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng thậm chí qua một mạng của các mạng.
Hai chức năng quan trọng của mạng là chọn đường và chuyển tiếp. Tầng mạng được đánh giá là phức tạp nhất trong số các tầng của mô hình OSI bởi vì nó phải đáp ứng nhiều kiểu mạng và các dịch vụ cung cấp bởi nhiều mạng khác nhau. Một mạng chuyển mạch bao gồm nhiều nút và nối với nhau bởi các liên kết dữ liệu. Mỗi gói dữ liệu được truyền từ một hệ thống mở tới một hệ thống mở khác phải được chọn đường qua một chuỗi các nút. Mỗi nút nhận gói dữ liệu và chuyển tiếp tới một nút khác. Như vậy mỗi nút trung gian đều có chức năng chuyển tiếp và chọn đường nằm ở tầng mạng.
Ngoài ra tầng mạng còn có một số chức năng như thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết logic, kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, phân kênh, dồn kênh, cắt hợp dữ liệu.
Kỹ thuật chọn đường.
Chọn đường là việc lựa chọn một con đường để truyền một đơn vị dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm đích. Chính vì vậy kỹ thuật chọn đường phỉa thực hiện hai yếu tố sau đây:
Quyết định chọn đường theo tiêu chuẩn tối ưu nào đó.
Cập nhật thông tin chọn đường theo chức năng đã nói ở trên
Có nhiều kỹ thuật chọn đường khác nhau:
Nếu dựa vào sự phân tán của các chức năng chọn đường trên các nút của mạng thì ta có hai kỹ thuật chọn đường là tập trung và phân tán.
Nếu dựa vào sự thích nghi với trạng thái hiện hành của mạng thì ta có kỹ thuật chọn đường tĩnh hay thích nghi.
Ngoài ra, kỹ thuật chọn đường còn phụ thuộc vào một số tiêu chuẩn tối ưu nào đó như topo mạng, thông lượng, mục đích sử dụng v.v... Tiêu chuẩn tối ưu này phụ thuộc vào người thiết kế hay quản lý mạng.
iKỹ thuật chọn đường tập trung:
Kỹ thuật này được đặc trưng bởi sự tồn tại của một vài trung tâm điều khiển mạng thực hiện việc chọn đường, sau đó gửu các bảng chọn đường (routing table) tới tất cả các nút dọc theo con đường đã được chọn đó. Tất cả thông tin cần dùng cho viẹc chọn đường được cất giữ tại trung tâm điều khiển mạng. Các nút mạng có thể không gửi bất kỹ thông tin vào về trạng thái của chúng tới trung tâm, có thể gửi theo định kỳ, hoặc có thể gửi khi xảy ra một sự kiện nào đó. Trung tâm điều khiển sẽ cập nhật các bảng chọn đường dựa vào các thông tin nhận được đó.
iKỹ thuật chọn đường phân tán.
Kỹ thuật này không tồn tại các trung tâm điều khiển, các quyết định được thực hiện tại mỗi nút của mạng. Tuỳ theo độ thích nghi của giải thuật mà có sự trao đổi thông tin giữa các nút mạng.
iKỹ thuật chọn đường không thích nghi
Còn gọi là kỹ thuật chọn đường tĩnh có thể là tập trung hay phân tán nhưng nó không đáp ứng với mọi sự thay đổi trên mạng. Việc chọn đường này được thực hiện mà không có sự trao đổi thông tin, không đo lường và không câpọ nhật thông tin. Tiêu chuẩn chọn đường và con đường được chọn không thay đổi giữa chừng mà được chọn cho toàn cuộc. Kỹ thuật chọn đường này rất đơn giản nên được sử dụng rất rộng rãi trong các mạng ổn định.
iKỹ thuật chọn đường thích nghi
Kỹ thuật chọn đường này có khả năng đáp ứng đối với các trạng thái khác nhau của mạng. Đây là yếu tố quan trọng đặc biệt đối với các ứng dụng thời gian thực, yêu cầu đầu tiên của người sử dụng là mạng phải có khả năng cung cấp các con đường khác nhau để dự phòng sự cố và thích nghi với các thay đổi trên mạng. Mức độ thích nghi của một kỹ thuật chọn đường được đặc trưng bởi sự trao đổi thông tin chọn đường trong mạng. Trường hợp không trao đổi gì cả là trường hợp đơn giản nhất. Mỗi nút hoạt động một cách độc lập với thông tin riêng của mình để thích nghi với sự thay đổi của mạng theo một phương thức nào đó. Trường hợp coa hơn thì thông tin về trạng thái của mạng có thể được cung cấp từ các nút láng giềng hoặc từ tất cả các nút khác. Thông tin chọn đường bao gồm:
-Trạng thái của đường truềyn
-Các độ trễ truyền dẫn
-Mức độ lưu thông
-Các tài nguyên khả dụng
-v.v...
Khi có sự thay đổi trên mạng như thêm bớt một nút hay thay đổi tình trạng mạng... thì các thông tin cần phải cập nhật. Phần lớn các kỹ thuật chọn đường thích nghi và phân tán đáp ứng nhanh với các biến cố tốt mà lại đáp ứng chậm với các biến cố xấu. Chẳng hạn như một đường truyền trên một con đường đã chọn bị sự cố thì thông tin này không được truyền đi với tốc độ cần thiết nên các gói tin vẫn truyền đi trên đường truyền gây ra hiện tượng tắt nghẽn. Bên cạnh đó, các gói tin hay có hiện tượng lẩn quẩn trong mạng mà không bao giờ đến đích. Chính vì thế mà phải có những giải pháp cho các vấn đề trên.
hGiải thuật tìm đường tối ưu:
8Giải thuật chọn đường tập trung (Dijkstra)
Vấn đề đặt ra là tìm con đường có độ dài ngắn nhất từ một nút cho trước tới mỗi nút còn lại của mạng. Giải thuật này sẽ từng bước thiết kế một con đường ngắn nhất có gốc tại nút nguồn cho tới khi nút xa nhất của mạng đã được đưa vào.
Giả sử có một mạng có liên kết hia chiều đồng thời và độ dài (hay còn gọilà giá) cho cả hai chiều được ghi bên mỗi liên kết. Gọi l(i,j) là độ dài đường nối trực tiếp hai nút i và j.
L(i, j) = ∞ nếu tồn tại đường nối giữa hai nút.
Nk là tập hợp tạo thành bởi k+1 phần tử: nguồn và k nút gần nguồn nhất sau k bước thực hiện giải thuật.
Dk(n) là độ dài từ nguồn tới nút n theo con đường ngắn nhất bao hàm trong Nk.
Với sơ đồ mạng sau, giả sử nút 1 là nút nguồn:
1
3
4
6
5
2
22
1
2 2
2 2 3
1 1
1
Ta có các bước đệ qui sau:
Bước 0: N0={1}
D0(v)=l(1,v) vúN0
Bước k: Nk = Nk-1 U {w} trong đó w thoả mãn biểu thức:
Dk-1(w)= min Dk-1(v), vúNk-1
Dk(v)=min [Dk-1(v), Dk-1(w), l(w,v)] vúNk
Thuật toán này sẽ dừng lại khi tập N chứa tất cả các nút.
Với mạng ở trên thì có 6 nút mạng, áp dụng giải thuật trên thì sau 6 bước ta xẽ có một con đường tối ưu từ 1 đến các nút khác với bảng chọn đường như sau:
Nguồn
Đích
Nút kế tiếp
1
2
2
1
3
3
1
4
3
1
5
2
1
6
3
1
3
4
6
5
2
1
2
1 1 1
<Giải thuật chọn đường phân tán (Ford và Fulkerson)
Giải thuật này cho phép tìm con đường ngắn nhất từ tất cả các nút tới một đích chung. Giải thuật này thực hiện các bước lặp sau k bước thì mỗi nút được đánh dấu bởi cặp giá trị (nk(v), Dk(v)), trong đó:
Dk(v) là độ dài cực tiểu hiện tại từ một nút v bất kỳ tới đích;
nk(v) là nút tiếp theo hiện tại trên con đường tối ưu từ nút v tới đích được tính ở bước k.
Giả sử để tính con đường ngắn nhất từ tất cả các nút tới nút 1, ta thực hiện như sau:
Bước 0:
Dk(0)=0 và tất cả các nút được đánh dấu (C,Ơ)
Bước k:
Với mọi vạ1 (nút đích), cập nhật Dk(v) như sau:
Dk(v)=min [Dk-1(w)+l(v,w)] w,Nv (Nv là các nút láng giềng của v)
Cập nhật nk(v) như sau:
Nk(v)=w1, với w1 thoả mãn biểu thức :
Dk-1(w1)+l(v,w1)=min [Dk-1(w)+l(v,w)] w, Nv
Quá trình này sẽ dừng lại khi cặp giá trị đánh dấu của mỗi nút giữ nguyên không thay đổi nữa. Việc tính toán và cập nhật ở mỗi bước được thực hiện theo thứ tự số nhưng không ảnh hưởng đến sự hội tụ của giải thuật. áp dụng giải thuật này đối với sơ đồ mạng trên thì ta cũng có cây chọn đường như thuật toán chọn đường tập trung.
Giao thứ X25 PLP (Packet Level Protocol)
CCITT công bố khuyến nghị về họ giao thức X25 sử dụng cho cả 3 tầng 1,2,3 trong các mạng chuyển mạch gói công cộng PPSN (public packet swiched networks), trong đó:
Giao thức X25.1 tương ứng với giao thức X21
Giao thức X25.2 tương ứng với giao thức LAP-B
Mãi đến năm 1984, CCITT và ISO phối hợp nhau và ban hành chuẩn X25 PLP cho tầng 3 đằc tả các giao diện DTE/DCE và DTE/DTE với DCE đóng vau trò là nút mạng chuyển mạch gói X25
Giao thức X25 PLP định nghĩe 2 loại liên kết logic:
-VC(VIRTUAL CIRCUIT) là liên kết ảo có tính tạm thời được thiết lập và giải phống bởi các thủ tục của X25 PLP
-PVC(PERMANENT VIRTUAL CIRCUIT) là liên kết ảo thiết lập vĩnh viễn trên mạng mà không cần các thủ tục của X25 PL
các thủ tục của giao thức X25 PLP
iX25 có 6 thủ tục chính như sau:
Call setup: Thiết lập liên kết
Thủ tục này sử dụng hai gói tin là:
+Call request: yêu cầu thiết lập liên kết với liên kết sử dụng là VC
+Call accepted: yêu cầu thiết lập liên kết, sử dụng liên kết VC
-Data: Truyền dữ liệu thường.
Thủ tục này sử dụng bốn gói tin là:
+Data: Dữ liệu, sử dụng cả hai liên kết VC và PVC
+RR; Sẵn sàng nhận dữ liệu, sử dụng cả hai liên kết VC và PVC.
+RNR : Không sẵn sàng nhận, sử dụng cả hai liên kết VC và PVC.
+RER: Yêu cầu truyền lại, sử dụng cả hai liên kết là VC và PVC.
-Interrupt: Truyền dữ liệu khẩn
Thủ tục này sử dụng hai gói tin là:
+Interupt: Yêu cầu truyền dữ liệu khẩn, sử dụng cả hai liên kết VC và PVC.
+Interupt Confirmation: Báo nhận dữ liệu khẩn, sử dụng hai liên kết VC và PVC.
-Reset: Khởi động tại một liên kết
Thủ tục này sử dụng hai gói tin là:
+Reset request: yêu cầu khởi động lại liên kết, sử dụng cả hai phương thức liên kết VC và PVC.
+Reset Confirmation: Xác định khởi động lại liên kết, sử dụng hai phương thức liên kết VC và PVC.
Thủ tục này nhằm khởi động lại một liên kết ảo ở tầng 3, thực chất nó dọn dẹp chứ không xoá bỏ liên kết đó.
-Restart: Khởi động lại một giao diện.
+Restart request: yêu cầu khởi động lại giao diện, sử dụng cả hai phương thức liên kết VC và PVC.
+Restart confirmation: Xác định khởi động lại giao diện, sử dụng hai phương thức liên kết VC và PVC.
Thủ tục Restart nhằm khởi tạo lại toàn bộ tầng 3 của giao diện DTE/DCE mà cụ thể là nó xoá bỏ toàn bộ các liên viễn.
iX25 có hơn 40 thủ tục phụ:
Các thủ tục này một số có thể được cung cấp bởi mạng, còn một số khác lại đượcdùng bởi một người sử dụng cụ thể theo yêu cầu. Một số thủ tục được chọn để dùng trong một giai đoạn thoả thuận trước, một số khác được yêu cầu trên từng liên kết và được khai báo trong gói tin Call request, lúc này chúgn chỉ có hiệu lực đối với liên kết đó.
Sau đây là một số thủ tục phụ của X25 PLP:
Flow Control Parameter Negociation: Có chức năng cho phép thương lượng về kích thước cửa sổ và độ dài tối đa của vùng user data cho mỗi hướng của liên kết
Throughput Class Negociation: Cho phép thương lượng về thông lượng của dữ liệu truyền qua một số liên kết trong phạm vi từ 75bps đến 48Kbps.
Non standard Default Packet Sizes: Cho phép thay đổi giá trị ngầm định của khích thứơc vùng User data trong các gói tin Data.
Non standard Default Window Sizes: Cho phép thay đổi giá trị ngầm định của cửa sổ.
End to End transit Delay Negociation: Cho phép thay đổi về độ trễ truyền dẫn từ nguồn tới đích.
Fast select: Cho phép điều khiển các ứng dụng hướng giao tác, trong đó ít nhất một hành động hỏi/đáp xảy ra.
Khuôn dạng các gói tin trong giao thức X25PLP:
Q
D
0
1
Logic
Channel Identifier
P(R)
M
P(S)
0
User Data
Hình 1: Khuôn dạng gói dữ liệu thường-dạng chuẩn
Q
D
1
0
Logical
Channel Identifier
P(S)
O
P(R)
M
User Data
Hình 2: Khuôn dạng gói dữ liệu thường-dạng mở rộng
0
0
0/1
1/0
Logical
Channel Indentifier
Packet type identifier
Interrupt User Data (max32 byte)
Hình 3: Khuôn dạng gói dữ liệu khẩn.
iBit Q (Qualifier bit): Dùng để định tính thông tin chứa trong gói tin chẳng hạn như phân biệt dữ liệu của người sử dụng với thông tin điều khiển.
iBit D (Delivery Confirmation bit): chỉ thị về cơ chế báo nhận gói tin.
Khi D=0 thì giá trị P(R) biểu thị sự báo nhận gói tin dữ liệu có ý nghĩa cục bộ tức giữa DTE và DCE
Khi D=1 thì P(R) biểu thị sự báo nhận gói tin dữ liệu từ mút tới mút, nghĩa là giữa hai DTE.
iLogical Channel Identifier (LCI): Số liệu của liên kết logic VC hoặc PVC.
iP(R): Số hiệu của gói tin dữ liệu đang chờ để nhận. ở dạng chuẩn thì P(R) chiếm 3 bit, ở dạng mở rộng P(R) chiếm 7 bit.
iBit M (More Data bit): Dùng khi có sự cắt hợp dữ liệu xảy ra. Cụ thể là khi kích thước của đơn vị dữ liệu tầng 4 vượt quá độ dài tối đa cho phép của gói tin X25 PLP thì phải cắt nhỏ thành nhiều gói tin.
Để bên nhận có thể tập hợp đủ các gói tin đã bị cắt ta dùng bit M để đánh dấu gói tin cuối cùng trong dãy các gói tin đó.
Nếu M=0 thì vẫn còn gói tin tiếp theo sau
Nếu M=1 thì đó là gói tin cuối cùng.
iP(S): số hiệu của gói tin đang chờ để nhận. ở dạng chuẩn thì P(S) chiếm 3 bit, ở dạng mở rộng P(S) chiếm 7 bit.
iPacket Type Identifier (PTI): Mã phân biệt các kiểu gói tin. Tất cả các gói tin của X25 PLP đều cùng chứa tham số PTI chỉ trừ gói tin dữ liệu thường là không có. Mã của vùng này như sau:
0
0
1
0
0
0
1
1
iUser Data: Dữ liệu khẩn của người sử dụng. Đối vớ gói tin dữ liệu khẩn thì vùng này không vượt quá 32 byte, còn đối với gói tin dữ liệu thường thì vùng này có độ dài tối đa ngầm định là 12 8 byte.
hKhuôn dạng của gói tin điều khiển
0
0
0/1
1/0
Logical
Channel Identifier
Packet type identifier
Ađitional Information
Hình 4: Khuôn dạng của gói tin điều khiển
Đối với gói tin điều khiển thì chức năng của các tham số tương tự như trên.
iAđitional Information là vùng thông tin bổ sung trong các gói tin điều khiển được xác định tuỳ theo kiểu gói tin cụ thể.
Kiểm soát luồng dữ liệu trong X25 PLP
Để kiểm soát luồng dữ liệu tại mỗi nút, giao thức này sử dụng cơ chế cửa sổ.
Cửa sổ là gì?
ở mỗi hướng truyền dữ liệu trên mỗi liên kết, một cửa sổ được xác định như là một tập hợp có thứ tự của n số hiệu P(S) liên tiếp của các gói tin data được phép truyền qua giao diện DTE/DCE. Như vậy cửa sổ được xác định bởi một giới hạn trên và một giới hạn dưới. Giới hạn trên là giá trị P(S) của gói tin đầu tiên trong n gói tin nằm trong cửa sổ. Giới hạn dưới là giá trị P(S) của gói tin cuối cùng trong n gói tin được phép truyền qua giao diện.
Giá trị ngầm định của n là 2 (cho mỗi hướng truyền). Tại mỗi thời điểm chỉ có tối đa 2 gói tin Data nằm trong cửa sổ và chỉ có các gói tin đó được truyền đi. Tuy nhiên ta có thể thay đổi giá trị ngầm định này bằng các thủ tục phụ của giao thức X25 PLP.
Nguyên tắc kiểm soát luồng dữ liệu
Các gói tin Data mới chịu sự kiểm soát này còn các gói tin káhc thì không.
Khi giá trị P(S) của gói tin nằm trong cửa sổ thì nó được truyền đi. Nếu không thì nó phải xếp hàng đợi để chờ cửa sổ dịch chuyển.
Mỗi lần một gói tin Data được truyền đi thì cửa sổ sẽ dịch chuyển tức giới hạn trên và giới hạn dưới của nó được dịch chuyển và những gói tin Data đang nằm trong hàng đợi sẽ được phép truyền đi.
Nếu DTE là một máy tính có cấu hình đủ mạnh nghĩa là có khả năng xử lý để có thể cài đặt các tầng giao thức khác nhau hoặc DTE làm việc theo chế độ gói tin (P-DTE: Packet-Mode DTE) thì ta có thể cài đặt giao thức X25 PLP.
Nhưng có một số trường hợp thì các thiết bị đầu cuối có cấu hình chưa đủ mạnh hoặc không làm việc theo chế độ gói tin mà làm việc theo chế độ ký tự không đồng bộ (C-DTE: Character-Mode DTE). Để các thiết bị này có thể được truy nhập vào một mạng thì ta phải bổ sung một thiết bị phụ để đảm nhiệm việc tập hợp các xâu ký tự trạm cuối thành các gói tin cho mạng và chuyển ngược lại các gói tin từ mạng thành các xâu ký tự cho các trạm cuối. Thiết bị này có thể đứng độc lập hoặc có thể được ghép vào trong bản thân DTE hoặc DCE. Chức năng và thủ tục của một PAD được đặc tả trong khuyến nghị sau:
X28 đặc tả giao diện giữa một trạm cuối hoạt động theo chế độ ký tự không đồng bộ và PAD.
X29 đặc tả tương tác giữa PAD và một DTE hoạt động theo chế độgói tin ở xa.
Mối quan hệ giữa X.25, X.3, X.28, X.29 được diễn tả như sau:
X.25 X.25 X.25
DCE
DCE
PAD(X.3)
C-DTE
P-DTE
X.28 X.29
Hình 10: Mối quan hệ giữa X.25, X.3, X.28, X29.
Dịch vụ OSI cho tầng mạng
Bên cạnh các giao thức ISO còn định nghĩa các dịch vụ mà tầng mạng dùng để cung cấp cho các thực thể ở tầng trên dưới dạng các hàm dịch vụ nguyên thuỷ.
iTrong trường hợp có liên kết
Việc truyền thông đựơc thực hiện qua 3 giai đoạn: thiết lập liên kết, truyền dữ liệu, giải phóng liên kết
Việc thiết lập liên kết được cung cấp bởi 4 hàm nguyên thuỷ sau:
N_CONNECT. Request (Called Address, Calling Address, Receipt Confirmation Selection, Expeđited Data selection, QOS – Parameter set, NS –User Data).
N_CONNECT. Indication (Called Address, Calling Address, Receipt Confirmation Selection, Expedited Data selection, QOS –Parameter set, NS- User Data).
N_CONNECT. Response (Responding Address, Receipt Confirmation Selection, Expedited Data selection, QOS- Parameter set, NS- User Data).
N_CONNECT. Confirm ( Responding Address, Receipt Confirmation Selection, Expedited Data selection, QOS-Parameter set, NS- User Data).
Ngoài các địa chỉ trạm yêu cầu và trạm được yêu cầu còn có những tham số khác để cung cấp đủ thông tin điều khiển.
Giai đoạn huỷ bỏ liên kết được phục vụ bởi hai hàm:
N_DISCONNECT. Request (reason, NS – User Data, Responding Address).
N_DISCONNECT. Indication (Originator, reason, NS – User Data, Responding Address).
Hai hàm này có tham số chỉ ra nguyên nhân và người khởi xướng sự huỷ bỏ liên kết
Giai đoạn truyền dữ liệu thường hoặc khẩn được phục vụ bởi các hàm nguyên thuỷ sau:
N_Data.request (NS- User Data, Confirmation Request).
N_Data.Indication (NS – User Data, Confirmaion Request).
N_EXPEDITED_Data.request (NS –User Data).
N_EXPEDITED_Data.Indication (NS- User Data).
Tham số chính của chúng là vùng chứa dữ liệu cần truyền NS – User Data.
Việc báo nhận tốt dữ liệu được phục vụ bởi các hàm sau:
N_DATA_ACKNOWLEDGE. Request.
N_DATA_ACKNOWLEDGE. Indication
Việc khởi động lại liên kết được thực hiện bởi các hàm sau:
N_RESET.request
N_RESET.Indication
N_RESET.confirm
Đối với trường hợp không liên kết thì mô hình này đã định nghĩa các dịch vụ và giao thức cho tầng mạng:
iDịch vụ (ISO 8348/DAD1) chỉ có 2 hàm nguyên thuỷ được định nghĩa đó là:
-N-UNITDATA.request (Source Address, Destination Address, Quality of service , US- User Data).
-N-UNITDATA.Indication (Source Address, Destination Address, Quality of service, US- User Data).
Trong đó địa chỉ nguồn và địa chỉ đích là các địa chỉ liên mạng toàn cục định dang một cách duy nhất các hệ thống cuối. Quality of service bao gồm các tham số sau:
Transit Delay: Chỉ thời gian cần thiết giữa một N-UNITDATA.request và N-UNITDATA.Indication tương ứng.
Protection: Bảo vệ tránh các truy cập bất hợp pháp
Cost Determinants: Cho phép người dùng chỉ rõ tính chất của giá cước phương tiện được sử dụng.
Residual Error Probability: Chỉ ra xác suất một NSDU có thể bị mất, bị trùng lặp hay bị lỗi khi nhận.
Priority: Độ ưu tiên đối với mỗi NSDU (network service data unit), đặc biệt khi cần loại bỏ chúng để phục hồi các tài nguyên.
iGiao thức, ISO công bố chuẩn IP (Internet Protocol) để cung cấp các dịch vụ mạgn không liên kết và cung cấp khả năng nối kết mạng. IP sử dụng hai laọi đơn vị dữ liệu là Data PDU và error report PDU.
Công nghệ chuyển mạch nhanh.
Khi nhu cầu truyền thông ngày càng cao thì công nghiệp truyền dẫn đòi hỏi chất lượng cũng như tốc độ ngày càng cao. Các mạng chuyển mạch gói với giao thức X25 thông lượng tối đa 64 kbps chưa đáp ứng đựơc nhu cầu truyền thông. Trong khi hiệu năng của công nghệ X25 chưa đựơc cải thiện thì quá trình đầu tư cho việc tăng tốc độ chuyển mạch tại các nút mạng đang có tên chung là FPS (Fast packet Switching) và được xây dựng dựa trên hai kỹ thuật cơ bản là Frame Relay và Cell relay.
-Frame relay dùng các đơn vị dữ liệu có kích thước thay đổi, kỹ thuật này cho phép vượt ngưỡng 64 Kbps của X25 nhưng thông lượng tối đa chỉ 2Mbps. Kỹ thuật này có thể càiđặt cho các liên kết PVC là liên kết logic luôn sẵn sàng phục vụ và liên kết SVC là liên kết logic khả dụng khi có yêu cầu.
-Cell relay dựa vào phương thức truyền không đồng bộ (ATM ) thông lượng có thể đạt tới hàng trăm Mbps. Đối với mạng đô thị thì kỹ thuật này dựa vào tiêu chuẩn DQDB topology
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0184.doc