Đề tài Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU Tư VÀ CÁC QUỸ ĐẦU Tư CHỈ SỐ . 2

1.1 Quỹ đầu tư và mô hình hoạt động của quỹ đầu tư . 2

1.1.1 Khái niệm quỹ đầu tư . 2

1.1.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển của quỹ đầu tư . 2

1.1.3 Phân loại quỹ đầu tư . 3

1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể đầu tư . 3

a. Quỹ đầu tư tư nhân . 4

b. Quỹ đầu tư tập thể . 4

1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng đầu tư . 4

a. Quỹ đầu tư cổ phiếu . 4

b. Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập . 5

c. Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ . 6

d. Một số quỹ khác . 6

1.1.3.3 Phân loại theo cơ cấu huy động vốn . 7

a. Quỹ đầu tư dạng đóng . 7

b. Quỹ đầu tư dạng mở . 7

c. Một số dạng khác . 7

1.1.3.4 Phân loại theo cơ chế quản lý quỹ . 8

a. Mô hình công ty . 8

b. Mô hình tín thác . 9

1.1.3.5 Phân loại quỹ đầu tư theo luật chứng khoán Việt Nam . 9

a. Quỹ đại chúng . 9

b. Thành lập quỹ thành viên. 13

1.1.4 Mô hình tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư . 13

1.1.4.1 Mô hình công ty . 14

1.1.4.2 Mô hình tín thác . 16

1.1.5 Hoạt động của quỹ đầu tư . 16

1.1.5.1 Huy động vốn . 16

1.1.5.2 Hoạt động đầu tư . 17

1.1.5.3 Bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ . 18

1.1.5.4 Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ . 18

1.1.5.5 Cung cấp thông tin cho NĐT . 18

1.1.5.6 Kênh phân phối . 18

1.2 Quỹ đầu tư chỉ số: . 19

1.2.1 Khái niệm: . 19

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển . 20

1.2.3 Phân loại . 22

1.2.3.1 Quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán (Index ETF). 22

1.2.3.2 Quỹ đầu tư chỉ số theo ngành hoặc các loại hàng hóa (Commodity ETF) . 23

a. Quỹ đầu tư chỉ số theo ngành nông nghiệp (Agricultural ETF) . 24

b. Quỹ đầu tư chỉ số theo giá năng lượng (Energy commodity ETF) . 24

c. Quỹ đầu tư chỉ số theo ngành công nghiệp (Industrial commodity ETF) . 25

d. Quỹ đầu tư chỉ số theo các kim loại quý (Precious mental ETF) . 26

1.2.3.3 Quỹ đầu tư chỉ số trái phiếu (Bond ETF) . 27

1.2.3.4 Quỹ đầu tư chỉ số thị trường tiền tệ (Currency ETF) . 28

1.2.3.5 Quỹ đầu tư chỉ số được quản lý chủ động (Actively managed ETF) . 29

1.2.3.6 Quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy và quỹ đầu tư chỉ số mua bán

khống (Leveraged ETF and short ETF) . 30

a. Quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống . 30

b. Quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy . 30

1.2.4 So sánh quỹ đầu tư chỉ số và quỹ hỗ tương . 31

Chương2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỸ VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC QUỸ ĐẦU

Tư CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM . 33

2.1 Hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ . 33

2.1.1 Cơ sở pháp lý . 33

2.1.2 Tình hình hoạt động các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ . 33

2.1.2.1 Các chỉ số tiêu biểu trên TTCK Mỹ . 34

a. S&P 500 (SPY) . 34

b. NASDAQ . 37

c. DOW JONES . 38

2.1.2.2 Một số quỹ đầu tư chỉ số tiêu biểu trên thị trường Mỹ . 39

2.1.3 NYSE Arca - Trung tâm giao dịch của các quỹ đầu tư chỉ số . 45

2.1.3.1 Giới thiệu . 45

2.1.3.2 Những hoạt động trên NYSE Arca . 45

2.2 Hoạt động đầu tư chỉ số ở Việt Nam . 46

2.2.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam trong thờigian qua . 46

2.2.1.1 Cách thức đầu tư chỉ số ở Việt Nam . 46

2.2.1.2 Thực trạng chỉ số chứng khoán tại Việt Nam . 47

2.2.1.3 Các quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam . 47

a. Giới thiệu: các công ty xây dựng chỉ số riêng như SSI với SSI30; Công

ty Dragon Capital với chỉ số DCVN30 Index; Công ty vàng thế giới với chỉ

số VTG-Index . 47

b. ưu điểm và nhược điểm của quỹ đầu tư chỉ số . 53

c. Đầu tư chỉ số ở Việt Nam chỉ là một hình thức cá cược . 56

d. Các quỹ đầu tư chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trường nước ngoài (thị trường Mỹ) . 58

2.2.2 Sự khác biệt trong đầu tư chỉ số ở Việt Nam và trên thế giới . 61

Chương 3: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU Tư

CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM . 64

3.1 Định hướng, triển vọng phát triển của nền kinh tế và TTCK Việt Nam trong thời gian tới . 64

3.1.1 Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới . 64

3.1.2 Định hướng – triển vọng phát triển TTCK Việt Nam . 67

3.1.2.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 . 67

3.1.2.2 Triển vọng phát triển của TTCK Việt Nam . 69

3.2 Nhận định khả năng xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam . 72

3.3 Đề xuất mô hình quỹ đầu tư chỉ số phù hợp với TTCK Việt Nam . 77

KẾT LUẬN . 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

pdf158 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cái khó bảo đảm khả năng thanh toán. Khi đó, sẽ rất nguy hiểm. Như vậy, sẽ xảy ra trường hợp, nếu NĐT thắng thì VTG thua và phải trả tiền cho NĐT. Khả năng này là rất lớn. Trên thực tế, TTCK VN vẫn tồn tại các NĐT lớn, các cá mập chứng khoán thao túng giá cổ phiếu. Nếu NĐT vừa thao túng giá Cổ phiếu trên thị trường, vừa mua chỉ số chứng khoán VTG-VNIndex thì VTG không thể chống đỡ nổi. Cộng với việc TTCK Việt Nam thường tăng hay giảm rất mạnh, một nhà cái cỡ VTG khó có đủ tiềm lực tài chính để trụ được. Khả năng vỡ nợ của hình thức đầu tư này là rất lớn. Ví dụ, khi các khách hàng mua VTG-VNIndex với giá trị lớn mà thị trường tăng mạnh, phần bù lỗ của VTG sẽ rất lớn. Trong trường hợp VTG mang tiền đi mua cổ phiếu “đẩy” thị trường đi lên để “gỡ” lỗ thì sẽ là thao túng giá cổ phiếu... Một sản phẩm mới cho thị trường là rất tốt và cần khuyến khích. Nhưng ngay từ lúc này, UBCKNN phải lên tiếng, cho phép hay không cho phép. Nếu cho phép thực hiện thì phải khuyến khích các công ty chứng khoán tham gia, có quy định cụ thể về điều kiện, về tiêu chí để tránh xảy ra tình trạng sàn vàng trước đây. UBCKNN đã yêu cầu các công ty không được triển khai tổ chức giao dịch sản phẩm đầu tư chỉ số Vn-Index. Trên cơ sở phương tiện thông tin đại chúng đăng tải về việc các công ty: Công ty Cổ phần Kinh doanh đầu tư tài chính Vàng thế giới, Công ty Đại Long và Công ty Cổ phần Hai mươi bốn (thuộc SJC) tổ chức giao dịch sản phẩm đầu tư chỉ số chứng khoán Vn-Index, sau khi xem xét sơ bộ, UBCKNN thấy rằng việc tổ chức giao dịch các sản phẩm nói trên đã vi phạm quy định tại Điều 33 Luật Chứng khoán13 về tổ chức TTGDCK. Vì thế, UBCKNN yêu cầu các công ty không được triển khai việc tổ chức hoạt động giao dịch, quảng bá và cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm nói trên; đồng thời có 13 Xem phụ lục 3. 58 ngay thông báo rút lại các quảng cáo, công bố thông tin đã đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các công ty đã có công văn gửi UBCKNN giải trình cụ thể về sản phẩm giao dịch chỉ số Vn-Index và hoạt động tổ chức giao dịch sản phẩm này. Được biết, đầu tư chỉ số Vn-Index là hình thức kinh doanh mới tại Việt Nam, chưa nhận được sự đồng thuận của nhà quản lý. Theo giới thiệu, khách hàng đầu tư vào sản phẩm này trong một thời gian nhất định sẽ bảo đảm đạt tỷ suất lợi nhuận bằng với tỷ suất lợi nhuận của chỉ số Vn-Index trong cùng khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, đánh giá cho thấy, hình thức kinh doanh này gần giống với hình thức “chơi lô đề”, cá cược giá lên-xuống. Hình thức kinh doanh này sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường, bởi trong trường hợp một nhóm NĐT có tổ chức liên kết với nhau để đẩy giá cổ phiếu lên hoặc đẩy giá xuống, sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chỉ số Vn-Index. Vì vậy, NĐT chịu nhiều rủi ro. Hơn nữa, hiện chỉ số Vn-Index chưa thể là đại diện của nền kinh tế nên không thể lấy Vn-Index để cá cược. d. Các quỹ đầu tƣ chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng nƣớc ngoài (thị trƣờng Mỹ)  Market vectors Vietnam (của công ty Van Eck Global) Market Vectors Vietnam là một quỹ đầu tư chỉ số được thành lập ở Mỹ. Mục tiêu của quỹ là tạo một bản sao gần có thể với giá và tỷ suất sinh lợi của chỉ số MVVNM. Quỹ đầu tư ít nhất 80% tổng tài sản của mình vào chứng khoán bao gồm cả chỉ số chuẩn của quỹ. Quỹ này do Van Eck Global quản lý, đi vào hoạt động từ tháng 8/2009. Quỹ được giao dịch tại thị trường NYSE Arca. Tính đến 18/1/2011, tổng NAV của quỹ là 262,8 triệu USD, bao gồm 33 khoản đầu tư vào các cổ phiếu và hơn 1,6 triệu USD tiền mặt/tài sản khác. Đầu năm 2011 đến nay, NAV của quỹ tăng 2,7% còn thị giá tăng 7,1%. Quỹ này hiện đang nắm giữ 23 cổ phiếu tại TTCK Việt Nam, với tổng NAV chiếm 71,36% danh mục. Còn lại là các cổ phiếu tại các thị trường nước ngoài. Những cổ phiếu trong nước mà VNM nắm giữ nhiều nhất theo giá trị là BVH (10,11% NAV), DPM 59 (6,15%), CTG (5,75%), VCB (5,11%)… Thị giá ngày 18/1 của VNM là 28,05 USD, cao hơn 7,8% so với NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ là 26,02 USD. Bảng 2.1: 10 mã cổ phiếu trong chỉ số MVVNM (tính đến 18/01/2011) Mã Số lượng Cổ phiếu Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng BVH 5,750,576 26.6 10.1% DPM 8,194,730 16.2 6.2% CTG 12,662,682 15.1 5.8% VCB 12,072,147 13.4 5.1% HAG 3,173,755 13.0 4.9% KBC 6,287,630 11.9 4.5% OGC 8,763,220 10.4 4.0% PVX 8,763,218 9.3 3.6% PVD 3,326,836 9.1 3.5% PVF 6,259,440 8.6 3.3% VCG 6,920,297 8.2 3.1% ITA 8,533,051 7.1 2.7% HPG 3,195,735 6.1 2.3% PPC 9,169,880 5.8 2.2% KLS 7,267,300 5.6 2.1% Tổng 15 mã 166.3 63.3% Tổng các cổ phiếu trong nƣớc 187.5 71.4% Tổng danh mục 282.8 100% Nguồn: cafef.vn 60  Chỉ số FTSE Ngày 22/5, Công ty và Tập đoàn FTSE, nhà cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu, đã công bố chỉ số truy cập FTSE Vietnam được hai bên cùng xây dựng và là chỉ số cổ phiếu Việt Nam dành cho các NĐT định chế nước ngoài. Công ty sẽ xây dựng một công cụ theo dõi chỉ số và các sản phẩm khác liên kết với cổ phiếu được cơ cấu từ chỉ số truy cập FTSE Việt Nam để giúp các NĐT nước ngoại có thể tiếp cận đến một trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Chuỗi chỉ số truy cập FTSE Việt Nam lấy 80% cổ phiếu niêm yết trên sàn TP.HCM, dựa trên giá trị vốn hóa thị trường đầy đủ và có tính tới tỷ lệ sở hữu áp dụng cho các NĐT nước ngoài trong các công ty niêm yết của Việt Nam, tức là chỉ bao gồm số cổ phiếu các NĐT nước ngoài còn được phép mua. Chỉ số truy cập Việt Nam của FTSE được điều chỉnh theo phần được bán cho NĐT nước ngoài và được kiểm tra tính thanh khoản bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn tính toán của FTSE. Sản phẩm đạt được là một chỉ số có khả năng đầu tư và mang tính đại diện cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các NĐT quốc tế. Chỉ số này phân loại cổ phiếu theo hệ thống Chuẩn mực phân loại ngành (ICB) được công nhận toàn cầu, một hệ thống phân loại do Tập đoàn FTSE và Dow Jones Indexes xây dựng, đem đến cho các NĐT khả năng đa dạng hóa hơn nữa danh mục đầu tư vào Việt Nam theo ngành. FTSE thì xây dựng chỉ số FTSE Vietnam Index bao gồm 33 cổ phiếu niêm yết trên SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội. Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của quỹ đạt 362 triệu USD, tăng 21,16 triệu USD, tương ứng tăng 6,2% so cuối năm 2009. Bảng 2.2: 10 mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn trong chỉ số FTSE (tính đến 31/12/2010) Mã Tỷ trọng Giá trị (Triệu USD) HAG 11.91% 40.6 VIC 10.99% 37.4 61 DPM 7.60% 25.9 FPT 6.41% 21.8 HPG 6.00% 20.4 PVD 5.87% 20.0 VCB 5.85% 19.9 KBC 5.11% 17.4 BVH 3.92% 13.4 PVF 3.87% 13.2 Tổng 10 mã 67.53% 230.1 Toàn danh mục 340.8 Nguồn: cafef.vn 2.2.2 Sự khác biệt trong đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam và trên thế giới Đầu tư chỉ số được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình “Trust” hoặc một quỹ tương hỗ mở, với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một sàn giao dịch. Quỹ đầu tư chỉ số là một cách đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư tài chính bằng cách đấu tư vào nhiều chứng khoán khác nhau để loại trừ rủi ro cá biệt. Khi đó, rủi ro và mức sinh lợi của quỹ đầu tư chỉ số sẽ tương đương với mức sinh lợi và rủi ro của danh mục toàn thị trường theo tiêu chuẩn mà chỉ số chứng khoán đưa ra (Harry Markowitz giải thích tại sao đa dạng hóa làm giảm rủi ro và nâng cao mức sinh lợi bằng toán học trong “Portfolio Selection: efficient diver-sification of investment – Lý thuyết đầu tư hiện đại14 (Modern Portfolio Theory) đạt giải Nobel kinh tế năm 1990). Giá chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số có thể giao dịch tại một mức giá cao hơn (Premium) hoặc thấp hơn (Discount) so với mức giá NAV của quỹ đầu tư chỉ số đó. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và NAV của quỹ đầu tư chỉ số thông thường được san bằng thông qua hoạt động “arbitrage” (mua bán đồng thời) của các NĐT tổ 14 Xem phụ lục 1. 62 chức. Nhìn chung, giá giao dịch của đầu tư chỉ số phản ánh khá chính xác giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ đầu tư chỉ số. “Đầu tư theo chỉ số” được định nghĩa một cách chính thống như là việc NĐT mua chứng chỉ của một quỹ đầu tư, mà danh mục đầu tư của quỹ này bao gồm một phần hoặc toàn bộ chứng khoán cấu thành nên một chỉ số trên thị trường theo tỉ lệ vốn hóa thị trường phù hợp sao cho mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số thị trường tiến về 0. Một quỹ đầu tư cung cấp chứng chỉ như vậy gọi là quỹ chỉ số (index fund). Như vậy, “đầu tư theo chỉ số” phải thỏa mãn 2 điều kiện tiên quyết: - Phải thực sự có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường và hình thành danh mục thỏa điều kiện như đã đề cập. Mức lời hay lỗ của NĐT, giống như khi đầu tư vào các quỹ đầu tư khác, phụ thuộc vào tình hình lãi/lỗ (performance) của danh mục đầu tư. - Tiêu chí của “đầu tư theo chỉ số” phải rõ ràng, tức mục tiêu đầu tư là vào loại chỉ số nào. Ví dụ, quỹ đầu tư chỉ số A tại Mỹ xác định mục tiêu của mình là đầu tư vào chỉ số công nghiệp DJIA. Giả sử chỉ số này chỉ bao gồm 3 cổ phiếu là X, Y, Z có các thông tin như bảng sau đây: Bảng 2.3: Ví dụ về đầu tư chỉ số Nguồn: saga.vn Như vậy, quỹ đầu tư có thể đầu tư vào một danh mục 3 cổ phiếu X, Y, Z theo tỉ lệ 12,5% X, 50% Y, và 37,5% Z. Như vậy, quỹ đầu tư chỉ số A đã thỏa mãn 2 điều kiện là thực sự có đầu tư vào cổ phiếu theo danh mục vừa nêu, đồng thời xác định chỉ số mà mình muốn theo dấu (tracking) là DJIA. 63 Tuy nhiên, ví dụ nêu trên chỉ là một trường hợp cơ bản. Trên thực tế, với hàng ngàn loại cổ phiếu, các quỹ đầu tư tại nước ngoài thường sử dụng các phần mềm quản lý quỹ trong việc thiết lập danh mục. Theo đó, quỹ đầu tư chỉ cần xác định hai vấn đề: Lựa chọn chỉ số để theo dấu (tracking) và tạo lập một danh mục sao cho mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số được lựa chọn tiến về 0. 64 Chương 3: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng, triển vọng phát triển của nền kinh tế và TTCK Việt Nam trong thời gian tới 3.1.1 Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tự do hoá thương mại và đầu tư tiếp tục là những ưu tiên trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam. Theo các chuyên gia dự báo xu hướng phát triển thị trường trong nước yếu tố quan trọng nhất mang tính “đột phá” có thể tác động đến nền kinh tế và thị trường trong nước là việc Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Theo đó, các hàng rào bảo vệ phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ dần, thuế suất thuế nhập khẩu được cắt giảm dần thông qua các cam kết mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá – dịch vụ – đầu tư phải được tuân thủ để đảm bảo mở cửa thị trường một cách thực chất và công bằng. Thêm vào đó, việc công khai và minh bạch hoá mọi chính sách, cơ chế quản lý và điều kiện để tạo ra thị trường cạnh tranh, giảm giá thành – các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân sẽ là điều kiện tiên quyết bảo đảm tính hiệu quả của tăng trưởng. Hơn nữa, việc Nhà nước thực hiện chủ trương chuyển mạnh cơ chế quản lý và điều hành nền kinh tế theo hướng tạo ra sự đồng bộ các yếu tố của thị trường. Bảo đảm nguyên tắc thị trường phản ánh đúng, đủ và sát với thực tế của hàng hoá lẫn dịch vụ sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng nhằm xoá bỏ mọi hình thức bao cấp về giá để thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá – dịch vụ. Với những cơ sở nêu trên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Tăng trưởng GDP: Kinh tế Việt Nam trong năm những năm tiếp theo vẫn được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt. Về phía cầu, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tăng trưởng chi tiêu dùng và đầu tư cố định. Môi trường và chính sách cho đầu tư vẫn tiếp tục thuận lợi. NHNN sẽ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước quá nhanh, đây là một phần trong chính sách kích cầu 65 của Chính phủ. Một lý do khác, cầu trong nước tăng là do những thay đổi về tiền lương trong cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Việc chính thức trở thành thành viên WTO sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng việc giảm hàng rào thuế quan có nghĩa là hàng hoá nhập khẩu có lợi trên thị trường trong nước. Vì thuế đóng góp của xuất khẩu vào tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Về phía cung, các tổ chức quốc tế đều nhận định công nghiệp và dịch vụ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong ngành công nghiệp, dệt may sẽ là khu vực phát triển mạnh nhất, đáng lưu ý là dệt may Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh mới. Còn trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch – tài chính sẽ là những ngành có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong báo cáo mới nhất về Việt Nam, Đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế Anh dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 7,2% trong giai đoạn 2011-2015 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam. Trong lĩnh vực tiêu dùng, EIU cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bằng việc cải thiện trong thị trường lao động và kết quả là việc tăng lương thực lĩnh. Với việc nhu cầu đối với hàng hóa Việt tăng cùng với các điều kiện kinh tế toàn cầu được cải thiện, ngành sản xuất của Việt Nam cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất. Điều này sẽ đòi hỏi phải có nhiều công nhân hơn và nhu cầu lao động lớn hơn này sẽ thúc đẩy việc tăng lương. Thêm vào đó, nguồn tiền từ người Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính sẽ giúp cho tín dụng tiêu dùng sẵn có hơn và do đó sẽ mang lại một sự thúc đẩy quan trọng đối với tiêu dùng cá nhân. Với nhu cầu hàng xuất khẩu hồi sinh, việc đầu tư dưới hình thức mua tư liệu sản xuất cho ngành sản xuất sẽ gia tăng. Bất chấp những quan ngại về chất lượng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam và xu hướng đi xuống tại các dự án nước ngoài đầu tư đã lên kế hoạch trước nhưng tâm lý của các NĐT nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá lạc quan. Nhu cầu đối với hàng Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu sẽ tiếp tục mạnh và dù tăng trưởng nhập khẩu cũng 66 sẽ khá lớn nhưng xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. - Thu chi Ngân sách: thâm hụt Ngân sách có thể tăng nhẹ do tiêu dùng của Chính phủ tăng nhằm thực hiện chính sách kích cầu, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế chính thức sẽ giúp mở rộng nguồn thu thuế và giá dầu thô ở mức cao sẽ giúp tăng thu Ngân sách. Mức thâm hụt Ngân sách chủ yếu sẽ dành cho việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong việc cải thiện phúc lợi xã hội. - Tỷ giá hối đoái: trong khoảng thời gian gần đây, NHNN thực hiện việc giảm biên độ và điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tạo điều kiện đưa tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại sát hơn với tỷ giá thực tế trên thị trường. Việc tăng tỷ giá tham chiếu USD/VND sẽ làm giảm bớt những áp lực đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực xuất khẩu, theo đó làm giảm bớt áp lực đối với cán cân thương mại. Trong thời gian tới NHNN sẽ điều hành tỷ giá tương đối linh hoạt theo cả hai chiều, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Đồng thời, NHNN sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối trong đó có việc cho phép áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế để các doanh nghiệp và ngân hàng có thể tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. - Lạm phát: Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lạm phát năm qua đạt mức 11,75% trong đó yếu tố tiền tệ đóng góp 4,65% và các yếu tố khác đóng góp 7,1%. Thứ nhất, yếu tố tiền tệ đã có một “đóng góp” đáng kể trong sự gia tăng vượt chỉ tiêu (dù đã được điều chỉnh) của lạm phát năm 2010, đặc biệt là từ đầu quý 4. Tuy nhiên, trong những thông tin chính thống được phát đi từ NHNN, hay đánh giá của đầu mối chuyên trách tư vấn, đó lại không do hoặc không phải là nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành vĩ mô, chính sách tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chính thứ hai là xuất phát từ những nhân tố khách quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế. Phân tích thêm từ Hội đồng, trong năm 2010, giá cả một số hàng hóa 67 thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh; Trung Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh. Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu ngân sách và đầu tư công khá lớn những năm qua và cả năm 2010; kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010. - Một số rủi ro: triển vọng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam bị đe doạ bởi nhiều rủi ro tiềm ẩn. Thứ nhất, kinh tế Mỹ và một số bạn hàng lớn của Việt Nam được dự báo tăng trưởng chậm lại sẽ làm giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO sẽ làm giảm thu NSNN đồng thời ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam. - Xu hướng chính sách: chính sách tiền tệ Việt Nam được duy trì theo hướng giữ ổn định lãi suất danh nghĩa. NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng vì lý do lạm phát và giữ cho áp lực tăng trưởng kinh tế nằm trong tầm kiểm soát. Các khoản cho vay trực tiếp từ các NHTM Nhà nước cho các dự án nằm ngoài dự toán Ngân sách có thể sẽ tác động xấu đến tính ổn định của tình hình tài khóa. Trong khi đó, các điều khoản về cải cách Ngân hàng và chứng khoán sẽ được nới lỏng để phù hợp luật lệ của WTO và góp phần phát triển thị trường tài chính. 3.1.2 Định hƣớng – triển vọng phát triển TTCK Việt Nam 3.1.2.1 Định hƣớng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Sau 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đến nay đã có 550 công ty niêm yết, với giá trị giao dịch đạt bình quân 3.000 tỷ đồng/phiên, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đổng, đóng góp tích cực cho hệ thống năng lực các doanh nghiệp Việt 68 Nam. Hệ thống trung gian của định chế TTCK Việt Nam tăng mạnh về số lượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động trên thị trường. Sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển TTCK cho giai đoạn tới là điều cần thiết. Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của TTCK, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp TTCK thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của TTCK trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này. Mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế. Điểm đột phá của chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 2011-2020 chính là sự phát triển về chất của TTCK. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của TTCK. Để đạt được những mục tiêu, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Thứ hai, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ NĐT thiểu số... Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển NĐT tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển NĐT tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của TTCK. 69 Thứ ba, cơ sở cho NĐT là một trọng tâm của chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ đầu tư chỉ số, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế... Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của NĐT cá nhân, khai thác cơ sở NĐT nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn. Thứ tư, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa. Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn. 3.1.2.2 Triển vọng phát triển của TTCK Việt Nam TTCK Việt Nam đang được các chuyên gia đánh giá là TTCK phát triển nhanh nhất khu vực. Thời gian vừa qua đã đánh dấu tiềm năng phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam khi có rất nhiều các tổ chức nước ngoài tham gia thị trường như: Merrill Lynch, Morgan Stanley, Vietnam Holding, VCBF2, PRUBF1... Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã tạo nguồn hàng lớn cho TTCK. Sau 15 năm thực hiện chương trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, 4.760 doanh nghiệp, trong đó có 3.365 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Hầu hết các công ty sau cổ phần hóa đều hoạt động có 70 hiệu quả cao hơn. Sắp tới đây, các tổng công ty cũng sẽ được cổ phần hóa càng làm tăng nhu cầu niêm yết cổ phiếu của các công ty này trên TTCK. Trong tương lai gần, các ngân hàng thương mại, các công ty lớn cũng đang xúc tiến lập kế hoạch niêm yết với tổng số vốn lên đến hơn 10 tỉ USD. Môi trường đầu tư được cải thiện hơn rất nhiều khi Luật Chứng khoán có hiệu lực đầu năm 2007. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Ngoài ra, nhiều công ty chứng khoán mới được thành lập cũng tạo điều kiện cho các NĐT tham gia tốt hơn vào thị trường, giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư. Ở khía cạnh khác, các NĐT Việt Nam, mặc dù đã được trui rèn qua một thời gian khá dài, nhưng cũng cần phải có những bước chuẩn bị để có bản lĩnh đầu tư tốt hơn. Trong thời gian vừa qua, các NĐT Việt Nam chủ yếu đầu tư theo phong trào, chưa có chiến lược lâu dài và cụ thể. Điều này không thể tiếp tục khi khối lượng hàng hóa trên thị trường nhiều lên và khi có sự tham gia của các NĐT nước ngoài chuyên nghiệp... Xu hướng tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng nội địa và nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài khi kinh tế thế giới dần phục hồi sẽ kích thíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhận định khả năng xây dựng mô hình quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan