Đề tài Nguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất tại một số vùng ở Việt Nam

Nhu cầu bón phân cho các loại cây trồng khác nhau là khác nhau, trong đó lượng phân bón cho lúa là cao nhất (chiếm 69% tổng lượng bón).

So sánh với các nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì lượng phân bón của nước ta còn thấp, nhưng nó là một nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước là do:

- Hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta còn thấp: Đạm đạt 30 – 45%, Lân 40 – 45%, Kali 40 – 50%. Lượng phân thất thoát năm 2007 là 1.455,1 nghìn tấn (814,5 .103 tấn N, 330,7 .103 tấn P, 309,9. 103 tấn K).

- Bón phân không đều: Lượng phân bón quá nhiều ở đồng bằng và quá ít ở vùng trung du, miền núi. Lượng phân bón tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.

- Bón phân không đúng kỹ thuật: Phân bón chủ yếu được bón trên mặt đất, mặt ruộng do đó dễ bị mất. Nếu bón vùi sẽ tăng hiệu quả bón phân đạt đến 70 – 80%.

- Bón phân không cân đối: Hầu hết người nông dân đều sử dụng quá nhiều phân đạm để bón cho cây trồng, trong khi đó P và K lại thấp. Tỷ lệ phân bón N, P , K mất cân đối một cách nghiêm trọng (10:3:1), tỷ lệ này của thế giới là 10:4:3 (năm 2003) lượng K sử dụng ở nước ta rất thấp. Việc bón phân mất cân đối sẽ làm giảm hiệu quả của phân bón đối với cây trồng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất tại một số vùng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali… Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại. Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng.. Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định. Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. Hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn đất… Khái niệm ô nhiễm đất: + Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. + Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vài đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người. Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Theo nguồn gốc phát sinh thì có: Nguồn gốc tự nhiên: Do lắng đọng của các chất, do hoạt động núi lửa… Nguồn gốc nhân tạo: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp Theo tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng… Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm sạch của đất. - Khái niệm: Khả năng tự làm sạch của đất: Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như: Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả năng tự làm sạch cao. Đất nhiều mùn, nhiều acid humic Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn. Sự thoát nước và giữ ẩm Cấu trúc đất tốt. Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng. Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn Trong bài tiểu luận này, chúng tôi phân chia đất ô nhiễm ở Việt Nam theo nguồn gốc phát sinh. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm đất ở Việt Nam Nguyên nhân tự nhiên. Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm. Bảng 1: Thành phần kim loại vết trong một số khoáng vật điển hình. Trạng thái phong hoá Khoáng vật Hiện diện Thành phần kim loại vết Dễ bị phong hoá Olivine Đá macma Mn, Co, Ni, Cu, Zn Anorthite Mn, Cu, Sr Augite Đá siêu bazơ và bazở núi lửa Mn, Co, Ni, Cu, Zn, Pb Hornblende Phân bố rộng trong đá macma và biến chất Mn, Co, Ni, Cu, Zn Albite Coase, intermediate igneous rocks Cu Biotite Mn, Co, Ni, Cu, Zn Orthoclase Đá macma axít Cu, Sr Muscovite Granite, phiến thạch, thuỷ tinh Cu, Sr Khả năng ổn định khoáng tăng Magnetite Đá mácma và biến chất Cr, Co, Ni, Zn Bảng 2: Hàm lượng kim loại trong một số loại đá Đá macma Đá thứ sinh Nguyên tố Đá siêu bazơ (serpentin) (mg/g) Bazơ (basalt) (mg/g) Granie (mg/g) Đá vôi (mg/g) Đát cát kết (mg/g) Đá phân lớp (mg/g) Cr 2000-2980 200 4 10-11 35 90-100 Mn 1040-1300 1500-2200 400-500 620-1100 4-60 850 Co 110-150 35-50 1 0.1-4 0.3 19-20 Ni 2000 150 0.5 7-12 2-9 68-70 Cu 10-42 90-100 10-13 5.5-15 30 39-50 Zn 50-58 100 40-52 20-25 16-30 10-120 Cd 0.12 0.13-0.2 0.9-0.2 0.028-0.1 0.05 0.2 Sn 0.5 1-1.5 3-3.5 0.5-4 0.5 4-6 Hg 0.004 0.01-0.08 0.08 0.05-0.16 0.03-0.29 0.18-0.5 Pb 0.1-0.4 3-5 20-2.4 5.7-7 8-10 20-23 Ví dụ: Asen trong đất và vỏ phong hóa: Hàm lượng của asen trung bình trong đất là 5 - 6ppm, trong đất ở Mỹ là 1.7-5ppm, ở Pháp và Italia – 2ppm, đồng bằng Nga – 5ppm. Các kiểu đất khác nhau về hàm lượng asen, hàm lượng asen trung bình trong đất phát triển trên đá cát kết ở Thái Lan là 2.4ppm, ở Nhật Bản – 4ppm, Hàn Quốc – 4.6ppm…. Đất phong hóa từ sét kết giầu asen hơn: Bungari 3,4ppm, Thái Lan 12.8ppm… Ở nước ta có rất ít tài liệu địa hóa asen trong đất. Hàm lượng trung bình của asen trong đất ở Tây Bắc dao động trong khoảng từ 2,6-11 ppm. Trầm tích ven bờ Việt Nam có hàm lượng asen dao động 0,1- 6,1 ppm. Cao nhất ở khu vực ven bờ Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Quảng Ngãi. Chì: Trong các đá magma, Pb có xu thế tăng dần hàm lượng từ siêu mafic đến axit. Trong các đá magma, Pb chủ yếu tập trung trong khoáng vật felspat, tiếp đó là những khoáng vật tạo đá xẫm màu mà đặc biệt là biotit. Trong thành tạo đá trầm tích và biến chất:Ở khu vực Đông Bắc Bộ, Pb được xếp vào nhóm nguyên tố quặng kim loại (Sn, Cu, Pb, Zn, Ga, Ag) rất phổ biến; chúng được phát hiện với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất, đặc biệt trong các đá Paleozoi. Ở khu vực Tây Bắc Bộ, Pb và Cu là 2 nguyên tố quặng kim loại phổ biến với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất. Pb thường tập trung cao trong các đá trầm tích ở 2 bên tả và hữu ngạn sông Đà. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, chì là nguyên tố kém linh động. - Nguyên nhân nhân tạo + Do chiến tranh Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới [3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Lượng chất độc trên được rải lên đất, làm ô nhiễm đất, thay đổi hệ sinh thái của đất, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật trong một thời gian rất dài. + Do hoạt động nông nghiệp Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp: Tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mở rộng các hệ tưới tiêu. Tuy nhiên, trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thường có sẵn các kim loại nặng và các chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ trở thành chất ô nhiễm. Bảng 3. Các tạp chất trong phân superphosphate (Theo Barrows, 1996) Kim loại Hàm lượng Arsenic 2,2 - 12 ppm Cadmium 50 - 170 Chlomium 66 - 243 Cobalt 0 - 9 Ðồng 4 - 79 Chì 7 - 92 Nicken 7 - 32 Selenium 0 - 4,5 Vanadium 20 - 180 Kẽm 50 - 1490 Bảng 4: Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược Loại nông dược Thời gian bán phân hủy (năm) Hợp chất kim loại nặng 10 – 30 Clo hữu cơ (666, DDT) 2 – 4 Thuốc trừ cỏ 1 – 2 2,4D và 2,4,5T 0.4 Thuốc trừ sau dạng lân hữu cơ 0.02 – 0.2 Ở nước ta, nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng gia tăng. Bảng 5: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở nước ta qua các năm (ĐV: nghìn tấn) Năm N P K NPK Tổng 1990 425.4 105.7 29.2 62.3 560.3 2000 1,332.0 501.0 450.0 180.0 2283.0 2005 1,155.1 554.1 354.4 115.9 2063.6 2007 1,357.5 551.2 516.5 179.7 2425.2 (Nguồn: Cục trồng trọt năm 2008) Nhu cầu bón phân cho các loại cây trồng khác nhau là khác nhau, trong đó lượng phân bón cho lúa là cao nhất (chiếm 69% tổng lượng bón). So sánh với các nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì lượng phân bón của nước ta còn thấp, nhưng nó là một nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước là do: Hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta còn thấp: Đạm đạt 30 – 45%, Lân 40 – 45%, Kali 40 – 50%. Lượng phân thất thoát năm 2007 là 1.455,1 nghìn tấn (814,5 .103 tấn N, 330,7 .103 tấn P, 309,9. 103 tấn K). Bón phân không đều: Lượng phân bón quá nhiều ở đồng bằng và quá ít ở vùng trung du, miền núi. Lượng phân bón tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Bón phân không đúng kỹ thuật: Phân bón chủ yếu được bón trên mặt đất, mặt ruộng do đó dễ bị mất. Nếu bón vùi sẽ tăng hiệu quả bón phân đạt đến 70 – 80%. Bón phân không cân đối: Hầu hết người nông dân đều sử dụng quá nhiều phân đạm để bón cho cây trồng, trong khi đó P và K lại thấp. Tỷ lệ phân bón N, P , K mất cân đối một cách nghiêm trọng (10:3:1), tỷ lệ này của thế giới là 10:4:3 (năm 2003) lượng K sử dụng ở nước ta rất thấp. Việc bón phân mất cân đối sẽ làm giảm hiệu quả của phân bón đối với cây trồng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất. Chất lượng phân bón không đảm bảo: Nhiều loại phân bón bản thân nó có chứa nhiều chất độc hại: + Phân bón được chế biến từ rác thải đô thị, phế phẩm sản xuất có chứa nhiều KLN và các VSV gây hại. VD: Theo nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng từ 2004 – 2007 thì Hg và Coliform là những yếu tố thường xuyên vượt quá TCCP trong các loại phân nói trên Một số loại phân P nhập khẩu có chứa hàm lượng Cd quá cao VD: phân P nhập từ vùng nam Mỹ và Châu Phi có hàm lượng Cd ở mức cao trên 200 ppm. Ngoài ra trong phân chuồng cũng có chứa rất nhiều các loại KLN và các vi sinh vật gây hại. Cùng với phân bón thì hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y cũng được sử dụng ngày càng nhiều, hiện nay Việt Nam sử dụng trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT), lượng sử dụng là không lớn (từ khoảng 0.5 – 1kg/ha/năm), tuy nhiên, cũng như phân bón, việc sử dụng không hợp lý đã làm cho thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trở thành một nguồn gây ô nhiễm. Bảng 6 : Lượng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ trong cả nước qua các năm Năm Diện tích canh tác (triệu ha) Khối lượng thuốc nhập khẩu (tấn thành phẩm quy đổi) Lượng thuốc bình quân (kg.a.i)/1 ha 1995 10.5 25.666 0.85 1996 10.5 32.751 1.08 1997 10.5 30.406 1.01 1998 10.5 42.738 1.35 1999 10.5 33.715 1.05 Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm tiêu thụ trên 30000 tấn TBVTV thành phẩm (Nguồn: cục bảo vệ thực vật, 2004) Việc áp dụng các biện pháp đó là không thể thiếu trong nền nông nghiệp hiện đại, tuy nhiên các biện pháp đó đang bị lạm dụng và sử dụng một cách không phù hợp đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước. + Do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất. Bảng 7: Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng. Kim loại nặng Nguồn gốc công nghiệp As Nước thải công nghiệp thủy tinh, sx phân bón Cd Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm, hơi thải chứa Cd Cu Luyện kim, CN chế đồ uống, sx thuốc BVTV Cr LuyệLuyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm Hg Xưởng sx hợp chất có chứa Hg, BVTV có chứa Hg Pb Nước thải luyện kim, BVTV, Nhà máy sx Pin, ắc quy, khí thải chứa Pb Zn Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông dược chứa Zn và Phân lân Ni Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu, thuốc nhuộm F Nước thải sau khi sản xuất phân lân Muối kiềm Nước thải nhà máy giấy, nhà máy hóa chất Axit Nước thải nhà máy sx axit sunfuric, đá dầu, mạ điện Trong hoạt động công nghiệp, ở các đô thị có thể phân chia chất thải gây ô nhiễm đất ra làm 4 nhóm chính: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ. + Chất thải xây dựng: Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtông, nhựa…trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rẩ khó bị phân hủy… + Chất thải kim loại: Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải. (Tính theo phần trăm lượng phát sinh có nguồn gốc công nghiệp) Các loại bình điện (pin, ac quy) có mức chất thải kim loại nặng cao nhất: 93% tổng số lượng thủy ngân, khoảng 45% số lượng Cadmium (Cd). Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số lượng chì (Pb), 30% đồng (Cu), 10% crôm (Cr). Các chất thải mịn (<20 mm) chứa 43% Cu thải, 20% Pb và 12% nickel (Ni). 38% Cd thải và 25% Ni là từ chất dẻo. Nickel có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên 10% Ni. + Chất thải khí : CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon (C), 80% Co là từ động cơ xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lò gạch, lò bếp, núi lửa phun…CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do CO kết hợp với Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất một phần CO được hấp thu trong keo đất, một phần bi oxy hoá thành CO2. CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axít, làm tăng quá trình chua hoá đất. + chất thải hóa học và hữu cơ: Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhượm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nước từ cống rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Trong các loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên thường chứa nhiều các kim loại nặng. Bảng 8: Hàm lượng các nguyên tố trong bùn - nước cống rãnh đô thị (Logan, 1990) Các kim loại Hàm lượng, mg/kg chất khô Khoảng dao động Trung bình As Cd Co Cu Cr F Fe Hg Mn Mo Ni Pb Sn Se Zn 1,1 – 230 1 – 3410 11,3 – 2490 84 – 17000 10 – 99000 80 – 33500 1000 – 15400 0,6 – 56 32 – 9670 0,1 – 214 2 – 5300 13 – 26000 2,6 – 329 1,7 – 17,2 101 – 49000 10 10 30 800 500 260 17000 6 260 4 80 500 14 5 1700 Ở TP. Hồ Chí Minh, với dân số gần 7 triệu người, nên hàng ngày thải ra một lượng rác vô cung lớn, và có thành phần hết sức phức tạp, nguồn gốc khác nhau từ bùn cống, rừ nước thải, phế thải của nhà máy, trong đó có chứa các chất như mảnh vụn, kim loại linh tinh, mảnh vỏ đồ hộp, sành sứ, chai lọ. Các chất thải này thông qua chế biến và đựơc nông dân sử dụng trực tiếp để bón cho cây trồng. Ngoài ra các cơ sở sản xuất xi mạ, pin acquy,… cũng đã thải ra một lượng lớn kim loại nặng vào cống và chính những độc tố này đi vào môi trường nông nghiệp qua việc tưới nước cho cây trồng. + Do một số nguyên nhân khác Tình hình ô nhiễm đất ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Tỉnh Lâm Đồng Theo số liệu điều tra hiện nay, vấn đề ÔNMT đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là do tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc BVTV một cách tràn lan, không có sự kiểm soát của các ngành chức năng khiến cho môi trường đất ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó các hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ra những tác động bất lợi đến môi trường đất. Ngoài ra nguồn chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và sản xuất CN chưa được xây dựng hệ thống xử lí hoàn chỉnh cũng đang góp phần gây suy thoái môi trường đất. Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất Năm 2009, tỉnh bắt đầu tiến hành quan trắc chất lượng đất. Các thông số quan trắc môi trường đất chủ yếu là thành phần cơ giới, tỉ trọng, pH, EC, P2O5, K2O, tổng Nitơ, tổng hữu cơ, K+, Na+ , Asen v.v.. Kết quả quan trắc đất tại 13 vị trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau: pH: hầu hết môi trường đất tại các vị trí quan trắc đều có giá trị từ 3,8 – 7,6; do đó đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm. Giá trih pH ở đây chủ yếu bị ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp Thành phần cơ giới của đất: hầu hết các thành phần cơ giới đất trên địa bàn tỉnh là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao. Các thành phần còn gồm: 19,5 – 35,4% (hạt sét), 10,9 – 21,9% (hạt bụi), 3,3 – 19,4% (hạt cát) và 0 – 8,6% (hạt sạn sỏi). Tỷ trọng: Tại vị trí quan trắc như khu vực đồng bằng huyện Cát Tiên có tỷ trọng cao nhất trung bình 2,7g/cm3 . Những vị trí quan trắc đất còn lại là những khu vực đất dốc đồi núi có giá trị tỉ trọng thấp chủ yếu là đất trong KCN và các vị trí quan trắc thuộc khu trồng cây công nghiệp như chè, cà phê Thông số EC: giá trị EC dao động từ 6 – 170 µS/cm. Điều này chứng tỏ tỉ lệ muối tan trong đất tại các vị trí quan trắc cao, đặc biệt là vị trí quan trắc đất huyện Lạc Dương có giá trị EC cao nhất từ 158 – 170 µS/cm Hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất: Đất ở hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng dinh dưỡng và hữu cơ trong đất tương đối thấp, cụ thể: + Hàm lượng P2O5 tổng dao động từ 0,11 – 0,47%. Tuy nhiên tại các khu vực sản xuất nông nghiệp thì cao hơn các loại đất khác đặc biệt là các khu vực trồng cây công nghiệp như chè, cà phê + Hàm lượng K2O tổng số dao động từ 0,008 – 0,14%. 3 vị trí có hàm lượng K2O cao 0,14% chủ yếu là tại các khu vực trồng lúa, hoa màu, KCN công nghệ cao. + Hàm lượng Nitơ tổng số dao động từ 0,01 – 0,24%. + Hàm lượng hữu cơ trong đất dao động từ 0,5 – 11,9%. Một mẫu quan trắc tại khu vực mỏ Bôxit Bảo Lộc có hàm lượng hữu cơ thấp hơn 0,5 %, đất ở đây tương đối nghèo hữu cơ + Hàm lượng P2O5 dao động từ 2,27 – 127 mg/100g. Các khu vực có hàm lượng P2O5 cao chủ yếu là khu vực trồng chè và cà phê. Việc sử dụng phân bón trong việc chăm sóc cây trồng góp phần làm gia tăng hàm lượng P2O5 trong đất Hàm lượng K+ trao đổi dao động từ 0,74 – 5,85 mg/ 100g Hàm lượng Na+ trao đổi có hàm lượng dao động từ 0,75 – 34,9 mg/ 100g Asen : được quan trắc tại một vị trí đất trồng cây nông nghiệp, hàm lượng Asen là 8,6mg/kg. Giá trị này tuy thấp hơn QCVN 03: 2008/BTNMT về hàm lượng KLN trong đất nhưng cũng được coi là đất có hàm lượng Asen tương đối cao pH 3,8 – 7,6 Tỷ trọng (g/cm3) 2,7 EC (µS/cm) 6 - 170 P2O5 (%) 0,11 – 0,47 K2O (%) 0,008 – 0,14 Nitơ tổng số (%) 0,01 – 0,24 OM (%) 0,5 – 11,9 3.2. Tỉnh Bến Tre Ảnh hưởng môi trường đất do sử dụng thuốc BVTV Kết quả tính hệ số sử dụng phân bón và thuốc BVTV trình bày trong các bảng sau: Bảng : Thuốc BVTV và phân bón sử dụng cho cây lúa, cây màu và cây dừa ở xã An Ngãi Trung, An Hòa Tây, Phước Hiệp_tỉnh Bến Tre Cây lúa (1 ha/năm - 3 vụ năm) Cây màu (1 ha màu/năm) Cây dừa (1ha dừa/năm) Ghi chú Lượng phân bón trung bình tính bằng (kg/ha.năm) Urê 979,16 299,08 43,05 DAP 472,22 111,86 NPK 563,88 379,91 88,88 Lân 244,16 396,18 133,33 Vôi 1.083,33 Chỉ dùng ở An Hòa Tây Lượng thuốc BVTV trung bình tính bằng (kg/ha.năm hay l/ha.năm) Dạng nước 11,395 4,04 1,12 Dạng bột/hạt 2,34 11,87 (Nguồn: Điều tra, đánh giá ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre) Để đơn giản hóa, diện tích cây công nghiệp tính quy ra dừa và diện tích màu tính theo diện tích trồng rau đậu. Căn cứ như trên, lượng thuốc BVTV trong toàn tỉnh ước tính gần đúng trong bảng sau: Bảng : Ước lượng thuốc BTVT sử dụng tại tỉnh Bến Tre năm 2007 Huyện/Thị Diện tích lúa (ha) Dùng cho cây lúa (tấn/năm) Diện tích màu (ha) Dùng cho cây hoa màu (tấn/năm) Diện tích dừa (ha) Dùng cho cây dừa (tấn/năm) TX. Bến Tre 1.987 27,291 437 6,953 41 0,046 Châu Thành 5.010 68,812 309 4,916 14 0,016 Chợ Lách 269 3,695 0 0 0 0 Mỏ Cày 3.045 41,823 632 10,055 3.299 3,690 Giồng Trôm 12.569 172,635 423 6,730 2.519 2,817 Bình Đại 6.328 86,915 691 10,994 1.133 1,267 Ba Tri 37.324 512,645 904 14,383 625 0,699 Thạnh Phú 13.200 181,302 1.013 16,117 1.114 1,246 Tổng 79.732 1.095,12 4.409 70,15 8.745 9,78 Theo cách tính trên thì năm 2007 tỉnh Bến Tre tiêu thụ khoảng 1.175 tấn thuốc BVTV, đây là một khối lượng thuốc tương đối lớn. Đặc tính của thuốc BVTV là tồn tại rất lâu trong môi trường đất nên việc dùng quá nhiều thuốc BVTV sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt động sinh học của các loại sinh vật sống phụ trong vùng bị tác động trong đó có con người. Một tác hại khác của thuốc BVTV là sự xâm nhập của nó vào môi trường sinh thái đất làm thay đổi tính chất của đất. Khả năng diệt khuẩn cao của thuốc BVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong môi trường sinh thái đất. Vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút. Ảnh hưởng của môi trường đất khi sử dụng phân bón hóa học Bảng : Ước lượng phân bón hóa học sử dụng tại tỉnh Bến Tre năm 2007 Huyện/Thị Diện tích lúa (ha) Dùng cho cây lúa (tấn/năm) Diện tích màu (ha) Dùng cho cây hoa màu (tấn/năm) Diện tích dừa Dùng cho cây dừa (tấn/năm) TX. Bến Tre 1.987 4.489,47 437 992,15 41 10,88 Châu Thành 5.010 11.319,69 309 701,54 14 3,71 Chợ Lách 269 607,78 0 0,00 0 0,00 Mỏ Cày 3.045 6.879,93 632 1.434,87 3.299 875,09 Giồng Trôm 12.569 28.398,65 423 960,36 2.519 668,19 Bình Đại 6.328 14.297,61 691 1.568,82 1.133 300,54 Ba Tri 37.324 84.330,59 904 2.052,41 625 165,79 Thạnh Phú 13.200 29.824,34 1.013 2.299,87 1.114 295,50 Tổng 79.732 180.148,08 4.409 10.010,02 8.745 2.319,70 Qua kết quả tính toán trên cho thấy trong năm 2007 toàn tỉnh sử dụng 192.477,8 tấn phân bón hóa học, gấp 3,52 lần so với năm 2005. Theo nghiên cứu đánh giá, cây trồng chỉ sử dụng tối đa 30% lượng phân bón được đưa vào đất. Như vậy, lượng phân còn lại khoảng 13.473 tấn bị rửa trôi và một phần nằm lại trong môi trường đất, gây ô nhiễm môi trường đất. Phân đạm nếu tồn lưu trong môi trường đất sẽ làm tăng lượng HNO3 trong đất (super lân chứa 5% acid ở dạng tự do), tức sẽ làm tăng tính chua của đất. Khi đất chua sẽ làm mất cân đối về lượng Mn, Co, Mo có trong đất, làm thay đổi tính chất cơ lý của đất, đất bị nén chặt, độ trương co kém, tính thông khí kém. Các biện pháp giảm thiểu và cải tạo đất ô nhiễm. Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau: - Điều tra và phân tích đất: Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để đánh giá. - Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận. Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp) - Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch. Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan