Lạm phát làm cho bội chi ngân sách ngày càng lớn và nếu bội chi ngân sách càng lớn thì uy tín cuả Nhà nước đối với công chúng giảm do đó để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bắt buộc phải in tiền là cho lượng tiền trong lưu thông tăng, chính điều đó sẽ làm cho lạm phát ngày càng trầm trọng hơn.
Lạm phát làm cho GDP giảm .
+ Đối với xã hội thì đây chính là giai đoạn mà việc đầu cơ, tích trữ là rất phổ biến. Điều này sẽ tạo ra cầu giả tạo và làm cho giá cả ngày càng tăng lên. Đó chính là ách tắc trong lưu thông hàng hoá và tiền tệ.
Lạm phát tạo ra việc phân phối lại một cách bất hợp lý của các tầng lớp dân cư, cụ thể là sẽ lợi cho người đi vay, những người đi thuê thực hiện các hợp đồng kinh tế.
+ Đối với kinh tế đối ngoại thì lượng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm nghiên trọng do uy tín của cả nền kinh tế cũng như của các doang nghiệp giảm sút và điều này sẽ gây thiệt hại về cả hữu hình lẫn vô hình.
· Đầu tư bị giảm nhanh chóng.
Đầu tư ở cả trong nước lẫn nước ngoài đều giảm. Khi một đất nước có mức lạm phát không thể kiểm soát được thì các nhà đầu tư sẽ có tâm lý chung là không dám mạnh dạn bỏ vốn của mình ra để đầu tư vào nơi không an toàn bởi khi đó rủi ro là rất cao.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều hơn đối với nền kinh tế.
+ Các ngân hàng được tự do tín dụng, không bị sự can thiệp một cách chi tiết vào việc cho vay đối với khách hàng của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại được tự do lựa chọn khách hàng, tự do trong sự ưu tiên với những khách hàng mà ngân hàng tin tưởng...
Lý do mà người ta theo đuổi cơ chế tài chính kiềm chế, đó là người ta muốn phát huy hết sức mạnh của tài chính.
Nhưng đối với các nước theo đuổi cơ chế tài chính tự do thì việc xảy ra khủng hoảng tài chính là có nguy cơ rất cao, đặc biệt là đối với những nước có đự trữ ngoại hối không phải thuộc loại cao. Do đó, khủng hoảng tài chính xẩy ra phụ thuộc phần lớn vào cơ chế tài chính mà mỗi nước đã lựa chọn. Nếu xảy ra khủng hoảng tài chính thì hậu quả của nó là rất lớn đối với nền kinh tế.
Hậu quả của khủng hoảng tài chính.
Giá trị của đồng bản tệ bị giảm quá nhanh.
Một nước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, tức là nước đó không tự kiểm soát được hệ thống tài chính của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau thì việc này rất bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và với đồng tiền nước đó nói riêng. Nhà nước không kiểm soát được các nhân tố tác động đến hệ thống tài chính, lòng tin của dân chúng trong nước nói riêng và quốc tế nói chung đối với đồng tiền đó sẽ giảm, do đó sức mua của đồng tiền đó sẽ bị giảm mạnh. Khi đồng bản tệ bị mất giá, nếu Nhà nước muốn sức mua của đồng tiền đó tăng lên lại như cũ thì họ sẽ phải tung lượng ngoại tệ dự trữ của mình ra để bán, thu đồng tiền nước mình về, lúc đó cầu về đồng tiền đó sẽ tăng lên và sẽ làm cho sức mua của đồng tiền tăng lên. Nhưng muốn làm được điều đó thì Nhà nước hay Ngân hàng trung ương cần phải có một lượng dự trữ về ngoại tệ mạnh đủ lớn. Trong trường hợp nước đó không có đủ dự trữ về ngoại tệ thì không còn cách nào khác là phải cầu cứu bên ngoài mà chủ yếu là phải đi vay nhưng để vay được tiền thì sẽ bị bên ngoài áp đặt điều kiện và một trong những điều kiện đó là việc Nhà nước buộc phải phá giá đồng bản tệ .
Song hành với việc Nhà nước buộc phải tuyên bố phá giá đó chính là nước đó phải chấp nhận lạm phát. Có ba mức độ lạm phát là :
Lạm phát vừa phải: có thể kiểm soát được tức là ở mức dưới 10%.
Lạm phát phi mã: nàm trong khoảng từ 10% tới 100%.
Siêu lạm phát: lớn hơn 100%.
Khi xảy ra lạm phát thì hậu quả của nó là rất nghiêm trọng, cụ thể là :
+ Đối với nền kinh tế, thông qua các chỉ tiêu như : sản lượng, cán cân thanh toán, ngân sách nhà nước, GDP ta thấy giá cả tănglên hì lạm phát tăng làm cho đầu tư của nền kinh tế giảm và sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Lạm phát sẽ làm cho cán cân thanh toán ngày càng thâm hụt, do đó gánh nặng nợ nước ngoài sẽ tăng lên đặc biệt là đối với những nước nhập siêu.
Lạm phát làm cho bội chi ngân sách ngày càng lớn và nếu bội chi ngân sách càng lớn thì uy tín cuả Nhà nước đối với công chúng giảm do đó để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bắt buộc phải in tiền là cho lượng tiền trong lưu thông tăng, chính điều đó sẽ làm cho lạm phát ngày càng trầm trọng hơn.
Lạm phát làm cho GDP giảm .
+ Đối với xã hội thì đây chính là giai đoạn mà việc đầu cơ, tích trữ là rất phổ biến. Điều này sẽ tạo ra cầu giả tạo và làm cho giá cả ngày càng tăng lên. Đó chính là ách tắc trong lưu thông hàng hoá và tiền tệ.
Lạm phát tạo ra việc phân phối lại một cách bất hợp lý của các tầng lớp dân cư, cụ thể là sẽ lợi cho người đi vay, những người đi thuê thực hiện các hợp đồng kinh tế.
+ Đối với kinh tế đối ngoại thì lượng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm nghiên trọng do uy tín của cả nền kinh tế cũng như của các doang nghiệp giảm sút và điều này sẽ gây thiệt hại về cả hữu hình lẫn vô hình.
Đầu tư bị giảm nhanh chóng.
Đầu tư ở cả trong nước lẫn nước ngoài đều giảm. Khi một đất nước có mức lạm phát không thể kiểm soát được thì các nhà đầu tư sẽ có tâm lý chung là không dám mạnh dạn bỏ vốn của mình ra để đầu tư vào nơi không an toàn bởi khi đó rủi ro là rất cao.
chương II. Nguyên nhân , diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng tới Việt nam.
1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng.
-- Nhóm nguyên nhân thứ nhất : sự bất cập trong quản lý vĩ mô của chính phủ.
Sụ chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành chính sách tỉ giá khiến các đồng bản tệ bị đánh giá cao giả tạo trong một thời gian dài so với đồng đô la Mỹ . Điều này càg kích thích các nhà đi vay của Thái Lan và các nước tăng cường vay nosng USD rồi chuyển chúng sang bản tệ với lãi suất cao tại các ngân hàng trong nước để hưởng lợi và do đó kéo theo một khối lượng lớn vốn nước ngoài ngắn hạn vào trong nước đã kich thích sự gia tăng giá trị tài sản và cổ phiếu cũng như các khoản mục đầu tư dễ dãi và tiềm ẩn trong nó là nguy cơ làm phát sinh và gia tăng một nền kinh tế ảo.
Chính sách tự do hoá các hoạt động kinh tế không được tiến hành đòng bộ đi đôi với việc tăng còng giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chính ngân hàng chính là sự yếu kém trong hệ thống quản lý.
Ngoài ra, ở các nước này còn có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nhu là khủng hoảng tài chính tiền tệết quả của những sai lầm nêu trên trong đó mất cân đối lớn nhất là sự thâm hụt tài khoản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước.
--Nhóm nguên nhân thứ hai: sai lầm của các nhà đầu tư trong nước.
ở khu vực kinh tế tư nhân đã xảy ra cuộc “khủng hoảng nợ” và điều nay lại được khích lệ bởi cơ chế giám lỏng lẻo của chính phủ , bởi chênh lệch lãi suất trong nước và nước ngoài. Số nợ của nhiều doanh nghiệp vượt quá tổng số vốn của bản thân doanh nghiệp tới 200 - 400%.
Mặt khác, bản thân doanh nghiệp còn chưa bắt kịp những diễn biến trong và ngoài nước , chưa xử lý kịp thời các tình huống cung - cầu, giá cả mặt hàng và chất lượng sản phẩm , chiến lược thị trường và xuất khẩu không đủ đa dạng … do đó, lúng túng trong các quyết định sđầu tư mới và bỏ lỡ csc coẻ hội kinh doanh .
-- Nhóm nguyên nhân thứ ba: các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của các nước khu vực.
Trứơc hết đó là chính sách tiền tệ tín dụng của các nước lớn cả trong lẫn ngoài khu vực Châu á.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là ảnh hưởng của những hoạt động tiền tệ tín dụng nước ngòai có tính đầu cơ đã thổi phồng các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và làm tăng khả năng lây nhiễm.
Một vấn đề nữa thuộc những nhân tố bên ngoài , đặc biệt là đối với các nước Đông Nam á, là sự tham của một số nước mới và đặc biệt là Trung Quốc và ấn Độ, vào thị trường xuất khẩu của các nước này làm cho các nước này mất lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng.
Thái Lan- ngòi nổ của cuộc khủng hoảng.
Trong cả một thập kỷ, Thái Lan đã là một nơi hấp dẫn để tiến hành đầu tư. Mức lợi nhuận thu được caovà dòng vốn đổ vào để hưởng ứng với những nỗ lưc ổn định, cải tổ và tự do hoá tài chính. Cơ chế tỷ giá hối đoái ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Do chỉ thu được những khoản lãi thấp đối với các vụ đàu tư trong nước nên các ngân hàng Mỹ và Nhật cần phải tìm ra những khách hàng mớiđể cho vay và họ đã tìm ra những vị khách hàng này ở các nước Đông Nam á có nền kinh tế đang bùng nổ.
Tình trạng nợ nước ngoài đã đặt Thái Lan vào vị trí dễ bị tổn thương, thêm vào đó, việc thiếu sự linh hoạt trong cơ chế tỷ giáhối đoái và những nỗ lực yều kém của ngân hàng Thái Lan trong việc bỏ vệ đồng tiền chống lại sự tấn công của hoạt động đầu cơ tích trữ đã khiến ngân hàng Thái Lan đi vào tình trạng phá sản.
Sự rút vốn là tất yếu khi người ta dự kiến đồng tiền sẽ sụt giá. Những khoản tiền lớn đã chạy khỏi thái Lan . Ngân hàng Thái Lan cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối và cố gắng một cách vô vọng để bảo vệ tỷ giá cố định. Do ngân hàng trung ương bắt đầu hết nguồn dự trữ ngoại hối, đồng tiền bị sụt giá nghiêm trọng. Chi phí thực tế để hoàn trả các khoản nợ quốc tế tăng lên , thị trường tín dụng bị phong toả và các hoạt động lan truyền bắt đầu xuất hiện, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ra.
Indonexia - hiệu ứng lan truyền của cuộc khủng hoảng.
Nếu so sánh trường hợp của Idonexia với Thái Lan và môt số nước xảy ra khủng hoảng thì chúng ta thấy rằng : ở Idonexia cũng có đầy đủ những nguyên nhân khác quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài tích họp và đủ làm bùng phát cuộc khủng hoảng như ở Thái Lan và nhiều nước Đông Nam á khác. Song do thời gian ủ bệnh quá lâu, mức độ khá trầm trjng nên nét đặc trưng ở Idonexia là diễn biến của cuộc khủng hoảng với tốc độ cao và những hậu quả gây ra nặng nề, kéo dài hơn nhiều so với các nước khác.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở đây cũng được khởi đầu bằng việc mất giá của đồng Rupiah, nhưng tốc độ thì không gì cản nổi. Đồng rupiah từng có thời điểm mất giá cao nhất tới trên 625% .
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho mức sống của người dân giảm xuống rất nhanh, tỷ lệ thất nghiệp tăng 4 lần so với trước, 16 ngân hàng và trên 80% công ty bị phá sản. Dự trữ ngoại tệ giảm chỉ còn 14 tỷ USD, trong khi đó nợ nước ngoài của Idonexia lên tới 133,67 tỷUSD.
Hàn Quốc - sự sụp dổ của các tập đoàn kinh tế.
Sau một thời gian hoành hành ở các nước Đông Nam á và gây thiệt hại nhiêm trọng đối với nền kinh tế các nước như Thái Lan , Indonexia, Malaayxia…, đến tháng 10 năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc.
Các tập đoàn kinh tế lớn( chaebol) vẫn được coi là những trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc. Thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng , 7 trong số 30 tập đoàn lớn nhất đã gục ngã. Như một bệnh dịch có khả năng lan truyền cao, hàng loạt tập đoàn khác lần lượt gục ngã. Đìeu này đã làm ảnh hưởng nặng nề vào hệ thống tài chính ngân hàng của nước này, người nước ngoài không còn tín nhiệm các ngân hàng nước này nữa.
Trong bối cảnh đó, tổng số nợ nước ngoài của Hàn Quốc đã lên tới 130 tỷ USD.
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối cuối tháng 10 năm 1997 chỉ còn 30,5 tỷ USD. Đồng won đã bị sức ép nặng nề từ nhiêfu phía nên đã giảm giá mạnh, các chỉ số chứng khoán Hàn Quốc đã liên tục tụt xuống, khủng hoảng tài chính tiền tệ là không thể tránh khỏi.
Nhật Bản - sự sụt giá của đồng Yên.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Nhật Bản khởi đầu bằng việc sụt giá của đồng Yên từ tháng 5 năm 1998, có lúc lên cao 146,5 Yên / USD.
Sự sụt giá của đồng yên đã gây ra hậu quả to lớn tức thì . Với riêng nền kinh tế Nhật Bản nó làm cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ càng trở nên trầm trọng gấp bội . Toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng bị trao đảo mạnh và đứng trước nguy cơ đổ bể . trong bối cảnh nền kinh tế như thế này , xuất khẩu đã và sẽ tiếp tục sụt giảm nhanh theo đà mất giá của đồng yên . Các mất cân đối sẽ trầm trọng hơn.
3 . ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến Việt Nam.
a. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường hối đoái :
Cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở khu vực châu á ngay lập tức đã gây sức ép giảm giá đồng Việt Nam do thị trường dự đoán về khả năng khủng hoảng của đồng Việt Nam , dẫn tới tình trạng găm giữ , đầu cơ ngoại tệ . Tâm lý đầu cơ của thị trường đã đẩy tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh (có thời điểm tỷ giá VND/USD lên đến mức 14600 tạo chênh lệch lớn so với tỷ giá của các ngân hàng thương mại ). Bên cạnh đó , tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại cũng luôn ở mức trên giao dịch cho phép , gây sức ép giảm giá đồng Việt Nam .
ảnh hưởng đến cơ cấu tiền gửi tại hệ thống ngân hàng
Khủng hoảng tiền tệ Đông Nam á gián tiếp tác động tới cơ cấu tiền gửi giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng . Tiền gửi bằng đồng Việt Nam có xu hướng tăng chậm , trong khi đó tiền gửi bằng ngoại tệ tăng khá nhanh kể cả tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của dân chúng và tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp (tính đến 30-11-1997 tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ là 526 triệu USD ,tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp là 1720 triệu USD ). Nhiều doanh nghiệp giữ ngoại tệ trên tài khoản mà không bán cho ngân hàng để tránh khả năng giảm giá đồng Việt Nam . Tình hình trên đã gây nên sự mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ tại một thời điểm . tạo sức ép không nhỏ đến tỷ giá đồng Việt Nam và đã gây những xáo trộn bất ổn nhất định trên thị trường ngoại hối nước ta .
Tác động đến hoạt động giao dịch ngoại tệ :
Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường nói chung bị giảm sút . Thực tế nửa cuối năm 1997 , nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ , hoạt động của thị trường có lúc bị ngưng trệ và nhu cầu mua bán chỉ nhằm mục đích phục vụ cho các khách hàng chính của mình , không mang tính chất kinh doanh . Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2,5 tỷ USD , giảm 5% so với 6 tháng đầu năm 1997, doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD , giảm 1% so với 6 tháng đầu năm 1997 .
Tăng gánh nợ cho các doanh nghiệp :
Khủng hoảng tiền tệ khu vực tác động tăng tỷ giá hối đoái đã gián tiếp làm tăng thêm các khoản nợ nước ngoài . Đặc biệt là các khoản nợ đến hạn thanh toán . Nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ hoặc phải mua với giá cao đã chịu lỗ rất lớn . Tỷ giá tăng đột biến cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong khi giá hàng hoá trong nước tăng không nhiều .
Gây sức ép đối với lãi suất đồng Việt Nam :
Ngoại tệ tăng mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn đồng Việt Nam do lãi suất thấp hơn và không chịu rủi ro về tỷ giá . Nhu cầu vay vốn VND tăng đã gây mất cân đối cung cầu về tiền đồng trên thị trường , tạo sức ép tăng lãi suất đồng nội tệ và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách lãi suất thấp nhằm khuyến khích đầu tư kinh doanh sản xuất đối với nền kinh tế .
Đe doạ sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam :
Do các ngân hàng thương mại gặp khó khăn về huy động vốn , về khả năng thanh toán trong nước và quốc tế .
b. Đối với lĩnh vực ngoại thương :
Châu á là một thị trường thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay . Năm 1997 , thị trường này chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó ASEAN chiếm 20% ) và 70% tổng kim ngạch nhập khẩu (trong đó ASEAN chiếm 28% ). Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Châu á là dầu thô , than đá , cao su , cà phê , hạt có dầu , gạo , hải sản ,dệt –may da –giày . . .và nhập khẩu chủ yếu từ đó về là xăng , dầu , sắt thép , phân bón , xi măng , linh kiện điện tử , ô tô , xe máy . . .Xingapo là thị trường xuất –nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở khu vực ASEAN , chiếm tới 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN , và kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN . Như vậy , ở mức độ nào đó , luồng hàng xuất –nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN , chính xác hơn là giữa Việt Nam và Xingapo sẽ ít chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng do kinh tế Xingapo đang vững vàng nhất trong khối ASEAN hiện nay . Tuy nhiên , cùng với thời gian và sự lan rộng của khủng hoảng , xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN và Châu á nói riêng , ra thị trường thế giới nói chung , sẽ chịu tổn thất cả về sự sụt giảm khối lượng lẫn giá cả hàng xuất khẩu ( ước tính tổn thất do giá xuất khẩu giảm là 500 triệu USD trong năm 1997 ) . Đó là vì sự thu hẹp sức mua của các thị trường xuất khẩu (do khủng hoảng , do giảm tỷ lệ tăng trưởng , do quan hệ cung cầu ) và vì sức ép tạo nên bởi sự phá giá các đồng tiền khu vực với tốc độ cao hơn VND , nên hàng xuất khẩu của ta bị đắt lên tương đối so với hàng của các nước cạnh tranh . (Mặc dầu có sự bù trừ nào đó bởi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về giá nhân công so với các nước ASEAN thấp hơn vài lần , và bởi chế độ ưu đãi mà EU vẫn dành cho Việt Nam trong khi đã giảm bớt đối với các nước ASEAN khác như Thái Lan ). Mặt khác , tác động tiêu cực còn ở chỗ , trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam , tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới trên 10% và có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức tăng chung , việc các nhà đầu tư lớn , như các NICs châu á , cũng đang gặp khó khăn ở chính quốc , sẽ làm giảm sự đóng góp của các doanh nghiệp này ở Việt Nam . Chứng minh rõ nét cho nhận định này là xu hướng giảm sút liên tục xuất khuẩ của Việt Nam sang ASEAN từ 2252 triệu USD năm 1996 xuống còn 1787 triệu USD năm 1997 , và tháng 1/1998 giảm tới 57% so với tháng 12/1997 (tương tự xuất khẩu trong thời gian này sang Hàn Quốc giảm 24% , Đài Loan giảm 50% ).
Về nhập khẩu , tác động của khủng hoảng làm cho giảm giá hàng xuất từ ASEAN , điều đó vừa có lợi , vừa có hại cho nước ta . Một mặt , hàng nguyên liệu , vật tư , máy móc phục vụ sản xuất , nhất là để xuất khẩu , được nhập từ các nước ASEAN đã trở nên rẻ hơn từ 10-40% , giúp giảm chi phí đầu vào , do đó giảm giá thành , nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam (tuy nhiên , do điều chỉnh tỷ giá VND cuối năm 1997 mà một số doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng nhập khẩu như xăng dầu ,thép,xi măng ,phân bón. . .đã bị thua lỗ ).Mặt khác ,“cơn lốc” hàng rẻ sẽ tìm mọi cách tràn vào nước ta , kể cả qua con đường nhập lậu , khiến các doanh nghiệp trong nước bị giảm thị phần , giảm sản xuất . Một khi lịch trình cắt giảm thuế theo kế hoạch AFTA được xúc tiến tới đây sẽ tạo ra tác động cùng chiều làm tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường Việt Nam .
c. Đối với lĩnh vực thu hút vốn và trả nợ nước ngoài :
Cuộc khủng hoảng đang và sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam theo các khía cạnh sau đây :
Thứ nhất , sự mất ổn định chung môi trường đầu tư - kinh doanh khu vực khiến các nhà đầu tư trên thế giới e ngại , găm vốn chờ đợi , nghe ngóng tình hình . hoặc chuyển hướng đầu tư vào các thị trường khác an toàn hơn . Thành thử những đồng vốn nước ngoài đổ vào khu vực sẽ trở nên khan hiếm hơn và mỗi nước càng khó tìm kiếm những đồng tiền rẻ và dễ dãi hơn , vì bản thân các nước này đều đang gắng cải thiện môi trường đầu tư , “nâng cấp” các chế độ ưu đãi đầu tư của mình . Trong điều kiện đó dòng vốn nước goài dành cho Việt Nam cũng eo hẹp hơn .
Thứ hai , trong số hơn 700 công ty từ 62 nước đã ký kết đầu tư vào Việt Nam hiện nay với 2137 dự án và tổng giá trị 31224 triệu USD (tính đến 12/97 ), thì NICs ở Đông á , ASEAN và Nhật Bản luônlà những đối tác dẫn đầu , chiếm khoảng 69,8% dự án và 67,9% tổng giá trị đầu tư đã ký kết nêu trên . Hiện tại , hầu hết các nước này đang có những vấn đề căng thẳng về tài chính do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở các nước đó . Do đó , chắc chắn nguồn vốn này sẽ giảm sút trong thời gian tới , cả vì lý do thiếu vốn , khó khăn về thị trường , chính sách hạn chế tư bản đầu tư ra nước ngoài để giành vốn cho trong nước của Chính Phủ các nước đó đang và sẽ thi hành , cũng như do đồng bản tệ của họ giảm giá sẽ kích thích các công ty của họ quan tâm đến lợi ích mà thị trường trong nước sẽ đem lại .
Thứ ba , cuộc khủng hoảng sẽ làm cho Việt Nam thêm khó khăn và chậm trễ hơn trong vấn đề giải ngân vốn nước ngoài . Khoảng 62% số cam kết FDI mà chưa được giải ngân là từ khu vực châu á , trong đó 50% các vốn cam kết mà chưa được giải ngân lại lệ thuộc vào các dự án phát triển bất động sản (khách sạn , du lịch , nhà cao tầng , xây dựng các đô thị mới). Đây là sự “nhị trùng”không may mắn cho chúng ta vì lẽ về cả những khó khăn về tài chính lẫn sự trì trệ thị trường bất động sản sẽ khiến cho các chủ đầu tư thêm lý do chính đáng trì hoãn , ngừng thực hiện , thu hẹp , giảm tiến độ , thậm chí từ bỏ ý định thực hiện các cam kết đầu tư của họ đã ký kết . Thực tiễn gần đây đang chứng tỏ xu hướng này , nhất là ở khu vực phía Nam .
Thứ tư , cuộc khủng hoảng một mặt thúc đẩy các nước ASEAN tìm đến nhau , tăng cường các nỗ lực hợp tác để cùng tìm lối thoát vượt qua khủng hoảng . Do đó , nhu cầu tăng về trao đổi thương mại và đầu tư lẫn nhau , tăng sức hấp dẫn chung của khu vực đối với đầu tư nước ngoài trở thành tự nhiên và được khuyến khích như một lợi ích chung , lợi ích khu vực . Mặt khác , cuộc khủng hoảng ít nhiều , trực tiếp hay gián tiếp , lại “đẩy “ các nước này ra xa nhau với những lý do đã phân tích trên đây (tức do những khó khăn tài chính giống nhau và sự cạnh tranh trong vấn đề tăng xuất khẩu , tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài , sự e ngại về việc tự do hoá quá nhanh sẽ làm lan truyền nhanh hơn những tác động tiêu cực của khủng hoảng . . .) . Lịch sử cũng cho thấy , lợi ích kinh tế đã từng kéo các đối tác lại với nhau , kết gắn họ lại ; song lợi ích kinh tế cũng có thể “đẩy “ họ ra xa nhau hơn mức có thể . Thành thử , vấn đề đang đặt ra cho các nước ASEAN trong cuộc khủng hoảng này là xử lý các lợi ích “hướng tâm “ và các lợi ích “ly tâm “ như thế nào cho thoả đáng nhất để không làm tổn hại những thành tựu sau bao năm xây đắp . Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của thực tiễn đó .
Thứ Năm , sự giảm giá bản tệ do khủng hoảng , một mặt , làm giảm những giá trị các khoản vay hay viện trợ bằng chính đồng bản tệ đó cho Việt Nam (chẳng hạn bằng đồng yên đối với những khoản ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam ) ; mặt khác . lại làm tăng chi phí dịch vụ nợ nếu đồng tiền phải thanh toán là ngoại tệ đang lên giá so với đồng bản tệ ấy (chẳng hạn làm tăng chi phí dịch vụ nợ bằng USD nếu tính theo giá VND đã bị giảm giá 15% so với năm trước ).
Cuối cùng , thứ sáu , do khủng hoảng , giá trị tài sản nhất là cổ phiếu và bất động sản ở khu vực đang có xu hướng sụt giảm , làm tăng sự hấp dẫn “mời gọi “ các nhà đầu tư mạo hiểm óc tính đầu cơ nước ngoài đổ tiền vào mua vét , tích trữ chờ giá lên. Chính vì vậy , ở mức độ nhất định sẽ có sự gia tăng dòng đầu tư nước ngoài nhằm tham gia quá trình mua lại , sáp nhập công ty và bất động sản khu vực . Đây là tín hiệu và cơ hội tốt cho triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực ,trong đó có Việt Nam , đặc biệt trong bối cảnh xúc tiến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới .
d. Đối với lĩnh vực ngân sách và đầu tư trong nước :
Hiển nhiên rằng do cuộc khủng hoảng , dòng vốn nước ngoài đổ vào đã , đang và sẽ tiếp tục chững lại , thậm chí giảm sút , thì vai trò của đầu tư bằng nguồn vốn trong nước sẽ càng phải được đề cao ; trong đó cần phải chú trọng hơn nữa vào nguồn vốn của khu vực tư nhân , với ưu thế của nó và linh hoạt , tiềm tàng và hiệu quả hơn so với đầu tư ngân sách nhà nước .
Một thực tế đặt ra , khủng hoảng sẽ thu hẹp sức mua của thị trường khu vực – thị trường lớn nhất của Việt Nam như đã nêu trên đây , khủng hoảng sẽ gây lúng túng cho các chủ đầu tư khi chọn hướng đầu tư sinh lợi mới và an toàn hơn , đồng thời khủng hoảng cũng làm lây lan “hiệu ứng tâm lý “, tạo ra tình trạng thụ động , kém sôi động trong giới doanh nhân trong nước (một phần còn do sức ép cạnh tranh tăng lên của hàng ngoại nhập rẻ ngay trên thị trường trong nước ). Vốn kinh doanh sẽ được găm giữ nhiều hơn , chuyển hoá thành vàng , ngoại tệ nhiều hơn ;tiền gửi tiết kiệm có khả năng bị chuyển sang các dạng tài sản khác an toàn hơn , trước sự đe doạ phá giá VND và lạm phát có thể sảy ra (một lý do làm tăng tình trạng này là sự giảm sút lòng tin của người gửi tiền vào độ an toàn của các ngân hàng trong nước ). Trước thực tế kém hấp dẫn của thị trường chứng khoán khu vực trong cuộc khủng hoảng hiện nay , chính phủ và người dân có thái độ e dè hơn với thị trường chứng khoán sắp tới sẽ chính thức đi vào hoạt động ở nước ta . Những yếu tố kể trên , vốn trong nước sẽ vừa thừa nhiều , lại vừa thiếu nhiều , tựa như tình trạng năm qua của hệ thống tín dụng Việt Nam : các doanh nghiệp thiếu vốn trong khi các ngân hàng thừa vốn không dám cho vay , vì nỗi ám ảnh của gánh nặng “nợ khó đòi “ có xu hướng gia tăng phổ biến , còn hệ thống luật pháp nhà nước thì đôi khi bất lực hoặc kém triệt để trong việc giải quyết vấn đề này .
Cũng vì những lý do đó , có khả năng thu ngân sách sẽ giảm sút do tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của đất nước , của toàn khu vực và của toàn cầu ; mặc dù có thể tồn tại những hy vọng nào đó về khả năng tăng nguồn thu từ thuế suất –nhập khẩu nhờ hệ quả của sự phá giá các bản tệ khu vực và VND , song hy vọng này sẽ bị bù trừ chọư e ngại khác là việc giảm giá hàng xuất khẩu do sức ép khủng hoảng sẽ làm mất đi những khoản thu ngân sách to lớn trong tương lai . Trong khi đó , chi ngân sách lại có xu hướng gia tăng , do sự tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài , do các khoản chi đột xuất , hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước mất khả năng thanh toán , tăng các chi phí nhập nguyên vật liệu từ bên ngoài . . . Ngoài ra , cũng cần phải tính đến những chi phí để hạn chế những hệ quả tiêu cực về mặt xã hội dưới tác động của khủng hoảng và cải cách doanh nghiệp nhà nước , tức các khoản chi hỗ trợ giải quyết việc làm cho lượng người thất nghiệp gia tăng (do thu hẹp sản xuất , cổ phần hoá , do giảm thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khu vực . . .) .
Tóm lại , khủng hoảng đang và sẽ tiếp tục tác động đến một số lĩnh vực kinh tế của Việt Nam theo tất cả các kênh . Nguy cơ lớn nhất mà cuộc khủng hoảng đặt ra cho chúng ta là : nếu không nhận thức đầy đủ những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đất nước , hội nhập và bắt kịp trình độ khu vực . . .thì rất có thể sau một vài năm nữa thôi , khoảng cách chênh lệch , sự tụt hậu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã thực hiện cải cách thành công , sẽ càng rõ nét hơn .
chương III. Những đối sách cần thiết của Việt Nam - Định hướng và giải pháp :
1. Những định hướng chiến lược nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29910.doc